DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/5 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 44
  1. #11
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi senvang Xem bài viết
    Dạ, con cám ơn nguoiaolam "nhìu" ! Xin Bác vui lòng cho con hỏi "dần lân" :

    _ "Ngộ Vô sanh" là AI ngộ ạ ???

    Kính !
    Chào senvang, chào quý đạo hữu !

    Để trả lời câu hỏi trên chúng ta phải xác định lại THẾ NÀO LÀ VÔ SINH cái đã !

    Thưa các bạn ! Có lẻ chúng ta không nên hiểu lầm rằng VÔ SINH là giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu.

    Việc làm này cũng tốt, dùng để đối trị loạn động, loạn tưởng. Tâm có an định thì "Trí tuệ phàm, sự hiểu biết" mới có cơ hội phát sinh. Đúng ! Kinh nói "nhơn Giới sanh Định, nhơn Định sanh Tuệ" mà.

    Nhưng nếu hiểu VÔ SINH là "giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu" thì trạng thái VÔ SINH này vẫn chưa có gì khác với Ngoại đạo.

    Ngày xưa những Nho sĩ Trung Hoa thường kiêm thông tư tưởng Lão Trang, nên có chuyện Tử Kỳ ngồi sững tựa ghế, hình hài như củi khô, tâm như tro nguội. Nhan Hồi ngồi mà quên hết mọi việc (tọa vong), thư giãn cơ thể, không nghe, không thấy bên ngoài, như hồn đã lìa khỏi xác.

    Các giáo phái Ấn giáo, Yoga (Ngoại đạo) đều tán thán việc "1 niệm không sinh" để : trước là đắc các huyền bí, sau là hòa nhập với Đại Ngã.

    Cho nên nếu hiểu VÔ SINH là không sinh tư tưởng khái niệm gì, thì trạng thái này vẫn còn trùng khớp với Ngoại Đạo. Cái VÔ SINH này chỉ là sự yên lặng của tư tưởng, vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC !

    Vậy cụm từ VÔ SINH trong đạo Phật nghĩa là gì ?

    _ Cái VÔ SINH trong đạo Phật là Bản Thể Tâm của chúng ta đó !

    Thân thể thì do cha mẹ sinh ra, tâm hồn hay Ý thức là do các duyên nhóm hợp huân tập mà giả có (sinh ra), chỉ có Bản Thể Tâm là không do cái gì sinh ra cả.
    Sinh là thân tứ đại được sinh ra, Tử là thân tứ đại bị hoại diệt; chuyền nối sinh tử luân hồi là Ý Thức _ hay còn gọi là Thần thức _ kiên cố chấp Ngã mà nên.

    --------------

    NGỘ VÔ SINH là như thế nào ?

    Chữ NGỘ nghĩa đen là gặp, chữ NGỘ nghĩa bóng là nhận ra.
    Chúng ta "kiên cố chấp Ngã" như lá xanh trên cành, cuống lá rất dai, khó mà bức ra được.

    Người có tiền duyên, hoặc đã từng nhiều kiếp tu hành (như chiếc lá vàng _ độ bám dính trên cành rất ít _ chỉ chờ một cơn gió nhẹ liền rơi rụng), nay hội đủ duyên lành, gặp vị Giác Ngộ, nhờ một câu nói, một động tác mà "buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

    Như đã từng được ví : Đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nữa......thì sao các bạn nhỉ ? thì hụt hẫng, không chỗ bám víu, "hồn xiêu phách tán" ("hồn phách" đi đâu mất) chứ gì nữa !

    Trong cái MẤT MÌNH ấy vẫn còn có CÁI NHẬN BIẾT, thì ra "hồn phách" mất tiêu chứ CÁI BIẾT không mất. CÁI BIẾT không mất này, nó chẳng những VÔ SINH mà còn BẤT TỬ nữa. Vậy là hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ. Cái mà lâu nay chịu sinh tử là cái Thần Thức giả có, chứ đâu phải là MÌNH, MÌNH không phải là cái TÔI lâu nay vẫn thường lầm nhận.

    Dọn trống tâm hồn (không khái niệm, tư tưởng) chỉ có ích cho cái Ý THỨC CHẤP NGÃ, chứ không thêm bớt được gì cho CHÂN TÂM, BẢN THỂ.

    Nhận ra như thế gọi là NGỘ VÔ SANH !

    NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu, cho nên nếu hỏi "AI NGỘ VÔ SANH ?" thì xin thưa KHÔNG CÓ AI !. CÁI TÔI không hiện hữu thì không có chủ thể cho động từ NGỘ.

    Cái MÌNH thật sự là Phật tánh, là Bản Thể Tâm, là Bổn Lai Diện Mục (mặt thật xưa nay), cái đó không phải là CÁI Ý THỨC CHẤP NGÃ mà hiện chúng ta đang dùng.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. The Following 8 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    caydendau (07-18-2015),hoamacco (04-20-2016),hoatihon (07-18-2015),Hoàng Mai (07-19-2015),minhdinh (07-18-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015),senvang (07-17-2015),Thanh Trúc (07-18-2015)

  3. #12
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoi ao lam Xem bài viết
    Chào senvang, chào quý đạo hữu !


    Trong cái MẤT MÌNH ấy vẫn còn có CÁI NHẬN BIẾT, thì ra "hồn phách" mất tiêu chứ CÁI BIẾT không mất. CÁI BIẾT không mất này, nó chẳng những VÔ SINH mà còn BẤT TỬ nữa. Vậy là hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ. Cái mà lâu nay chịu sinh tử là cái Thần Thức giả có, chứ đâu phải là MÌNH, MÌNH không phải là cái TÔI lâu nay vẫn thường lầm nhận.

    Dọn trống tâm hồn (không khái niệm, tư tưởng) chỉ có ích cho cái Ý THỨC CHẤP NGÃ, chứ không thêm bớt được gì cho CHÂN TÂM, BẢN THỂ.

    Nhận ra như thế gọi là NGỘ VÔ SANH !

    NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu, cho nên nếu hỏi "AI NGỘ VÔ SANH ?" thì xin thưa KHÔNG CÓ AI !. CÁI TÔI không hiện hữu thì không có chủ thể cho động từ NGỘ.

    Cái MÌNH thật sự là Phật tánh, là Bản Thể Tâm, là Bổn Lai Diện Mục (mặt thật xưa nay), cái đó không phải là CÁI Ý THỨC CHẤP NGÃ mà hiện chúng ta đang dùng.


    Như vậy là quay về với Vô Ngã ... tu Phật không gì ngoài tu Tâm,tu Tâm không gì bằng nhận ra Vô Ngã (không có Ta).


    .

  4. The Following 2 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (07-31-2015),nguoi ao lam (07-18-2015)

  5. #13
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kính nguoiaolam !

    Câu "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sinh" là nói về một chuỵên đã và đang xảy ra ở Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ Vô sinh" được hay không ?

    Nếu có thể, xin bác nêu cụ thể càng tốt.

    Kính !

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    caydendau (07-18-2015),hoatihon (07-19-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015),nguoi ao lam (07-18-2015)

  7. #14
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !

    Câu "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sinh" là nói về một chuỵên đã và đang xảy ra ở Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ Vô sinh" được hay không ?

    Nếu có thể, xin bác nêu cụ thể càng tốt.

    Kính !
    Chào Thanh Trúc ! Chào quý đạo hữu !

    Cụm từ "NGỘ VÔ SINH" không chỉ dùng riêng cho Tây Phương Cực Lạc, mà là dùng chung cho đạo Phật, bất luận ai ở đâu, nếu nhất thời nhận ra "con người thật của mình" _ Bản Lai Diện Mục _ đều thấy NÓ (Mình) không có sinh tử, NÓ vượt ngoài vòng đối đải của cõi Vô Minh này _ thì đều được gọi là đã NGỘ VÔ SINH.

    Xin đơn cử :

    1. Những vị trực tiếp tu học dưới sự dẫn đắt của Đức Phật Thích Ca, được chứng quả từ Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu) trở lên.

    2. Sau khi đức Phật Nhập Đại Niết Bàn thì có Chư Tổ và những đệ tử ở khắp nơi trên thế giới (Không riêng gì 33 vị Tổ Ấn Hoa) , Ở Việt Nam, Tây Tạng, Hàn quốc, Nhật Bản, ....v....v.....

    3. Không riêng gì Chư Tăng Ni mà cũng còn có rất nhiều vị Cư Sĩ nhận được Tâm Tông.

    Như ở Việt Nam, ngoài "ngọn đuốc sáng" Tuệ Trung Thượng Sĩ ra hãy còn có : _ Cư sĩ Thông Sư _ Cư sĩ Ứng Vương _ Cư Sĩ Ngộ Xá (phái Thảo Đường) _ Thái phó Đổ Vũ _ Thái phó Đổ Thường _ Quản Giáp Nguyễn Thức, Phụng Ngự Phạm Đẳng .....v.....v.....

    Ở Trung Hoa có cả gia đình Bàng Uẫn Cư sĩ, ........

    Ngoài ra còn có rất nhiều vị cư sĩ khác có "kiến Phật ngộ Vô sanh" nhưng họ sống âm thầm "nuôi huệ mạng".



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. The Following 4 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    caydendau (07-18-2015),hoatihon (07-19-2015),Hoàng Mai (07-19-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015)

  9. #15
    Avatar của Hoàng Mai
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    254
    Thanks
    241
    Thanked 163 Times in 98 Posts


    Kính bác nguoiaolam !

    Bài bác viết quá cô đọng, lại có nhiều định nghĩa về "ngộ vô sanh" :


    1. ngộ ra "MÌNH KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ"

    2. nhận ra MÌNH VỐN VÔ SINH

    3. thời khắc Ngộ Vô Sinh này là KIẾN TÁNH.

    4.
    Thấy Phật là khoảnh khắc mà ta cảm nhận được "Ta không Ta", "Ta chính là toàn thể pháp giới".

    5.
    "buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

    6. hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ.

    7.
    NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu.

    Khiến cho con nghi rằng "phải chăng có nhiều kiểu (cách, trạng thái) ngộ vô sinh khác nhau ?, nên bác cho phép con hỏi :

    Khi ngộ vô sinh thì ai cũng thân chứng "có một kiểu" hay là mỗi người mỗi khác ? Nếu khác, xin bác nói rõ hơn về sự sai khác ấy.

    Kính !


    Rỡ rỡ mai vàng, đâu chẳng đạo sư !

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Hoàng Mai For This Useful Post:

    hoatihon (07-20-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015)

  11. #16
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Kính chào quý đạo hữu, chào Hoàng Mai !

    Nguoiaolam xin trả lời theo sự hiểu của mình, không dám nói là đúng, nhưng ít nhất cũng có vấn đề cho chúng ta suy tư để mà thấm.

    Theo sử sách ghi chép lại, chúng ta thấy mỗi trường hợp "đắc pháp" đều có sự khác biệt, từ đó ta có thể mơ hồ thấy rằng : Có rất nhiều "pha" đắc pháp khác nhau, tương ưng với trình độ căn cơ của hành giả vào thời điểm đó.

    1. Ngài Thần Quang đến gặp Tổ Đạt Ma :

    _ Thưa Thầy, tâm con không an.
    (Vì Ngài Thần Quang đã từng suy tư tìm Chân lý, đã từng tham vấn nhiều nơi, nhưng Ngài vẫn hoang mang như chiếc lá giữa dòng, không biết : nên đi đâu về đâu ? làm gì cho phải ?).

    Tổ Đạt Ma nói :

    _ Ông hãy đem "cái không an" ra đây đi !

    Ngài Thần Quang "nội soi" lại tâm mình giây lâu rồi đáp :

    _ Thưa Thầy, con không tìm được nó !

    Tổ nói :

    _ Vậy là ta đã An cho ngươi rồi đó !

    Ngài Thần Quang "sực tỉnh" : À !
    (thì ra chỉ là những mảnh vụn tư tưởng, tưởng chừng như là cục đá nghìn cân đè nặng trong lòng, khi ta muốn nắm bắt nó liền không nắm bắt được, NÓ chỉ là hư ảo, giả có, không thật sự là cái gì ghê gớm lắm đâu).

    Khi nhận ra nội tâm của mình chỉ là một hợp thể những bóng mờ bất định. Ngài Thần Quang liền ngộ ra rằng KHÔNG CÓ MỘT CÁI GÌ CHẮC THIỆT TRONG NỘI TÂM HẾT.

    Đây cũng là ngộ vô sanh, tâm tư của ta là một hợp thể giả kết, nếu nó không giả kết nữa, thì Ta là cái gì ở đâu ? Nhận ra KHÔNG THẬT CÓ TA (TA chỉ là một hợp thể của ngũ uẫn) thì cái sanh tử luân hồi là chuyện của hợp thể giả có ấy, mọi chuyện trở nên đơn giản, nhẹ nhàng rồi.

    Để nguoiaolam minh họa cho Hoàng Mai chuyện này nhé :



    Hình trên miêu tả sự liên kết chặt chẻ của Ngũ Uẫn, tạo thành một vòng vây (một hình ngũ giác khép kín) và lâu nay ta đã lầm nhận CÁI HỢP THỂ ấy là MÌNH, là TA, là TÔI.


    Ngộ vô sinh là nhận ra NỘI TÂM (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) chỉ là những mảnh ghép rời rạc giả có.
    Trong hình ảnh minh họa này, VÔ SINH là cái hình nền VÔ SINH, chứ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là những hoa đốm trôi nổi, cho nên có sinh diệt.

    Trường hợp của Ngài Thần Quang, nhân một câu nói của Tổ Đạt Ma mà nhận ra "Tâm (thức) chẳng phải là một cái gì chắc thiệt cố định" cũng là ngộ, nhưng chỉ mới là "giải ngộ". Từ được "nhổ đinh tháo chốt", Ngài Thần Quang xin theo Tổ làm đệ tử, được hầu hạ học hỏi dần, về sau còn phải học thêm nhiều mới chính thức trở thành Nhị Tổ Huệ Khả được.

    GIẢI NGỘ là cấp thấp nhất trong "các kiểu" chứng ngộ.

    Mến !


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-20-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015)

  13. #17
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    2.


    Đức Ngũ Tổ Huỳnh Mai dạy chúng đã lâu, Ngài muốn trắc nghiệm trình độ căn cơ cụ thể của chúng đệ tử (mặc dầu Ngài đã biết rõ), đồng thời cũng muốn tạo cơ hội cho đệ tử trình kiến giải. Chúng không ai trình kệ, chỉ một mình Thượng Tọa Thần Tú gắng gượng viết :

    Thân thị Bồ đề thọ,
    Tâm như minh cảnh đài.
    Thời thời cần phất thức,
    Vật sử nhạ trần ai.


    (Thân là cây Bồ Đề,
    Tâm như đài gương sáng.
    Lúc lúc cần lau chùi,
    Chớ để dính bụi dơ).


    Ngài Huệ Năng nghe tụng bài kệ trên, liền nói "Tôi cũng có kệ, phiền các ông chép dùm" :

    Bồ đề bổn vô thọ
    Minh cảnh diệc phi đài
    Bổn lai vô nhất vật,
    Hà xứ nhạ trần ai ?


    (Cội Giác nào phải cây,
    Gương sáng chẳng có đài.
    Xưa nay không một vật,
    Chỗ nào dính bụi dơ).


    (Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Tựa)

    Thưa các bạn ! Theo nguoiaolam, đây là trường hợp giải ngộ cao !

    Vì sao gọi là Giải ngộ ?

    _ Vì chưa chứng ngộ (kinh nghiệm kiễm chứng).

    Vì sao gọi là cao ?

    _ Chỉ hiểu được Nhân vô ngã (con người của mình không có tự tánh) thì hãy còn thấp đối với trình học Phật.
    Hiểu được chẳng những Nhân vô ngãCác pháp cũng vô ngã luôn (không pháp nào có tự tánh cả), hiểu được như vầy là bậc cao trong "bậc thang" Giáo lý Phật pháp.


    Nhân không mà Pháp cũng không,
    Ai người mộng sự lại vin mơ màng !



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-20-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015),Thiện Tâm (07-21-2015)

  15. #18
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Bồ đề bổn vô thọ.







    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  16. The Following 4 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (07-31-2015),nguoi ao lam (07-20-2015),Thanh Trúc (07-24-2015),Thiện Tâm (07-21-2015)

  17. #19
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Kính thưa các bạn !

    Bài trên nguoiaolam đã đơn cử 2 trường hợp Giải Ngộ, một thấp một cao, tuy là chỉ giải ngộ _ tức là dùng Ý thức, sự nghiệm xét suy tư để có khái niệm đúng đắn về thực chất CÁI TÔI & CÁC PHÁP _ nhưng theo nguoiaolam cũng nên xếp vào NGỘ VÔ SINH.

    Bây giờ chúng ta sẽ đơn cử 2 trường hợp Chứng Ngộ _ tức là thực chứng, không qua lăng kính Ý Thức nữa. Trước tiên là chứng ngộ cấp thấp (vì chỉ biết TÂM _ Bản Thể Tâm _ chứ chưa biết PHÁP) :

    3.

    Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến.

    Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp.

    Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

    Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

    Huệ Minh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng?

    Huệ Năng nói: Ðã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông.

    Minh nói: Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Nay hành giả tức là Thầy của Huệ Minh vậy.

    Huệ Năng nói: Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai, hãy khéo tự hộ trì.

    Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứ nào? Ðáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ở.

    Minh đảnh lễ giã từ. (Minh trở xuống chân núi, nói với đại chúng rằng: Chẳng thấy dấu vết nào hết, phải đi hướng khác mà tìm. Chúng đều tin. Về sau Huệ Minh đổi tên thành Ðạo Minh để tránh sự trùng tên với Thầy).


    http://www.hoakhaikienphat.com/kinhd...hapbao/tua.htm

    Các bạn chú ý :

    _ "Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá" tức là người Thầy đã _ có thể nói là vào định _ quay trở lại trạng thái mà Huệ Năng đã chứng ngộ để "NÓI THẬT LÒNG".

    _ "Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp." tức là người trò đã thành tâm tin tưởng cầu học.

    _ "Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết." Với câu này Huệ Minh càng thêm tập trung _ không nghĩ gì khác. Điều này sở dĩ làm được vì Huệ Minh cũng đã có tiền duyên (tu hành tinh tấn trong nhiều kiếp trước).

    _ "Một hồi sau Huệ Năng nói:", cái "một hồi sau" tức là người Thầy chờ cho đệ tử cũng vào định.

    _ " Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ" Huệ Năng hỏi mà không không chờ câu trả lời của Huệ Minh (hỏi như một chất xúc tác giúp cho phản ứng hóa học xảy ra).

    Và điều kỳ diệu đã xảy ra, Huệ Minh trong khoảnh khắc đã diện kiến "chủ nhân Ông" thật sự. Đây là sự chứng ngộ không qua giai đoạn giải ngộ. Chỉ một "kinh nghiệm" nhất thời ấy, Huệ Minh đã có thể làm Tổ một phương rồi !

    Chứng ngộ là SỰ THẬT BIẾT, KHÔNG CÓ Ý THỨC DỰ PHẦN.


    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 03-14-2016 lúc 11:50 AM
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  18. The Following 3 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-22-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015),Thanh Trúc (07-24-2015)

  19. #20
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Kính quý đạo hữu !

    Hôm nay nguoiaolam xin đơn cử một trường hợp Chứng ngộ cấp cao :

    4.

    Hôm sau Tổ (Ngũ Tổ Huỳnh Mai) lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Ðạo cần phải như thế. Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (*) thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

    Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
    Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!
    (**)

    Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.(***) Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ đây:

    Hữu tình lai hạ chủng,
    Nhơn địa quả hườn sanh,
    Vô tình diệc vô chủng,
    Vô tánh diệc vô sanh.
    (****)

    http://www.hoakhaikienphat.com/kinhd...hapbao/tua.htm

    (Khi gặp người có duyên thì nên vì họ mà nói Chân Diệu Nghĩa (gieo giống xuống).
    Truyền pháp cho người hữu duyên ắt sẽ có kết quả.
    Đối với kẻ vô duyên (như gỗ đá) thì đừng vì họ mà nói pháp.
    Họ có biết gì đâu, cho nên sẽ không có kết quả !).



    Phụ chú :


    (*)

    應無所住而生其心


    (**)

    何期自性,本自清淨;
    何期自性,本不生滅;
    何期自性,本自具足;
    何期自性,本無動搖;
    何期自性,能生萬法.



    Hà kì tự tính bản tự thanh tịnh,
    Hà kì tự tính bản bất sinh diệt,
    Hà kì tự tính bản tự cụ túc,
    Hà kì tự tính bản vô động dao,
    Hà kì tự tính năng sinh vạn pháp.


    (***)

    不識 本心,學法無益;若識自本心,見自 性,即名 丈夫、天人師、佛.


    (****)


    有情來下種,  
    因地果還生,
    無情既無種,  
    無性亦無生.



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  20. The Following 3 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-22-2015),Ngọc Tuấn (07-31-2015),Thanh Trúc (07-24-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •