DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/9 ĐầuĐầu ... 6789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 86
  1. #71
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Đại Hụê Bồ Tát lại thừa oai thần Phật mà bạch rằng :

    – Bạch Thế Tôn! Pháp Bất sanh Bất diệt của Thế Tôn hiển thị chẳng có gì lạ. Tại sao? Vì lập cái nghĩa NHÂN của tất cả ngọai đạo, cũng nói bất sanh bất diệt, Thế Tôn cũng nói chẳng phải số lượng duyên diệt, là Niết Bàn Bất sanh Bất diệt. Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân duyên sanh thế gian, Thế Tôn cũng nói do vọng tưởng vô minh nghiệp ái làm duyên sanh khởi thế gian. Họ nói nhân, đây nói duyên, ấy chỉ là danh từ sai biệt thôi. Nhân duyên các vật cũng như thế, Thế Tôn với ngọai đạo lập luận chẳng có sai biệt. Ngoại đạo nói vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh, chúa v.v… Có chín sự vật bất sanh, bất diệt; Thế Tôn cũng nói tất cả tánh bất sanh, bất diệt, hữu và vô bất khả đắc. Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánh bất sanh bất diệt, tứ đại thường là tứ đại, cho đến luân hồi lục đạo mà chẳng xa lìa tự tánh; Thế Tôn sở thuyết cũng như thế. Cho nên con nói chẳng có gì lạ. Nay cúi xin Thế Tôn vì đại chúng thuyết pháp đặc biệt, kỳ lạ hơn các pháp ngoại đạo. Nếu pháp chẳng sai biệt thì tất cả ngoại đạo cũng đều là Phật,vì cùng nói bất sanh, bất diệt vậy. Lại, Thế Tôn nói nơi một thế giới mà có nhiều Phật ra đời là chẳng có chỗ đúng, nếu theo lời sở thuyết trên thì trong một thế giới phải có nhiều Phật, vì pháp ngoại đạo với Phật chẳng sai biệt vậy.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Ta nói BẤT SANH BẤT DIỆT, chẳng đồng bất sanh bất diệt của ngoại đạo. Tại sao? Vì các ngoại đạo họ chấp có tánh của tự tánh để đắc tướng bất sanh bất biến, Ta chẳng như thế mà đọa sự hữu và vô. Đại Huệ! Pháp Ta nói lìa hữu và vô, lìa sanh diệt, phi tánh phi vô tánh, mỗi mỗi pháp như mộng huyễn hiện, nên phi vô tánh. Nói VÔ TÁNH là sắc tướng chẳng có tự tánh nhiếp thọ, hiện như chẳng hiện, nhiếp như chẳng nhiếp. Do đó nên nói tất cả tánh vô tánh, cũng phi vô tánh. Hễ giác được tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh, yên ổn an lạc, dứt hẳn việc thế gian.

    – Phàm phu ngu si, dùng vọng tưởng làm việc, chẳng phải Thánh Hiền, biết vọng tưởng chẳng thật như thành Càn Thát Bà và người huyễn hóa. Đại Huệ! Như trong thành Càn Thát Bà, có người huyễn hoá, người buôn bán, đủ thứ chúng sanh ra vào, phàm phu vọng tưởng cho có người chơn thật ra vào, nhưng thật thì chẳng có kẻ ra người vào. Như thế, Đại Huệ! Phàm phu ngu si, khởi tưởng mê hoặc bất sanh bất diệt, thật cũng chẳng có hữu vi vô vi, hoặc sanh hoặc diệt của người huyễn, kỳ thật người huyễn vốn chẳng có. Tất cả pháp cũng như thế, lìa nơi sanh diệt, tánh và vô tánh đều Vô Sở Hữu. Phàm phu ngu si, đọa kiến chấp bất như thật, khởi vọng tưởng sanh diệt, BẤT NHƯ THẬT của các bậc Thánh Hiền thì chẳng như vậy. Nhưng tánh và phi tánh với vọng tưởng cũng chẳng có khác, nếu khác với vọng tưởng, chấp trước tất cả tánh của tự tánh thì chẳng thấy tịch tịnh. Nếu chẳng thấy tịch tịnh thì rốt cuộc chẳng thể lìa vọng tưởng. Cho nên Đại Huệ! Chẳng có thấy tướng mà thấy vô tướng mới đúng. “Thấy Tướng ” là cái nhân thọ sanh nên chẳng đúng, vô tướng thì vọng tưởng chẳng sanh, chẳng khởi chẳng diệt, Ta nói là Niết Bàn. Đại Huệ! Nói Niết Bàn là thấy nghĩa chơn thật, lìa pháp tâm, tâm số của vọng tưởng, cho đến đắc Như Lai Tự Giác Thánh Trí, Ta nói là Niết Bàn.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. #72
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Diệt trừ Nhân Sanh Luận,

    Kiến lập nghĩa bất sanh.

    Pháp ta thuyết như thế,

    Phàm phu chẳng thể biết.

    Tất cả pháp Bất sanh,

    Vô Tánh Vô Sở Hữu.

    Như thành Càn Thát Bà,

    Và mộng huyễn vô nhân.

    Bất sanh chẳng tự tánh,

    Pháp KHÔNG có nhân gì?

    Vì lìa nơi hòa hợp,

    Tánh giác tri chẳng hiện.

    Nên pháp Không bất sanh.

    Ta nói chẳng tự tánh.

    Vì mỗi mỗi hòa hợp,

    Dù hiện chẳng thật có.

    Phân tích chẳng hòa hợp,

    Kiến chấp của ngoại đạo.

    Như mộng huyển hoa đốm,

    Và thành Càn Thát Bà.

    Mỗi mỗi việc thế gian,

    Vô nhân mà tướng hiện.

    Hàng phục Hữu Nhân Luận,

    Hiển bày nghĩa Vô Sanh.

    Pháp Vô Sanh hiển bày,

    Thì dòng pháp chẳng dứt.

    Vô sanh tức vô nhân,

    Các Ngoại đạo kinh sợ
    .



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  3. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (04-02-2022)

  4. #73
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi rằng :

    Thế nào là Sở nhân?

    Do nhân nào có sanh?

    Ở nơi nào hòa hợp,

    Mà lập Vô Nhân Luận?

    Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

    Quán sát pháp Hữu vi,

    Chẳng nhân chẳng vô nhân.

    Ngoại đạo sanh diệt luận,

    Kiến chấp từ đây diệt.


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại thuyết kệ hỏi rằng :

    Thế nào là Vô Sanh?

    Ấy là vô tánh ư?

    Hoặc vì quán các duyên,

    Có pháp gọi VÔ SANH?

    Tên chẳng lẽ không nghĩa?

    Cúi xin phân biệt thuyết.


    Thế Tôn lại dùng kệ đáp rằng :

    Phi Vô Tánh Vô Sanh,

    Cũng phi quán các duyên,

    Phi hữu tánh đặt tên,

    Có tên phi vô nghĩa.

    Phi cảnh giới ngoại đạo,

    Thanh Văn và Duyên Giác.

    Cho đến hàng Thất Trụ,

    Đây gọi tướng Vô Sanh.

    Xa lìa các nhân duyên,

    Cũng lìa tất cả việc.

    Vì duy tâm kiến lập,

    Tưởng, sở tưởng đều lìa.

    Sắc thân tùy nghiệp chuyển,

    Ta nói là Vô Sanh.

    Vô tánh vô ngoài tánh,

    Cũng chẳng tâm nhiếp thọ.

    Dứt tất cả kiến chấp,

    Ta nói là Vô Sanh.

    Phân biệt nhiều nghĩa KHÔNG,

    Phi Không nên nói KHÔNG.

    Vô sanh nên nói KHÔNG,

    Vô tự tánh như thế.

    Do nhân duyên hòa hợp,

    Thì có sanh có diệt.

    Lìa các số nhân duyên,

    Vốn chẳng có sanh diệt.

    Lìa bỏ số nhân duyên,

    Thì chẳng có tánh khác.

    Nếu nói nhất và dị,

    Là vọng tưởng ngoại đạo.

    Tánh Hữu, vô bất sanh,

    Phi hữu cũng phi vô.

    Ngoại trừ số chuyển biến,

    Thảy đều bất khả đắc.

    Chỉ có số thế tục,

    Duyên nhau thành xiềng xích.

    Lìa nhân duyên xiềng xích,

    Phàm phu chẳng thể hiểu.

    Nếu lìa duyên xiềng xích,

    Nghĩa SANH bất khả đắc.

    Tánh Vô Sanh chẳng khởi,

    Lìa các lỗi ngoại đạo.

    Chỉ nói duyên xiềng xích,

    Phàm phu chẳng thể hiểu.

    Nếu lìa duyên xiềng xích,

    Mà có tánh sanh khác.

    Ấy là Vô Nhân Luận,

    Phá hoại nghĩa xiềng xích.

    Như đèn hiển sắc tướng,

    Xiềng xích hiện cũng thế.

    Nếu lìa nghĩa xiềng xích,

    Lại còn có các tánh.

    Tánh ấy đều Vô Tánh,

    Như tánh của hư không.

    Lìa xiềng xích cũng thế,

    Bậc trí chẳng phân biệt.

    Vô sanh chẳng pháp khác,

    Là pháp của Thánh Hiền.

    Người đắc pháp Vô Sanh,

    Là chứng Vô Sanh Nhẫn.

    Giả sử trong thế gian,

    Người quán sát xiềng xích.

    Lìa tất cả xiềng xích,

    Do đó đắc Chánh định.

    Nghiệp ái tham, sân, si,

    Là xiềng xích nội tâm.

    Đất sình, cây dùi lửa,

    Là chủng tử bên ngoài.

    Trong ngoài duyên nhau sanh.

    Giả sử có tánh khác,

    Chẳng phải nghĩa xiềng xích,

    Pháp ấy chẳng thành tựu.

    Nếu SANH chẳng tự tánh,

    Ai làm nghĩa xiềng xích.

    Vì lần lượt sanh nhau,

    Nên gọi nghĩa Nhân Duyên.

    Phàm phu vọng tưởng sanh,

    Pháp địa, thủy, hỏa, phong.

    Lìa số chẳng pháp khác,

    Là cái thuyết Vô Tánh.

    Như thầy thuốc chữa bệnh,

    Vì bệnh có sai biệt,

    Nên lập đủ thứ luận,

    Để trị mỗi mỗi bệnh.

    Ta vì các chúng sanh,

    Đoạn dứt phiền não họ.

    Tùy trình độ cao thấp,

    Thuyết Độ Môn cho họ.

    Gốc phiền não chẳng khác,

    Mà có đủ thứ pháp.

    Đây thuyết pháp Nhất thừa,

    Cũng gọi là Đại thừa.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #74
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Đại huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo đều khởi vọng tưởng vô thường, Thế Tôn cũng thuyết tất cả hành, vô thường, là pháp sanh diệt. Thế Tôn! Nghĩa này thế nào? Là tà hay chánh? Có mấy thứ vô thường?

    Phật bảo Đại huệ :

    – Tất cả ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải pháp Ta thuyết vậy. Thế nào là bảy? Họ hoặc nói “tạo rồi lui bỏ” gọi là vô thường; hoặc nói bình xứ hoại gọi là vô thường; hoặc nói ngay sắc thể đó là vô thường; hoặc nói giữa quá trình biến chuyển gọi là vô thường, các vật tự thể tan hoại chẳng gián đoạn, như sự chuyển biến của sữa thành tô lạc, ngay giữa chuyển biến chẳng thể thấy, tất cả tánh chuyển biến vô thường hủy hoại cũng như thế. Hoặc nói tánh, vô thường, hoặc nói tánh, vô tánh, vô thường, hoặc nói tất cả pháp bất sanh, vô thường, v.v… Họ đem những kiến chấp vô thường này vào tất cả pháp.

    1.- Đại Huệ! Ngoại đạo nói TẠO RỔI LIỀN BỎ Là VÔ THƯỜNG. Ta nói lìa kẻ bắt đầu tạo ra vô thường thì chẳng phải tứ đại. Vì tứ đại bất sanh là nghĩa THƯỜNG, nếu còn có pháp khác với tứ đại, mỗi mỗi tự tướng khác nhau thì chẳng có sai biệt để đắc, vì sai biệt ấy đều chẳng thể tạo nữa. Hai thứ phân biệt chẳng thể tạo (chẳng có kẻ bắt đầu tạo vô thường, cũng chẳng có kẻ bắt đầu tạo thường ), nên biết vô thường tức là thường.

    2.- Ngoại đạo nói HÌNH XỨ HOẠI Là VÔ THƯỜNG. Ta nói tứ đại và tứ đại tạo sắc chẳng hoại, cứu cánh chẳng hoại. Đại Huệ! Nói “Cứu cánh” là phân tích cho đến vi trần, quán sát sự hoại của tứ đại và tứ đại tạo sắc, thấy hình xứ dài ngắn và khác biệt đều bất khả đắc thì chẳng phải tứ đại, nên nói tứ đại chẳng hoại. Hiện “hình xứ hoại” là đọa nơi Số Luận.

    3.- Ngoại đạo nói NGAY SẮC THỂ TỨC Là VÔ THƯỜNG, ấy cũng là hình xứ vô thường, chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải ngôn thuyết thế tục, vì ngôn thuyết thế tục phi tánh. Thấy tất cả tánh chỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh, là đoạ nơi Thế Luận.

    4.- Ngoại đạo nói CHUYỂN BIẾN VÔ THƯỜNG. Ta nói sắc thể hiện khác với tánh, chẳng phải tứ đại có khác. Như vàng làm ra nhiều đồ trang sức, hiện chuyển biến khác nhau nhưng chẳng phải tánh vàng có khác, chỉ là những đồ trang sức khác nhau thôi. Vậy các tánh kia chuyển biến cũng như thế.

    5.- Đại Huệ! Nói TÁNH VÔ THƯỜNG là tự tâm vọng tưởng, chấp tánh phi thường là vô thường. Tại sao? Nói vô thường của tự tánh bất hoại. Đại Huệ! Đây là tất cả tánh vô tánh, là sự vô thường. Ngoài sự vô thường, chẳng có gì có thể khiến tất cả pháp tánh vô tánh; như gậy, ngói, đá, dù có tướng khác biệt, phá hoại rồi thì thấy mỗi mỗi chẳng khác, ấy là sự tánh vô thường, chẳng phải năng tác sở tác có sai biệt, đây là sự vô thường. Vì năng tác sở tác chẳng khác thì tất cả tánh vô nhân. Tánh vô nhân là thường. Đại Huệ! Tất cả tánh vô tánh hữu nhân, chẳng phải phàm phu có thể biết. Phi nhân thì sự bất tương tự sanh khởi ( cũng như cây lý có thể sanh ra cây đào, cây đào có thể sanh ra cây xoài, v.v… ), nếu sanh khởi thì nói tất cả tánh thảy đều vô thường là có lỗi.

    – Việc bất tương tự này, năng tác sở tác chẳng có sai biệt mà lại thấy có khác. Nếu nói tánh vô thường thì đọa tánh tướng có nhân, tác, có tác thì tất cả tánh chẳng cứu cánh. Nếu tất cả tánh đọa tướng có năng tác, thì năng tác vô thường, sở tác cũng vô thường; năng vô thường, sở vô thường thì tất cả tánh chẳng vô thường, vì vô thường thường sanh vô thường, tức là thường vậy.

    – Nếu chấp vô thường vào tất cả tánh thì hoại nghĩa tam thế. Như sắc quá khứ vô thường ắt chẳng lìa hoại; nếu đã hoại thì vị lai bất sanh, nếu sắc bất sanh thì tướng sắc hiện tại cũng đồng như hoại. Nói SẮC là do tứ đại tích tụ, có tánh sai biệt, tứ đại và tứ đại tạo sắc tự tánh chẳng hoại, lìa khác và chẳng khác. Tất cả ngoại đạo đối với nghĩa chẳng hoại, tứ đại và tứ đại tạo sắc nơi tất cả tam giới chẳng thể biết tánh vốn chẳng hoại, nên có sanh diệt. Nếu lìa tứ đại tạo sắc, thì tất cả ngoại đạo dựa vào đâu mà suy nghĩ tánh vô thường ư? Tướng tự tánh bất hoại thì tướng tự tánh bất sanh.

    6.- Đại Huệ! Nói TÁNH VÔ TÁNH VÔ THƯỜNG, là lìa tứ đại và tứ đại sở tạo, khi tự tướng hoại, tứ đại tự tánh bất khả đắc, tức là bất sanh.

    7.- Nói BẤT SANH VÔ THƯỜNG, là phi thường vô thường. Tất cả pháp hữu và vô bất sanh, phân tích cho đến vi trần thì chẳng thể thấy, ấy là nghĩa bất sanh, phi sanh, gọi là tướng Vô thường Bất sanh. Nếu chẳng giác được nghĩa này thì đọa ngoại đạo sanh nghĩa vô thường.

    – Mỗi mỗi ngoại đạo vọng tưởng có kiến chấp vô thường như thế, như lúc tứ đại bị cháy mà tự tướng chẳng cháy. Nếu tướng của mỗi mỗi tự tướng thiêu hoại thì mỗi mỗi tạo sắc phải đoạn dứt, mà thật thì chẳng như thế.

    – Đại Huệ! Pháp ta nói phi thường phi vô thường. Tại sao? Vì ngoài tánh chẳng thể quyết định, nên chỉ nói tam giới duy tâm, chẳng nói mỗi mỗi tướng có sanh có diệt. Tứ đại hòa hợp có sai biệt là do tứ đại và tứ đại tạo sắc sanh ra vọng tưởng phân biệt. Có hai thứ năng nhiếp sở nhiếp, nếu biết hai thứ đều là vọng tưởng, lìa hai thứ kiến chấp ngoài tánh phi tánh, giác được vọng tưởng của tự tâm hiện lượng do tự tướng tác hành sanh khởi phân biệt mới có, sở tác nghiệp tướng gọi là vọng tưởng sanh, chẳng phải không có tư tưởng tác hành mà gọi là vọng tưởng vậy. Lìa vọng tưởng của tâm, tánh, vô tánh, tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, cho đến siêu việt xuất thế gian, đều phi thường phi vô thường. Nếu chẳng biết tự tâm hiện lượng, thì đọa ác kiến nhị biên tương tục. Tất cả ngoại đạo do tự vọng tưởng, chẳng biết ba thứ pháp tướng thế gian, pháp tướng xuất thế gian và thắng ( siêu việt ) pháp tướng xuất thế gian, dựa theo ngôn ngữ vọng tưởng thuyết mỗi mỗi pháp. Ta nói cảnh giới phi thường phi vô thường, chẳng phải phàm phu có thể hiểu biết, vì họ chẳng giác được tự tâm hiện lượng vậy.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Lìa sự bắt đầu tạo,
    Và hình xứ khác biệt.
    Nói tánh Sắc vô thường,
    Là vọng tưởng ngoại đạo.
    Các tánh chẳng thể hoại,
    Tự trụ tánh tứ đại.
    Ngoại đạo tưởng vô thường,
    Là chìm nơi kiến chấp.
    Pháp hoặc sanh hoặc diệt,
    Tánh tứ đại tự thường.
    Tại sao bọn ngoại đạo
    Lại sanh tưởng vô thường?
    Năng nhiếp và sở nhiếp,
    Tất cả duy tâm tạo.
    Theo hai tâm lưu chuyển,
    Vô ngã và ngã sở.
    Nói gốc cây Phạm Thiên ( ngã ),
    Nhánh lá khắp thế gian ( ngã sở ).
    Theo pháp Ta sở thuyết,
    Chỉ do tâm họ tạo.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (04-05-2022)

  7. #75
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng thứ lớp tương tục Diệt Tận Định của tất cả Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Nếu khéo biết tướng thứ lớp tương tục Diệt Tận Định, thì khiến con và các Bồ Tát chẳng vọng xả sự vui của pháp môn Diệt Tận Định, cuối cùng chẳng đọa sự ngu si của tất cả ngoại đạo Thanh Văn và Duyên Giác.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn Vô Ngã, nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn, Duyên Giác chẳng khác; vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất Địa Bồ Tát nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô. Dù có tánh Niết Bàn mà chẳng trụ, chẳng như Nhị Thừa có nhiếp thọ sự vui của chánh định, cho chánh định là thiện, duyên theo hữu vi nhập Diệt Tận Định, đọa cảnh giới năng nhiếp sở nhiếp và có hành có giác.
    Cho nên Thất Địa Bồ Tát niệm niệm nhập Diệt Tận Định mà chẳng nghĩ Diệt Tận Định là thiện, đắc tất cả pháp tướng chẳng sai biệt, chẳng phân biệt pháp hữu, pháp vô, pháp thiện, pháp bất thiện.

    – Đại Huệ! Bát Địa Bồ Tát xả lìa Tạng thức chẳng những đối với tất cả pháp mỗi mỗi tướng diệt, cho đến tâm, ý, ý thức hư vọng phân biệt của Thanh Văn, Duyên Giác cũng diệt. Từ Sơ Địa cho đến Thất Địa Bồ Tát sở tu quán hạnh, thấy tất cả các pháp nơi tam giới chỉ do tâm, ý, ý thức sở hiện tâm lượng, lìa ngã và ngã sở v.v… cũng chuyển diệt luôn, chẳng thấy ngoài pháp có mỗi mỗi các tướng. Ngoại đạo ở nơi tự tâm khởi vọng tưởng phân biệt, hư vọng tu tập, thấy ở ngoài pháp có tướng để đắc, thì đọa mỗi mỗi tướng ngoài tánh. Ấy là hai thức chấp trước của phàm phu ngoại đạo, dùng tự tâm nhiếp tự tâm, thấy có pháp năng nhiếp sở nhiếp bèn nói tất cả đoạn diệt, chẳng biết do tập khí hư ngụy từ vô thỉ sở huân mà đoạn diệt chủng tánh Phật.

    – Đại Huệ! Bát Địa Bồ Tát sở đắc Tam muội với Thanh Văn, Duyên Giác dù hơi giống nhau, nhưng Bồ Tát có chánh giác gia trì, nên dù có sự vui của Tam muội mà chẳng nhập Niết Bàn. Nếu chẳng có chánh giác gia trì thì như Nhị Thừa tự yên ổn, chẳng thể trọn vẹn bằng Đại Như Lai, mà tự chứng Niết Bàn, xả bỏ tất cả chúng sanh, chẳng vì chúng sanh thuyết pháp hữu vi để dần dần dẫn dắt chúng sanh vào tri kiến Như Lai thì Phật chủng ấy phải đoạn dứt. Chư Phật Thế Tôn vì muốn khiến Nhị Thừa nối tiếp Phật Chủng, nên hiển thị vô lượng công đức bất khả tư nghì của Như Lai, nhưng hàng Thanh Văn, Duyên Giác ham trụ sự vui của Tam muội chẳng chịu hồi tâm tiến lên Đại thừa, lại tự cho là đã chứng Niết Bàn.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. #76
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    – Đại Huệ! Ta sở dĩ nhấn mạnh bộ phận “Thất Địa” là muốn hành giả khéo tu phương tiện, xa lìa các tướng tâm, ý, ý thức và kiến chấp ngã, ngã sở, nhiếp thọ nhơn vô ngã, pháp Vô Ngã và Biện tài Tứ vô ngại, đắc sức quyết định nơi Tam Muội Môn, từ những đạo phẩm tương tục từ trước đến đây lần lượt tiến lên Bát Địa cho đến Thập Địa. Vì e sợ các Bồ Tát chẳng khéo liễu tri tự tướng cộng tướng và sự thứ lớp tương tục của chư Địa mà đọa nơi ác kiến của ngoại đạo, nên kiến lập thứ lớp của chư Địa. Đại Huệ! Ngoại trừ tự tâm hiện lượng, thật chẳng có pháp sanh pháp diệt, chư Địa thứ lớp tương tục và đoạn đứt mỗi mỗi hạnh mê hoặc rơi vào tam giới, chỉ vì phàm phu chẳng giác ngộ, nên Ta và chư Phật thuyết chư Địa thứ lớp tương tục và thuyết pháp đoạn dứt mỗi mỗi hạnh mê hoặc nơi tam giới.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Bồ Tát Đệ Bát Địa vì muốn diệt ham trụ sự vui nơi Tam muội của Thanh Văn, Duyên Giác, biết họ chẳng khéo giác tự tâm hiện lượng của tự tướng cộng tướng, bị rươu tập khí say mê sở chướng, đọa kiến chấp nhiếp thọ nhơn pháp Vô Ngã, vọng tưởng cho là Niết Bàn, chẳng phải trí huệ tịch diệt của tự giác. Đại Huệ! Bồ Tát thấy sự vui của Tam Muội Môn tịch diệt, do bổn nguyện đại bi thành tựu thương xót chúng sanh, phân biệt liễu tri Thập Vô Tận Cú, chẳng trụ vọng tưởng Niết Bàn. Vì bậc họ biết vốn đã Niết Bàn, nên vọng tưởng chẳng sanh, lìa năng nhiếp sở nhiếp của vọng tưởng, giác liễu tự tâm hiện lượng nơi tất cả các pháp, vì vọng tưởng chẳng sanh nên chẳng đọa nơi tâm, ý, ý thức và tướng vọng tưởng chấp trước ngoài tánh của tự tánh. Đối với Phật pháp chẳng có cái nhân bất sanh, là tùy theo trí huệ mà sanh, nên chứng đắc Như Lai Tự Giác Địa.

    – Như người trong mộng dùng phương tiện qua sông, nhưng chưa qua đã thức, thức rồi suy nghĩ là chánh hay tà, hoặc phi chánh phi tà. Người ấy do tưởng nhớ mỗi mỗi tập khí của kiến văn giác tri từ vô thỉ, nên ở mỗi mỗi hình xứ đọa tướng hữu và vô, thành có giấc mơ hiển hiện nơi tâm, ý, ý thức nên suy nghĩ như thế.

    – Đại Huệ! Như thế, Đại Bồ Tát nơi Đệ Bát Địa thấy chỗ vọng tưởng sanh, từ Sơ Địa tiến đến Thất Địa, thấy tất cả pháp như huyễn, dùng phương tiện độ thoát cái tâm vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp xong, dùng phương tiện của Phật pháp khiến người chưa chứng đắc được chứng đắc. Đại Huệ! Đây là phương tiện chẳng đoạn đứt nơi Niết Bàn của Bồ Tát, lìa tâm, ý, ý thức, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Đại Huệ! Nơi Đệ Nhất Nghĩa chẳng có thứ lớp tương tục, nói “Vọng tưởng Vô Sở Hữu” là pháp tịch diệt.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  9. #77
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Tam thế Chư Phật thuyết,
    Tâm lượng Vô Sở Hữu.
    Bậc Trụ Địa Bồ Tát,
    Được đến địa vị Phật.
    Tâm lượng nơi Tạng Thức,
    Thất Địa chưa diệt sạch.
    Bát Địa mới diệt hết.
    Hai Địa Thất và Bát,
    Đều gọi là Trụ Địa.
    Phật địa gọi Tối Thắng,
    Trí tự giác trong sạch.
    Chỗ tự tại Tối Thắng,
    Chiếu soi như lửa hồng,
    Quang minh khắp nơi nơi,
    Sáng lòa chẳng chói mắt.
    Giáo hóa lúc hiện tại,
    Hoặc giáo hóa lúc trước,
    Đến đây diễn Nhất Thừa,
    Đều vào Địa Như Lai.
    Nhất thừa lập chư Địa,
    Thật thì chẳng thứ lớp.
    Thập Địa như Sơ Địa,
    Sơ Địa như Bát Địa,
    Cửu Địa như Thất Địa,
    Thất Địa như Bát Địa,
    Nhị Địa như Tam Địa,
    Tứ Địa như Ngũ Địa,
    Tam Địa như Lục Địa,
    Thông nhau chẳng thứ lớp.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  10. #78
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác là thường hay vô thường?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phi thường phi phi thường, vì cả hai đều có lỗi. Nếu nói THƯỜNG thì có cái lỗi năng tác, tất cả ngoại đạo đều nói “thường có kẻ tác”, THƯỜNG do tác mà thành thì chẳng phải chơn thường. Như Lai đối với chơn thường còn chẳng thấy có tướng Thường để đắc, huống là do tạo tác mà thành Thường ư? Nên nói có lỗi.

    – Nếu nói Như Lai VÔ THƯỜNG thì có cái lỗi sở tác VÔ THƯỜNG. Ngoại đạo cho ngũ ấm là sở tác, nhưng tướng năng thấy và sở thấy của ngũ ấm đều chẳng tự tánh, rốt cuộc phải đoạn diệt, mà Như Lai thì chẳng đoạn diệt. Đại Huệ! Tất cả sở tác đều vô thường, như cái bình, y áo v.v… tất cả đều có cái lỗi vô thường. Thế thì tất cả công đức phương tiện dùng để độ chúng sanh của Nhất Thiết Trí sở tác đều thành vô nghĩa, vì có sở tác. Nếu có nghĩa thì tất cả sở tác của thế gian đều đồng như sở tác của Như Lai, vì chẳng có tánh sai biệt vậy. Cho nên Như Lai nói phi thường phi vô thường.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai chẳng phải như HƯ KHÔNG THƯỜNG. Nếu như hư không thường thì thành Ngoan không Vô Tri, mà Tự Giác Thánh Trí thì đầy đủ linh giác. Vậy nói “Như Hư Không Thường” thì có cái lỗi vô nghĩa. Đại Huệ! Ví như hư không phi thường phi vô thường, lìa thường, vô thường, nhất, dị đồng, chẳng đồng, nên bất khả thuyết, cho nên Như Lai phi THƯỜNG.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Nếu Như Lai là VÔ SANH THƯỜNG thì như sừng của thỏ, ngựa cũng là Vô Sanh Thường, vậy thì pháp phương tiện thành vô nghĩa, vì có cái lỗi ” Vô Sanh Thường “, nên Như Lai phi THƯỜNG.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Còn có việc khác biết Như Lai là THƯỜNG. Tại sao? Vì trí sở đắc Thường nên Như Lai THƯỜNG.

    – Đại Huệ! Như Lai hoặc ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp cố định thường trụ. Thanh Văn, Duyên Giác, chư Phật Như Lai thường trụ chẳng gián đoạn, cũng chẳng phải vô tri như hư không thường trụ, cũng chẳng phải phàm phu có thể hiểu biết. Đại Huệ! Trí sở đắc của Như Lai là do Bát Nhã sở huân, chẳng như chỗ tâm ý, ý thức của ngoại đạo kia do ấm, giới, nhập sở huân. Đại Huệ! Tất cả tam giới đều do vọng tưởng chẳng thật sở sanh, Như Lai thì chẳng từ vọng tưởng chẳng thật sanh. Đại Huệ! Vì hai pháp đối đãi nên có thường và vô thường, chẳng phải pháp bất nhị, Pháp bất nhị là tịch tịnh, vì tất cả pháp chẳng có hai tướng sanh. Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phi thường phi vô thường. Đại Huệ! Nếu sanh ngôn thuyết phân biệt thì có cái lỗi thường và vô thường. Nếu cái giác phân biệt diệt thì xa lìa kiến chấp Thường, Vô Thường của phàm phu. Kiến chấp phàm phu hư vọng phân biệt mỗi mỗi pháp thường, pháp vô thường, phi thường phi vô thường, huân tập theo pháp sanh diệt, dẫu có trí huệ cũng chẳng thể tịch tịnh.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  11. #79
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Nói đủ thứ vô nghĩa,
    Sanh lỗi thường, vô thường.
    Từ đó kiến lập Tông,
    Có nhiều nghĩa hỗn tạp.
    Nếu chẳng sanh phân biệt,
    Lìa hẳn thường, vô thường.
    Đẳng quán lượng tự tâm,
    Ngôn thuyết bất khả đắc.


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn vì chúng con thuyết sự sanh diệt của ấm, giới, nhập, nếu những việc ấy chẳng có tự tánh (ngã) thì ai sanh ai diệt? Phàm phu là y nơi sanh diệt, chẳng biết Niết Bàn, chẳng thể hết khổ.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Lành thay! Hãy chú ý nghe, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Tạng của Như Lai là hiển bày cái nhân thiện và bất thiện, phổ biến tạo ra các loài chúng sanh, ví như nhà ảo thuật biến hiện các loài người huyễn hóa, lìa ngã và ngã sở. Ngoại đạo chẳng biết do ba duyên Căn, Cảnh, Thức hoà hợp phương tiện sanh khởi, lại chấp trước có kẻ tạo tác, ấy là do ác kiến tập khí hư ngụy từ vô thỉ sở huân, gọi là Tạng Thức, do đó sanh vô minh trụ Địa, cùng với thức thứ bảy sanh pháp nhiễm tịnh, như biển nổi làn sóng, thường khởi chẳng dứt. Nếu lìa lỗi vô thường, và lìa nơi Thần Ngã Chấp Thường Luận của ngoại đạo thì tự tánh vô nhiễm, bổn lai trong sạch.

    – Còn các thức kia thì có sanh có diệt, nơi ý thức niệm niệm tạo cái nhân vọng tưởng chẳng thật, chấp lấy các cảnh giới đủ thứ hình xứ danh tướng, chẳng biết sắc tướng do tự tâm sở hiện, chẳng lìa khổ vui, chẳng đến giải thoát, bị danh tướng trói buộc, tham sanh rồi sanh tham. Nếu nhân duyên các căn nhiếp thọ diệt thì tương tục chẳng sanh, nếu lìa tự tâm vọng tưởng, chẳng thọ khổ vui, hoặc nhập Diệt Tận Định, hoặc nhập Cõi Tứ ‘Thiền, hoặc khéo tu Chơn Đế giải thoát, chỉ chứng lý Thiên Không, người tu cho là giải thoát, ham trụ Niết Bàn, chẳng lìa chẳng chuyển, gọi là ” Như Lai Tạng Thức Tạng ” ( là Tạng thức trong Như Lai Tạng ).

    – Ngoại đạo do thức thứ bảy chấp thức thứ tám làm Thần ngã thì lưu chuyển chẳng diệt, do đó các thức phan duyên, chẳng phải cảnh giới tu hành của Thanh Văn, Duyên Giác, vì chẳng giác được Vô Ngã, có tự tướng cộng tướng nhiếp thọ, sanh ấm giới nhập. Nếu thấy tánh Như Lai Tạng thì năm pháp tự tánh và nhơn pháp Vô Ngã đều diệt.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  12. #80
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN BỐN

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

    ........


    – Từng Địa thứ lớp tương tục tiến lên, chẳng bị kiến chấp ngoại đạo lay động, ấy gọi là trụ Bồ Tát Bất Động Địa, chứng đắc mười thứ đạo môn an vui của Tam Muội, mà tự nguyện chẳng thọ môn vui của Tam Muội, do huệ giác của Tam Muội sở trì, quán sát Phật Pháp bất khả tư nghì và thật tế hướng lên Tự Giác Thánh Trí, chẳng cùng lối tu hành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo, đắc mười thứ chủng tánh Hiền Thánh, lìa Tam Muội hạnh, vào nơi Như Lai ý sanh thân của Trí thân. Cho nên, Đại Huệ! Đại Bồ Tát muốn cầu thắng tiến, nên tẩy sạch danh tướng Như Lai Tạng và Thức tạng.

    – Đại Huệ! Nếu chẳng có danh tướng Thức tạng và Như Lai Tạng thì chẳng có sanh diệt, nhưng các bậc phàm phu Hiền Thánh đều có sanh diệt. Người tu hành Tự Giác Thánh Trí chẳng xả phương tiện mà hiện pháp lạc trụ. Đại Huệ! Cái Như Lai Tạng và thức tạng này là do tâm tưởng của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác sở thấy, dù tự tánh thanh tịnh, nhưng bị khách trần che lấp, vẫn thấy bất tịnh, chẳng phải sự thấy của Như Laị. Đại Huệ! Cảnh giới hiện tiền của Như Lai, cũng như xem trái Yêm Ma La trong bàn tay vậy.

    – Đại Huệ! Ta ở nơi nghĩa này dùng thần lực kiến lập, khiến Thắng Man Phu Nhân và chư Bồ Tát trí sáng đầy đủ v.v… diễn thuyết tuyên dương danh tướng Như Lai Tạng với thức tạng, và sự cùng sanh của bảy thứ thức kia. Vì hàng Thanh Văn chấp trước, còn thấy có nhơn, pháp Vô Ngã, nên Thắng Man Phu Nhân thừa Phật oai thần thuyết cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa và ngoại đạo. Đối với Như Lai Tạng và thức tạng, chỉ có Phật và bậc Bồ Tát y nghĩa lợi trí có cảnh giới trí huệ này. Cho nên ngươi và các Đại Bồ Tát nơi Như Lai Tạng và Thức tạng nên siêng tu học, chớ nên chỉ nghe biết được cho là đủ.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Như Lai Tạng thâm sâu,
    Mà cùng với bảy thức,
    Sanh hai thứ nhiếp thọ,
    Bậc trí nên xa lìa.
    Vô thỉ huân tập khí,
    Như tượng hiện tâm gương.
    Người quán sát như thật,
    Hữu sự như vô sự.
    Kẻ ngu quán mặt trăng,
    Quán chỉ (ngón tay) chẳng quán trăng.
    Chấp trước theo văn tự.
    Chẳng thấy nghĩa chơn thật.
    Tâm làm nghề ảo thuật,
    Ý là người giúp nghề.
    Ngũ thức bạn diễn viên,
    Vọng tưởng là khán giả.



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh thủ lăng nghiêm trực chỉ
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 263
    Bài cuối: 09-07-2020, 04:06 PM
  2. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  3. Trả lời: 12
    Bài cuối: 10-06-2017, 12:09 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •