DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/9 ĐầuĐầu ... 34567 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 86
  1. #41
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn há chẳng kiến lập thức thứ tám ư?

    Phật đáp :

    – Kiến lập.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Nếu kiến lập thì tại sao chỉ lìa ý thức (Thức thứ sáu) mà chẳng lìa thức thứ bảy?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Vì lìa sự phan duyên của thức thứ sáu thì thức thứ bảy chẳng sanh. Ý thức là phân biệt cảnh giới phần đoạn của Tiền ngũ thức, đang lúc phân biệt, liền sanh khởi chấp trước, thì những tập khí nuôi dưỡng nơi tạng thức, khởi hiện hành huân tập chủng tử, do thức thứ bảy truyền vào ý thức, tức là cùng trong thức thứ tám vậy. Chấp trước ngã và ngã sở thì nhân duyên tư duy sanh khởi, thân tướng chẳng hoại, tạng thức do ý thức phan duyên thì cảnh giới tự tâm hiện, tâm chấp trước liền sanh. Các thức lần lượt làm nhân với nhau, cũng như làn sóng biển, do ngọn gió của cảnh giới tự tâm hiện thổi, làn sóng các thức hoặc sanh hoặc diệt cũng như thế. Cho nên, ý thức diệt thì thức thứ bảy theo đó cũng diệt.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết rằng :

    Ta chẳng trụ Niết Bàn.

    Tướng năng tác, sở tác.

    Tánh Niết Bàn ta thuyết,

    Lìa vọng tưởng nhĩ diệm.

    Do thức phan duyên nhau,

    Thành đủ thứ thân hình.

    Gốc nhân chính là tâm,

    Nơi nương tựa của thức.

    Như dòng nước đã cạn,

    Thì làn sóng chẳng khởi.

    Vậy ý thức diệt rồi,

    Thì các thức chẳng sanh
    .




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoangtri (03-02-2022)

  3. #42
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    – Lại nữa, Đại Huệ! Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh. Nếu đối với tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh mà khéo phân biệt, thì ngươi và các Đại Bồ Tát được lìa vọng tưởng, đến chỗ Tự giác Thánh Trí, chẳng còn vọng tưởng thì mỗi mỗi tướng và hành duyên khởi từ vọng tưởng tự tánh và năng nhiếp sở nhiếp đều đoạn dứt, cũng là giác được kiến chấp thần thông của Ngoại đạo.

    – Đại Huệ! Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh? Là gồm ngôn thuyết vọng tưởng, sở thuyết sự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng, tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng, thành vọng tưởng, sanh vọng tưởng, bất sanh vọng tưởng, tương tục vọng tưởng, phược bất phược (trói chẳng trói) vọng tưởng, ấy gọi là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh.

    – Đại Huệ! Thế nào là NGÔN THUYẾT vọng tưởng? Là chấp đủ thứ điệu âm nhạc, cho là vui thú, gọi là Ngôn Thuyết vọng tưởng.

    – Thế nào là SỞ THUYẾT Sự vọng tưởng? Là nói có sự sở thuyết của tự tánh, do Thánh Trí hiểu biết, theo đó mà sanh ngôn thuyết vọng tưởng, gọi là Sở Thuyết Sự vọng tưởng.

    – Thế nào là TƯỚNG vọng tưởng? Là ngay nơi sự sở thuyết kia, như nai đang khát, tưởng dương diệm là nước, mỗi mỗi chẳng thật mà chấp là thật, nói tướng của tứ đại, tất cả tánh đều thuộc vọng tưởng, gọi là Tướng vọng tưởng.

    – Thế nào là LỢI vọng tưởng? Nói ham thích đủ thứ vàng bạc châu báu, gọi là Lợi vọng tưởng.

    – Thế nào là TỰ TÁNH vọng tưởng? Nói tự tánh có sự thật chấp trì như thế, chẳng khác với vọng tưởng ác kiến, gọi là Tự Tánh vọng tưởng.

    – Thế nào là NHÂN vọng tưởng? Nói hoặc nhân hoặc duyên để phân biệt hữu và vô thì tướng nhân sanh, gọi là Nhân vọng tưởng.

    – Thế nào là KIẾN vọng tưởng? Là đối với hữu, vô, nhất, dị, đồng, chẳng đồng, những vọng tưởng ác kiến của Ngoại đạo, nổi vọng tưởng chấp trước, gọi là Kiến vọng tưởng.

    – Thế nào là THÀNH vọng tưởng? Là đối với tư tưởng ngã và ngã sở, lập thành luận quyết định, gọi là Thành vọng tưởng.

    – Thế nào là SANH vọng tưởng? Nói duyên theo tánh hữu và vô, sanh khởi chấp trước, gọi là Sanh vọng tưởng.

    – Thế nào là BẤT SANH vọng tưởng? Là nói tất cả tánh vốn vô sanh vô chủng, do nhân duyên sanh cái thân vô nhân (chẳng có cái nhân bắt đầu), gọi là Bất Sanh vọng tưởng.

    – Thế nào là TƯƠNG TỤC vọng tưởng? Là nói vật này vật kia liên hệ lẫn nhau, như kim và chỉ liền nhau mới có thể may vá, gọi là Tương Tục vọng tưởng.

    – Thế nào là PHƯỢC BẤT PHƯỢC vọng tưởng? Nói trói chẳng trói là do nhân duyên chấp trước, như phương tiện của sĩ phu hoặc trói hoặc mở trói, gọi là Phược Bất Phược vọng tưởng.

    – Đại Huệ! Nơi tướng thông và phân biệt của vọng tưởng tự tánh này, tất cả phàm phu chấp trước cho là hữu và vô. Đại Huệ! Do duyên khởi mà chấp trước mỗi mỗi vọng tưởng của tự tánh chấp trước, hiện ra đủ thứ thân hình như huyễn, phàm phu vọng tưởng, thấy mỗi thứ huyễn tướng khác nhau. Đại Huệ! Mỗi thứ tướng huyễn chẳng phải khác, cũng chẳng phải không khác. Nếu nói ” khác ” thì huyễn chẳng phải nhân của mỗi thứ kia; nếu nói ” chẳng khác ” thì huyễn và mỗi thứ kia chẳng sai biệt mà lại thấy sai biệt. Do đó, nói chẳng phải khác cũng chẳng phải không khác. Cho nên, Đại Huệ! Ngươi và các Đại Bồ Tát, đối với vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tướng như huyễn, khác hay chẳng khác, hữu hay vô, chớ nên chấp trước.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  4. #43
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Trói tâm nơi cảnh giới,

    Trí giác tưởng chuyển theo.

    Thắng giải Vô Sở trụ,

    Trí huệ bình đẳng sanh.

    Vọng tưởng thì tánh hữu,

    Nơi duyên khởi thì vô.

    Vọng tưởng và nhiếp thọ,

    Phi vọng tưởng duyên khởi.

    Mỗi mỗi phân biệt sanh,

    Như huyễn lại chẳng thành.

    Dù hiện đủ thứ tướng,

    Vọng tưởng cũng chẳng thành.

    Chấp trước là lỗi lầm,

    Đều do tâm trói sanh.

    Vọng tưởng vốn vô tri,

    Nơi duyên khởi vọng tưởng.

    Tánh các vọng tưởng này,

    Tức là duyên khởi kia.

    Vọng tưởng có đủ thứ,

    Nơi duyên khởi vọng tưởng.

    Tục Đế Đệ Nhất Nghĩa,

    Ngoại đạo chấp thành ba (1).

    Cho là vô nhân sanh,

    Dứt vọng tưởng Tục Đế,

    Là cảnh giới bậc Thánh.

    Ví như sự tu hành,

    Một không ( hư không ) hiện nhiều mây.

    Hư không vốn chẳng mây,

    Lại hiện mây như thế.

    Tâm cũng như hư không,

    Vọng tưởng hiện nhiều sắc.

    Do duyên khởi mà hiện,

    Chẳng phải sắc phi sắc,

    Ví như luyện vàng ròng,

    Lọc bỏ các tạp chất,

    Vàng thiệt liền hiện ra.

    Vọng tưởng sạch cũng vậy.

    Tự tánh chẳng vọng tưởng,

    Vì duyên khởi thành có.

    Kiến lập và phủ định,

    Thảy đều do vọng tưởng.

    Vọng tưởng nếu vô tánh,

    Mà có tánh duyên khởi.

    Vô tánh sanh hữu tánh,

    Hữu tánh sanh vô tánh,

    Nương nhau nơi vọng tưởng,

    Mà thành tướng duyên khởi.

    Danh tướng thường theo nhau,

    Mà sanh các vọng tưởng,

    Độ thoát các vọng tưởng,

    Rồi thành trí trong sạch,

    Gọi là Đệ Nhất Nghĩa.

    Duyên khởi có sáu thứ,

    Vọng tưởng có mười hai.

    Tự giác và nhĩ diệm,

    Vốn chẳng có sai biệt.

    Năm pháp đều chân thật,

    Tự tánh có ba thứ.

    Tu hành thấu nghĩa này,

    Chẳng ngoài nơi như như.

    Các tướng và duyên khởi,

    Đều gọi “khởi vọng tưởng”.

    Các tướng vọng tưởng kia,

    Từ duyên khởi mà sanh.

    Giác huệ khéo quán sát,

    Vô duyên vô vọng tưởng.

    Thành tựu tánh vô sanh,

    Thế nào giác vọng tưởng.

    Do tự giác vọng tưởng,

    Kiến lập hai tự tánh :

    Là hiện cảnh vọng tưởng,

    Và cảnh giới bậc Thánh.

    Vọng tưởng như tranh vẽ,

    Duyên khởi tức vọng tưởng.

    Nếu nói khác vọng tưởng,

    Là luận của ngoại đạo.

    Do nhị kiến hòa hợp,

    Sanh năng tưởng, sở tưởng.

    Lìa hai năng, sở ấy,

    Thành trí huệ bình đẳng.


    (1) TỤC ĐẾ ĐỆ NHẤT NGHĨA, NGOẠI ĐẠO CHẤP THÀNH BA : Ngoại đạo nói Đệ Nhất là từ ban sơ sanh giác, Đệ Nhị từ giác sanh ngã tâm, Đệ Tam từ ngã tâm sanh ngũ trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, chẳng biết căn bản của duyên khởi, lại cho là Vô Nhân sanh, thành ra ở ngoài Nhị đế chơn và tục.

    Đại Huệ Bồ tát lại bạch Phật rằng:

    -Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng Tự Giác Thánh Trí và Nhất Thừa, khiến con và các Bồ tát khéo tự giác, chẳng nhờ người khác mà thông đạt Phật pháp.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

    – Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Theo sở tri của bậc thánh xưa là vọng tưởng vô tánh, từng đời truyền thọ nhau, nghĩa là đại bồ tát tự ở nơi thanh tịnh quán sát tự giác, chẳng do người khác mà được lìa kiến chấp vọng tưởng. Dần dần tiến lên, vào địa vị Như Lai, ấy gọi là TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.

    – Đại Huệ! Thế nào là TƯỚNG NHẤT THỪA? Ấy là giác được đạo Nhất Thừa, ta nói là Nhất Thừa. Thế nào là giác được đạo Nhất Thừa? Là nói nhiếp sở nhiếp của vọng tưởng, chỗ như thật thì chẳng sanh vọng tưởng, gọi là Nhất Thừa Giác. Đại Huệ! Nói NHẤT THỪA GIÁC, trừ Như Lai ra, chẳng phải hàng ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác và vua Phạm Thiên có thể giác được, nên gọi là Nhất Thừa.

    Đại Huệ Bồ tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Tại sao nói Tam Thừa mà chẳng nói Nhất Thừa?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác đối với pháp Niết Bàn chẳng thể tự chứng, nên chẳng nói Nhất Thừa. Do Như Lai muốn điều phục tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, truyền thọ pháp tịch tịnh, bậc họ nhờ phương tiện mà đắc giải thoát, chẳng phải do sức của chính mình chứng đắc, nên chẳng nói Nhất Thừa.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Đối với người chẳng dứt tập khí nghiệp chướng phiền não, nên chẳng vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác nói Nhất Thừa. Đối với người chẳng dứt được pháp Vô Ngã chẳng lìa phần đoạn sanh tử, nên thuyết Tam Thừa. Đại Huệ! Các bậc họ nếu dứt được lỗi tập khí và giác được pháp Vô Ngã, thì tất cả lỗi tập khí phiền não chẳng sanh khởi, đối với sự phi tánh chấp trước ham thích mùi vị của Tam-muội, bậc Vô lậu đã giác được, giác rồi lại ra vào thế gian, dần dần từ bậc Vô lậu đến chỗ Bồ Đề viên mãn, sẽ chứng đắc tự tại Pháp thân bất tư nghì của Như Lai.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #44
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Chư Thiên và Phạm chúng,

    Thừa Thanh Văn, Duyên Giác.

    Chư Phật Như Lai Thừa,

    Ta thuyết những thừa này.

    Cho đến tâm thức chuyển,

    Các thừa chẳng cứu cánh.

    Nếu tâm thức diệt sạch,

    Thì chẳng thừa vô thừa.

    Chẳng có “Thừa” kiến lập,

    Nên ta nói Nhất Thừa.

    Vì dẫn dắt chúng sanh,

    Phân biệt nói các thừa.

    Giải thoát có ba thứ;

    Nhân (người) và pháp Vô Ngã.

    Phiền não sở tri chướng

    Xa lìa được giải thoát.

    Như gỗ nổi mặt biển,

    Tùy làn sóng xoay chuyển.

    Bậc Thanh Văn cũng thế,

    Bị tướng gió thổi trôi.

    Tu tập diệt phiền não,

    Còn tập khí sót lại.

    Ham mùi vị Tam muội,

    An trụ cõi Vô Lậu.

    Chẳng đến chỗ cứu cánh,

    Cũng chẳng có lui sụt.

    Đắc các thân Tam muội,

    Bất giác (uổng) qua nhiều kiếp.

    Ví như người say rượu,

    Rượu tiêu rồi mới tỉnh.

    Pháp “giác” họ cũng thế,

    Cuối cùng vẫn thành Phật.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (03-05-2022)

  7. #45
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ bồ tát rằng:

    – Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của ý sanh thân, ngươi hãy lắng nghe và khéo ghi nhớ.

    Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

    – Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là : Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân, và Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này.

    – Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh, mỗi mỗi làn sóng của “thức tướng” chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.

    – Đại Huệ! Thế nào là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân? Là Bồ Tát Đệ Bát Địa quán sát các pháp như huyễn, thảy vốn chẳng có thì thân tâm chuyển biến, đắc như huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức tướng vô lượng tự tại quang minh như diệu hoa trang nghiêm, chóng được như ý. Cũng như mộng huyễn, trăng đáy nước, bóng trong gương, phi năng tạo, phi sở tạo, như tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.

    – Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là nói giác được tất cả Phật pháp, theo duyên đó tự đắc tướng hành, ấy gọi là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân. Đại Huệ! Đối với sự quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tướng này, cần nên tu học.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Phi thừa phi Đại thừa,

    Phi thuyết phi văn tự.

    Phi đế (Chơn đế) phi giải thoát,

    Phi cảnh giới hữu vô.

    Pháp Đại thừa Sở chứng

    Tự tại Tam Ma Đề

    Mỗi mỗi ý sanh thân,

    Hoa trang nghiêm tự tại.


    Lược giải :

    Bài kệ ở cuối quyển hai nói VÔ THỪA và chẳng kiến lập THỪA, nên ta nói ” NHẤT THỪA”, đã chỉ rõ ba thứ ý sanh thân kia. Hai thứ ý sanh thân trước thuộc về Đại thừa, một thứ ý sanh thân sau thuộc về phi thừa, nên bài kệ này chỉ tụng về CHỦNG LOẠI VÔ HÀNH TÁC Ý SANH THÂN, duy có Nhất Thừa này, chẳng có thừa khác, nên nói NHẤT THỪA tức là PHI THỪA vậy. Phi thừa chẳng phải Đại Thừa, nhưng phải nhờ nghĩa Đại Thừa để hiển bày nghĩa Phi Thừa, cũng là nghĩa của bài kệ này vậy.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. #46
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Như Thế Tôn nói ” Thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa Địa ngục A Tỳ”. Thế Tôn! Tại sao thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa Địa ngục A Tỳ?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ Bồ tát bạch Phật rằng :

    – Lành thay thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Thế nào là nghiệp NGŨ VÔ GIÁN? Ấy là giết cha mẹ, hại La Hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu.

    – Đại Huệ! Nói GIẾT CHA MẸ ở đây là ám chỉ hai thứ căn bản của sự thọ sanh, do tham ái làm mẹ, vô minh làm cha, đoạn dứt hai thứ căn bản ấy, gọi là giết cha mẹ.

    – Thế nào là HẠI LA HÁN? Dụ như con chuột bị độc chết, thì những tai hại do con chuột gây ra đều chẳng sanh khởi nữa, cũng như các pháp phiền não tập khí cứu cánh đoạn dứt, gọi là hại La Hán.

    – Thế nào là PHÁ HÒA HỢP TĂNG? Là nói các tướng tập khí phiền não khác nhau của ngũ ấm hòa hợp tích tụ, tất cả đều được đoạn dứt, gọi là Phá hòa hợp Tăng.

    – Thế nào là ÁC TÂM LÀM THÂN PHẬT RA MÁU? Vì chẳng biết bản thể của bảy thứ thức là do tự tâm biến hiện, chẳng ngoài tự tướng cộng tướng, nay dùng ác tâm (tâm mãnh liệt) của Tam Vô Lậu giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện) để đoạn dứt bảy thứ thức nơi tự tánh Phật, gọi là ác tâm làm thân Phật ra máu. Nếu thiện nam, tín nữ hành những việc vô gián này, gọi là ngũ Vô Gián, cũng gọi là Đẳng Vô Gián.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Có pháp ngoài Ngũ Vô gián, nay ta sẽ thuyết, ngươi và các Đại Bồ tát nghe nghĩa này rồi, nơi đời vị lai chẳng đọa ngu si.

    – Thế nào là NGOÀI NGŨ VÔ GIÁN? Nghĩa là nếu người muốn chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián kể trên, mà thực hành theo ba cửa giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện trong kinh Đại Bát Nhã) thì mỗi mỗi đều chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián, như dùng cửa KHÔNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ TƯỚNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ NGUYỆN cũng chẳng thể chứng đắc, nên nói ở ngoài Ngũ Vô Gián.

    – Ngoại trừ pháp này ra, còn có các pháp, nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Như thần lực biến hóa của Thanh Văn, thần lực biến hóa của Bồ Tát, thần lực biến hóa của Như Lai v.v…Đối với những kẻ tạo tội Vô Gián, vì sự sám hối tội lỗi và trừ nghi cho họ, cũng vì khuyến phát nhân lành cho họ, nên nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Trừ khi người giác được tự tâm hiện lượng, lìa được vọng tưởng thân tài, lìa sự nhiếp thọ ngã và ngã sở, hoặc lúc gặp thiện tri thức khiến khai ngộ bản tâm thì mới được giải thoát sự sanh tử tương tục nơi các cõi, chứ chẳng phải trước kia đã tạo tội Vô gián mà chẳng bị đọa Địa ngục Vô Gián vậy.

    Lược giải :

    “Ba cửa Giải Thoát” tại sao chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián? Vì pháp đã Không, Vô tướng, Vô nguyện thì năng sở đều bặt, dĩ nhiên không có kẻ năng chứng để chứng cái pháp sở chứng, thì làm sao có sự chứng đắc ư?

    Nói về THẦN LỰC BIẾN HÓA, cũng như năm trăm vị Tỳ Kheo trong hội Linh Sơn, đã đắc bốn thứ thiền định và năm thứ thần thông, nhưng chưa đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, nhờ sức thần thông của Túc Mạng Trí, mỗi mỗi tự thấy quá khứ giết cha hại mẹ và tạo nhiều tội nặng khác, nên trong tâm tự hoài nghi, do đó chẳng thể chứng nhập pháp thâm sâu. Cho nên, Văn Thù Bồ tát thừa oai thần Phật, bèn dùng tay cầm gươm bén bức bách Như Lai (dụ cho ác tâm làm thân Phật chảy máu, cũng là một phương tiện để độ năm trăm vị Tỳ Kheo). Khi ấy, Thế Tôn bảo Văn Thù Bồ tát rằng : Thôi, thôi! Chớ nên phản nghịch hại ta; Ta ắt sẽ bị hại, ấy là khéo bị hại. Tại sao? Vì Văn Thù Bồ tát xưa nay đã chẳng có tướng nhân ngã. Chỉ vì trong tâm họ (năm trăm vị Tỳ Kheo) thấy có nhân ngã, khi nội tâm sanh khởi ngã, thì sẽ bị hại (người tu ắt phải phá ngã chấp), nên gọi là hại. Khi ấy, năm trăm vị Tỳ Kheo tự ngộ bản tâm như mộng, như huyễn, nơi mộng huyễn chẳng có nhân ngã, cho đến chẳng có cái năng sanh, sở sanh của cha mẹ, do đó, năm trăm vị Tỳ Kheo đồng thanh tán thán rằng:

    – Văn Thù bậc Đại Trí, thấu tận đáy các pháp, khéo dùng phương tiện bức bách Như Lai, thị hiện dùng gươm bén (năng hại) và thân Phật (sở hại) đều do tâm tạo, một tướng chẳng có hai, Vô Tướng ắt Vô Sở Sanh, thì làm sao có sự giết hại kia!

    Nay nói thần lực biến hóa của Như Lai, là dùng phương tiện khiến những kẻ tạo tội Vô Gián đều được giải thoát, cũng chứng tỏ “Nhất thiết duy tâm tạo” vậy.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  9. #47
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Tham ái gọi là mẹ,

    Vô minh gọi là cha.

    “Thức” giác ngộ là Phật,

    Phiền não là La Hán

    Ngũ ấm gọi là Tăng,

    Hành vô gián đoạn ác.

    Gọi là Ngũ Vô Gián,

    Chẳng đọa ngục A Tỳ.

    Khi ấy, Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng giảng thuyết thế nào là tri giác của Phật?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Giác được nhân và pháp Vô Ngã, liễu tri hai chướng phiền não và sở tri, lìa hai thứ sanh tử phần đoạn và biến dịch, đoạn dứt hai thứ phiền não vô minh và ái nghiệp, ấy gọi là tri giác của Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đắc được pháp này cũng gọi là Phật, do nhân

    duyên này Ta thuyết Nhất Thừa.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Khéo biết hai vô ngã

    Hai chướng phiền não dứt

    Lìa hẳn hai sinh tử

    Gọi là tri giác Phật.

    Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

    – Thế Tôn! Tại sao Thế Tôn nơi đại chúng nói lời như thế : ” Ta là tất cả Phật quá khứ và có đủ thứ thọ sanh. Xưa kia Ta làm Mạn Đà Chuyển Luân Thánh Vương, voi lớn sáu ngà và chim Anh Võ, Thích Đề Hoàn Nhân, Tiên nhơn Thiện Nhãn v.v…thuyết trăm ngàn quyển Kinh Thọ Sanh” như thế?

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Do bốn thứ bình đẳng nên Như Lai Ưng Cúng Chánh Đẳng Giác, nơi đại chúng nói lời như thế : “Khi ấy Ta làm Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp”.

    Thế nào là BỐN THỨ BÌNH ĐẲNG? Ấy là Tự đẳng, Ngữ đẳng, Pháp đẳng và Thân đẳng. Vì bốn thứ bình đẳng này, nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở trong chúng nói lời như thế.

    – Thế nào là TỰ ĐẲNG? Là danh tự xưng Ta là Phật, cũng xưng tất cả chư Phật, mà tự tánh của danh tự chẳng có sai biệt, ấy gọi là Tự Đẳng.

    – Thế nào là NGỮ ĐẲNG? Ta dùng sáu mươi bốn thứ Phạm âm hiển bày tướng ngôn ngữ, các bậc Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác cũng dùng sáu mươi bốn thứ Phạm âm hiển bày tướng ngôn ngữ như thế, chẳng thêm, chẳng bớt, chẳng có sai biệt. Tánh Phạm âm vi diệu như Ca Lăng Tần Già, gọi là Ngữ Đẳng.

    – Thế nào là THÂN ĐẲNG? Nói thân Ta với pháp thân chư Phật, sắc thân và tướng tốt chẳng có sai biệt, trừ khi vì điều phục các loại chúng sanh sai biệt, mới thị hiện mỗi mỗi sắc thân sai biệt, ấy gọi là Thân Đẳng.

    – Thế nào là PHÁP ĐẲNG? Nói Ta và chư Phật đều dùng Pháp Bồ Đề Phần ba mươi bảy Phẩm, lược thuyết trí vô chướng ngại của Phật Pháp, gọi là Pháp Đẳng. Gọi chung là bốn thứ pháp bình đẳng. Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở trong đại chúng nói lời như thế.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Ca Diếp, Câu Lưu Tôn,

    Câu Na Hàm là Ta.

    Dùng bốn pháp bình đẳng

    Vì Phật tử thuyết pháp.






    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  10. #48
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng:

    – Như Thế Tôn sở thuyết :” Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa đó chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết, nói “chẳng thuyết là Phật thuyết”. Thế Tôn! Như lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác vì sao nói “Chẳng thuyết tức là Phật thuyết?”.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Ta vì hai pháp nên nói như thế. Thế nào là hai pháp? Là Duyên Tự Đắc pháp và Bổn Trụ pháp, gọi là hai pháp. Do hai pháp này nên ta nói như thế.

    – Thế nào là DUYÊN TỰ ĐẮC PHÁP? Là pháp do chư Như Lai chứng đắc, Ta cũng chứng đắc, chẳng thêm chẳng bớt. Cảnh giới cứu cánh của Duyên Tự Đắc pháp lìa hai tướng ngôn thuyết và văn tự, chỉ có thể tự đắc, tự biết, nên gọi là Duyên Tự Đắc pháp.

    – Thế nào là BỒN TRỤ PHÁP? Là đạo pháp của bậc Thánh xưa như tánh vàng bạc chẳng hoại, thường trụ nơi pháp giới, vô thỉ vô chung. Hoặc Như Lai ra đời, hoặc chẳng ra đời, đạo pháp vẫn thường trụ nơi pháp giới như thế, gọi là Bổn Trụ pháp.Ví như sĩ phu đi trong đồng vắng, thấy con đường bằng phẳng hướng về cổ thành, liền đi theo đường đó vào thành, được thọ sự vui như ý. Đại Huệ! Ý ngươi thế nào? Con đường và mỗi mỗi sự vui kia là do người ấy làm ra ư?

    Đáp rằng:

    – Không ạ, Thế Tôn.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Ta và quá khứ tất cả chư Phật thường trụ nơi pháp giới cũng như thế. Nên nói :”Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết”.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

    Ta từ đêm thành đạo,

    Đến đêm nhập Niết Bàn.

    Nơi khoảng chính giữa này,

    Chẳng thuyết một chữ nào.

    Vì Duyên Tự Đắc Pháp,

    Và Pháp Bổn Trụ kia,

    Nên Ta và chư Phật,

    Thuyết pháp chẳng sai biệt.






    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  11. #49
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ tát lại thỉnh Thế Tôn:

    – Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng HỮU và VÔ của tất cả pháp, khiến con và các Đại Bồ tát lìa tướng hữu và vô, chóng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ Bồ tát bạch Phật:

    – Lành thay Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Người thế gian nương theo hữu và vô, đọa vào hai thứ dục kiến và tánh phi tánh, nếu chẳng lìa tướng dục kiến thì chẳng thể lìa sanh tử. Đại Huệ! Tại sao người thế gian nương theo HỮU? Là nói thế gian do nhân duyên sanh, chẳng phải không có từ Hữu Sanh, cũng
    chẳng phải Vô Sanh. Đại Huệ! Họ thuyết như thế là nói thế gian vô nhân mà có. Đại Huệ! Tại sao người thế gian nương theo VÔ? Vì họ thọ nhận tánh tham, sân, si rồi, sau lại vọng tưởng chấp trước tánh tham, sân, si là phi tánh, chẳng chấp lấy hữu, lại chấp lấy vô. Đại Huệ! Nếu chẳng chấp lấy tánh hữu thì tánh tướng tịch tịnh, nên chư Như Lai và Thanh Văn, Duyên Giác chẳng chấp lấy tánh tham, sân, si cho là Hữu hay Vô.

    – Đại Huệ! Trong đó có cái nào là hoại (đoạn diệt)?

    Đại Huệ Bồ tát bạch Phật rằng:

    – Thế Tôn! Nếu họ trước kia chấp lấy tánh tham, sân, si rồi, về sau chẳng chấp lấy nữa, ấy gọi là hoại.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Lành thay! Lành thay! Đúng như ngươi hiểu. Đại Huệ! Chẳng những tánh tham, sân, si, phi tánh là hoại, đối với Thanh Văn, Duyên Giác và Phật, chẳng chấp lấy tham, sân, si cũng gọi là hoại. Tại sao? Vì trong ngoài bất khả đắc, nên tánh phiền não chẳng phải khác hay chẳng khác.

    -Đại Huệ! Sự tham, sân, si hoặc trong, hoặc ngoài đều bất khả đắc. Vì tánh của tham, sân, si chẳng có bản thể, nên chẳng thể chấp lấy, cho nên nói HOẠI, là hoại tánh tham, sân, si chứ chẳng phải hoại Phật và Thanh Văn, Duyên Giác. Vì Phật và Thanh Văn, Duyên Giác tự tánh vốn đã giải thoát, chẳng có tánh làm nhân năng trói và sở trói. Đại Huệ! Nếu có trói thì phải có nhân trói, nói HOẠI như thế là chẳng có tướng để hoại.

    – Đại Huệ! Vì thế nên ta nói :”Thà chấp lấy ngã kiến như núi Tu Di, chớ đừng khởi kiến chấp “Không” cho là Vô Sở Hữu, thành kẻ tăng thượng mạn”. Đại Huệ! Kẻ tăng thượng mạn chấp trước Vô Sở Hữu, ấy gọi là hoại. Vì họ chẳng biết tự tâm hiện lượng, thấy ngoài tánh vô thường, sát na lần lượt biến hoại, ấm, giới, nhập tương tục lưu chú biến diệt, nên đọa kiến chấp hy vọng tự tướng cộng tướng, lìa tướng vọng tưởng văn tự, chấp trước đoạn diệt, ấy gọi là hoại.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này, mà thuyết kệ rằng :

    Tâm thấy hữu hoặc vô,

    Là cảnh giới nhị biên.

    Trừ sạch cảnh giới ấy,

    Tâm bình đẳng tịch diệt.

    Tâm chẳng chấp cảnh giới,

    Hữu diệt chẳng phải vô.

    Hữu vô đều như như,

    Là cảnh giới Thánh Hiền.

    Vô chủng mà sanh hữu,

    Sanh rồi hữu lại diệt.

    Nhân duyên hữu và vô,

    Chẳng trụ giáo pháp ta.

    Phi ngoại đạo phi Phật,

    Phi ta cũng phi khác.

    Do nhân duyên sanh khởi,

    Tại sao có thể vô!

    Nhân duyên hợp nói Hữu,

    Nhân duyên tan nói Vô.

    Sanh kiến chấp tà luận,

    Vọng tưởng chấp hữu vô.

    Nếu biết pháp Vô Sanh,

    Cũng là pháp Vô Diệt.

    Quán pháp Không Tịch này,

    Hữu vô thảy đều lìa.






    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  12. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (03-12-2022)

  13. #50
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ BA

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........



    Khi ấy, Đại Huệ Bồ tát bạch Phật rằng:

    -Thế Tôn! Cúi xin vì con và các Đại Bồ Tát thuyết tướng Tông Thông, khiến con và các Đại Bồ tát thông đạt tướng này. Thông đạt tướng này rồi thì khéo phân biệt tướng Tông Thông, chẳng theo giác tưởng của chúng ma Ngoại đạo, chóng thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

    – Cúi xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ:

    – Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát có hai thứ tướng thông là Tông Thông và Thuyết Thông.

    – Đại Huệ! Nói TÔNG THÔNG, là tướng duyên Tự Đắc Thắng Tiến, xa lìa vọng tưởng ngôn thuyết và văn tự, tiến vào tự tướng Tự Giác Địa của hàng Vô Lậu, xa lìa tất cả giác tưởng hư vọng, hàng phục tất cả chúng ma Ngoại đạo, phát huy ánh sáng của Duyên Tự Giác, ấy là tướng Tông Thông.

    – Thế nào là tướng THUYẾT THÔNG? Là nói mỗi mỗi giáo pháp trong chín bộ Kinh, lìa những tướng khác hay chẳng khác, hữu và vô v.v.. , dùng phương tiện khéo léo tùy thuận căn tánh của chúng sanh mà ứng cơ thuyết pháp, khiến họ được độ thoát, gọi là tướng Thuyết Thông. Đại Huệ! Đối với hai tướng thông này, ngươi và các Bồ Tát cần nên tu học.


    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Tướng Tông Thông, Thuyết Thông,

    Duyên giáo pháp tự giác.

    Khéo phân biệt chánh tà,

    Chẳng theo giác (giác tưởng) Ngoại đạo

    Như phàm phu vọng tưởng,

    Chẳng có tánh chơn thật.

    Tại sao vọng chấp cho,

    Phi tánh là giải thoát?

    Quán sát pháp Hữu vi,

    Sanh và diệt tương tục.

    Điên đảo Vô Sở Tri,

    Tăng trưởng theo nhị kiến.

    Chơn Đế chỉ là một,

    Niết Bàn là không lỗị

    Quán sát việc thế gian,

    Như hoa đốm mộng huyễn

    Dù có tham sân si,

    Có cũng như mộng huyễn.

    Ái dục sanh ngũ ấm,

    Thân người vốn chẳng thật.






    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh thủ lăng nghiêm trực chỉ
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 263
    Bài cuối: 09-07-2020, 04:06 PM
  2. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  3. Trả lời: 12
    Bài cuối: 10-06-2017, 12:09 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •