DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/9 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 86
  1. #21
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Pháp sở thuyết trong Kinh Phật nói tự Tánh của Như Lai Tạng vốn trong sạch thường trụ chẳng đoạn, chẳng có biến đổi. đầy đủ ba mươi hai tướng nơi thân của tất cả chúng sanh, vì áo nhơ ấm, giới, nhập che khuất, nên bị cấu bẩn vọng phân biệt tham, sân, si sở ô nhiễm, giống như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ. Mà Ngoại đạo có cái thuyết ”Chơn Ngã là kẻ tác giả thường trụ, lìa nơi y chỉ, tự tại chẳng diệt”. Vậy, cái nghĩa ” Như Lai Tạng ” của Phật sở thuyết, há chẳng đồng như cái thuyết ” Chơn Ngã ” của Ngoại đạo ư?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Ta nói ” NHƯ LAI TẠNG ”, chẳng đồng với cái thuyết ” Chơn Ngã ” của Ngoại đạo. Đại Huệ! Ta có lúc nói Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, Như thật tế, Pháp tánh, Pháp thân Niết Bàn, lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết Bàn v.v… dùng những danh từ này để thuyết Như Lai Tạng xong, ấy là vì Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác muốn đoạn dứt sự e sợ danh từ Vô Ngã của Phàm phu, nên nói cảnh giới lìa vọng tưởng, Vô Sở Hữu là Như Lai Tạng.

    – Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trước. Ví như thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhơn công, nước, cây, bánh xe quay để làm ra các món đồ gốm, thì Như Lai cũng như thế; ở nơi pháp Vô Ngã lìa tất cả tướng của vọng tưởng, dùng đủ thứ trí huệ, phương tiện khéo léo, hoặc thuyết Như Lai Tạng, hoặc thuyết Vô Ngã. Do nhân duyên này, nên cái thuyết Như Lai Tạng của ta chẳng đồng với cái thuyết Chơn ngã của Ngoại đạo. Vì khai mở cái trói chấp ngã của các Ngoại đạo, nên có cái thuyết Như Lai Tạng, khiến họ lìa vọng tưởng ngã kiến chẳng thật, ngộ nhập cảnh giới ba cửa giải thoát, mong họ chóng được Vô Thượng Bồ Đề. Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phải thuyết Như Lai Tạng như thế. Nếu chẳng như vậy, ắt đồng với Ngoại đạo. Cho nên, Đại Huệ! Vì lìa kiến chấp của Ngoại đạo cần phải y theo pháp Vô Ngã của Như Lai Tạng mà tu học.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. #22
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Nhơn Ngã và ngũ ấm,
    Nhân duyên với vi trần.
    Tự tánh vốn tự tại,
    Duy tâm vọng phân biệt.


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát quán chúng sanh đời vị lai, lại thỉnh Thế Tôn :

    – Cúi xin Thế Tôn thuyết về đại phương tiện tu hành chẳng gián đoạn của chư Đại Bồ Tát.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát phải thành tựu bốn pháp. Thế nào là bốn?

    1. Khéo phân biệt tự tâm hiện.

    2. Quán ngoài tánh phi tánh.

    3. Lìa kiến chấp sanh trụ diệt.

    4. Được sự an lạc của đắc Tự Giác Thánh Trí.

    Ấy gọi là thành tựu bốn pháp Đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát.

    – Thế nào là Khéo Phân Biệt Tự Tâm Hiện của bậc Đại Bồ Tát? Ấy là quán ngằn mé duy tâm của tam giới, lìa ngã, ngã sở, chẳng lay động, chẳng khứ lai, biết do tập khí hư ngụy huân tập từ vô thỉ, kiến lập thân ( ngã ), tài ( ngã sở ), tùy theo vọng tưởng trói buộc hiện đủ thứ sắc hành của tam giới, ấy gọi là khéo phân biệt tự tâm hiện của bậc Đại Bồ Tát.

    – Thế nào là Khéo Quán Ngoài Tánh Phi Tánh? Là nói quán tự tánh của tất cả tánh do vọng tưởng tập khí hư ngụy từ vô thủy làm nhân mà thành, tất cả tánh đều giống như dương diệm, mộng huyễn v.v… Đại Bồ Tát khéo quán như thế, gọi là Khéo Quán Ngoài Tánh Phi Tánh.

    – Thế nào là Đại Bồ Tát Khéo Lìa Kiến Chấp Sanh, Trụ, Diệt? Nói tất cả tánh như mộng huyễn, tự tánh, tha tánh và cộng tánh vốn chẳng sanh, liền được vào cảnh giới Vô sanh của tự tâm, liễu tri ngằn mé của tự tâm qui vô sở đắc nên chẳng lìa mà tự lìa. Đã rõ ngằn mé của tự tâm, nên quán được ngoài tánh phi tánh, tất cả pháp sanh ở nơi tam giới trong ngoài đều bất khả đắc; quán được pháp sanh lìa tự tánh, thì kiến chấp về pháp sanh phải diệt. Vậy, khéo biết tự tánh của các pháp như huyễn thì chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn xong thì lìa kiến chấp sanh trụ diệt. Ấy gọi là Đại Bồ Tát khéo phân biệt Lìa Kiến Chấp Sanh, Trụ, Diệt.

    – Thế nào là Đại Bồ Tát Đắc Sự An Lạc Của Tự Giác Thánh Trí? Vì Đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi thì trụ nơi Bồ Tát Đệ Bát Địa, được lìa tâm, ý, ý thức, năm pháp tự tánh và hai tướng Vô Ngã, chứng đắc Ý Sanh Thân.

    Đại Huệ Bồ Tát hỏi :

    – Bạch Thế Tôn! Thế nào là Ý Sanh Thân?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Nói Ý Sanh Thân, ví như sự đi nhanh chóng của ý đi qua vách đá vô ngại, cho đến khoảng cách số dặm vô lượng ở phương xa, vì trước kia ý đã thấy, ghi nhớ chẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng ngừng, thì Ý Sanh Thân cũng như thế, thành chẳng chướng ngại. Đại Huệ! Ý và thân như thế được sanh cùng một lúc, ý sanh thân của Đại Bồ Tát thuộc Thánh chủng diệu tướng trang nghiêm, do như huyễn Tam muội, có sức thần thông tự tại, nên trong một lúc cùng sanh, cũng như ý sanh, chẳng có chướng ngại, tùy theo cảnh giới của bổn nguyện ghi nhớ mà thành tựu cho chúng sanh, đắc sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí. Như thế, Đại Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, trụ Đệ Bát Địa, lần lượt xả bỏ tâm, ý, ý thức, năm pháp tự tánh và hai tướng Vô Ngã, thì chứng đắc Ý Sanh Thân. Ấy gọi là Đại Bồ Tát được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

    Nói tóm lại, thành tựu bốn pháp đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát kể trên, cần nên tu học.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  3. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-09-2022)

  4. #23
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

    – Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp, do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tát được lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọng chấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốn cộng sanh.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nội duyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợi dây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên, sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, lát chiếu, giống mầm, tô lạc v.v… do ngoại duyên phương tiện sanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

    – Thế nào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợp gọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới, nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốn chẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt, ấy gọi là pháp Nội Duyên.

    – Đại Huệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữu nhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân, Đối đãi nhân.

    1. Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nay hay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khả tư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương Hữu Nhân.

    2. Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thức thứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làm nhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v… do hiện hành huân tập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, mà quả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng, nên gọi là Tương Tục Nhân.

    3. Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng gián đoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơi tương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đến nơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ở nơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọi là Tướng Nhân.

    4. Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệp tăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, do thân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xe Thất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng. Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng, Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăng thượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

    5. Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướng năng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướng v. v… gọi là Hiển Thị Nhân.

    6. Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạn đứt, mà ngay đó tánh ”chẳng vọng tướng” sanh khởi. Đại Huệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượt sanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thì chẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướng nhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nên chẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì không được gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đối đãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, không có con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau mà sanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

    – Đại Huệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhân của tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh hai thứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #24
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Tất cả đều Vô sanh,

    Cũng không nhân duyên diệt.

    Ở nơi tướng sanh diệt,

    Mà khởi nhân duyên tưởng.

    Pháp diệt rồi lại sanh,

    Do nhân duyên tương tục.

    Vì đoạn dứt si mê,

    Của tất cả chúng sanh.

    Nên thuyết pháp duyên khởi,

    Các pháp thật Vô Sanh.

    Do tập khí mê hoặc,

    Từ đó hiện tam giới.

    Duyên thật vốn Vô Sanh,

    Lại cũng chẳng có diệt.

    Tất cả pháp hữu vi,

    Như hoa đốm trên không.

    Nếu lìa bỏ kiến chấp,

    Năng nhiếp và sở nhiếp.

    Chẳng có Vô nhân sanh,

    Và đã sanh, sẽ sanh.

    Sự sanh vốn chẳng có,

    Thảy chỉ là ngôn thuyết.


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Bạch Thế Tôn! Cúi xin vì chúng con nói tướng của Tâm Kinh và ngôn thuyết của vọng tưởng. Con và các Đại Bồ Tát nếu khéo biết tướng Tâm Kinh và ngôn thuyết của vọng tưởng, thì được thông đạt hai nghĩa năng thuyết và sở thuyết, chóng chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dùng hai thứ năng thuyết và sở thuyết tẩy sạch trần cấu của tất cả chúng sanh.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Lành thay! Thế Tôn! Con xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Có bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng là : Tướng ngôn thuyết, Mộng ngôn thuyết, Vọng tưởng chấp trước ngôn thuyết, và vô thỉ vọng tưởng ngôn thuyết.

    1. Tướng Ngôn Thuyết : Là từ tự tâm vọng tưởng chấp trước sắc tướng mà sanh.

    2. Mộng Ngôn Thuyết : Là cảnh giới xưa kia đã trải qua, nay tùy niệm tưởng nhớ mà sanh, Nếu giác ngộ rồi thì cảnh giới ” Vô Tánh ” được sanh.

    3. Vọng Tưởng Chấp Trước Ngôn Thuyết : Là như trước kia do oán ghét tạo thành nghiệp, nay tùy niệm tưởng nhớ mà sanh.

    4. Vô Thỉ Vọng Tưởng Ngôn Thuyết : Là lỗi từ vô thỉ hư ngụy, chấp trước tạp khí của tự chủng mà sanh. Ấy gọi là bốn thứ tướng của vọng tưởng ngôn thuyết.


    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại dùng nghĩa này khuyến thỉnh Thế Tôn :

    – Cúi xin Phật thuyết lại cảnh giới sở hiện của vọng tưởng ngôn thuyết. Bạch Thế Tôn! Ấy là ở nơi nào? Do cớ gì? Tại sao? Nhân gì mà sanh ra ngôn thuyết vọng tưởng của chúng sanh?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Do đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu răng, hòa hợp mà phát ra âm thanh.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Ngôn thuyết với vọng tưởng là khác hay chẳng khác?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Ngôn thuyết và vọng tưởng, chẳng phải khác hay chẳng khác. Tại sao? Vì là vọng tưởng làm nhân sanh ra tướng ngôn thuyết. Nếu ngôn thuyết với vọng tưởng khác nhau thì vọng tưởng chẳng nên làm nhân; nếu chẳng khác thì lời nói chẳng hiển bày nghĩa lý. Nhưng sự thật thì chẳng như vậy. Cho nên chẳng phải khác hay chẳng khác.

    Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

    – Vậy ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa hay sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa. Tại sao? Nói ” ĐỆ NHẤT NGHĨA ” là do ngôn thuyết sở nhập, nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa. Đệ Nhất Nghĩa là do Thánh Trí tự giác sở chứng đắc, chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tưởng, cho nên, ngôn thuyết vọng tưởng chẳng hiện thị Đệ Nhất Nghĩa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì do tự tâm hiện lượng sở nhập nên mổi mổi tướng ngoài tánh phi tánh. Thì vọng tưởng ngôn thuyết chẳng hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. cho nên, Đại Huệ! phải lìa tướng ngôn thuyết và vọng tưởng, mới có thể hiển bày được Đệ Nhất Nghĩa.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Các Pháp chẳng tự tánh,

    Cũng chẳng phải ngôn thuyết.

    Không Không nghĩa sâu tột,

    Phàm phu chẳng thể liễu.

    Tự tánh của pháp tánh,

    Lìa ngôn thuyết phân biệt.

    Sanh tử và Niết Bàn,

    Các pháp như mộng huyễn.

    Như vua và Trưởng giả,

    Vì muốn các con vui.

    Trước cho vật tương tự,

    Sau ban đồ chơn thật.

    Nay ta cũng như thế,

    Trước thuyết pháp tương tự,

    Sau mới vì họ giảng,

    Pháp thật tế tự chứng.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-11-2022)

  7. #25
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Cúi xin Thế Tôn thuyết những pháp : Nhất hay dị, đồng hay chẳng đồng, hữu và vô, hay chẳng hữu chẳng vô, thường hay vô thường, chổ chẳng hành của tất cả ngoại đạo, là chổ hành của Tự Giác Thánh Trí, lìa vọng tưởng tự tướng cộng tướng, vào Đệ Nhất Nghĩa chơn thật. Các địa tương tục, dần dần tiến lên, đến chổ tướng cùng tột thanh tịnh, liền vào tướng địa của Như Lai, chẳng mở mang bản nguyện. Ví như hạt châu Ma Ni có nhiều hình sắc cảnh giới vô biên tướng hạnh, nay chỉ hiện tượng bộ phận trong tự tâm, nơi tất cả các pháp, nếu con và các vị Đại Bồ Tát, lìa kiến chấp tự tướng cộng tướng của vọng tưởng tự tánh như trên, sẽ chứng được Vô Thượng Bồ Đề, khiến tất cả chúng sanh đầy đủ sung mãn tất cả an lạc.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Lành thay! Lành thay! Ngươi khéo hỏi ta các nghĩa như thế, là thương mến tất cả chư Thiên, người đời, khiến họ được nhiều an lạc và nhiều lợi ích. Đại Huệ! hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi phân biệt giải thuyết.

    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Lành thay! Thế Tôn, con xin thọ giáo.

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Phàm phu ngu si, chẳng biết tâm lượng, chấp lấy tánh trong ngoài, dựa theo vọng tưởng chấp trước nhất, dị, đồng, và chẳng đồng, hữu và vô, và phi hữu phi vô, thường và vô thường v.v… làm nhân, huân tập tự tánh, ví như bày nai khát nước, thấy dương diệm tưởng là nước, mê hoặc đuổi theo mà không biết chẳng phải nước. Phàm phu cũng thế, do vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ sở huân tập mà bị tam độc đốt tâm, ham cảnh giới sắc, thấy sanh, trụ, diệt, chấp tánh trong ngoài, nên đọa nơi vọng kiến nhiếp thọ, sanh ra tư tưởng nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường và vô thường v. v… Như thành Càn Thát Bà vốn chẳng phải thành, mà phàm phu vô trí lại cho là có thành thiệt, ấy là do tập khí chấp trước từ vô thỉ mà hiện tướng, thật ra chẳng phải có thành, cũng chẳng phải không có thành. Như thế, ngoại đạo do tập khí chấp trước hư ngụy từ vô thỉ, mà nương theo kiến chấp nhất, dị, đồng, chẳng đồng… chẳng khéo liễu tri tự tâm hiện lượng. Ví như có người nằm mơ, thấy nam nữ, voi ngựa xe cộ, thành ấp, vườn rừng, núi sông, ao hồ, đủ thứ trang nghiêm, tự thân thọ dụng trong đó, sau khi thức rồi vẫn cò tưởng nhớ. Đại Huệ! Ý ngươi thế nào? Người ấy tưởng nhớ việc mộng trước kia mãi mãi chẳng bỏ như thế, là có trí huệ chăng?


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-12-2022)

  9. #26
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Phàm phu ngu si, chẳng biết tâm lượng, chấp lấy tánh trong ngoài, dựa theo vọng tưởng chấp trước nhất, dị, đồng, và chẳng đồng, hữu và vô, và phi hữu phi vô, thường và vô thường v.v… làm nhân, huân tập tự tánh, ví như bày nai khát nước, thấy dương diệm tưởng là nước, mê hoặc đuổi theo mà không biết chẳng phải nước. Phàm phu cũng thế, do vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ sở huân tập mà bị tam độc đốt tâm, ham cảnh giới sắc, thấy sanh, trụ, diệt, chấp tánh trong ngoài, nên đọa nơi vọng kiến nhiếp thọ, sanh ra tư tưởng nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường và vô thường v. v… Như thành Càn Thát Bà vốn chẳng phải thành, mà phàm phu vô trí lại cho là có thành thiệt, ấy là do tập khí chấp trước từ vô thỉ mà hiện tướng, thật ra chẳng phải có thành, cũng chẳng phải không có thành. Như thế, Ngoại đạo do tập khí chấp trước hư ngụy từ vô thỉ, mà nương theo kiến chấp nhất, dị, đồng, chẳng đồng… chẳng khéo liễu tri tự tâm hiện lượng. Ví như có người nằm mơ, thấy nam nữ, voi ngựa xe cộ, thành ấp, vườn rừng, núi sông, ao hồ, đủ thứ trang nghiêm, tự thân thọ dụng trong đó, sau khi thức rồi vẫn còn tưởng nhớ. Đại Huệ! Ý ngươi thế nào? Người ấy tưởng nhớ việc mộng trước kia mãi mãi chẳng bỏ như thế, là có trí huệ chăng?






    Hiện tượng này là một ảo ảnh quang học tự nhiên mang tên Fata Morgana. Ảo ảnh Fata Morgana có thể được bắt gặp trên biển hoặc đất liền, là sự bóp méo và đảo ngược của những vật thể ở xa như tàu thuyền, có thể xuất hiện giống các tòa nhà chọc trời do hình ảnh xếp chồng lên nhau, khi tia sáng bị bẻ cong lúc chiếu xuyên qua không khí ở nhiều nhiệt độ khác nhau.
    Hiện tượng này Kinh sách Phật giáo gọi là thành Càn-thát-bà _ một thành phố ảo hiện. Càn-thát-bà (Gandharva), Trung- Hoa dịch nghĩa là “Tầm Hương”, tên một loại Thần chuyên về âm-nhạc trên cõi Trời Đao-Lợi.


    Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Không ạ, Thế Tôn!

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Phàm phu như thế, chẳng biết tánh do tự tâm hiện như mộng huyễn, nương nơi kiến chấp nhất, dị, đồng, chẳng đồng v.v… Ví như bức tranh vốn chẳng cao thấp mà Phàm phu cho là có cao thấp, vì bị ác kiến ăn nuốt, hoặc chấp trí huệ của Ngoại đạo. Như thế, từ Ngoại đạo xưa cho đến Ngoại đạo đời vị lai, tập khí ác kiến sung mãn, do đó tự hoại hoại tha. Ngoại đạo cũng lập luận Vô Sanh, mà lọt vào ác kiến, phỉ báng nhân quả, cũng nói là vô, lại nhổ gốc thiện căn, hoại nhân thanh tịnh. Họ đọa vào kiến chấp tự sanh, tha sanh, cộng sanh và tư tưởng hữu vô, chìm nơi kiến lập và phỉ báng, do ác kiến này nên đoạ Địa ngục.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  10. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-13-2022)

  11. #27
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    – Ví như mắt nhặm, thấy có hoa đốm mà nói với chúng rằng : ” Các ngươi xem đây, ấy là hoa đốm, cứu cánh Phi tánh Phi vô tánh, thấy như chẳng thấy. ” Vì ngoại đạo này vọng sanh hy vọng, dựa theo kiến chấp nhất, dị, đồng hay chẳng đồng v.v… mà phỉ báng chánh pháp, tự đọa và khiến người khác đạo theo.

    – Ví như vòng lửa chẳng phải vòng mà phàm phu tưởng là vòng. Ngoại đạo ác kiến hy vọng như thế, do đó tất cả tánh sanh. Ví như bọt nước giống như hạt châu Ma Ni, phàm phu Tiểu thừa chẳng có trí huệ lại tưởng là châu Ma Ni, và phi châu Ma Ni, chấp trước đuổi theo. Nhưng bọt nước kia chẳng phải châu Ma Ni, chẳng phải lấy hay chẳng lấy. Chỉ vì ác kiến của ngoại đạo do tập khí huân tập như thế, ở nơi Vô Sở Hữu mà nói có sự sanh, do duyên theo hữu lại nói có sự diệt.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Có ba thứ lượng (1) và năm phần luận (2) mỗi mỗi kiến lập xong, đem sự đắc Thánh Trí tự giác, lìa hai tự tánh, vọng tưởng chấp trước cho là có tánh.

    (1) BA THỨ LỰƠNG : Hiện Lượng, Tỷ Lượng và Thánh Ngôn Lượng. Nghĩa chữ Lượng là sự hiểu biểt đúng với mức độ của nghĩa lý, gọi là lượng.

    a. Hiện Lượng : Là sự vật hiện hữu trước mắt đang thấy, được hiểu biết, gọi là hiện lượng, cũng như thấy đang mưa biết là mưa.

    b. Tỷ Lượng : Là do thí dụ so sánh mà biết, cũng như sáng mới thức dậy, thấy ngoài sân sau vườn, mặt đất ướt đều hết, biết là đêm qua có mưa, gọi là tỷ lượng.

    c. Thánh Ngôn Lượng : Nghĩa là không thấy mưa, không thấy mặt đất ướt,chỉ nghe chỉ nghe bậc Thánh nói đêm qua có mưa, vì tin lời nói của bậc Thánh không có nói dối, gọi là Thánh ngôn lượng.

    (2) Năm Phần Luận : Là ba chi Tông, Nhơn, Dụ, và Hợp với Kết, tức là năm phần luận, cũng gọi là Nhân Minh Luận, người Tây phương gọi là Logic, dùng để chứng minh sự vật có đúng lý hay không.


    – Đại Huệ! Tâm, ý, ý thức, thân tâm chuyển biến tự tâm hiện năng nhiếp sở nhiếp v.v… Các vọng tưởng đoạn dứt, thì người tu hành Như Lai Địa, Tự Giác Thánh Trí, chẳng ở nơi những vọng tưởng ấy, khởi tưởng cho là tánh phi tánh. Nếu người tu hành có cảnh giới như thế, chấp lấy tướng sanh có tánh phi tánh, ấy tức là chấp lấy có sự nuôi dưỡng thiện căn, và chấp lấy ngã tướng nhơn tướng.


    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  12. #28
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    – Đại Huệ! Thuyết pháp tánh tự tánh, tự tướng cộng tướng, tất cả đều là Hóa Phật sở thuyết, chẳng phải Pháp Phật thuyết. Những ngôn thuyết ấy đều do kiến chấp hy vọng của phàm phu mà thuyết. Chẳng phải vì người ham trụ chánh định, đắc Tự giác Thánh Trí, đặc biệt kiến lập thẳng vào tự tánh pháp. Nay phương tiện hiển thị, ví như trong nước có bóng cây hiện, ấy cũng chẳng phải bóng, chẳng phải phi bóng, chẳng phải hình cây, chẳng phải phi hình cây. Chỉ do ngoại đạo chẳng biết hiện lượng của tự tâm, theo vọng tưởng chấp trước huân tập thành kiến chấp, nương theo đó sanh tướng nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường v.v… Tự tâm hiện lượng ví như gương sáng, tùy duyên hiển hiện tất cả sắc tướng mà chẳng khởi vọng tưởng. Ấy chẳng phải tướng, chẳng phải phi tướng, mà thấy tướng phi tướng, phàm phu vọng tưởng cho là tướng thật. Ngoại đạo có ác kiến như thế, tướng tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước, nương nơi nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, v.v… mà sanh kiến chấp, cũng như gió với nước hoà hợp mà sanh ra âm thanh. Ấy chẳng phải tánh, chẳng phải phi tánh. Ví như đại địa chỗ chẳng có cây, do thấy dương diệm vọng cho là có dòng sông, làm sóng nổi dậy, ấy chẳng phải tánh, chẳng phải phi tánh, tham vô tham ( Tham tức là chấp thật ở chỗ chẳng thể chấp thật mà chấp cho là thật ), phàm phu cũng như thế, vì do tập khí hư ngụy từ vô thỉ huân tập vọng tưởng chấp trước, nương theo sanh, trụ, diệt, nhất, dị, đồng, chẳng đồng, v.v… phan duyên tự trụ những việc ấy, cũng như dương diệm nổi làn sóng kia.

    – Ví như có người dùng sức chú thuật, khiến tử thi, người máy hoạt động như hình chúng sanh, nhưng thật chẳng phải chúng sanh. Tất cả những việc kể trên, đều do ác kiến hy vọng của ngoại đạo hý luận chấp trước sự chẳng thật mà kiến lập.

    – Đại Huệ! Vì muốn thành tựu sự đắc Tự Giác Thánh Trí, phải lìa những ác kiến vọng tưởng sanh, trụ, diệt, nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường, v.v…



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  13. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-15-2022)

  14. #29
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........



    Khi ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Bóng cây hiện trong nước,

    Như hoa đốm dương diệm.

    Quán tam giới như thế,

    Cứu cánh được giải thoát.

    Ví như nai khát nước,

    Khiến tâm mê loạn chuyển.

    Cho dương diệm là nước,

    Thật thì chẳng phải nước.

    Do chủng tử ý thức,

    Hoạt động hiện cảnh vọng.

    Phàm phu sanh vọng tưởng,

    Như mắt bị bệnh nhặm.


    Nơi vô thỉ sanh tử,

    Chấp có tánh nhiếp thọ.

    Nếu ngược chốt tháo chốt,

    Xả lìa tham nhiếp thọ (1).

    Như huyễn chú máy động,

    Như mây nổi điện chớp.

    Quán thế được giải thoát,

    Dứt hẳn ba tương tục (2),

    Nơi thật chẳng kẻ tạo,

    Như dương diệm hư không.

    Dù biết pháp như thế,

    Thật thì Vô Sở Tri.

    Ngôn giáo lập giả danh,

    Giả danh chẳng có tướng.

    Lại theo đó khởi vọng,

    Ngũ ấm và hiện hành.

    Như bức tranh hoa đốm,

    Mộng huyễn Càn Thát Bà.

    Vòng lửa và dương diệm.

    Từ không hiện thành có.

    Nhất dị, thường, vô thường,

    Đồng chẳng đồng cũng vậy.

    Lỗi tương tục vô thỉ,

    Do phàm phu si vọng.

    Như gương sáng Ma Ni,

    Hiện ra nhiều sắc tướng.

    Thật thì chẳng có gì,

    Tất cả tánh hiển hiện.

    Cảnh mộng huyễn cũng thế,

    Mỗi mỗi sắc tướng hiện,

    Đều chẳng thật như vậy.

    (1) NHIẾP THỌ : Có sự thọ nhận.

    (2) BA TƯƠNG TỤC : Thế giới tương tục, Chúng sanh tương tục và Nghiệp quả tương tục



    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  15. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoatihon (02-16-2022)

  16. #30
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________


    QUYỂN THỨ NHÌ

    PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM


    ........

    – Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai thuyết pháp lìa tứ cú như thế. Là nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường, lìa nơi hữu vô, kiến lập, phủ nhận, phân biệt kết tập, chơn đế duyên khởi, đạo diệt, giải thoát… Sự thuyết pháp của Như Lai lấy đó làm gốc, phi tánh, phi tự tại, phi vô nhân, phi vi trần, phi thời, phi tự tánh tương tục mà vì chúng sanh thuyết pháp. Lại nữa, Đại Huệ! Vì tẩy sạch phiền não chướng và sở tri chướng, ví như thương chủ vì dẫn chúng đến nơi bảo sở, nên theo thứ lớp kiến lập một trăm lẻ tám câu Vô sở hữu này, khéo phân biệt Tam thừa ( phá phiền não chướng ) và tướng Thập Địa ( phá Sở tri chướng ).

    – Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn? 1. Phàm phu sở hành thiền.

    2. Quán sát nghĩa thiền. 3. Phan duyên như thật thiền. 4. Như Lai thiền.

    – Thế nào là PHàM PHU SỞ HÀNH THIỀN? Là nói Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành, quán nhân vô ngã tánh, tự tướng cộng tướng, lóng xương liền nhau, vô thường, khổ, tướng bất tịnh, v.v… do chấp trước làm gốc. Chỉ quán các tướng như thế, chẳng quán cái khác, thứ lớp tiến tới, tướng chẳng trừ diệt, ấy gọi là Phàm Phu Sở Hành Thiền.

    – Thế nào là QUÁN SÁT NGHĨA THIỀN? Nói quán nhơn vô ngã, tướng cộng tướng, ngoại đạo, biết tự và tha đều vô tánh, xong quán pháp Vô Ngã, Nghĩa hành tướng của Thập Địa Bồ Tát thừa, dần dần tiến lên, gọi là Quán Sát Nghĩa Thiền.

    – Thế nào là PHAN DUYÊN NHƯ THẬT THIỀN? Là nói vọng tưởng : hai thứ Vô Ngã là vọng tưởng; chỗ như thật thì chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là Phan Duyên Như Thật Thiền.

    – Thế nào là NHƯ LAI THIỀN? Nói nhập Như Lai Địa, đắc ba thứ tướng trụ chánh định của Tự Giác Thánh Trí thì thành tựu việc bất tư nghì của chúng sanh, gọi là Như Lai Thiền.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

    Phàm phu sở hành thiền,

    Quán sát tướng nghĩa thiền.

    Phan duyên như thật thiền,

    Như Lai thanh tịnh thiền.

    Ví như hình nhựt nguyệt,

    Bát Đầu Ma ( hoa sen đỏ ) trong bùn,

    Như lửa diệt nơi không,

    Người tu hành quán sát,

    Mỗi mỗi tướng như thế,

    Ngoại đạo chấp tướng thiền.

    Thanh Văn và Duyên Giác,

    Đọa nơi cảnh giới không.

    Nếu xả bỏ tất cả,

    Thì là Vô Sở Hữu.


    Tất cả cõi chư Phật,

    Dùng tay bất tư nghì,

    Nhất thời xoa đầu họ,

    Thuận nhập tướng Chơn Như.


    Lược GIẢI :

    Phàm phu thiền chỉ dứt trừ vọng tưởng, Bồ Tát thì xu hướng Chơn Như, đều chẳng phải thật trong sạch. Nếu là Như Lai Thanh Tịnh Thiền thì Thánh phàm bình đẳng, thể tự như như, dùng cái tâm chẳng sanh diệt làm nhân địa, để tu chứng thành tựu quả địa Phật. Ngoại đạo thì chấp tướng mà cầu nhập định, lúc thấy hình nhựt nguyệt sáng tỏ, hoặc thấy hoa sen mọc nơi đất bùn mà chẳng nhiễm, cho là sự chứng đắc. Thanh Văn, Duyên Giác thì chán sanh tử nên xả thân diệt trí, lần lượt diệt sạch thì đọa nơi chấp không. Đạo của ngoại đạo vì không phá ngã chấp, dù tu thiền đắc được thần thông, cũng chẳng thể ra khỏi luân hồi. Như Lai Thiền thì xa lìa tất cả. Nói VÔ SỞ HỮU có nghĩ là vô sở trụ, chẳng phải chấp thật không, nên được vào tướng Chơn Như, chứng quả bất tư nghì, khởi dụng bất tư nghì. Ấy là Như Lai Thanh Tịnh Thiền vậy.




    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh thủ lăng nghiêm trực chỉ
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 263
    Bài cuối: 09-07-2020, 04:06 PM
  2. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  3. Trả lời: 12
    Bài cuối: 10-06-2017, 12:09 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •