DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 29
  1. #1
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts

    Kinh vị tằng hữu thuyết nhân duyên



    KINH
    VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN


    Thượng - Hạ

    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ

    Tựa




    Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta. Ý câu này, Ngài bảo đệ tử của Ngài, ai muốn tu, muốn hành theo hạnh Ngài thì phải rõ các hành vi của ngài. Nghĩa là: xét rõ nguyên nhân của Ngài, sẽ tin và làm theo, chớ đừng làm càn, tin bướng thì khác nào không phải lương y mà giả xưng là lương y, cách đó rất tai hại.

    Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phú đó là hóa thân Bồ tát; còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.

    - Không rõ nguyên nhân mà cứ tin Ngài là tin theo lối mê tín.

    - Tưởng Ngài là một vị Thần Thánh u u minh minh, linh linh hiển hiển, có quyền ban phước hay giáng họa là tin theo lối dị đoan.

    - Tin Ngài, thờ phụng Ngài, sau khi chết được Ngài đem về cõi Cực Lạc, mà không biết Ngài là người chi, không rõ nguyên nhân Ngài đã làm những gì, ấy là tin theo lối thần quyền.

    Như vậy, muốn tin một cách chính đáng "chánh tín" - Là một Phật tử chơn chánh không nên tin vào thần quyền, dị đoan và mê tín như trên; mà cần phải học hỏi nghiên cứu giáo lý Phật Đà một cách tường tận rồi mới tin và làm theo.

    Chúng ta học Kinh này nên có sự suy gẫm "Chánh tư duy"; càng đọc sâu càng thấy rõ trong đó có rất nhiều nguyên nhân và sự tích. Vậy các tín đồ Phật giáo tin Phật bằng cách nào, Đức Thế tôn đã dạy đầy đủ trong quyển Kinh này.

    Nam mô Bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

    Dịch giả CẨN CHÍ

  2. The Following User Says Thank You to vivi For This Useful Post:

    homeless (01-11-2022)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Chùa Thầy và truyền thuyết ly kỳ về Từ Đạo Hạnh
      Gửi bởi Tuấn Kiệt trong mục Tin tức Phật giáo , Từ thiện , Hộ niệm
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 09-29-2019, 10:20 AM
    2. Những nhà khoa học tìm hiểu về Nhân Quả Báo Ứng.
      Gửi bởi caydendau trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 01-13-2019, 03:48 PM
    3. Trả lời: 12
      Bài cuối: 10-06-2017, 12:09 PM
    4. Tùy duyên vạn sự tùy duyên
      Gửi bởi sophie trong mục Âm nhạc Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 10-10-2016, 01:22 AM
    5. Kinh Kim Cang Bát Nhã - Thầy Huệ Duyên Tụng
      Gửi bởi Mục đồng trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-16-2015, 08:17 PM
  4. #2
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts


    LỜI NÓI ĐẦU

    Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: "Nếu người muốn rõ biết hết thảy Phật ba đời, hãy nghiệm trong Pháp giới tánh, tất Duy Tâm tạo"

    Luận: Duy tâm tịch tịch biến khắp mười phương, Pháp tánh như như viên dung một trí mầu, ứng nơi cảnh sắc thinh, lưu lộ chiếu trong tầm mắt

    Tựu trung: Phản vọng quy chơn. Trực hạ: Bội trần hiệp giác. Pháp mầu của Tâm như vậy, muốn khiến chúng sanh ngộ nhập.

    Ôi! Căn cơ đã chẳng một, pháp lập có nhiều môn: Hoặc Kinh "Tu Đa La", hoặc kệ "Dà Đà", Kinh "Bổn Sự", kinh "Bổn Sanh", kinh Vị Tằng Hữu cũng nói Nhơn Duyên và lời ví dụ với Kinh Kỳ Dạ, Ưu Bà Đề Xá Kinh.

    Chính bộ Kinh của Ta đây, tùy thuận chúng sanh mà nói, Ta lập phương tiện đây khiến đặng vào HUỆ PHẬT. Đây là từ đầu chí cuối, Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên, mà xuất hiện ra đời.

    Riêng Kinh này nhan đề: "Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên". Vì sao? Bởi do Phật vì độ ông La Hầu La xuất gia. Nên trong hội này nhơn Thiên được nghe Pháp chưa từng có.

    Cho nên tên Kinh "Vị Tằng hữu Thuyết Nhân Duyên". Song chẳng những Kinh này tên là "Vị Tằng Hữu" mà vô lượng pháp môn của Phật nói ra cũng lại như vậy.

    Cho nên: Hôm nay trong hội hiệp khắc Kinh này làm mối đầu, kính in Pháp Bảo vô lượng bất khả tư nghì, ấn tống cả thế giới bất khả tư nghì, rộng ích chúng sanh bất khả tư nghì.

    Nguyên Kinh này: Trong Năm thời, Tám giáo: Nói Đốn giáo cũng được. Nói Tiệm giáo cũng được. Nói Bất định giáo cũng được. Nói Bí mật giáo cũng được. Vì sao? Do vì đủ nhân duyên nói bốn món "Tất Đàn"; như nói:

    1. Chúng sanh nghe pháp môn này hoặc đặng lợi ích hoan hỷ, ấy là thế giới Tất Đàn

    2. Hoặc là đặng lợi ích sanh thiện là vị nhơn Tất Đàn

    3. Hoặc đặng lợi ích biệt ác, là đối trị Tất Đàn.

    4. Hoặc đặng lợi ích nhập chánh lý, ấy đệ Nhất nghĩa Tất Đàn; Bốn hóa PHÁP và bốn Hóa NGHI như vậy, dung nhiếp khó nghĩ bàn. Cho nên nói:

    "Phật giáo môn, diệc phục như thị".

    Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên: thượng, hạ, hai quyển.



    KHAI KỆ KINH

    Pháp mầu Vô thượng rất thẳm sâu

    Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu

    Con nay nghe thấy chuyên trì niệm

    Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.



    ĐỨC PHẬT THÍCH CA

    NÓI KINH NHÂN DUYÊN CHƯA TỪNG CÓ



    QUYỂN TRƯỚC

    Đời Tiêu Tề, Ngài Tam Tạng Sa môn THÍCH ĐÀM CẢNH dịch



    Đây là lời của ngài A Nan thuật:

    Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở nước Xá Vệ, rừng cây của Thái tử Kỳ Đà, vườn ông Cấp Cô Độc.

  5. The Following User Says Thank You to vivi For This Useful Post:

    homeless (01-11-2022)

  6. #3
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts
    KINH VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THÔNG TỰ



    Khi bấy giờ, Đức Thế tôn bảo đệ tử lớn của Ngài là ông Mục Kiền Liên rằng: Nay ngươi hãy trở về thành Ca Tỳ La kia hỏi thăm Phụ vương Ta là vua Duyệt Đầu Đàn cùng di mẫu Ta là bà Ba Xà Ba Đề và ba vị Hoàng thúc Ta là vua Học Phạn v.v... Nhân dịp này lại an ủi giùm thân mẫu của La Hầu La là bà Da Du Đà La, bảo nàng nên dứt tình mẫu tử để cho La Hầu La đi làm Sa-di, tu tập theo Thánh đạo. Vì sao?

    Vì tình ân ái của mẹ con chỉ vui trong giây phút, chết rồi vào địa ngục. Mẹ con đều không thấy nhau, mù mù mịt mịt biệt ly dài dặn, chịu khổ muôn phần, sau rồi ăn năn không kịp; chi bằng cho La Hầu La đi tu đắc đạo, sẽ trở về độ mẹ, hằng dứt hẳn cội gốc Sanh, Già, Bệnh, Chết, được đến quả Niết bàn như Ta nay vậy

    Bấy giờ, Mục Liên vâng mệnh liền nhập định ít như trang lực sĩ trong khi co duỗi cánh tay, đã đến thành Ca Tỳ La, đến chỗ vua Tịnh Phạn thưa rằng: "Tâu Đại vương! Đức Thế tôn ân cần không xiết, hỏi thăm đức Vua ở nhà có được yên ổn không? Và sức lực có được mạnh khỏe không?". Và bà đại Phu nhân Ba Xà Ba Đề, cùng ba vị thúc phụ là vua Học Phạn v.v... cũng lại thăm hỏi yên ổn mạnh khỏe như thế.

    Bấy giờ, nàng Da Du Đà La vừa nghe tin Phật sai sứ đến chỗ vua, song nàng chưa biết có ý gì, nên nàng liền sai quan thanh y đi dọ tin tức. Quan thanh y đi rồi trở về thưa lại rằng: "Thưa bà! Đức Thế tôn sai sứ về rước Thái tử La Hầu La độ đi làm Sa-di". Bà Da Du Đà La nghe được tin ấy rồi bèn đem Thái tử La Hầu La lên trên lầu cao và dặn bảo vị Giám quan đóng hết các cửa cho thật chắc chắn.

    Lúc ấy, ngài Mục Liên đã đến cửa cung nhưng không thể vào đặng mà cũng không có người để thông tin. Ngài liền dùng sức thần thông bay lên lầu cao đến trước chỗ ngồi của bà Da Du Đà La mà đứng. Bà Da Du Đà La vừa thấy ngài Mục Liên đến thì nửa sợ nửa mừng, túng thế phải đứng dậy cung kính làm lễ hỏi thăm: "Thưa Ngài! Ngài đi đường xa có được khỏi sự mệt nhọc hay không?". Rồi bà sai người sửa soạn chỗ thỉnh ngài Mục Liên và bà lại hỏi thăm ngài Mục Liên rằng: "Thưa Ngài, Đức Thế tôn có được mạnh khỏe chăng? Và về việc giáo hóa chúng sanh có khỏi mệt nhọc không? Lại hôm nay sai thượng nhơn về đến đây có việc gì?" Đức Mục Liên thưa rằng: "Thưa bà! Thái tử La Hầu đã được chín tuổi rất nên cho đi xuất gia tu học Đạo Thánh. Sở dĩ vì sao?

    Vì tình ân ái của mẹ với con vừa ý chẳng có bao lâu, một mai mà thân mạng chết rồi phải bị đọa vào ba đường ác. Tình ân ái biệt ly mờ mờ mịt mịt thì chừng đó mẹ nào có biết con, con nào có biết mẹ. Chi bằng La Hầu tu đắc đạo sẽ trở về độ mẹ hằng xa lìa các sự ưu hoạn là: Sanh, Già, Bệnh, Chết. Mà được đến cõi niết bàn như Đức Thế tôn hôm nay vậy".

    Bấy giờ, bà Da Du Đà La đáp lại lời của ngài Mục Liên rằng: "Thưa Ngài! Phật Thích Ca Như Lai khi còn làm Thái tử cưới tôi làm vợ. Tôi hầu hạ Ngài như hầu hạ Thiên Thần, chưa từng có điều chi sơ sót đối với Ngài, vợ chồng ăn ở cùng chung nhau chưa đầy ba năm Ngài vộ bỏ thú vui của ngũ dục, cung điện thành trì, trốn đến ở nơi chốn Vương Điền. Đức Vua thân hành đi rước mà Ngài quày quả chẳng chịu về, trở lại còn sai Xa Nặc dắt ngựa trắng về trả. Ngài tự quyết thề nguyền đến chứng thành Đạo mới trở về, mặc áo bằng da nai giống như người cuồng dại, ở ẩn chốn núi rừng, chuyên tu khổ hạnh được sáu năm, lúc đặng thành Phật, khi trở về nước cũng chẳng hỏi đến người thân, ân xưa quên hẳn, tuồng như khách lạ qua đường, xa lìa cha mẹ, ở ngụ nơi xứ người. Khiến cho mẹ con tôi côi cút quạnh hiu, mẹ góa con côi một mình trơ trọ, còn sống đây cũng không có người nhờ cậy, chỉ còn một cái chết mà thôi.

    Song mạng người là chí trọng, nên tôi không lẽ tự vẫn, đành phải ôm sầu nuốt thảm. Tuy là mạng còn sống, tuy là ở với loài người mà chẳng bằng một con súc vật, cái họa trong các cái thảm họa đâu có cái thảm họa nào hơn ư! Thế mà hôm nay lại còn sai người về muốn dứt con tôi đi làm quyến thuộc, tệ sao mà tệ lắm vậy. Thái tử thành đạo tự nói rằng: "Từ Bi", mà cái đạo Từ Bi lẽ ra làm cho mọi người yên vui mới phải. Cớ sao nay lại làm biệt ly mẹ con người, trong những cái rất khổ, đâu có cái khổ nào bằng cái khổ ân ái biệt ly! Ngài lấy đây thử nghĩ thì Từ Bi chỗ nào?". Bà lại thưa với ngài Mục Liên nữa rằng: "Thưa Ngài! Ngài cảm phiền đem những lời của tôi về thưa lại với Đức Thế tôn!".


  7. The Following 2 Users Say Thank You to vivi For This Useful Post:

    cát bụi (01-25-2022),homeless (01-11-2022)

  8. #4
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts
    KINH VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, Mục Liên bèn dùng phương tiện mỗi mỗi nhân duyên tùy nghi giảng dụ đi lại đôi ba lần mà bà Da Du Đà La chắc ý không nghe. Túng thế, Ngài phải từ tạ trở về chỗ vua Tịnh Phạn tỏ bày tự sự như trên. Vua nghe lời ấy rồi bèn sai người mời bà đại Phu nhân là bà Ba Xà Ba Đề đến. Vua bảo với bà rằng: "Này khanh! Con ta là Tất Đạt Đa sai ngài Mục Liên về rước La Vân, muốn cho La Vân vào đạo tu học Pháp Thánh, nhưng Da Du Đà La là người đàn bà ngu si, chưa hiểu pháp yếu, nên tâm ý cứ nằn ghịt thẳng dây tình ân ái không chịu buông thả. Vậy khanh hãy đến đó giảng dụ đôi lời nữa, khiến cho tâm nó khai ngộ".

    Lúc bấy giờ, Đại Phu nhân liền đem theo năm trăm kẻ thanh y đi đến trong cung của bà Da Du Đà La ở, dùng đủ cách phương tiện tùy nghi giảng dụ cũng đến đôi ba phen mà bà Da Du Đà La vẫn không chịu nghe còn trở lại thưa với bà Đại Phu nhân rằng: "Thưa mẹ! Mẹ nghĩ coi, hồi con còn ở nhà cha mẹ con thì các vua trong tám nước đều đến nói con mà cha mẹ con chẳng hứa. Sở dĩ vì sao? Vì bởi Đức Phật Thích Ca hồi còn làm Thái tử tài trí cao xa, võ nghệ hơn người, thế cho nên cha mẹ con mới gả con cho đó. Nhưng Thái tử bấy giờ biết cuộc đời là giả tạm nên quyết chí xuất gia học đạo, đã yên bổn phận thì thôi, cớ sao lại ân cần bảo người về bắt con tôi? Luận cho đúng lý, người ta cưới vợ chính vì sự ân ái sum họp vui vầy, muôn đời sanh con đẻ cháu truyền giòng nối dõi để kế nghiệp tổ tông, đó là cái lẽ chính trong thế gian, thế mà hôm nay Thái tử đã đi tu rồi, sao lại còn về bắt La Hầu muốn khiến cho đi xuất gia, thì té ra tuyệt giòng trị nước nào có nghĩa lý gì đâu?".

    Từ nãy đến giờ Hoàng hậu ngồi nghe những lời ấy rồi lặng lẽ làm thinh không biết nói sao được!

    Khi bấy giờ, Đức Thế tôn liền sao vị Hóa nhân ở giữa hư không bảo rằng: "Này Da Du Đà La! Bà còn có nhớ việc thề nguyền hồi trước kia không? Phật Thích Ca Như Lai đương đời đó chính là tôi nay đây. Khi tôi còn làm đạo Bồ tát, tôi dùng năm trăm quan tiền, theo bà mua đặng năm cành hoa sen cúng dâng lên cho Đức Phật Định Quang. Lúc ấy, bà cầu tôi đời đời sanh chỗ nào cùng nhau làm chồng vợ". Song tôi chẳng chịu lại bảo bà rằng: "Tôi làm đạo Bồ tát đời nào, đời nào tôi cũng thực hành theo bổn nguyện của tôi. Nghĩa là bố thí tất cả không trái ý mọi người. Bà nếu có thể bằng lòng như vậy, thì tôi mới cho làm vợ tôi". Khi đó, bà lập lời thệ rằng: "Nguyện đời đời sanh ra chỗ nào, quốc thành thê tử cùng với thân mạng tôi, mặc dù ông muốn cho ai thì cho, tôi thề không bao giờ có tâm hối hận". Thế mà nay vì cái gì mà bà lại ái tiếc La Hầu không cho đi xuất gia học đạo Thánh vậy".

    Da Du Đà La nghe lời ấy rồi bỗng nhiên nhớ lại nhân duyên đời trước mọi sự rõ ràng như cái việc mới thấy ngày hôm qua, tâm tình thương con tự nhiên tiêu hết. Bà liền sai người mời ngài Mục Liên đến để bà sám hối từ tạ và cầm tay La Hầu phó thác cho ngài Mục Liên, cùng con biệt ly với đôi hàng giọt lệ. Lúc ấy, La Hầu thấy mẹ sầu khổ liền quỳ xuống chắp tay từ tạ mà thưa rằng: "Thưa mẹ! Xin mẹ ở nhà chớ buồn, La Hầu con nay đến viếng Đức Thế tôn rồi con sẽ trở về cùng mẹ thấy mặt". Khi đó, vua Tịnh Phạn vì muốn an ủi bà Da Du Đà La để cho bà được vui lòng.

    Liền đòi các nhà Hào tộc trong nước nhóm họp mà nói rằng: "Con của vua Kim Luân vương, nay sẽ đến nước Xà Bà Đề theo Phật Thế Tôn xuất gia học đạo. Vậy phiền các khanh mỗi người đều cho một con đi theo cháu trẫm". Vua vừa phán xong, thì ai nấy đều vâng lời kính cẩn phụng mạng.

    Tức thời nhóm họp có năm mươi người đi theo La Hầu đến nơi Đức Phật cúi đầu làm lễ. Khi đó, Phật bảo ông A Nan cạo đầu cho La Hầu La và năm mươi vị vương tôn công tử thảy đều cho xuất gia. Dạy ông Xá Lợi Phất làm Hòa thượng. Ngài Đại Mục Kiền Liên làm A Xà Lê, truyền trao cho mười Giới pháp đều làm Sa - di. Song La Hầu tuổi còn thơ ấu đã quen theo thói ngạo mạn, chỉ thích chơi đùa chẳng chịu nghe pháp, Phật hằng dạy bảo mà ông vẫn không nghe, chẳng biết làm sao được.

    Lần sửa cuối bởi vivi; 01-12-2022 lúc 08:20 AM

  9. The Following 2 Users Say Thank You to vivi For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),homeless (01-11-2022)

  10. #5
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts
    KINH VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN CHÁNH TÔNG


    Khi bấy giờ, vua Ba Tư Nặc nghe con của Phật là La Hầu đi xuất gia làm sa-di. Vua cùng với quần thần Phu nhân, Thái tử, hậu cung, thể nữ, Bà-la-môn và cư sĩ cung kỉnh đi theo. Buổi trời sáng sớm đồng đi đến chỗ Phật làm lễ hỏi thăm và xem con của Phật là Sa-di La Hầu. Rồi mỗi người ngồi một phía, nhân đó Phật lại vì nói pháp. Nhưng vua và quần thần vì đã quen thói kiêu mạn nên nghe Phật nói pháp ngồi lâu chán nản muốn từ tạ lui về.

    Khi bấy giờ, Đức Thế tôn biết vua mới ngộ, tín căn chưa vững, toan muốn khai ngộ cho vua và quần thần được nhiều lợi ích. Nên bảo A Nan rằng: "Ông nên đi kêu Sa-di La Vân và tất cả quyến thuộc đều đến nhóm đây nghe Ta nói pháp". Ông A Nan đi kêu trong chốc lát đều nhóm đủ.

    Phật lại bảo vua rằng: "Người đợi giây phút nghe Ta nói pháp". Vua liền vòng tay bạch rằng: "Thưa Đức Thế tôn! Nay thân con đây quen thói vui chơi đã nhiều, không có thể ngồi nghe lâu được, khổ lắm mong Phật tha thứ". Phật liền bảo Vua rằng: "Thế cũng không lấy gì làm khổ. - Là vì sao? Vì bởi đời trước gieo trồng cội phúc cho nên đời nay được làm vua, thường ở trong chốn thâm cung thỏa tình ngũ dục, lúc ra vào có kẻ hầu hạ, chân không chấm đất sao gọi là khổ? Cái khổ ở trong Tam giới đâu có cái khổ nào bằng các nạn khổ nơi đường Địa ngục, Súc sanh và Ngạ quỷ, những cái khổ như trên Ta đã từng nói rồi".

    Phật liền quay lại bảo La Vân rằng: "Này La Vân con ơi! Gặp Phật ra đời rất khó, nghe được Chánh pháp rất khó, giữ được thân người là khó và đắc đạo cũng khó, mà con nay được thân người, lại gặp Phật ra đời cớ sao biếng lười, chẳng chịu nghe pháp vậy?". La Vân bạch Phật rằng: "Thưa Đức Thế tôn! Pháp Phật tinh diệu, tâm trí con còn non nớt đâu đặng nghe nổi pháp mầu của Đức Thế tôn. Trước con đã từng nghe, nay lại quên hết, luống nhọc tinh thần, không đặng một chút, và con nay tuổi còn nhỏ, tình ý hay buông lung, đợi đến chừng con tuổi lớn khôn, may ra có khác chút nào mới nghe pháp được". Phật bảo La Vân: "Muôn vật vô thường, thân người cũng khó giữ được, vậy ngươi có thể giữ được mạng ngươi đến lớn không?".

    "Dạ thưa Đức Thế tôn! La Vân con đây không thể giữ được, như Phật há chẳng giữ giùm mạng con ư?". Phật bảo: "Này La Vân! Ta còn không giữ được cho Ta huống chi là giữ giùm cho ngươi". La Vân bạch Phật rằng: "Luống nhọc theo pháp đã không đắc đạo, vậy công nghe pháp nào có ích cho cho người". Phật lại bảo La Vân: "Công trình nghe pháp dù đời nay tuy không đắc đạo, nhưng đời sau thọ thân trong ngũ đạo được nhiều lợi ích. Như Ta trước đã nói Bát Nhã trí tuệ cũng kêu là Cam lộ, cũng kêu là vị lương y, cũng kêu là cầu cống, cũng kêu là chiếc thuyền to, người đã nghe chưa?".

    La Vân bạch Phật:"Thưa Đức Thế tôn! Con đã được nghe".

    Khi bấy giờ, vua Ba Tư Nặc quỳ gối chắp tay bạch Thế Tôn rằng: "Như Phật vừa nói Bát Nhã trí tuệ kể có bốn tên, nhưng chưa biết nghĩa đó ra làm sao, mong Phật thương xót vì con giảng dạy". Phật bảo vua rằng: "Người muốn đặng nghe thì phải để tâm nghe kỹ, Ta nay nói đây". Phật nói: "Ta nhớ nghĩ đời quá khứ từ vô số kiếp, ở nước Tỳ Ma Đại, trong núi Tỷ Đà có một con Giả Can bị một con sư tử vương rượt bắt muốn ăn thịt, Giả Can sợ hãi chạy rớt xuống một cái giếng không có thể lên được, ở đấy ba ngày tâm tưởng chắc chết. Mà nói bài tụng như vầy:


  11. #6
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts
    KINH VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thảm kịch! Ngày nay khổ đến cùng!

    Chắc là mất mạng ở nơi giếng!

    Tất cả vạn vật đều vô thường,

    Tiếc thay chẳng hiến thân (cho) sư tử!

    Than ôi! Thân tôi ách nạn gì,

    Tham tiếc thân mạng chết không công,

    Không công mà chết đã đáng giận.

    Lại để thân thối nhơ giếng người.

    Nam mô Sám hối mười phương Phật,

    Chứng biết lòng con sạch mãi rồi.

    Đời trước đã làm ba nghiệp tội,

    Nguyện đem thân này đền trả xong.

    Các tội hết rồi ba nghiệp sạch,

    Tâm cần bất động niệm chơn thật,

    Từ đây kiếp kiếp gặp Minh sư,

    Như Pháp tu hành mau thành Phật.


    Khi Trời Đế Thích nghe tên Phật,

    Bừng dậy dửng tóc nhớ Phật xưa.

    Nghĩ mình cô lộ không Thầy dạy,

    Say mê ngũ dục tự đắm chìm.

    Không thể vượt qua khỏi ngục ái ân.

    Càng suy càng thảm ứa nước mắt,

    Liền cùng chư Thiên tám vạn chúng.

    Bay xuống bờ giếng muốn hỏi gạn.

    Mới thấy Giả Can nơi đáy giếng,

    Hai tay bấu đất không lên được,

    Thiên Đế lại tự nghĩ thầm rằng:

    Thánh Nhân ứng hiện nhiều phương pháp,

    Ta nay tuy thấy hình Giả Can,

    Ấy là Bồ Tát chẳng phải phàm.

    Nay xin hỏi rõ chỗ nghi ta,

    Và khiến chư Thiên được nghe pháp.

    Không nghe Thánh giáo đã hèn lâu,

    Ở chỗ mịt mù không Thầy dạy,

    Những lời nhơn giả chẳng phải phàm.

    Xin vì chư Thiên nói pháp giáo.

    Khi ấy Giả Can ngước đáp rằng:

    Ngài là Thiên đế không ai dạy,

    Thật rất si ngạo không biết thời,

    Pháp sư ở dưới mình ở trên,

    Đã không cung kính lại hỏi Pháp,

    Pháp như nước mát cứu được người.

    Thế nào muốn được lòng ngạo mạn.

    Thiên Đế nghe rồi rất hổ thẹn,

    Chư Thiên đứng hầu bật buồn cười.

    Thiên Vương chìu lòng thật không ích,

    Còn bị hổ thẹn rất đáng thương,

    Đế Thích tức thời bảo chư Thiên,

    Dè dặt chớ cho là quái lạ,

    Ta đây ngu tệ hạnh chẳng xứng.

    Vì thế quyết phải nghe Pháp yếu,

    Liền vì xủ xuống áo Thiên y,

    Bọc lấy Giả Can lên khỏi giếng.

    Vòng tay từ tạ lời vô lễ.

    Cúi đầu sám hối xin tha tội.

    Chư Thiên thiệt đúng như Thầy dạy,

    Triền miên ngũ dục rất hoang mê,

    Đều bởi không gặp Thầy hay giỏi,

    Giảng nói khổ, vui, thường, vô thường.

    Chư Thiên dâng cúng Cam lồ thực,

    Giả Can đặng ăn hy vọng sống.

    Không ngờ trong họa lại gặp phước,

    Tâm tình khấp khởi mừng xiết bao.


  12. #7
    Avatar của vivi
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    418
    Thanks
    513
    Thanked 231 Times in 140 Posts
    KINH VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
    Dịch giả: HT Thích Hành Trụ
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, Giả Can tự nghĩ rằng: "Trong đường súc sanh, sự xấu xa thô tệ nhất là Giả Can, nhưng nhờ cái sức trí tuệ nên được như vầy. Lại tự nghĩ thân mình thô xấu thật chẳng đáng yêu, sở dĩ vui mừng và vui mừng hơn nữa là được hoằng Pháp. Chư Thiên si mê đây đều nhờ Đế Thích trước có chút phần Bát Nhã, nên được chung cùng đồng đến nghe Pháp. Rồi tự khen rằng: "Lạ thay! Lạ thay! Có cái may nào bằng cái may ngày nay được thuyết pháp, để thành công đức cho Ta". Lại nghĩ rằng: "Cám ơn ngày hôm nay đây không nhờ công sức công đức trí huệ phương tiện của Hòa thượng tiên sư ta từ mẫn dạy bảo hay sao?".

    Cung kỉnh Thầy ta! Cung kỉnh Thầy ta!

    Nam mô Bát Nhã! Nam mô Bát Nhã!

    Tuy con làm tội sanh trong ác thú, nhưng con vẫn nhớ đời trước và biết được nghiệp duyên là nhờ sức Bát Nhã cảm hóa chư Thiên giáng thần đến đây cúng dường tiếp tế và được hoằng pháp thỏa chút lòng con".

    Khi đó, Trời Đế Thích bảo chư Thiên rằng: "Như lời Thầy nói định muốn thuyết pháp. Chúng ta từ nay được nhiều thiện lợi. Vậy thì ai cũng phải cúi đầu thành thật xin Thầy thuyết pháp". Đế Thích nói xong rồi chư Thiên đều vâng mạng. Tức thời mỗi người sửa sang cung kính cẩn trịch vai áo bên hữu đồng thời bao chung quanh Giả Can, quỳ xuống chắp tay, mỗi người đồng tiếng mà nói bài tụng rằng:

    Hay thay! Hay thay!

    Hòa thượng Giả Can

    Xin Ngài nói Pháp,

    Khai hóa cõi Thiên!

    Cõi Thiên mờ mịt,

    Mê đắm ngũ dục.

    Hằng sợ phước hết

    Vô thường kéo lôi!

    Chết đọa ác đạo

    Khó cứu ra khỏi,

    Đã lâu đời lắm,

    Mấy muôn ức năm,

    Nay mới gặp một,

    Ruộng phước tốt lành

    Xin Thầy thương xót,

    Nói Pháp cho nghe,

    Thiên nhơn đặng phước

    Chúng sanh cũng được

    Nguyện cùng Hòa thượng,

    Vĩnh kiếp theo nhau,

    Đến khi thành Phật,

    Thường kết nhân duyên.

    Minh sư khó gặp,

    Nên phải thề nguyền.


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •