DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/6 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 51
  1. #1
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Tác Giả: Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Thiền Sư Sùng Sơn.

    Thích Giác Nguyên Việt dịch.




    ---------------

    Lời nói đầu !


    THIỀN SƯ SÙNG SƠN đầu tiên đã đến trong đời tôi vào năm 1971. Lúc đó tôi đang giảng dạy tại Đại học Brandeis. (Waltham, Massachusetts cách phía Tây Boston 9 dặm). Và một trong những sinh viên của tôi đã kể cho tôi nghe, là cô đã tu học với vị Thiền sư người Hàn Quốc này tại một Trung tâm Thiền do ông thành lập ở Providence, Rhode Island. Cô cho biết Đại Thiền sư là một nhân vật khá nổi bật, với phong cách giảng dạy khác thường. Ông không bỏ qua một buổi thuyết giảng nào, nếu không có lý do gì khác. Cô ấy đề nghị tôi thử đến đó tìm hiểu về ông qua kiến thức hiểu biết mãnh liệt về Thiền của tôi. Vì thế tôi đã đi và quả thật đúng như vậy.

    Đại Thiền sư, lúc đó được biết đến qua những môn sinh của mình, quả thực là một nhân vật rất thân thiện, khi ông không mặc áo choàng và thường ngồi xung quanh trong những nơi sinh hoạt cùng với các đệ tử. Có thể được mô tả là "một nhà sư thong dong bình dị” (monk – leisurewear).

    Ông không biết nhiều về tiếng Anh, nhưng điều đó, dù sao chăng nữa cũng không cản trở sự giảng dạy bằng tiếng Anh của ông. Với quyết tâm tuyệt đối để truyền đạt Giáo pháp và quan điểm Thiền tông đến với người Mỹ, ông vẫn làm chủ được ở một chừng mực nào đó từ sự thiếu lưu loát tiếng Anh của ông. Thực tế là văn phạm tiếng Anh của ông chưa được rành rọt lắm, khiến cho sự giảng dạy của ông càng nhiệt tình và độc đáo hơn.

    Bạn thực sự phải buông xuống những lời nói của ông, để nắm bắt mục đích và ý nghĩa chân thực của nó. Nhưng những điều ông nói rất mạnh mẽ và rất độc đáo đó, sau một thời gian, chúng sẽ mang lại sự sống bằng một thứ ngôn ngữ phổ cập riêng, mà hầu như từ từ hoặc bất chợt tìm thấy lối vào trái tim và xương tủy của chúng ta.

    Lối giảng dạy của ông thường tạo ra một cuộc chạy đuổi vòng quanh những ý tưởng suy nghĩ và cả những sự khôn ngoan của chúng ta. Nó vốn đã làm bối rối không ngừng nghỉ bởi những nỗ lực đốn phá của ông, hoặc phủ nhận chúng hoàn toàn. Chẳng khác nào mình đang cố tình nuốt phải một hình ảnh chụp bằng tia le-zơ nổi ba chiều và những vật thể khác. Hoặc cũng giống như bài thơ hay và cảm thấy chúng nở hoa trong tâm, bộc lộ chiều hướng phong phú, mà bằng cách nào đó, chúng ta đã bị thiếu vắng trong cuộc sống thường ngày và trong đoàn thể của chúng ta .

    Cuốn sách này là bộ sưu tập đầu tiên trong những bài pháp thoại của Đại Thiền sư và các tài liệu khác được công bố kể từ khi ông qua đời. Rất có thể bởi thế hệ đầu tiên của các môn sinh phương Tây tập hợp chúng lại với nhau theo sự giảng dạy của ông,. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng những cụm từ nhất định và những chủ đề được lặp đi, lặp lại nhiều lần, đó là vì Đại Thiền sư thực sự đã nói rất nhiều trong những bài pháp thoại của mình. Một trong những cụm từ "Bạn phải đạt được cái không đạt." Hoặc "Mở miệng đã là sai lầm”; "Không tạo tác"; "Đừng tạo ra bất cứ điều gì"; “Không tôi – của tôi – thuộc về tôi ; Tốt – xấu; Tôi – bạn; Khó – dễ; Giác – mê; Phật – chúng sanh”; các thí dụ sẽ qua qua lại lại như thế. Đây là cách ông khai thị Chân lý là "trước khi suy nghĩ". "Chỉ giữ tâm trong sáng, tiến thẳng về phía trước”. “Cố gắng, cố gắng, cố gắng mười ngàn năm không thôi nghỉ” hoặc “Từng khoảnh khắc nhất tâm cho vấn đề đó” – chúng giống như ông, bởi vì ông cũng đã không "tạo ra" thời gian, hoặc: "Chính là như thế!" "Cái đau này (sau khi đánh thiền trượng vào một thiền sinh tượng trưng) là tâm ban đầu của bạn”.

    Những sự trao đổi giữa ông với những người đến nghe giảng, đã mạnh dạn đặt ra những câu hỏi rồi tham gia vào các cuộc thỉnh vấn với ông, nó đã thu hút trong những cuộc hội thoại về Thiền, đôi khi được sáng tỏ, đôi khi thật khó hiểu, nhưng luôn luôn hấp dẫn.... Khi rời khỏi giảng đường bạn sẽ cảm nhận rằng những công án này được lưu giữ dài lâu trong tâm chúng ta, khám phá ra phương thức mà chúng ta có thể lãnh hội, liên quan đến trải nghiệm nội tại của chúng ta trên đệm ngồi thiền và trong cuộc sống.

    Thí dụ :

    Hỏi: –Có một vật như tâm trong sạch không?

    Đáp: – Nếu bạn nói có tâm, thì bạn phải làm sạch tâm của bạn. Nếu bạn không tâm thì cần gì phải làm sạch? Vì vậy tôi hỏi bạn, bạn có cái tâm hay không? Và vấn đề đó nó sẽ dẫn đi (trong mọi miền tâm thức). Với điều kiện miễn là chúng ta cố gắng lãnh hội, hoặc là đáp lại bằng suy nghĩ, như thế chúng ta đã gặp phiền toái rồi. Điều đó đúng là “không thể được”. Bởi vì "Nguyên điểm” như ông từng gọi, nó được thể hiện tất cả những trao đổi nghịch lý trong những lời khai thị "Bạn là ai? " "Không–biết". "Bạn phải giữ tâm không biết này". Chỉ khi nào ông nói về nó, nó xuất hiện âm thanh giống như "Donnnnno”.

    Những hành động phóng khoáng của ông thật lạ lùng và kỳ quặc, Tuy nhiên nó mang phẩm tính của một sự tôn vinh hết thảy cho chính nó. Thí dụ từ Tâm Cố Gắng của Thiền sư Cổ Phong trong cuốn sách này. Đây là một câu chuyện “Tâm Cố Gắng” rất thú vị. Nó có nghĩa là từng khoảnh khắc chỉ làm điều đó. Chỉ giữ nhất tâm cố gắng, và thực hiện – với tâm đó. Khi tụng Kinh, hoặc ngồi thiền, hoặc lễ bái, thậm chí tu hành dõng mãnh cũng không thể giúp bạn, nếu bạn bị dính mắc với chính suy nghĩ của mình.

    Tụng kinh Lão giáo, tụng kinh Nho giáo, tụng kinh Ki-tô giáo, tụng kinh Phật giáo không quan trọng. Tụng "Coca Cola , Coca Cola, Coca Cola..." có thể cũng tốt, nếu bạn giữ nhất tâm sáng suốt. Nhưng nếu bạn không giữ nhất tâm sáng suốt và những lời nói từ miệng bạn, theo sau sự suy nghĩ của bạn, thì ngay cả Đức Phật cũng không thể cứu giúp bạn. Và sau đó ông đã cho phép chúng ta có thể hiểu một cách thoáng đạt hơn:

    “Điều quan trọng nhất là, chỉ làm điều đó. Khi bạn chỉ làm điều đó 100 phần trăm, tức thì không có chủ thể, không có đối tượng. Không có bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong và bên ngoài trở thành Một. Có nghĩa là bạn và vũ trụ không bao giờ tách rời. Không suy nghĩ ”.
    .....
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-13-2021),Hoàng Mai (12-12-2021)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Rơi nước mắt khỉ mẹ cho con bú lần cuối trước khi bị làm thịt
      Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 05-05-2016, 09:44 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
    3. Hiểu sai lầm về sự nhiệm mầu của Phật pháp sẽ dẫn đến mê tín.
      Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 09-15-2015, 09:55 AM
    4. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
      Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 6
      Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
    5. Thế nào là Giáo lý Vô Ngã ?
      Gửi bởi cunconmocoi trong mục Giáo lý Nhị Thừa (Tiểu thừa - Quyền thừa)
      Trả lời: 45
      Bài cuối: 06-30-2015, 09:59 AM
  4. #2
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Tác Giả: Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Thiền Sư Sùng Sơn.

    Thích Giác Nguyên Việt dịch.




    ---------------

    Lời nói đầu !

    ......

    Đại Thiền sư cũng là người kể chuyện thật tuyệt vời. Chúng ta đừng bao giờ tìm hiểu câu chuyện của ông kể là có thật hay không, nó thực sự không quan trọng. Chúng là những mẩu chuyện giáo hóa, vừa tạo ra những định đề bằng cách chỉ vào câu hỏi và hóa giải các giả định ngầm của chúng ta và những phương pháp khả tín, những thấu kính chính xác mà chúng ta đã cầm giữ để nhìn rõ thực tế. Ông đã sử dụng những câu chuyện kể cho chúng ta biết cách mở rộng tâm hồn thực sự của chúng ta.

    Một đêm, Đại Thiền sư ngồi bên cạnh tôi, và tôi đã có cuộc nói chuyện công cộng vào buổi tối thứ Tư tại Trung tâm Thiền Cambridge. Khi buổi nói chuyện kết thúc, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi. Đây là cách ông đào tạo môn sinh của mình để trở thành giáo thọ sư. Đó là một chế độ đào tạo khá thú vị và đầy thử thách.

    Câu hỏi đầu tiên thực sự đến từ một người thanh niên trẻ ngồi ở khoảng giữa trong hàng khán giả, từ phía bên phải của căn phòng, và trong cách anh ta hỏi những câu hỏi (tôi quên hoàn toàn nội dung quan trọng của nó) đã chứng minh một mức độ anh ta bị rối loạn tâm lý và nhầm lẫn, tạo thành gợn sóng chú ý và tò mò len qua các khán giả. Khi xảy ra tình huống như vậy, tất nhiên có rất nhiều người nhướng cổ lên, như dè dặt càng tốt, để được lắng nghe hai người đang đối thoại với nhau.

    Đại Thiền sư nhìn thẳng xuyên qua vành mắt kính lão của ông chiếu vào người thanh niên này thật khá lâu. Trong căn phòng tỏa ra sự im lặng, Thiền sư xoa đảnh đầu cạo nhẵn của mình, tiếp tục nhìn chằm chằm vào anh ta. Sau đó, Sư chuyển thân mình hơi nghiêng về phía trước hướng tới micro, từ vị trí đang ngồi trên sàn nhà, Đại Thiền sư nói để phá tan sự im lặng: "Bạn điên rồi !"

    Ngồi bên cạnh ông, tôi dường như nín thở, cũng như mọi người trong căn phòng tỏ vẻ ngạc nhiên. Ngay lập tức, sự căng thẳng tăng lên. Tôi muốn nghiêng đầu qua và thì thầm vào tai ông: "Nghe này, Đại Thiền sư, khi ai đó thực sự là điên, thì nó không phải là một ý tưởng tốt để nói ở nơi công cộng như thế. Nó dễ dàng làm cho anh chàng tội nghiệp kia lên cơn, Chúa ôi !” Tôi đã rất áy náy.

    Tất cả điều đó được toát ra trong tâm trí tôi và có lẽ tâm trí của tất cả mọi người ở trong thiền phòng, nó lóe lên sự bất mãn tạm thời. Ngôn ngữ âm vang của những gì ông vừa thốt ra đã được treo trong hư không. Tuy nhiên ông còn lấp lửng. Sau một hồi im lặng tưởng chừng như kéo dài, Đại Thiền sư tiếp tục: "Nhưng ... (ngập ngừng giây lát) Bạn không điên đâu!”

    Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm và một cảm giác thư giản lây lan khắp cả căn phòng. Sự trao đổi này không theo một kịch bản dự đoán để đáp ứng nỗi đau khổ với lòng Từ bi, nhưng tôi cảm thấy trong giây phút mà tất cả mọi người đang dự thính và chứng kiến ​​một vòng tay to lớn của đức Từ bi và lòng Nhân ái qua phong cách của Đại Thiền sư.

    Về phương diện khác của Đại Thiền sư mà hầu như không ai nhìn thấy hoặc hiểu biết liên quan đến cuốn sách này. Nó được biểu lộ nhiệt tình của ông nói lên sự thật với năng lực trong một văn bản được giữ kín gởi đến Tổng thống Toàn Đẩu Hoán (Chun–Du–Hwan) người đã nắm quyền kiểm soát đất nước Hàn Quốc (1980-1988) vào cuối thế kỷ Hai mươi trong một cuộc đảo chánh, lập nên một chế độ quân phiệt độc tài, đã giết chết đi hàng trăm và có lẽ hàng ngàn người bị thương vào thời điểm đó.

    Chương cuối cùng trong cuốn sách này là nội dung văn bản mà Đại Thiền sư đã viết có tựa đề “Thư gửi nhà độc tài", mà chúng tôi là nhân chứng cho một nỗ lực cá nhân đáng chú ý để giao tiếp từ trái tim đến trái tim với sự lãnh đạo tàn nhẫn của nhà độc tài, người mà Đại Thiền sư cũng thừa hiểu vẫn còn mang bản chất phàm phu.

    Đại Thiền sư đã ban tặng cho họ Chun bằng Pháp bất nhị, nhấn mạnh điều cần thiết về sự hiểu biết Tâm và Chân ngã của mình, như con đường duy nhất để gánh vác sự lãnh đạo của một Quốc gia qua phong cách đạo đức, nhân bản, có trách nhiệm hiểu biết và yêu thương dân chúng.

    Nói thẳng từ đầu đến cuối. Đại Thiền sư với tấm lòng thanh khiết. Mặc cho những rủi ro cá nhân đến với mình, ông đã có một phong cách sáng suốt, can đảm và rõ ràng. Ông quan tâm sâu sắc về các vấn đề xã hội và nhân đạo, đủ để đưa cuộc sống của ông trên con đường phụng sự. Tôi tìm thấy nó rất sống động với hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật này. Sáu năm sau, từ khi Tổng thống Chun bị lật đổ và nội bộ lưu vong, Đại Thiền sư đã trao tận tay cho ông ta một bản sao của lá thư này, mà Sư cũng đã gửi nó cho ông ta vào những năm về trước, nhưng có lẽ không tới tay. Bây giờ ngồi đó, (tại chùa Bách Đàm), khi Chun đọc lại lá thư, như là một toa thuốc với loại thuốc cực mạnh mà ông ta chưa bao giờ được bồi bỗ hoặc uống nó.

    Hiện nay Đại Thiền sư đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống cho những ai chưa từng có cơ hội gặp gỡ ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm vào bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong những lời khai thị mà mình không thể bắt chước được, và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình.

    Jon Kabat-Zinn
    Giáo sư Đại học Brandeis, Boston, Massachusetts
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. The Following 3 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-13-2021),Hoàng Mai (12-12-2021)

  6. #3
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Thiền Sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ.

    Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt.




    ---------------

    LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP



    Thiền sư Thích Huyền Giác


    Cách đây khá lâu, ở Trung Quốc có một vị tăng trẻ tên là Hoài Nhượng đến chào Lục tổ Huệ Năng. Sau khi nhận được ba lễ đầy đủ, Sư hỏi: "Ông từ đâu tới? "

    Tăng đáp:

    – Dạ, từ hòa thượng Lão An ở Tung sơn tới.

    – Vâng, nhưng vật gì xuất phát từ Tung Sơn?

    Tăng đáp:

    –Nếu Thầy gọi nó là một vật, tức đã sai lầm.

    Thiền tổ Huệ Năng gật đầu thầm nhận .
    ........

    Đặt tên là một sai lầm. Gọi nó bất cứ điều gì cũng là một sai lầm. Mở miệng là một sai lầm. Ngày nay nếu bạn cố gắng thậm chí vẽ bày ra nó, đó cũng là sai lầm – có lẽ còn gây thêm nhiều tai hại. Một số người sẽ dấy loạn và điên cuồng để phản đối sai lầm này. Số người khác tin rằng chỉ cần vững mạnh trong lẽ phải để tạo ra "sai lầm" này.

    Cả một sai lầm. Sai lầm, sai lầm, sai lầm. Cuốn sách này nói về sai lầm. Đó cũng là một sai lầm rất lớn.

    Vài năm trước đây, chúng tôi nhận được tin từ những người bạn thân ở Nhà xuất bản Shambhala, đã sớm chuyển giao các bản sao đầu tiên của một cuốn sách mới hoàn thành, do Thiền sư Sùng Sơn gởi đến Trung tâm Thiền. Chúng tôi đều rất vui mừng, nhất là người chủ biên là tôi đã trải qua bốn năm lắp ráp từ hàng trăm mảng văn bản và ghi âm lời giáo hóa của ngài, cũng như các văn bản cuối cùng rồi cũng được gởi đến!

    Trong vòng một tuần, tôi đã quyết định đáp máy bay dự kiến ​​trở về Hàn Quốc để có dịp trao văn bản trực tiếp cho thầy của tôi (Thiền sư Sùng Sơn) Về đến phòng mình trong Tổ đình chùa Hoa Khê, nơi có những ngọn núi với rừng thông xanh ngắt phía trên thủ đô Seoul. Tôi mặc áo choàng và đắp y đãnh lễ thầy đầy đủ ba lạy, rồi nhìn vào trong túi đãy, lôi ra cuốn sách mới. Tôi rung động với sự phấn khởi, cho biết rằng bây giờ sẽ có một tuyên bố đầy đủ và tỉ mỉ về những lời giáo hóa của ngài bằng tiếng Anh, như ngài từng mong muốn, và hiện nó nằm trong tay ngài. Không biết ngài sẽ phản ứng ra sao? Và sẽ nói gì?

    Ngài cầm cuốn sách quạt một lần chầm chậm qua bàn tay phải của mình, rồi đặt nó trên cái bàn viết nhỏ. Sau đó từ ngón tay cái của ngài lật ra quá nhanh để phơi bày bất cứ chữ số nào ở các trang bên trong. Bạn có thể cảm nhận được làn gió từ các trang sách phát ra mà ngài đang nhìn vào. Ngài bèn dừng lại một lần để chú ý đến các ký tự Trung Quốc đính kèm bên trong các trang. Quả thật tôi đang nghi ngờ điều gì có thể sẽ xảy ra.

    Hầu như ngài tỏ ra thờ ơ lạnh lùng tất cả. Không giống như tôi tưởng tượng là sẽ đón nhận sự tán thưởng từ vị Thầy của mình. Cho dù ngay cả thái độ nghiêm nghị, quở trách, hoặc chỉ nửa cái gật đầu của ngài thôi cũng đủ khích lệ tôi. Bốn năm dài nhiều lúc hình dung về cái gì đó, bây giờ không được như ý. Ngài nghiêm nghị phán bảo: “Hãy ném cuốn sách này vào thùng rác" và chỉ tay một cách yếu ớt hướng thẳng về thùng rác ở phía xa. Cuốn sách dẫy chết từ những ngón tay của ngài như một con cá sống không còn nước. Ngài lặp lại:

    – Hãy ném vào thùng rác.

    – Dạ sao vậy thầy ? Có điều gì sai lầm ư ? Tôi hỏi.

    Ngài nói:

    – Nhiều người đọc những lời trong đây sẽ trở nên dính mắc với chúng. Vì vậy, những từ ngữ này là những lời độc hại. Lời nói của ma quỷ. Đó là một sai lầm lớn. Do vậy, tốt hơn là bây giờ con hãy ném cuốn sách này vào ngay thùng rác.

    Trong khoảnh khắc, niềm vui bất thường hướng về cái “Tôi” đã biến thành nỗi thất vọng ê chề. Sự vô ngại của ngài, ngay cả việc giảng dạy, đều chỉ ra cho tôi thấy sự dính mắc mà tôi đã trải qua nhiều năm làm việc cặm cuội khó nhọc, để đưa nó vào thành sách. Thật sai lầm ngu ngốc!

    Vì vậy, cuốn sách này là một sai lầm lớn, như ngài đã phán bảo:"Không ham muốn bất cứ điều gì. Không tạo ra bất cứ thứ gì. Không nắm giữ bất cứ chuyện gì. Không dính mắc với bất cứ việc gì.” Và lớn nhất của vấn đề này là đang "muốn", bởi vì đây là nơi phát khởi toàn bộ địa ngục. Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn. Hay nói cách khác, muốn đắc đạo là một sai lầm lớn. Đó là cụm từ mà ngài thốt lên không phải chỉ một vài lần, mà tùy thuộc vào câu hỏi của môn sinh đặt ra thật nhiều.

    ..........

    Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã hỏi Tu Bồ Đề:

    –Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Khi Như-lai giác ngộ, Như- lai có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như-lai có nói pháp chăng?

    Tu Bồ Đề trả lời:

    –Dạ không, thưa Thế tôn. Như chỗ con hiểu nghĩa của Phật dạy, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và cũng không có pháp nhất định mà Như-lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như-lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Cho nên tất cả các bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

    Phật bảo Tu Bồ Đề: – “Đúng thực như thế. Này Tu Bồ Đề, Như-lai đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhẫn đến không có một chút pháp gì có thể được, đó mới gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bởi vì nếu Như-lai đã chứng được bất cứ điều gì, nó sẽ không phải là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác “
    .

    Đây là những lời Phật dạy mà Thiền sư muốn nhấn mạnh nhằm nói đến khi Sư từng khai thị: "Các vị vốn được đầy đủ. Chỉ vì các vị không biết nó". Cho nên muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn. Chỉ làm điều đó.

    Thiền Sư Sùng Sơn đã từ giả thế giới này vào ngày 30 tháng 11 năm 2004. Đây là tổng hợp giáo lý đầu tiên của ngài xuất hiện bằng tiếng Anh kể từ khi ngài thị tịch. Nó chứa đựng những đoạn trích từ các cuộc đối thoại của ngài với môn sinh, những buổi thỉnh vấn và một số kể lại thời niên thiếu của ngài đã được dịch lần đầu tiên từ tiếng Hàn.

    Hơn thế nữa, văn bản này có chứa một bức tâm thư rất quan trọng mà ngài đã viết gởi cho Tổng thống Chun Du Hwan, vị tướng lãnh quân sự đáng ghê sợ. Là người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước trong một cuộc đảo chánh và cai trị Hàn Quốc với một bàn tay sắt vào những năm của thập niên 1980 của thế kỷ Hai mươi. Bức thư này chưa bao giờ được công bố trước đây, thậm chí chỉ một vài người trong số các môn sinh gần gũi nhất của ngài mới nghe nói về sự tồn tại của bức thư, nhưng hiếm người đọc được nó. Tôi đã so sánh lại văn bản từ gốc tiếng Hàn trong khi tham khảo ý kiến thật ​​chặt chẽ một bản dịch hiện đại.

    .............

    Hơn hai trăm trang này sai lầm, bắt đầu như là luận án thạc sĩ của tôi ở khoa Thần học, Viện Đại học Harvard và nộp cho cố Giáo sư Masatoshi Nagatomi vào tháng 4 năm 1992. Một thời gian ngắn sau khi tôi xuất gia vào tháng 9 năm 1992, tôi đã dâng nó cho Thiền sư Sùng Sơn.

    Ngài nói: "Viết sách là điều cần thiết. Tuy có điều tập sách này khá sơ sài và quá mỏng, chưa lột tả được Chân lý.” Nó chỉ được lưu hành chính thức một số trong các Trường Thiền Quan Âm, cuối cùng những tài liệu tìm thấy được tích hợp vào các bản tin định kỳ của Trường Thiền.

    Eden Steinberg của nhà xuất bản Shambhala khuyến khích tôi biên soạn tập tài liệu này để trở thành một cuốn sách. Tôi cảm ơn cô Ben Gleason, và tất cả mọi người tại Shambhala có tính chuyên nghiệp cao và tầm nhìn rộng cho việc quảng bá của Giáo pháp Thiền tông. Kể cả Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn và Hòa thượng Joan Halifax – cùng những môn sinh đầu tiên của Thiền sư Sùng Sơn – đã đóng góp thiết thực cho luận án này.

    Cảm ơn Tăng thân đại chúng. Tôi cũng muốn bày tỏ sự đánh giá sâu sắc nhất về việc giảng dạy và hỗ trợ của Thiền sư Soeng Hyang (Barbara Rhodes), Thiền sư Đại Quang (Dae Kwang), Thiền sư Đại Phong (Dae Bong) và Thiền ni Đại Quán (Dae Kwan), tất cả các Trường Thiền Quan Âm.

    Thích Huyền Giác (Hyon Gak Sunim)

    Trung tâm Thiền Neung In, Chùa Đông Hạc, núi Đức Sùng. Hàn Quốc
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  7. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-13-2021)

  8. #4
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tỏ Ngộ


    Có một thiền sinh đến hỏi Thiền sư Sùng Sơn :

    –Tỏ ngộ là gì?

    Sư đáp:

    –Tỏ ngộ chỉ là một tên. Nếu bạn tạo ra "tỏ ngộ", sau đó tỏ ngộ tồn tại. Nhưng nếu tỏ ngộ tồn tại, thì vô minh cũng tồn tại. Và như thế đã tạo ra một thế giới đối lập. Tốt và xấu, đúng và sai, ngộ và mê, tất cả đều là đối lập. Tất cả chỉ là suy nghĩ đối lập của riêng bạn. Nhưng chân lý thì tuyệt đối có trước bất kỳ mọi suy nghĩ hoặc đối lập xuất hiện. Vì vậy, nếu bạn tạo ra một cái gì đó, bạn sẽ nhận được nó và nó trở thành một chướng ngại. Nhưng nếu bạn không tạo tác bất cứ điều gì, bạn sẽ nhận được tất cả mọi thứ. Được chứ ?

    Thiền sinh tiếp tục hỏi:

    –Nhưng thưa thầy, tỏ ngộ thực sự chỉ là một cái tên ư? Như vậy không có một Thiền sư nào có thể đạt được trải nghiệm của sự tỏ ngộ trước khi trở thành Thiền sư sao?

    –Tâm Kinh nói rằng “Không đạt được, vì không có gì để đạt được”. Nếu tỏ ngộ có chứng, có đắc, nó không phải là chân giác ngộ. Muốn tỏ ngộ đã là một sai lầm lớn.

    –Nhưng sao có nhiều người đã tỏ ngộ ?

    Sư cười và nói:

    –Bạn có hiểu ý nghĩa "không đạt được" chăng?

    –Dạ không.

    –Không đạt được tức là thấu rõ sự thật. Vì vậy, tôi đã nói với bạn về Tâm Kinh: “Không đạt được, vì không có đối tượng để đạt được”. Bạn phải đạt được cái "Không đạt".

    Thiền sinh vò đầu. –"Con nghĩ rằng con hiểu…".

    –Bạn hiểu ư? Vậy, tôi hỏi bạn đạt được cái gì? Có cái gì để đạt được ?

    Nam thiền sinh trả lời:

    –Tánh Không.

    Đại Thiền sư hỏi:

    –Tánh Không ư? Nhưng thực sự trong Tánh Không, không có tên và không có hình thức. Vì vậy, lấy cái gì đạt được? Ngay cả bạn mở miệng để giải thích nó, bạn đã sai lầm. Nếu bạn nói, "Tôi đã đạt được chân không”, tức là bạn đã sai rồi.

    Thiền sinh nói:

    –Hưm! Con đang bắt đầu hiểu. Ít nhất con nghĩ rằng con đang hiện hữu.

    –Vũ trụ luôn luôn là chân không, phải không? Bây giờ bạn đang sống trong một giấc mơ. Hãy tỉnh thức! Sau đó, bạn sẽ sớm hiểu được.

    Thiền sinh hỏi:

    –Làm thế nào con có thể tỉnh thức ?

    –Tôi đánh bạn (tiếng cười từ khán giả). Rất dễ dàng, phải không?

    Thiền sinh im lặng một lúc, trong khi Sư nhìn anh ta chăm chú. Sư nói: "Tôi vẫn chưa nhận được nó. Bạn có thể giải thích thêm một chút không?

    –Dạ được. Thầy có thể nhìn thấy đôi mắt của thầy không?

    Sư đáp: –Vâng tôi có thể.

    Thiền sinh nói:

    –Bằng cách thầy nhìn vào tấm gương chứ gì!

    Sư đáp: –Nếu nói vậy thì đó không phải đôi mắt của bạn, mà chỉ là sự phản ánh của đôi mắt bạn. Vì vậy, đôi mắt bạn không thể nhìn thấy đôi mắt của bạn. Nếu bạn cố gắng để nhìn thấy đôi mắt của bạn, điều đó đã là một sai lầm lớn. Nói về sự tỏ ngộ cũng như thế. Nó giống như đôi mắt của bạn cố gắng để nhìn thấy chính đôi mắt của bạn.

    –Nhưng câu hỏi của con là, khi thầy còn là một nhà sư trẻ, tất nhiên thầy đã có trải nghiệm thực tế của sự tỏ ngộ. Vậy sự trải nghiệm này là gì?

    –Tôi đánh bạn! Ha ha ha!

    Thiền sinh im lặng .

    ---------

    –Được rồi, thêm một thử nghiệm nữa. Giả sử trước mặt chúng ta có một ít mật ong, một ít đường, và một quả chuối. Tất cả chúng đều ngọt. Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa vị ngọt của mật ong, vị ngọt của đường và vị ngọt của chuối không? "

    –Hừm ...... !

    –Nhưng mỗi thứ có vị ngọt khác nhau, phải không ? Làm thế nào bạn có thể giải thích nó cho tôi ?

    Thiền sinh tỏ ra bất ngờ, thậm chí lúng túng hơn:

    –Con không biết ....

    Thiền sư tiếp tục: –Vâng, bạn có thể mở miệng nói với tôi: Đây là mật ong, đây là đường và đây là chuối! Ha ha ha! Vì vậy, nếu bạn muốn hiểu tỏ ngộ tức là đã tạo ra một cái gì đó rồi. Đừng tạo ra bất cứ điều gì. Từng khoảnh khắc, chỉ cần làm điều đó. Đó đã là tỏ ngộ. Vì vậy, việc đầu tiên, bạn phải thấu rõ con người thật của bạn. Để thấu rõ con người thật của bạn, bạn phải hiểu ý nghĩa của cái đánh mà tôi đánh bạn. Tôi đã đặt sự tỏ ngộ vào tâm của bạn rồi. Ha ha ha!

    (Tiếng cười rộ từ khán giả )


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  9. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-14-2021)

  10. #5
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hòa Thượng Nuôi Rận.

    Thời xưa, những vùng nông thôn ở Hàn Quốc, người ta đã biết mở rộng các thị trường buôn bán lớn kéo dài nhiều ngày. Truyền thống đó vẫn tiếp tục cho đến hôm nay. Tất cả mọi thứ nuôi trồng, từ các công cụ nông sản phổ biến, những dụng cụ nấu ăn đã được đánh giá cao, những củ rễ nhân sâm trăm tuổi, cho đến tiếng chó sủa và gia súc v.v… có thể tìm thấy ở nơi đó.

    Thuở ấy, vào một ngày hè oi bức, có người thanh niên trẻ tuổi đã đến chợ để bán các loại rau củ do anh ta trồng trên nông trại của mình và sử dụng tiền đó để mua gạo. Khi mua gạo xong, anh ta nhận thấy có một vị sư già đứng gần đó, hoàn toàn bất động giữa ban trưa nắng nóng. Nhà sư mặc quần áo mùa đông dày cộm và cũ rách, lổ chổ sứt ra từ những nơi khâu vá. Tất cả mọi người khác trong chợ đã tìm cách ẩn mình dưới những bóng cây râm mát, hoặc mái hiên của các hàng quán. Nhiều ánh mắt nhìn nhà sư lạ này thiếu thiện cảm. Nhưng ông dường như không quan tâm. Ông chỉ đứng đó dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt, không hề di chuyển đi đâu.

    Người thanh niên nghĩ thầm: “Ông ấy là người gì thế nhỉ, bộ điên à? Ông ấy có bị mất trí chăng? Ông ấy chắc sẽ sớm bị ngất xỉu!".

    Dù thời tiết nóng hừng hực, nhà sư vẫn đứng bất động. Ông thậm chí dường như thoáng hiện mỉm cười dưới chiếc mũ rơm rộng vành.

    Một lát sau, khi người thanh niên đã hoàn tất việc mua sắm, anh đến gần nhà sư, ông vừa mới bắt đầu đi bộ một đoạn ngắn với bước chân chậm rãi, nhẹ nhàng.

    – Thưa thầy! Thưa thầy! Người thanh niên vừa gọi, vừa cầm chiếc mũ trong tay và quạt cho mát mẻ bên một bóng cây gần đó. "Xin lỗi, tại sao khi nảy thầy cứ đứng bất động dưới ánh nắng mặt trời như thế mà không tìm bóng râm để ngồi?"

    Vị sư già không vội trả lời ngay. Ông chỉ mỉm cười với người thanh niên tử tế trong giây lát, rồi nói bằng một giọng nhỏ nhẹ gần như không thể nghe được:

    –Lúc đó đang đến bữa ăn trưa.

    –Ăn trưa ư? Người thanh niên nhìn quanh. "Trời đã xế bóng rồi. Ai đang ăn trưa?"

    Vị sư già mở áo choàng của mình lộ ra một chút, thấy nổi cộm bên trong lớp vải lót. Khắp suốt tất cả các nếp áo đã có hàng ngàn con rận nhỏ bé di chuyển và bám vào da ông. Nhà sư nói:

    –Nếu tôi chuyển động nhiều, chúng không thể hút máu được. Vì vậy, nhiều lúc tôi chỉ phải đứng yên cho chúng có bữa ăn trưa của chúng.

    Người thanh niên ngay lập tức tỏ ra nghi ngờ nhà sư này đã loạn trí. Nhưng khi nhìn vào khuôn mặt của vị sư già, trong ánh mắt không có điều hài hước hoặc sự gì khác lạ, chỉ có lòng Từ bi. Nhà sư rất bình tĩnh, với đôi mắt trong sáng và tỏ ra an nhiên thanh thoát. Râu tóc ông mọc lởm chởm và toát lên nét hiền dịu.

    –Nhưng tại sao thầy có thể để cho những con rận sống như vậy được chứ?

    Đôi mắt nhà sư hé nhìn lim dim và ông nói:

    – Chúng coi trọng cuộc sống của chúng, cũng giống như chúng ta phải không?

    Với tấm lòng Từ bi phi thường của nhà sư vừa thể hiện, người thanh niên ngay lập tức chấp tay hình búp sen cúi lạy nhà sư một cách cung kính. Anh ta xin làm đệ tử của ngài. Nhà sư lắc đầu và mỉm cười một cách lịch sự như trước và nói:

    –Không thể được.

    –Tại sao không được thưa thầy?

    –Tại sao bạn muốn đi tu?

    Chàng thanh niên trả lời:

    –Vì con không muốn lập gia đình. Con muốn tìm ra Chánh đạo và đạt được Chân ngã của con. Thầy là đấng Từ bi, ngay cả những sinh vật nhỏ bé mà thầy vẫn ấp ủ nuôi chúng bằng máu huyết chính mình. Vì vậy, con có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng có lẽ đây là Chánh đạo. Thầy là một bậc chân sư tuyệt vời và con mong muốn trở thành đệ tử của thầy.

    –Ừ! Như thế cũng được, nhà sư nói. “Nhưng cuộc sống của một tu sĩ rất khổ cực.” Ông gở mũ của mình và lau mồ hôi trên trán rồi tiếp: "Bạn sống ở đâu?"

    –Dạ, cha mẹ con đều đã qua đời, vì vậy con ở với anh em của con bên làng. Con không có chỗ ở riêng. Con muốn theo thầy học đạo.

    –Được, vậy thì chúng ta hãy đi.

    Họ đi thẳng lên núi và không dừng lại một chút nào. Vị sư già đã không nói bất cứ điều gì, họ cùng hướng theo lối vào sâu trong hẽm núi, vượt qua mấy đoạn suối và những vách đá cheo leo. Sau nhiều giờ đi bộ mỏi chân, hai thầy trò dừng lại để nghỉ ngơi trong im lặng, cuối cùng họ đã đến một hang đá .

    -----------

    Ở Hàn Quốc, nhất là vùng nông thôn, bếp nấu thường được làm bên ngoài ngôi nhà. Trong bếp này là một cái nồi đun nước màu đen đầy lọ, nó đặt trên cái lò cũ kỷ ba chân, người ta thường đốt lửa bằng củi để đun nấu. Nồi được làm bằng gang hay sắt khá nặng. Trong nhà này, cả cái nồi và cái lò đều bị hư hỏng, sứt gãy. Muốn sửa chữa nó, đòi hỏi rất nhiều công phu tỉ mỉ. Khi sửa xong rồi cần phải đổ một ít nước vào nồi để biết chắc rằng nó ổn định không rỉ chảy ở phần dưới đáy. Nếu nước không phân bố đồng đều, hoặc bị rò rỉ, thì sau đó bất kỳ thực phẩm nào được đun nấu trên bếp sẽ làm cho tắt lửa và thức ăn sẽ bị hư hỏng bỏ phí. Đây là công việc khá phức tạp khó khăn để sửa chữa những điều như vậy. Chỉ vào cái nồi và chiếc lò, nhà sư thốt ra những lời đầu tiên của mình kể từ khi cùng nhau rời khỏi phố chợ:

    – "Này, bạn vui lòng sửa chữa giùm lại những cái này." Nói xong, ông liền rời khỏi nhà bếp.

    Chàng trai quá háo hức liền bắt tay vào công việc. Anh ta tháo rời từng bộ phận của chiếc lò cũ kỹ rồi sửa chữa lại, anh ta tán những lổ mọt của cái nồi cho nhẵn kín, không còn rỉ chảy, và sắp đặt lại nơi đun nước phù hợp. Khi anh ta đã làm xong mọi thứ liền mang đến cho nhà sư và thưa:

    –Cái nồi đã được sửa chữa xong rồi, thưa sư phụ.

    Vị sư già đã kiểm tra nó, nhìn vào các góc cạnh cái nồi và đổ vào một gáo nước. –"Không tốt!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy cố gắng một lần nữa! "

    Người thanh niên nghĩ: "Hưm! Nhà sư này có đôi mắt tinh nhuệ, vì vậy ông đã nhìn thấy còn một số sai lầm." Anh ta lại cố gắng để sửa chữa nó một lần nữa, anh rất cẩn thận để cân nhắc và điều chỉnh tất cả các góc cạnh của cái nồi. Lần này anh ta tự múc nước đổ vào nồi và đun trên bếp lửa để kiểm tra mức độ chính xác của nó, khi công việc của mình đã hoàn tất và tỏ ra hài lòng hơn trước. Anh ta đứng lên mang nó đến cho nhà sư.

    – Thưa thầy, bây giờ con đã sửa xong cái nồi rồi ạ!

    –Tốt lắm, tôi sẽ kiểm tra.

    Vị sư già nheo mắt nhìn các góc cạnh của cái nồi, từ từ múc nước đổ vào. –"Chưa được!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy cố gắng một lần nữa! "

    Chàng thanh niên tỏ ra bối rối.

    –Ta đã mắc phải một số sai lầm ư! Đâu là sai lầm của ta ? Anh ta lại nghĩ: "Có lẽ cái lỗi bên ngoài cái nồi, nó chưa được lau chùi sạch sẽ."

    Lúc này, anh đã chuẩn bị quan sát cái nồi rất chặt chẽ, rà soát từng phân của nó vào những chỗ rò rỉ đã được gò sửa. Bất cứ điều gì mà anh đã làm, ngay cả những nghi ngờ nhỏ về nó, anh đều sửa chữa hoàn toàn. Sau đó, anh kiểm tra kỹ toàn bộ cái nồi và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đã được hoàn chỉnh, sạch sẽ và gọn gàng. Anh thử nghiệm và kiểm tra lại mức độ với số nước đong đầy. Đứng dậy xoa lưng mệt mỏi của mình, anh đến trình thầy:

    – Bạch sư phụ, con đã sửa chữa cái nồi xong rồi ạ! Tất cả mọi thứ đã được kiểm tra hơn hai lần. Bây giờ con chắc chắn thầy sẽ hài lòng về nó.

    – Chưa được! Nhà sư cho biết sau khi kiểm tra nồi, và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy làm lại một lần nữa!"

    Người thanh niên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. "Nhà sư này nhìn thấy vẫn còn một số sai lầm. Tại sao ta không thể làm được tốt? Ta biết cái nồi đã hoàn hảo rồi mà." Anh ta nghĩ: "Có thể nhà bếp không tốt chăng?" Vì vậy, anh phá tất cả nhà bếp và vào núi đốn cây về tạo dựng lại hoàn toàn, từ sàn cho tới mái nhà. Anh ta lẩm bẩm: "Rõ đấy", anh vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán. "Sư phụ ngay bây giờ không thể không chấp nhận nó nữa ư!" Do đó anh tới trình cho ông biết: –"Thưa thầy, con đã làm lại xong toàn bộ nhà bếp! Con chắc chắn bây giờ theo ý thầy không có gì sai lầm nữa rồi! Xin thầy hãy đến và kiểm tra."

    –Ồ, thật là tuyệt vời! Bạn làm việc khá chăm chỉ, vì vậy tôi rất hạnh phúc. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra đây.

    Ông đi đến nhà bếp nhìn cái nồi, đổ vào một gáo nước và thậm chí không dành thời gian để xem mức nước ổn định thế nào. Hoặc nhìn toàn bộ nhà bếp mới sửa ra sao. Ông hét lên: "Không tốt!" Và yêu cầu làm lại một lần nữa .

    Điều này không chỉ xảy ra bốn, năm lần mà cho đến tám lần. Mỗi lần như vậy, người thanh niên suy nghĩ: "Lần này sai lầm chỗ nào? " Và mỗi lần như vậy nhà sư trả lời , –"Sai lầm ! Không tốt! " Và đổ hết nước ra ngoài.

    Bây giờ, người thanh niên tỏ ra rất tức giận: "Đâu là sai lầm của tôi? " Sau khi lần thứ chín nước đã được đổ ra, anh ta nói với chính mình: "Ông sư này thật là không đúng ! Ta nhất định không quan tâm nghe những gì ông nói nữa. Đây là lần cuối cùng!" Vì vậy, anh ta chỉ cần đặt cái nồi trên lò bếp và nói to:

    –Bạch sư phụ, con đã làm xong rồi ạ!

    Khi nhà sư bước vào bếp để xem, thấy người thanh niên đang ngồi trên cái nồi, tay khoanh trước ngực, không nói năng gì.

    Nhà sư tuyên bố: “Thật là tuyệt vời! Tuyệt vời!", và đi vòng ra ngoài để lấy những bát đựng thức ăn của ông được bày ra. Đêm đó họ ăn cơm với nhau thật ngon. Cái nồi không bao giờ được đề cập đến nữa.
    Attached Images Attached Images
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  11. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  12. #6
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hòa Thượng Nuôi Rận.

    ......

    Thiền sư Sùng Sơn một lần nhận xét về câu chuyện này cho các môn sinh của mình như sau:

    Vị sư già này đã thử nghiệm tâm học trò của mình . Bởi vì Thiền có nghĩa là không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Bạn đã bị phụ thuộc vào chính mình và làm theo phong cách riêng của bạn. Nhưng phong cách của riêng bạn là gì? Nếu bạn khởi ý tưởng ​​của bạn, tình huống và điều kiện của bạn và ôm giữ cái tâm “tôi – của tôi – thuộc về tôi”, thì sau đó phong cách chính xác của bạn không thể xuất hiện. Vì vậy, nhà sư này đã có lòng Đại từ bi, và chỉ thử nghiệm tâm học trò của mình. Người thanh niên này muốn xuất gia. Nhưng anh tin vào chính mình được bao nhiêu? Mỗi lần người đệ tử sửa cái nồi, anh ta nghĩ: Có lẽ điều này sẽ vượt qua; có lẽ điều đó sẽ thành tựu. Với quá nhiều suy nghĩ cho nên tâm anh ta dễ dàng lay động. Khi Thiền sư đổ hết nước, người đệ tử đã tin vào vị thầy lúc ông nói hãy làm lại, có vấn đề. Đây là phương cách của vị thầy kiểm tra tâm đệ tử, là phải đổ hết những tạp niệm trong tâm và nhìn thấy tâm của chàng thanh niên đã động niệm quá nhiều. Nhưng suốt thời gian qua thử thách, cuối cùng người đệ tử chỉ miệt mài làm điều đó, không có lay chuyển, không có nghi ngờ. Tâm anh ta không còn động niệm nữa. Chỉ ngồi yên khi xong việc.

    Vị Thiền sư cũng đã được thử nghiệm tâm kiên trì của học trò mình. Người thanh niên này quý mến tôi, nhưng anh muốn hiểu về con người thật của mình bao nhiêu? Thông thường, hầu hết mọi người có thể cố gắng trong bốn hoặc năm lần làm sao cho phù hợp với ý mình để đối phó với sự minh tuệ của vị thầy. Nếu vị thầy không chấp nhận ngay, nhiều môn sinh sẽ nói: Tôi không thích thầy nữa! Và sau đó họ rút lui. Nhưng khi họ nói: Tôi không thích thầy nữa, hay Tôi không thích lối giảng dạy này, những gì họ thực sự đang nói là họ không thích chính họ. Một vị thầy giỏi chỉ phản ánh tâm của đệ tử. Nếu đệ tử không thích những gì họ thấy, đôi khi họ đổ lỗi cho vị thầy của họ.

    Vì vậy, Tâm thử thách quan trọng hơn là bất kỳ Thiền sư nào. Nếu bạn nói: "Tôi có thể", tức thì bạn có thể làm một cái gì đó. Nếu bạn nói: "Tôi không thể", sau đó bạn không thể làm bất cứ điều gì. Vậy bạn thích cái nào?

    Đây là lý do tại sao chúng tôi nói: "Chỉ đi thẳng, cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm, không ngừng nghỉ”. Cố gắng, cố gắng, cố gắng có nghĩa là kiên trì, bền chí trong từng khoảnh khắc. Đôi khi nó được gọi là Chánh Tinh tấn, là cái tâm luôn luôn cố gắng, không có vấn đề gì, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào. Như vậy đã là tỏ ngộ rồi. Đó là sự cứu độ tất cả chúng sinh. Đó là Đại Bồ tát Đạo. Vì vậy, cố gắng là rất cần thiết. Rồi một ngày nào đó, Thiền sư sẽ nói với bạn: "Ô, thật tuyệt vời!"


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  13. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-15-2021)

  14. #7
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hành Động Không Suy Nghĩ.


    Sau thời Pháp thoại tại Trung tâm Thiền Lithuania, thuộc Đông Nam bờ biển Baltic. Một sinh viên hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Tôi biết Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên giết hại. Nhưng đôi khi có một con muỗi đậu trên cánh tay của tôi, tôi đập nó chết. Tôi không cố ý làm như thế. Đó chỉ là phản xạ tự nhiên. Hành động như vậy có vi phạm lời giáo huấn của Đức Phật không?

    Đại Thiền sư trả lời:

    – Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Chúng ta có thể nói rằng có hai loại hành động: Hành động suy nghĩ và hành động không suy nghĩ, chúng tôi cũng gọi là hành động phản ánh. Thí dụ bạn đang lái xe, ngay trong làn đường của mình và có ai đó bất chợt băng qua đường mà không có tín hiệu đèn báo cho phép. Nếu bạn phát hiện, thậm chí trong một khoảnh khắc rất ngắn, và suy nghĩ, 'Ôi Chúa ơi ! Làm sao tôi có thể tránh anh ta đây?’ Hoặc la lên, 'Đồ ngu ngốc, tại sao băng qua đường như thế?' chắc chắn có thể bạn sẽ đánh anh ta. Nếu bạn không kịp thời phát hiện và nghĩ là sẽ đụng phải anh ta chết! Đó là hành động có suy nghĩ. Hành động có suy nghĩ để lại một số dấu vết phía sau một số phản ánh. Chúng tôi gọi đó là dư lượng nghiệp, hoặc tạo tác nghiệp. (Karmic residue).

    Nhưng nếu khi bạn kịp nhìn thấy người đàn ông này băng qua đường, và trong chớp mắt phát hiện, chỉ cần thắng gấp, bạn sẽ không giết chết anh ta.

    Bạn nhận thức và hành động cùng một lúc. Nó giống như một tấm gương, nếu một quả bóng màu đỏ đứng trước gương, gương phản ánh đỏ; khi một quả bóng trắng xuất hiện, phản ánh trắng. Không có khoảng cách không gian, không suy nghĩ, không nắm giữ, chỉ hành động. Gọi đó là hành động phản ánh, chỉ làm điều đó. Hành động phản ánh có nghĩa là không có suy nghĩ của tôi, vì vậy hành động này vượt lên tốt và xấu. Tuy nhiên có hành động phản ánh tốt, và hành động phản ánh xấu.

    Ở Hàn Quốc, chùa Tu Đức (Su Dok Sah) là một ngôi chùa nổi tiếng, nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước đến viếng thăm và chiêm bái. Ngôi chánh điện thờ Phật thật là tuyệt đẹp, có những Pháp khí từ thời xa xưa. Nó trở thành một kho báu của quốc gia tại Nam Hàn. Những cánh cửa rất lớn bằng gỗ quý và nặng nề thường đóng kín bởi gió lộng và ruồi. Người ta chỉ mở một trong những cánh cửa ra vào, nhưng nếu gió to thổi tới, nó bị đóng mạnh, BÙM! Cánh cửa sập vào tường và sẽ bị hư. Hầu hết mọi người rất cẩn thận, nó có thể thực sự văng tung ra lúc nào.

    Thời gian vài năm trước đây, một nhóm Thiền sinh người Mỹ đã có chuyến du hành sang thăm Hàn Quốc và đã đến viếng ngôi chùa cổ Tu Đức trong một ngày. Chúng tôi cùng vào ngôi điện Phật và tôi bắt đầu trình bày với họ về lịch sử của ngôi chùa: “Các bạn có biết, ngôi chùa này gần một ngàn bốn trăm năm tuổi”…. Trong lúc tôi đang nói, một bà cụ già người Hàn Quốc đã cố gắng bước vào bên trong, và đẩy cánh cửa mở rộng ra một chút. Phèo! – Một cơn gió mạnh bất thình lình thổi tạt vào khiến cánh cửa vuột ra khỏi tay bà ấy.

    Một Thiền sinh người Mỹ đứng cách đó vài mét nghe tôi nói chuyện, mặc dù anh không nhìn thấy khi bà cụ bước vào, cánh cửa bắt đầu chuyển động, anh chỉ nghe âm thanh rít lên từ cánh cửa. Với phản ứng tự nhiên, anh liền bay như một mũi tên và nắm lấy cánh cửa ngay trước khi nó đâm sầm vào tường, tránh được sự hư hỏng. Điều đó cũng giúp cho bà cụ thoát khỏi thương tật. (Cười) Vì vậy, hành động không suy nghĩ của Thiền sinh này đã cho những người khác nhận thức rằng: anh đã không suy nghĩ tốt hay xấu, có đủ thời gian hay không để cho anh có thể làm điều đó. Tâm anh ta chỉ phản ánh, như một tấm gương. Đó là một thí dụ về phản ánh hành động tốt.

    Tôi có một câu chuyện nữa: Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, tất cả nam giới Hàn Quốc có cùng một độ tuổi nhất định phải gia nhập quân đội, ngay cả các nhà sư!

    Khi ở trong quân đội, tôi có một người bạn rất tốt, đó là Đại úy Song. Chúng tôi luôn luôn sống chung và cùng làm việc với nhau. Bất cứ khi nào tôi có một ít tiền, tôi đưa anh ta đến nhà hàng hoặc cùng nhau đi chùa.

    Một ngày nọ, ông Song bảo tôi: “Ồ, này bạn! Hôm nay đến lượt tôi phải trả nghĩa, chúng ta sẽ đi đến một nhà hàng cao cấp tuyệt vời trong thành phố Taegu để ăn trưa nhé!”

    Tôi nói với ông: “Bạn không tiền, làm sao mà bạn có thể trả chi phí đó?” Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, nó rất khó khăn để kiếm được tiền tiêu pha cho những việc như ăn uống ở nhà hàng.

    Ông nói: “Không sao cả, đừng lo lắng. Tôi sẵn có một ít tiền, nếu thiếu thì sẽ có bạn tôi giúp.” Vì vậy, chúng tôi đã đáp tàu đi đến ga xe lửa thành phố Taegu. Đến nơi, ông gặp hai người đàn ông ăn mặc khá lịch sự, họ rất vui mừng và lịch thiệp khi gặp bạn tôi. Họ ứng xử với anh ta với phong cách kính trọng tuyệt vời.

    Chỉ vào tôi, bạn tôi nói với họ:

    –Đây là người bạn chí thân của tôi. Ông đã tận tình giúp đỡ tôi trong mọi lúc. Chúng tôi đang đi ăn trưa với nhau. Các bạn có thể chuẩn bị cho bữa ăn trưa được không?"

    –Vâng, thưa Đại ca, họ nói. Sau đó, một trong hai người đàn ông lái một chiếc xe hơi và cả hai đưa chúng tôi đến một nhà hàng cao cấp rất sang trọng. Họ phục vụ chúng tôi các món ăn ngon mà tôi chưa từng được thưởng thức, hoặc thậm chí được nhìn thấy trong nhiều năm do chiến tranh. Chúng tôi cùng nhau dùng một bữa trưa rất ngon miệng. Ông Song rất lấy làm sung sướng, và tôi cũng vui lây, một cảm giác thật tuyệt vời !
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  15. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  16. #8
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hành Động Không Suy Nghĩ.

    .......

    Sau khi ăn xong, ông Song tựa lưng xỉa răng, tôi bèn hỏi anh ta: “Chuyện gì diễn ra như thế này? Tại sao mình có thể ăn xong mà không phải trả tiền?”

    Ông kể: “Trước khi vào quân đội, tôi là một tên trùm móc túi có hạng. Tôi là chủ, và những người đàn ông đó là đàn em giúp việc cho tôi. Một ngày nọ, tôi nhận ra rằng chuyên đi móc túi kẻ khác là hành động rất xấu xa bỉ ổi. Vì vậy, khi chiến tranh xảy ra, tôi bắt đầu ăn năn, rửa tay vĩnh viễn không làm chuyện đó nữa, rồi tham gia vào quân đội.”

    Trong quân đội quả thật ông ta luôn luôn giữ đúng phong cách nghiêm chỉnh, trở thành một đại úy đại đội trưởng giống như tôi. Chúng tôi làm việc chung với nhau và tôi thấy các hành động của ông ta luôn luôn rất cẩn trọng và đúng đắn. Vì vậy, việc móc túi như một thói quen cũ đã qua rồi.

    Vào một ngày nọ, chúng tôi cùng nhau đi tham quan tại dãy núi Sorak, một thắng cảnh rất đẹp và nổi tiếng tại Nam Hàn. Có nhiều người chờ đợi xếp thành hàng dài để mua vé vào cửa. Thật hết sức bất ngờ, bàn tay của ông Song đưa ra thọc vào chiếc túi quần phía sau của người đàn ông đang đứng phía trước ông ta và móc lấy chiếc bóp một cách chớp nhoáng. Tôi đứng đằng sau ông Song và đã chứng kiến tất cả mọi chuyện xảy ra, vì vậy tôi đánh anh ta một cái và nói:

    – Bàn tay bạn không tốt!

    Ông Song cũng rất ngạc nhiên:

    – Ô! Đó là thói quen cũ của tôi. Tôi không muốn, nhưng nó tự động làm bởi chính nó mà thôi!

    Rồi anh ta xin lỗi một cách chân thành. Thực sự anh ta không muốn lấy chiếc bóp này, và cũng không muốn trở thành một tên móc túi như vậy nữa.

    Tuy nhiên, khi anh ta nhìn thấy chiếc bóp ló ra và cánh tay tự động của anh vươn tới lấy nó. Đó là thói quen phản ứng tức thời hiện ra trong tâm trí mãnh liệt.

    Tôi nói với anh ta: “Bạn phải trả lại cái bóp đó!"

    –Vâng! Được. Sau đó, anh ta vỗ vai người đàn ông đứng trước mặt mình. “Xin lỗi, thưa ông. Có phải cái bóp của ông không? Tôi đã thấy nó xuất hiện trên sàn nhà."

    Người đàn ông quay lại và nhận ra ông Song đang giữ cái bóp của mình trong tay.

    –Ôi, tốt quá! Đúng là bóp tiền của tôi! Cảm ơn bạn, cảm ơn bạn rất nhiều! Tôi đang trên đường đi chợ mua bò với số tiền này. Nếu tôi đánh mất nó, tôi sẽ không thể mua bò được. Ôi! cảm ơn bạn rất nhiều.

    Rồi ông lấy ra một ít tiền để biếu cho ông Song như là một lời cảm ơn. Tuy nhiên, ông Song vẫy tay từ chối một cách khiêm nhường: “Ô! Không, không. Tôi không dám!”

    Nhưng tôi huých khuỷu tay ông Song qua một bên và nói:

    –Thôi được, cứ lấy một ít tượng trưng đi ! Ngay bây giờ mới chính là công việc của bạn.

    Vì thế ông Song nhận được ít tiền. (Tiếng cười từ giảng đường)

    Qua hai câu chuyện này cho thấy hai loại hành động không suy nghĩ, mà chúng tôi cũng gọi là hành động phản ánh. Hành động của một Thiền sinh người Mỹ – như tên bắn lao về phía cánh cửa tại chùa Tu Đức, không cần suy nghĩ, như một thói quen tốt chỉ giúp đỡ người khác và không vì chính mình. Một hành động như vậy không để lại bất cứ điều gì phía sau trong tâm, bởi vì nó có chức năng từ cái tâm rỗng không, giống như một tấm gương.

    Khi một cái gì đó được phản ánh trong gương, nó hiện ra như thế. Khi nó rời khỏi mặt gương, thì không còn bất kỳ sự phản ánh nào. Gương không giữ bất cứ điều gì. Chúng tôi gọi đây là tâm–phản–ánh. Bởi vì nó không phụ thuộc vào suy nghĩ, cho nên nó không tạo ra nghiệp.

    Người bạn của tôi tuy móc túi, nhưng ông ta đã có một loại tâm–phản–ánh, tuy vẫn còn trình tự của một thói quen xấu; thậm chí đôi khi không suy tính, bàn tay của anh ta tự móc vào ví tiền. Tuy nhiên, anh ta phản chiếu sự tham muốn của mình theo thói quen cũ để mong lấy tiền người khác. Suy nghĩ tạo ra một thói quen và làm cho thói quen tạo ra một suy nghĩ. Đây là hành động tạo ra nghiệp chướng.

    Mọi người đều có thói quen tốt và xấu. Điều đó không thành vấn đề. Chỉ giữ tâm sáng suốt trong từng khoảnh khắc và sau đó một thói quen đúng sẽ xuất hiện tự chính nó. Điều đó, chúng tôi gọi là Chánh nghiệp – Nó không phải là thiện nghiệp hay ác nghiệp. Nó vượt lên tốt và xấu. Vâng, đúng như thế. Trời xanh: là tốt hay xấu? Nó vượt qua tốt và xấu, phải không? Nước chảy: là tốt hay xấu? Nó cũng vượt lên tốt và xấu. Tốt và xấu không quan trọng, chúng chỉ là những cái tên. Nếu bạn thực hiện hành động tốt, sau đó khi bạn chết, bạn sẽ được lên Thiên đàng; làm hành động xấu, bạn sẽ đi đến Địa ngục.

    Nhưng nếu bạn giữ một tâm trí rõ ràng sáng suốt trong từng khoảnh khắc, sau đó chỉ có những hành động chính xác xuất hiện và bạn không bị chướng ngại bởi thiên đàng hay địa ngục. Đó là ý nghĩa của Bồ Tát hạnh, chỉ vì lợi ích của tất cả chúng sanh và vượt thoát sanh tử. Vấn đề quan trọng nhất là tại sao bạn làm như thế? Chỉ vì cho chính mình, hoặc cho tất cả chúng sanh? Nếu bạn nhận ra điều đó thì bất kỳ hành động nào cũng không thành vấn đề. Đó là Thiền thực tập và Thiền định hướng.



    Lần sửa cuối bởi hungcom; 12-16-2021 lúc 09:06 PM
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  17. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  18. #9
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hòa Thượng Nuôi Rận


    Thời xưa, những vùng nông thôn ở Hàn Quốc, người ta đã biết mở rộng các thị trường buôn bán lớn kéo dài nhiều ngày. Truyền thống đó vẫn tiếp tục cho đến hôm nay. Tất cả mọi thứ nuôi trồng, từ các công cụ nông sản phổ biến, những dụng cụ nấu ăn đã được đánh giá cao, những củ rễ nhân sâm trăm tuổi, cho đến tiếng chó sủa và gia súc v.v… có thể tìm thấy ở nơi đó.

    Thuở ấy, vào một ngày hè oi bức, có người thanh niên trẻ tuổi đã đến chợ để bán các loại rau củ do anh ta trồng trên nông trại của mình và sử dụng tiền đó để mua gạo. Khi mua gạo xong, anh ta nhận thấy có một vị sư già đứng gần đó, hoàn toàn bất động giữa ban trưa nắng nóng. Nhà sư mặc quần áo mùa đông dày cộm và cũ rách, lổ chổ sứt ra từ những nơi khâu vá. Tất cả mọi người khác trong chợ đã tìm cách ẩn mình dưới những bóng cây râm mát, hoặc mái hiên của các hàng quán. Nhiều ánh mắt nhìn nhà sư lạ này thiếu thiện cảm. Nhưng ông dường như không quan tâm. Ông chỉ đứng đó dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt, không hề di chuyển đi đâu.

    Người thanh niên nghĩ thầm: “Ông ấy là người gì thế nhỉ, bộ điên à? Ông ấy có bị mất trí chăng? Ông ấy chắc sẽ sớm bị ngất xỉu!".
    Dù thời tiết nóng hừng hực, nhà sư vẫn đứng bất động. Ông thậm chí dường như thoáng hiện mỉm cười dưới chiếc mũ rơm rộng vành.

    Một lát sau, khi người thanh niên đã hoàn tất việc mua sắm, anh đến gần nhà sư, ông vừa mới bắt đầu đi bộ một đoạn ngắn với bước chân chậm rãi, nhẹ nhàng.

    – Thưa thầy! Thưa thầy! Người thanh niên vừa gọi, vừa cầm chiếc mũ trong tay và quạt cho mát mẻ bên một bóng cây gần đó. "Xin lỗi, tại sao khi nảy thầy cứ đứng bất động dưới ánh nắng mặt trời như thế mà không tìm bóng râm để ngồi?"

    Vị sư già không vội trả lời ngay. Ông chỉ mỉm cười với người thanh niên tử tế trong giây lát, rồi nói bằng một giọng nhỏ nhẹ gần như không thể nghe được:

    –Lúc đó đang đến bữa ăn trưa.

    –Ăn trưa ư? Người thanh niên nhìn quanh. "Trời đã xế bóng rồi. Ai đang ăn trưa?"

    Vị sư già mở áo choàng của mình lộ ra một chút, thấy nổi cộm bên trong lớp vải lót. Khắp suốt tất cả các nếp áo đã có hàng ngàn con rận nhỏ bé di chuyển và bám vào da ông. Nhà sư nói:

    –Nếu tôi chuyển động nhiều, chúng không thể hút máu được. Vì vậy, nhiều lúc tôi chỉ phải đứng yên cho chúng có bữa ăn trưa của chúng.

    Người thanh niên ngay lập tức tỏ ra nghi ngờ nhà sư này đã loạn trí. Nhưng khi nhìn vào khuôn mặt của vị sư già, trong ánh mắt không có điều hài hước hoặc sự gì khác lạ, chỉ có lòng Từ bi. Nhà sư rất bình tĩnh, với đôi mắt trong sáng và tỏ ra an nhiên thanh thoát. Râu tóc ông mọc lởm chởm và toát lên nét hiền dịu.

    –Nhưng tại sao thầy có thể để cho những con rận sống như vậy được chứ?

    Đôi mắt nhà sư hé nhìn lim dim và ông nói:

    – Chúng coi trọng cuộc sống của chúng, cũng giống như chúng ta phải không?

    Với tấm lòng Từ bi phi thường của nhà sư vừa thể hiện, người thanh niên ngay lập tức chấp tay hình búp sen cúi lạy nhà sư một cách cung kính. Anh ta xin làm đệ tử của ngài. Nhà sư lắc đầu và mỉm cười một cách lịch sự như trước và nói:

    –Không thể được.

    –Tại sao không được thưa thầy?

    –Tại sao bạn muốn đi tu?

    Chàng thanh niên trả lời:

    –Vì con không muốn lập gia đình. Con muốn tìm ra Chánh đạo và đạt được Chân ngã của con. Thầy là đấng Từ bi, ngay cả những sinh vật nhỏ bé mà thầy vẫn ấp ủ nuôi chúng bằng máu huyết chính mình. Vì vậy, con có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng có lẽ đây là Chánh đạo. Thầy là một bậc chân sư tuyệt vời và con mong muốn trở thành đệ tử của thầy.

    –Ừ! Như thế cũng được, nhà sư nói. “Nhưng cuộc sống của một tu sĩ rất khổ cực.” Ông gở mũ của mình và lau mồ hôi trên trán rồi tiếp: "Bạn sống ở đâu?"

    –Dạ, cha mẹ con đều đã qua đời, vì vậy con ở với anh em của con bên làng. Con không có chỗ ở riêng. Con muốn theo thầy học đạo.

    –Được, vậy thì chúng ta hãy đi.

    Họ đi thẳng lên núi và không dừng lại một chút nào. Vị sư già đã không nói bất cứ điều gì, họ cùng hướng theo lối vào sâu trong hẽm núi, vượt qua mấy đoạn suối và những vách đá cheo leo. Sau nhiều giờ đi bộ mỏi chân, hai thầy trò dừng lại để nghỉ ngơi trong im lặng, cuối cùng họ đã đến một hang đá.....
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  19. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  20. #10
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hòa Thượng Nuôi Rận

    .........

    Ở Hàn Quốc, nhất là vùng nông thôn, bếp nấu thường được làm bên ngoài ngôi nhà. Trong bếp này là một cái nồi đun nước màu đen đầy lọ, nó đặt trên cái lò cũ kỷ ba chân, người ta thường đốt lửa bằng củi để đun nấu. Nồi được làm bằng gang hay sắt khá nặng. Trong nhà này, cả cái nồi và cái lò đều bị hư hỏng, sứt gãy. Muốn sửa chữa nó, đòi hỏi rất nhiều công phu tỉ mỉ. Khi sửa xong rồi cần phải đổ một ít nước vào nồi để biết chắc rằng nó ổn định không rỉ chảy ở phần dưới đáy. Nếu nước không phân bố đồng đều, hoặc bị rò rỉ, thì sau đó bất kỳ thực phẩm nào được đun nấu trên bếp sẽ làm cho tắt lửa và thức ăn sẽ bị hư hỏng bỏ phí. Đây là công việc khá phức tạp khó khăn để sửa chữa những điều như vậy. Chỉ vào cái nồi và chiếc lò, nhà sư thốt ra những lời đầu tiên của mình kể từ khi cùng nhau rời khỏi phố chợ:

    – "Này, bạn vui lòng sửa chữa giùm lại những cái này." Nói xong, ông liền rời khỏi nhà bếp.

    Chàng trai quá háo hức liền bắt tay vào công việc. Anh ta tháo rời từng bộ phận của chiếc lò cũ kỹ rồi sửa chữa lại, anh ta tán những lổ mọt của cái nồi cho nhẵn kín, không còn rỉ chảy, và sắp đặt lại nơi đun nước phù hợp. Khi anh ta đã làm xong mọi thứ liền mang đến cho nhà sư và thưa:

    –Cái nồi đã được sửa chữa xong rồi, thưa sư phụ.

    Vị sư già đã kiểm tra nó, nhìn vào các góc cạnh cái nồi và đổ vào một gáo nước. –"Không tốt!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy cố gắng một lần nữa! "

    Người thanh niên nghĩ: "Hưm! Nhà sư này có đôi mắt tinh nhuệ, vì vậy ông đã nhìn thấy còn một số sai lầm." Anh ta lại cố gắng để sửa chữa nó một lần nữa, anh rất cẩn thận để cân nhắc và điều chỉnh tất cả các góc cạnh của cái nồi. Lần này anh ta tự múc nước đổ vào nồi và đun trên bếp lửa để kiểm tra mức độ chính xác của nó, khi công việc của mình đã hoàn tất và tỏ ra hài lòng hơn trước. Anh ta đứng lên mang nó đến cho nhà sư.

    – Thưa thầy, bây giờ con đã sửa xong cái nồi rồi ạ!

    –Tốt lắm, tôi sẽ kiểm tra.

    Vị sư già nheo mắt nhìn các góc cạnh của cái nồi, từ từ múc nước đổ vào. –"Chưa được!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy cố gắng một lần nữa! "

    Chàng thanh niên tỏ ra bối rối.

    –Ta đã mắc phải một số sai lầm ư! Đâu là sai lầm của ta ? Anh ta lại nghĩ: "Có lẽ cái lỗi bên ngoài cái nồi, nó chưa được lau chùi sạch sẽ."

    Lúc này, anh đã chuẩn bị quan sát cái nồi rất chặt chẽ, rà soát từng phân của nó vào những chỗ rò rỉ đã được gò sửa. Bất cứ điều gì mà anh đã làm, ngay cả những nghi ngờ nhỏ về nó, anh đều sửa chữa hoàn toàn. Sau đó, anh kiểm tra kỹ toàn bộ cái nồi và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đã được hoàn chỉnh, sạch sẽ và gọn gàng. Anh thử nghiệm và kiểm tra lại mức độ với số nước đong đầy. Đứng dậy xoa lưng mệt mỏi của mình, anh đến trình thầy:

    – Bạch sư phụ, con đã sửa chữa cái nồi xong rồi ạ! Tất cả mọi thứ đã được kiểm tra hơn hai lần. Bây giờ con chắc chắn thầy sẽ hài lòng về nó.

    – Chưa được! Nhà sư cho biết sau khi kiểm tra nồi, và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy làm lại một lần nữa!"

    Người thanh niên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. "Nhà sư này nhìn thấy vẫn còn một số sai lầm. Tại sao ta không thể làm được tốt? Ta biết cái nồi đã hoàn hảo rồi mà." Anh ta nghĩ: "Có thể nhà bếp không tốt chăng?" Vì vậy, anh phá tất cả nhà bếp và vào núi đốn cây về tạo dựng lại hoàn toàn, từ sàn cho tới mái nhà. Anh ta lẩm bẩm: "Rõ đấy", anh vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán. "Sư phụ ngay bây giờ không thể không chấp nhận nó nữa ư!" Do đó anh tới trình cho ông biết: –"Thưa thầy, con đã làm lại xong toàn bộ nhà bếp! Con chắc chắn bây giờ theo ý thầy không có gì sai lầm nữa rồi! Xin thầy hãy đến và kiểm tra."

    –Ồ, thật là tuyệt vời! Bạn làm việc khá chăm chỉ, vì vậy tôi rất hạnh phúc. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra đây.

    Ông đi đến nhà bếp nhìn cái nồi, đổ vào một gáo nước và thậm chí không dành thời gian để xem mức nước ổn định thế nào. Hoặc nhìn toàn bộ nhà bếp mới sửa ra sao. Ông hét lên: "Không tốt!" Và yêu cầu làm lại một lần nữa .

    Điều này không chỉ xảy ra bốn, năm lần mà cho đến tám lần. Mỗi lần như vậy, người thanh niên suy nghĩ: "Lần này sai lầm chỗ nào? " Và mỗi lần như vậy nhà sư trả lời , –"Sai lầm ! Không tốt! " Và đổ hết nước ra ngoài.

    Bây giờ, người thanh niên tỏ ra rất tức giận: "Đâu là sai lầm của tôi? " Sau khi lần thứ chín nước đã được đổ ra, anh ta nói với chính mình: "Ông sư này thật là không đúng ! Ta nhất định không quan tâm nghe những gì ông nói nữa. Đây là lần cuối cùng!" Vì vậy, anh ta chỉ cần đặt cái nồi trên lò bếp và nói to:

    –Bạch sư phụ, con đã làm xong rồi ạ!

    Khi nhà sư bước vào bếp để xem, thấy người thanh niên đang ngồi trên cái nồi, tay khoanh trước ngực, không nói năng gì.

    Nhà sư tuyên bố: “Thật là tuyệt vời! Tuyệt vời!", và đi vòng ra ngoài để lấy những bát đựng thức ăn của ông được bày ra. Đêm đó họ ăn cơm với nhau thật ngon. Cái nồi không bao giờ được đề cập đến nữa.

    Thiền sư Sùng Sơn một lần nhận xét về câu chuyện này cho các môn sinh của mình như sau:

    Vị sư già này đã thử nghiệm tâm học trò của mình . Bởi vì Thiền có nghĩa là không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Bạn đã bị phụ thuộc vào chính mình và làm theo phong cách riêng của bạn. Nhưng phong cách của riêng bạn là gì? Nếu bạn khởi ý tưởng ​​của bạn, tình huống và điều kiện của bạn và ôm giữ cái tâm “tôi – của tôi – thuộc về tôi”, thì sau đó phong cách chính xác của bạn không thể xuất hiện. Vì vậy, nhà sư này đã có lòng Đại từ bi, và chỉ thử nghiệm tâm học trò của mình. Người thanh niên này muốn xuất gia. Nhưng anh tin vào chính mình được bao nhiêu? Mỗi lần người đệ tử sửa cái nồi, anh ta nghĩ: Có lẽ điều này sẽ vượt qua; có lẽ điều đó sẽ thành tựu. Với quá nhiều suy nghĩ cho nên tâm anh ta dễ dàng lay động. Khi Thiền sư đổ hết nước, người đệ tử đã tin vào vị thầy lúc ông nói hãy làm lại, có vấn đề. Đây là phương cách của vị thầy kiểm tra tâm đệ tử, là phải đổ hết những tạp niệm trong tâm và nhìn thấy tâm của chàng thanh niên đã động niệm quá nhiều. Nhưng suốt thời gian qua thử thách, cuối cùng người đệ tử chỉ miệt mài làm điều đó, không có lay chuyển, không có nghi ngờ. Tâm anh ta không còn động niệm nữa. Chỉ ngồi yên khi xong việc.

    Vị Thiền sư cũng đã được thử nghiệm tâm kiên trì của học trò mình. Người thanh niên này quý mến tôi, nhưng anh muốn hiểu về con người thật của mình bao nhiêu? Thông thường, hầu hết mọi người có thể cố gắng trong bốn hoặc năm lần làm sao cho phù hợp với ý mình để đối phó với sự minh tuệ của vị thầy. Nếu vị thầy không chấp nhận ngay, nhiều môn sinh sẽ nói: Tôi không thích thầy nữa! Và sau đó họ rút lui. Nhưng khi họ nói: Tôi không thích thầy nữa, hay Tôi không thích lối giảng dạy này, những gì họ thực sự đang nói là họ không thích chính họ. Một vị thầy giỏi chỉ phản ánh tâm của đệ tử. Nếu đệ tử không thích những gì họ thấy, đôi khi họ đổ lỗi cho vị thầy của họ.

    Vì vậy, Tâm thử thách quan trọng hơn là bất kỳ Thiền sư nào. Nếu bạn nói: "Tôi có thể", tức thì bạn có thể làm một cái gì đó. Nếu bạn nói: "Tôi không thể", sau đó bạn không thể làm bất cứ điều gì. Vậy bạn thích cái nào?

    Đây là lý do tại sao chúng tôi nói: "Chỉ đi thẳng, cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm, không ngừng nghỉ”. Cố gắng, cố gắng, cố gắng có nghĩa là kiên trì, bền chí trong từng khoảnh khắc. Đôi khi nó được gọi là Chánh Tinh tấn, là cái tâm luôn luôn cố gắng, không có vấn đề gì, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào. Như vậy đã là tỏ ngộ rồi. Đó là sự cứu độ tất cả chúng sinh. Đó là Đại Bồ tát Đạo. Vì vậy, cố gắng là rất cần thiết. Rồi một ngày nào đó, Thiền sư sẽ nói với bạn: "Ô, thật tuyệt vời!"



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  21. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-17-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •