DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 51
  1. #1
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Tác Giả: Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !

    Thiền Sư Sùng Sơn.

    Thích Giác Nguyên Việt dịch.




    ---------------

    Lời nói đầu !


    THIỀN SƯ SÙNG SƠN đầu tiên đã đến trong đời tôi vào năm 1971. Lúc đó tôi đang giảng dạy tại Đại học Brandeis. (Waltham, Massachusetts cách phía Tây Boston 9 dặm). Và một trong những sinh viên của tôi đã kể cho tôi nghe, là cô đã tu học với vị Thiền sư người Hàn Quốc này tại một Trung tâm Thiền do ông thành lập ở Providence, Rhode Island. Cô cho biết Đại Thiền sư là một nhân vật khá nổi bật, với phong cách giảng dạy khác thường. Ông không bỏ qua một buổi thuyết giảng nào, nếu không có lý do gì khác. Cô ấy đề nghị tôi thử đến đó tìm hiểu về ông qua kiến thức hiểu biết mãnh liệt về Thiền của tôi. Vì thế tôi đã đi và quả thật đúng như vậy.

    Đại Thiền sư, lúc đó được biết đến qua những môn sinh của mình, quả thực là một nhân vật rất thân thiện, khi ông không mặc áo choàng và thường ngồi xung quanh trong những nơi sinh hoạt cùng với các đệ tử. Có thể được mô tả là "một nhà sư thong dong bình dị” (monk – leisurewear).

    Ông không biết nhiều về tiếng Anh, nhưng điều đó, dù sao chăng nữa cũng không cản trở sự giảng dạy bằng tiếng Anh của ông. Với quyết tâm tuyệt đối để truyền đạt Giáo pháp và quan điểm Thiền tông đến với người Mỹ, ông vẫn làm chủ được ở một chừng mực nào đó từ sự thiếu lưu loát tiếng Anh của ông. Thực tế là văn phạm tiếng Anh của ông chưa được rành rọt lắm, khiến cho sự giảng dạy của ông càng nhiệt tình và độc đáo hơn.

    Bạn thực sự phải buông xuống những lời nói của ông, để nắm bắt mục đích và ý nghĩa chân thực của nó. Nhưng những điều ông nói rất mạnh mẽ và rất độc đáo đó, sau một thời gian, chúng sẽ mang lại sự sống bằng một thứ ngôn ngữ phổ cập riêng, mà hầu như từ từ hoặc bất chợt tìm thấy lối vào trái tim và xương tủy của chúng ta.

    Lối giảng dạy của ông thường tạo ra một cuộc chạy đuổi vòng quanh những ý tưởng suy nghĩ và cả những sự khôn ngoan của chúng ta. Nó vốn đã làm bối rối không ngừng nghỉ bởi những nỗ lực đốn phá của ông, hoặc phủ nhận chúng hoàn toàn. Chẳng khác nào mình đang cố tình nuốt phải một hình ảnh chụp bằng tia le-zơ nổi ba chiều và những vật thể khác. Hoặc cũng giống như bài thơ hay và cảm thấy chúng nở hoa trong tâm, bộc lộ chiều hướng phong phú, mà bằng cách nào đó, chúng ta đã bị thiếu vắng trong cuộc sống thường ngày và trong đoàn thể của chúng ta .

    Cuốn sách này là bộ sưu tập đầu tiên trong những bài pháp thoại của Đại Thiền sư và các tài liệu khác được công bố kể từ khi ông qua đời. Rất có thể bởi thế hệ đầu tiên của các môn sinh phương Tây tập hợp chúng lại với nhau theo sự giảng dạy của ông,. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng những cụm từ nhất định và những chủ đề được lặp đi, lặp lại nhiều lần, đó là vì Đại Thiền sư thực sự đã nói rất nhiều trong những bài pháp thoại của mình. Một trong những cụm từ "Bạn phải đạt được cái không đạt." Hoặc "Mở miệng đã là sai lầm”; "Không tạo tác"; "Đừng tạo ra bất cứ điều gì"; “Không tôi – của tôi – thuộc về tôi ; Tốt – xấu; Tôi – bạn; Khó – dễ; Giác – mê; Phật – chúng sanh”; các thí dụ sẽ qua qua lại lại như thế. Đây là cách ông khai thị Chân lý là "trước khi suy nghĩ". "Chỉ giữ tâm trong sáng, tiến thẳng về phía trước”. “Cố gắng, cố gắng, cố gắng mười ngàn năm không thôi nghỉ” hoặc “Từng khoảnh khắc nhất tâm cho vấn đề đó” – chúng giống như ông, bởi vì ông cũng đã không "tạo ra" thời gian, hoặc: "Chính là như thế!" "Cái đau này (sau khi đánh thiền trượng vào một thiền sinh tượng trưng) là tâm ban đầu của bạn”.

    Những sự trao đổi giữa ông với những người đến nghe giảng, đã mạnh dạn đặt ra những câu hỏi rồi tham gia vào các cuộc thỉnh vấn với ông, nó đã thu hút trong những cuộc hội thoại về Thiền, đôi khi được sáng tỏ, đôi khi thật khó hiểu, nhưng luôn luôn hấp dẫn.... Khi rời khỏi giảng đường bạn sẽ cảm nhận rằng những công án này được lưu giữ dài lâu trong tâm chúng ta, khám phá ra phương thức mà chúng ta có thể lãnh hội, liên quan đến trải nghiệm nội tại của chúng ta trên đệm ngồi thiền và trong cuộc sống.

    Thí dụ :

    Hỏi: –Có một vật như tâm trong sạch không?

    Đáp: – Nếu bạn nói có tâm, thì bạn phải làm sạch tâm của bạn. Nếu bạn không tâm thì cần gì phải làm sạch? Vì vậy tôi hỏi bạn, bạn có cái tâm hay không? Và vấn đề đó nó sẽ dẫn đi (trong mọi miền tâm thức). Với điều kiện miễn là chúng ta cố gắng lãnh hội, hoặc là đáp lại bằng suy nghĩ, như thế chúng ta đã gặp phiền toái rồi. Điều đó đúng là “không thể được”. Bởi vì "Nguyên điểm” như ông từng gọi, nó được thể hiện tất cả những trao đổi nghịch lý trong những lời khai thị "Bạn là ai? " "Không–biết". "Bạn phải giữ tâm không biết này". Chỉ khi nào ông nói về nó, nó xuất hiện âm thanh giống như "Donnnnno”.

    Những hành động phóng khoáng của ông thật lạ lùng và kỳ quặc, Tuy nhiên nó mang phẩm tính của một sự tôn vinh hết thảy cho chính nó. Thí dụ từ Tâm Cố Gắng của Thiền sư Cổ Phong trong cuốn sách này. Đây là một câu chuyện “Tâm Cố Gắng” rất thú vị. Nó có nghĩa là từng khoảnh khắc chỉ làm điều đó. Chỉ giữ nhất tâm cố gắng, và thực hiện – với tâm đó. Khi tụng Kinh, hoặc ngồi thiền, hoặc lễ bái, thậm chí tu hành dõng mãnh cũng không thể giúp bạn, nếu bạn bị dính mắc với chính suy nghĩ của mình.

    Tụng kinh Lão giáo, tụng kinh Nho giáo, tụng kinh Ki-tô giáo, tụng kinh Phật giáo không quan trọng. Tụng "Coca Cola , Coca Cola, Coca Cola..." có thể cũng tốt, nếu bạn giữ nhất tâm sáng suốt. Nhưng nếu bạn không giữ nhất tâm sáng suốt và những lời nói từ miệng bạn, theo sau sự suy nghĩ của bạn, thì ngay cả Đức Phật cũng không thể cứu giúp bạn. Và sau đó ông đã cho phép chúng ta có thể hiểu một cách thoáng đạt hơn:

    “Điều quan trọng nhất là, chỉ làm điều đó. Khi bạn chỉ làm điều đó 100 phần trăm, tức thì không có chủ thể, không có đối tượng. Không có bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong và bên ngoài trở thành Một. Có nghĩa là bạn và vũ trụ không bao giờ tách rời. Không suy nghĩ ”.
    .....
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-13-2021),Hoàng Mai (12-12-2021)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Rơi nước mắt khỉ mẹ cho con bú lần cuối trước khi bị làm thịt
      Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 05-05-2016, 09:44 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
    3. Hiểu sai lầm về sự nhiệm mầu của Phật pháp sẽ dẫn đến mê tín.
      Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 09-15-2015, 09:55 AM
    4. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
      Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 6
      Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
    5. Thế nào là Giáo lý Vô Ngã ?
      Gửi bởi cunconmocoi trong mục Giáo lý Nhị Thừa (Tiểu thừa - Quyền thừa)
      Trả lời: 45
      Bài cuối: 06-30-2015, 09:59 AM

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •