DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/6 ĐầuĐầu ... 3456 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 51
  1. #41
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiền sư Sùng Sơn Nhớ Thầy !


    Thiền sư Cổ Phong là một trong những bậc thầy vĩ đại của thế kỷ XX. Sau khi ngài nhận được Ấn khả từ Thiền tổ Mãn Không, và được nối Pháp kế thừa, ngài đã mang Phật giáo Thiền tông Hàn Quốc đến với thế giới. Nhưng ngay cả với nhiều người cùng thời với ngài mà bây giờ lịch sử ít được nhắc đến của gia bảo này đó là một nhà sư bí ẩn. Ngài hiếm khi ban pháp thoại những nơi công cộng, và cũng không thu nhận môn sinh đệ tử một cách dễ dàng. Những người mà ngài chấp nhận, hầu như rất hiếm, và không mấy ai kể về cuộc sống hằng ngày của ngài. Ngài đã không để lại tư liệu bằng văn bản giảng dạy của mình.

    Vào giữa năm 1980, Thiền sư Sùng Sơn dành cho cuộc phỏng vấn một số thông tin thú vị về hành trạng của nhà sư vĩ đại này. Sư kể:

    "Sư phụ của tôi là Thiền tổ Cổ Phong, xuất thân từ một gia đình quý tộc tại Hàn Quốc. Ngài rất nghiêm minh và chánh trực . Nếu ngài nhìn thấy một ngọn nến cong veo, ngài liền chỉnh nó lại cho ngay thẳng. Khi nhìn thấy một điểm bụi bẩn, ngài liền lau quét thật sạch ngay. Ngài không có chùa riêng, vì thế mọi người hay cung thỉnh ngài đi đây đó để dạy Thiền cho họ. Ngài thường chống một chiếc gậy tre dài và đi bộ xuống trung tâm Thiền đường. Nếu bạn không ngồi thẳng, hoặc ngủ gà ngủ gật, bạn sẽ lãnh một cú đánh mạnh bằng Thiền trượng trên một phần lưng giữa hai vai và phía dưới gáy cổ của bạn. Phong cách của ngài rất nghiêm và khó! Ngài không bao giờ nói về mình.

    Tất cả câu chuyện cuộc đời ngài đã được kể bởi những người khác, chớ ngài không tự biên tự thuật. Ngài thường khá im lặng. Nếu mọi người muốn ngài mở miệng, họ sẽ dâng cho ngài một chai rượu nếp. Ngài sẽ không ban Pháp mà không có uống chút rượu đầu tiên. Sau đó, ngài nói thật đơn giản, súc tích và ngắn gọn, nhưng rất mạnh mẽ. Câu chuyện của ngài không phải là những chuyện tầm phào hài hước. Ngài thường kể về hành trạng các bậc tôn sư tiền bối.

    Thiền sư Cổ Phong không uống rượu mỗi ngày. Ngài không phải là hạng ghiền mà bạn cho là "con sâu rượu". Ngài chỉ thích uống rượu với bạn bè tri âm, tri kỷ của mình. Như tôi đã nói, người ta dâng rượu cho ngài nên ngài đáp lại bằng cách ban cho họ lời giáo huấn tu tập, nhằm nới lỏng cái lưỡi của mình. Ngày nào mà ngài không uống rượu là ngày đó ngài không mở miệng. Vâng, đôi khi ngài cũng khai thị tại những buổi lễ đặc biệt mà không cần rượu.

    Thường thì mỗi buổi sáng, Ngài trì tụng Kinh Hoa Nghiêm.

    Sư phụ của tôi không có đệ tử xuất gia làm thị giả hầu cận. Vào thời bấy giờ, một số Thiền sư muốn có thật nhiều đệ tử, nhưng Sư phụ của tôi thì không thích như vậy. Tất cả điều mà ngài muốn là chỉ mong được một người đệ tử có mắt tinh nhuệ để truyền thừa mạng mạch Phật pháp là đủ rồi. Đôi khi có những Lão Thiền sư đến thăm ngài với những cuộc đấu Pháp, ngài hỏi họ một Công-án như: “Ý nghĩa ba cân gai của Động Sơn là gì?" Mọi người trả lời đủ cách khác nhau: “Trời xanh; cây xanh." Vâng, đáp án như thế chỉ đúng trên một phương diện nào đó, nhưng không hoàn toàn làm cho thiền sư Cổ Phong hài lòng! Có lần khác, ngài cũng hỏi một ông Tăng: “ Ý nghĩa ba cân gai của Động Sơn là gì?” Vị Tăng đó đưa ra đáp án trùng lắp như trong Bích Nham lục đã ghi: "Phía Bắc có thông xanh; phía Nam có rừng tre nứa."

    Trường hợp này, thiền sư Cổ Phong liền gõ đầu ông Tăng và nói: "Không đúng! Đừng nhai lại cặn bã của người xưa". Nhiều Thiền sinh tự hào, bởi vì họ đã ngồi thiền lâu năm. Họ vặn hỏi lại ngài: "Tại sao không đúng? Tại sao?!" Họ tỏ ra tức giận và bỏ đi vì ngài không chấp nhận họ.

    Khi tôi có một cuộc tham vấn với Thiền sư Cổ Phong, sau đó tôi đã vượt qua một số Công án, cuối cùng ngài hỏi tôi:" Con chuột ăn thức ăn của mèo. Nhưng bát của mèo bị vỡ bể. Điều này có yếu nghĩa gì? "

    Lúc đó tôi tự nghĩ: Thức ăn dụ cho vật nuôi dưỡng của cái tôi nhỏ. (Tiểu ngã) Được chứ? Chuột cũng là "Tiểu ngã". Sau đó, khi "Tiểu ngã 'bị vỡ tan, tức thì Chánh đạo xuất hiện. Vâng, đây không phải là điều khó khăn. Vì vậy, Chánh đạo là gì? Chánh đạo là "Như Thị”: Bức tường trắng, sàn nhà nâu". Hoặc “trời xanh , cỏ xanh”. Tôi bèn trả lời như thế.

    Nhưng Thiền sư Cổ Phong bảo: "Không! Không! Không! Ngài chỉ nói "Không! "

    Tôi cũng khá nhạy cảm bèn nói lớn giọng: “Đã có bốn vị Đại Thiền sư Ấn khả cho con và khẳng định bước đột phá của con trong sự tu tập. Tại sao bây giờ thầy bảo “Không”?

    Tôi cũng đã nghe một số Đại Thiền sư trong nước khi các vị đã chấp thuận chính thức sự tỏ ngộ của tôi, các ngài nói rằng: "Ồ! Thật tuyệt vời! Ông đã sớm tỏ ngộ ở độ tuổi trẻ như vậy!" Tôi cũng dâng lên niềm hoan hỷ.

    Vì vậy, khi Thiền sư Cổ Phong không chấp nhận đáp án của tôi, tôi liền phản biện như thế. Tôi cũng có một câu hỏi lớn, một nghi ngờ lớn. Sự nóng giận này đã phản ánh và nghi ngờ lớn trong phong cách Thiền xuất hiện trong tôi.

    Qua những ngày chiến tranh tạm dứt, Sư phụ của tôi đã uống rất nhiều rượu, vì vậy đôi khi ông đã sử dụng lời phát biểu khá gay gắt: "Thời nay, các Tăng sĩ là những kẻ không ra gì, toàn là hạng bát nháo vớ vẩn! Không ai thật tâm tu hành chăm chỉ nữa. Nhiều người tuy ngồi thiền, tuy giảng đạo, nhưng có hiểu một cách chính xác về Tâm Phật, Ý Tổ không?”

    Trong lúc hỗn loạn giao thời của sự phục hồi đất nước qua 35 năm chiếm đóng của Nhật Bản, việc đào tạo tu sĩ Phật giáo đã khá phức tạp, nếu không muốn nói là tệ nạn, càng trở nên suy yếu nghiêm trọng. Ngoài ra, một số các nhà sư đứng tuổi lại có niềm kiêu hãnh, dâng cao tự ngã cho mình là bậc trưởng thượng tu lâu… Nhiều người khác lại bị dính mắc với "con đường tu sĩ" - "Tôi là bậc tôn sư, các ông chỉ là hàng học trò tiểu tử" Cũng có nhiều chướng ngại với lối sống của họ, họ dính mắc về kinh điển và dính mắc về âm thanh sắc tướng. Hầu hết các sư tự hào là họ đã tạo ra một “căn nhà” trong tâm họ và bám víu ở đó. Bạn không dễ dàng đột nhập vào “căn nhà” của một vị sư già. Họ cho rằng "Tôi đã tỏ ngộ rồi" và lạm dụng từ Thiền sư để tự xưng cho mình.

    Đây là những gì mà Thiền sư Cổ Phong nghĩ đến khi ông phát biểu tiếp: "Ngày nay, các tu sinh không có chất lượng, thiếu phẩm hạnh, đạo đức. Điều gì đang xảy ra với Phật giáo Hàn Quốc? Đâu là giáo lý Chân chánh của đạo Phật đúng nghĩa?"

    Do vậy, bất cứ khi nào chư Tăng ni đến gặp để nhờ ngài khai thị hoặc kiểm tra sự hiểu biết của họ, ngài đã nhìn thấy xuyên qua tất cả sự việc trong tâm họ, và cắt dứt, cắt dứt, cắt đứt, không giao tiếp. Ngài rất nghiêm khắc với tất cả mọi người, do đó ngài trở nên nổi tiếng về chuyện này. Và tất nhiên, ngài không bao giờ chấp nhận Ấn khả cho bất cứ ai. Nhiều nhà sư nghĩ: "Có lẽ ông ấy điên!"

    Nhưng tại sao tất cả các vị tu hành lâu năm già giặn đều kính nể ngài? Ngay cả những vị Thiền sư khác đến, họ cũng không dám mở miệng trước mặt ngài! Nếu họ đã bùng vỡ khai ngộ, họ đã hoàn toàn buông bỏ, có thể đến xin thỉnh vấn. Ấy thế mà ngài cũng tỏ ra quá tàn nhẫn, coi như họ không thể đấu Pháp được ngài. Ngay cả những vị Thiền sư lãnh đạo cũng tỏ ra kiêng nể ngài. Thế rồi, khi mọi người nhận ra rằng: "Hừm! Ông ta chả có gì là điên cả! Ông ta không muốn ai lạm dụng, hoặc nhân danh ông để lũng đoạn Phật giáo và dẫn đạo lệch hướng.” Do vậy, ngài không bao giờ chứng nhận Ấn khả cho bất cứ một ai.

    Lúc đó tôi đến đảnh lễ tham vấn cầu ngài khai hóa, tôi không hiểu gì về thế giới của Thiền tông. Tuy nhiên, tôi giống như một con chó nhỏ không sợ hãi khi đối diện với con sư tử to lớn. Một chú chó con không biết rằng sư tử rất mạnh mẽ và dữ tợn; Chú chó con không biết bất cứ điều gì! Vì vậy, chú có thể xông vào đùa cợt với sư tử và thậm chí cố gắng tấn công sư tử! Có lẽ những con chó lớn tuổi hơn sẽ hiểu sức uy mãnh của sư tử, vì vậy không có cách nào chúng dám đến gần, ngay cả sự cố gắng làm một điều gì đó như thể chúng chỉ muốn tháo chạy. Tuy nhiên, với một con chó nhỏ nó không biết bất kỳ chuyện gì tốt hơn, nó muốn ở lại để thách thức sư tử.

    Tôi giống như một con chó nhỏ. Lúc ấy tôi còn là một thanh niên khá trẻ. Tôi không biết rằng nhà sư này rất tuyệt vời, rất mạnh mẽ và rất nổi tiếng đáng nể sợ. Tôi nghĩ rằng một Thiền sư thì cũng giống như bao nhiêu Thiền sư khác. Con chó nhỏ không sợ chiến đấu với sư tử, vì vậy sư tử chỉ cười.

    Do đó, Thiền sư Cổ Phong từ chối đáp án của tôi. Ngài nói "Không! Không!" Và tôi nhớ mình đang suy nghĩ, "Tại sao không đúng?" Im lặng nhìn nhau trôi qua hơn mười lăm phút. Sau đó, tâm tôi bùng vỡ, và tôi đã trả lời thẳng thắn: “Chính thật như vậy đó”. Tôi nhớ lại những giọt nước mắt của ngài chảy xuống đôi gò má. Ngài tỏ ra rất hạnh phúc và bảo rằng: “Ngươi là một bông hoa còn ta là con ong”. Chúng tôi gọi đó là Thiền Pháp hỷ lạc.

    Như các bạn biết, Sư phụ của tôi lúc đó đã cao tuổi rồi, ngài không có đệ tử. Ngài nói, "Có lẽ ta sẽ sớm ra đi mà không truyền Pháp được cho ai." Ngài đã không có một cảm giác tốt về việc này. Và đột nhiên đây là một người thanh niên trẻ như tôi, một cậu bé thực sự chỉ mới hai mươi hai tuổi, đã trả lời chính xác Công–án cuối cùng. Ngài chấp nhận Ấn khả cho tôi và như thế ngài đã xong việc trong cuộc đời mình. Vì vậy, Thiền sư Cổ phong rất hạnh phúc!


    ----------




    40 nho thay.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. #42
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hành Động Phóng Khoáng !


    Một ngày nọ, có học nhơn hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Một số Thiền sư có phong cách nghiêm minh đối với đệ tử. Và một số Thiền sư lại có phong cách tự do phóng khoáng hơn. Làm thế nào để chúng ta hiểu được điều này, hư thật ra sao? "

    Thiền sư trả lời: "Trong Phật giáo Hàn Quốc, có hai loại Thiền sư. Chúng tôi đôi khi nghe những câu chuyện tuyệt vời về Thiền Sư Xuân Thành (Chung Soeng). Ông là một Thiền sư rất tự do phóng khoáng. Ông đã phá vỡ mọi phong cách truyền thống và phát ngôn những lời không được tao nhã, khi ông mấp máy môi thì tất cả những từ ngữ hôi tanh vụt ra, và có những hành động táo tợn, nhưng phải hiểu đây là sự thị hiện “Nghịch Hạnh” của ông để giảng dạy cho người khác.

    Sự tự do phóng khoáng này không phải cho chính mình, hoặc cho cái Tôi–của Tôi–thuộc về Tôi của mình. Đôi khi những người khác thậm chí đã có ý nghĩ phê phán xấu xa về những gì ông nói hoặc làm là thiếu oai nghi đạo đức. Dần dần họ hiểu ông. Ông không quan tâm đến bất kỳ hành động nào, có nghĩa là ông không có cái Tôi–của Tôi–thuộc về Tôi. Tất cả mọi thứ mà ông làm chỉ là hành động phản ánh: hành động xấu hay tốt không quan trọng. Ông không cần quan tâm nếu ai đó cảm thấy tốt về nó hay không. Ông chỉ cố gắng. Tâm cố gắng, cố gắng, cố gắng này vượt trên tất cả những gì cho là quan trọng: không kiểm tra chính mình. Đây là phong cách độc đáo của vị Thiền sư này.

    Sư Lão tổ (sư cố) của tôi, là Thiền sư Cảnh Hư cũng có phong cách như vậy. Ông là một nhà sư hoàn toàn tự do: ông đã có những hành động uống rượu và ăn thịt. Nhưng Sư tổ (Sư nội) của tôi, Thiền sư Mãn Không, không theo phong cách này. Ông luôn luôn nghiêm chỉnh, đúng đắn. Sau đó, Sư phụ của tôi là Thiền sư Cổ Phong, cũng là một nhà sư tự do phóng khoáng. Là một môn sinh thống thuộc của Thiền sư Mãn Không, Thiền sư Xuân Thành (Chung Soeng) là Sư huynh của Sư phụ tôi, và ông là Sư bác của tôi.

    .......

    Nếu bạn là một nhà sư tu Thiền theo phong cách tự do, mặc dù bạn đã tỏ ngộ, nhưng bạn sẽ không có chùa, và cũng không có đệ tử. Bạn khó lòng đào tạo bất kỳ môn sinh nào, bởi vì có những môn sinh, trước hết họ phải xin đăng ký đến tu ở ngôi chùa nơi thầy của họ trú trì. Vị thầy là nhà lãnh đạo tinh thần phải có giới đức, khi đã thâu nhận đệ tử thì dĩ nhiên hướng dẫn họ cách sống trong chùa. Tuy nhiên, một Thiền sư theo phong cách tự do, thực hành nghịch hạnh thì không có chùa riêng của mình, do đó, nó chỉ ra rằng ông không có đệ tử chân truyền. Nếu một môn sinh có mắt tinh nhuệ xuất hiện, sau đó ông sẽ kiểm tra tâm của môn sinh này, và khi nhận thấy họ tỏ ngộ, ông sẽ Ấn khả cho họ trong việc lưu truyền đèn Pháp mà thôi. Một nhà sư như vậy không có đệ tử hầu cận để kế thừa trú trì. Đây là phong cách Thiền đúng đắn.

    Có một câu chuyện rất hay cho thấy sự phóng khoáng, tự do theo phong cách khôn ngoan này. Tất nhiên, đó là câu chuyện về Thiền sư Xuân Thành.

    ........

    Mùa Đông năm đó rất lạnh, không có củi đốt sưởi ấm. Hơn nữa, thời bấy giờ ở Hàn Quốc đã có luật cấm đốn cây lấy gỗ rất nghiêm ngặt. Vì đã có nạn phá rừng trầm trọng trong suốt ba mươi lăm năm Nhật Bản chiếm đóng, và sau đó là chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Vì vậy, để thúc đẩy việc trồng rừng phủ lấp cảnh quan đất trống đồi núi trọc, khắp cả nước do hậu quả chiến tranh để lại, chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ việc tuân thủ pháp lệnh này. Những cây đã chết đứng hoặc ngã xuống mới cho phép thu hoạch, nhưng không có cây nào mới chết để có thể được đốn hoài. Đó là một nghiêm lệnh và vẫn đang thi hành tại một số khu vực trong nước kéo dài cho đến ngày nay.

    Bấy giờ, Thiền sư Xuân Thành chỉ đến an cư ba tháng trong chùa. Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy nỗi đau khổ của Tăng chúng dưới sự lãnh đạo của mình, đặc biệt là tiếp xúc với cái lạnh của mùa Đông băng giá mà không có gì sưởi ấm, khiến cho tim ông quặn thắt.

    Một ngày nọ, ông không còn chịu đựng được nữa. Ông nghĩ: Ngôi chùa này đã tồn tại trải qua nhiều thế kỷ trong vùng núi non xa vắng xóm làng, bao quanh bởi cây rừng rậm rạp âm u. Tại sao các nhà sư không được phép đốn gỗ để sưởi ấm, dù chỉ cần chút ít? Vì vậy, khi nghe được thầy quản sự đã bí mật cho phép mỗi tuần đốn vài cây xuống, Thiền sư Xuân Thành cũng tán đồng, không ngăn cản.

    Viên cảnh sát trưởng sở tại, khi nghe những âm thanh của cây đốn ngã gần đó, ông liền đến chùa hỏi sư trú trì:

    –Ai chặt những cây này?

    Tuy vậy, sư trú trì không muốn nói bất cứ điều gì, đặc biệt nó sẽ liên quan đến thầy quản sự, người được coi là nồng cốt trong chùa, chỉ làm công việc của mình nhằm phục vụ cho Tăng chúng.

    Viên cảnh sát trưởng nói với giọng hằn học.

    –Tôi hỏi ông một lần nữa, ai đốn những cây này?

    Bất thình lình trong nhóm tu sĩ có người thốt lên:

    –Vâng, chính tôi đã làm.

    Sau một vài đối đáp, nhà sư đã nói với viên cảnh sát thật không tưởng tượng nỗi ở đây, ông đã thốt ra những lời khiếm nhã! Tất cả những cái đầu tròn cạo nhẵn quay lại, nhưng họ đã biết người phát ngôn đó không ai khác chính là Đại Thiền sư Xuân Thành! Khuôn mặt của cảnh sát lộ vẻ giận dữ:

    –Ông ... Ông ... ! Tại sao ông dám làm như thế! Hãy đi theo tôi về trụ sở để làm việc!

    Xuân Thành không nghĩ rằng ông là một Thiền sư đang lãnh đạo Tăng chúng trong khóa tu, nên khi ông được lệnh cảnh sát mời ra khỏi chùa, mọi người tỏ ra lo sợ như rắn mất đầu. Viên cảnh sát trưởng dẫn Sư đến đồn cảnh sát gần nhất, rồi lấy giấy bút để ghi chép lời khai của Sư liên quan về các cáo buộc đốn gỗ. Cảnh sát trưởng hắng giọng tuyên bố:

    –Được rồi, bây giờ tôi hỏi ông. Sanh quán ông ở đâu?

    Đôi mắt Thiền sư Xuân Thành sáng bừng lên, liền trả lời:

    –Ở dương vật của cha tôi!

    Viên cảnh sát la lớn:

    –Cái gì ?! Ông có điên không? Ông nói cái gì?

    Vào thời đó, nói chuyện với một viên cảnh sát như thế này rất là nguy hiểm, thậm chí coi như một trò trêu cợt sẽ bị tù rục xương. Nhưng Thiền sư Xuân Thành không nói đùa chút nào, khuôn mặt ông tỏ ra rất bình tĩnh và thanh thản tự nhiên. Với đôi mắt long lên, rực sáng như pha lê, cảnh sát trưởng nghĩ ông Sư này là một tu sĩ không được bình thường. Tuy nhiên, viên cảnh sát trưởng có thể cho là từ giọng điệu vừa thốt ra, ông sư này không phải là người địa phương, vì vậy ông hỏi xa hơn nữa:

    –Vậy ông từ đâu đến?

    Thiền sư đáp:

    –Từ âm đạo của mẹ tôi!

    –Đồ điên! Cảnh sát hét to, "Cút đi! Cút đi! "

    Chính vì thế mà Thiền sư Xuân Thành được phóng thích trở về chùa an toàn. Sau đó, cảnh sát trưởng tìm hiểu sâu hơn, phát hiện ra rằng đây là một vị Thiền sư vĩ đại và rất nổi danh. Ông lập tức đến chùa tạ lỗi vì đã mắng Sư là đồ điên khùng.

    Thiền sư Xuân Thành vừa nói vừa cười vui vẻ:

    –Thôi được, Thôi được! Điên cũng chả sao. Trên thực tế, điên là tốt. Điên là đẹp! Bởi vì tôi đã đốn cây, cho nên bạn mới bắt tôi. Hành động của bạn thi hành pháp luật rất đúng. Ha ha ha!

    Viên cảnh sát trưởng cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm, và cúi đầu chào từ giả Thiền sư Xuân Thành ba lần thật sâu.

    Vì vậy phong cách của “lời nói khiếm nhã” và "hành động thiếu lịch sự" cũng hợp tình hợp lý, đó không phải là ngôn từ “cho–Tôi”. Vị Thiền sư vĩ đại đã sử dụng lời nói vô ngại để dạy một cái gì đó với viên cảnh sát: Cần phải tìm hiểu tại sao họ phạm pháp? Tùy trường hợp xử lý, nên cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh đời sống của dân chúng, mà không nên cố chấp vào luật định để ép buộc bắt tội người khác. Không phải ai cũng có thể thực hiện theo chức năng này, và chỉ ra sự thật trong phong cách thẳng thừng không có gì dối trá. Đối với Thiền sư Xuân Thành có thể làm chuyện ấy! Ông chỉ ra trực tiếp nơi sanh quán là điểm ban đầu ‘the original point.’ “Sanh quán ông ở đâu?”. Câu trả lời đúng không phải là Boston, hoặc Seoul hoặc Tokyo! Thiền là một phong cách chỉ thẳng trực tiếp khác nhau. Sanh quán ban đầu: “Từ dương vật của cha tôi”. Khi bạn bước vào thế giới này, nơi mà bạn từ đâu đến? “Từ âm đạo của mẹ tôi!”

    Lời nói của Thiền sư Xuân Thành tuy không được tao nhã nhưng lại là một câu trả lời rất cao cấp, bởi vì đó là sự thật cho tất cả mọi người! Vậy mà người ta cứ cho nó là dơ bẫn, tục tiểu, thiếu văn hóa, trong khi chính con người sáng tạo ra những từ ngữ ấy và rất đam mê khoái lạc chúng. Đó là những gì ông đã dạy cho viên cảnh sát trưởng cũng như tất cả mọi người đi theo cùng một hướng đích: Thiền là Sự thật và Sự vật hiển bày ngay trước mắt. Ha ha ha!

    Đây là lời nói và hành động của một Đại Thiền sư hoàn toàn tự do, tự tại, không chướng ngại.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  3. #43
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tuệ Giác trong Thiền
    Thiền Toán!


    Một Thiền sinh tại Trung Tâm Thiền New Haven đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Sư phụ nói rằng, Con người cần phải quay trở lại cái tâm của một đứa hài nhi. Chúa Giêsu cũng nói như thế. Vậy thì vai trò trí thức trong đời sống tâm linh là gì? Và vai trò tuệ giác trong việc tìm hiểu Thiền là gì?

    Thiền sư Sùng Sơn đáp:

    –Vậy bây giờ bạn muốn điều gì?

    –Con muốn được hòa bình và yên tĩnh.

    –Hòa bình ư? Hòa bình là gì?

    –Theo con thì không có bất ổn. Không có biến động.

    Thiền sư Sùng Sơn nói:

    –Vâng, điều mong muốn đó không phải là xấu. Hòa bình là một từ ngữ rất tốt đẹp. Nhưng chính xác nó có nghĩa là gì? Hòa bình đích thực là gì?

    ........

    Nếu bạn giữ một tâm sáng suốt, tức thì bạn sẽ nhận được hạnh phúc ở khắp mọi nơi. Điều này là hoàn toàn bình an, không biến động, giống như tâm của một đứa hài nhi, không có lưu giữ thứ gì gọi là ký ức. Vì vậy, luôn luôn chỉ cần nhấn điểm 'C'. Nếu tâm trí của bạn tức giận, bấm 'C' tức thì tâm trí của bạn trở nên sáng suốt. Tâm không–biết là tâm bấm 'C’. Nếu bạn có rất nhiều suy nghĩ, chỉ đi thẳng, không–biết; sau đó suy nghĩ của bạn sẽ tan biến.

    Nhưng khi bạn không quay về với tâm 'không', từng khoảnh khắc, bạn có thể không nhìn thấy vũ trụ này như nó đang là. Nếu bạn đang suy nghĩ, thì ngay cả một ngọn núi xuất hiện trước mắt bạn, bạn cũng không quan tâm đến nó; bạn chỉ nhìn thấy những suy nghĩ đau khổ của bạn. Nếu bạn khởi một tâm tư buồn bã và ôm giữ nó, sau đó ngay cả một quang cảnh đẹp hiện ra, bạn cũng không biết thưởng thức nó. Vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Bạn chỉ chạy đuổi theo suy nghĩ của bạn, cho nên bạn không thấy được cuộc sống nhiệm mầu trong từng khoảnh khắc.

    Tôi luôn luôn nói, Khi bạn đang suy nghĩ, bạn bị mất đi đôi mắt của bạn. Bạn có đôi mắt, nhưng khi bạn nhìn vào một cái gì đó với tâm tràn đầy suy nghĩ, âu lo và uẩn khúc, tức nhiên bạn không thể nhìn thấy rõ điều đó hiển hiện trước mắt bạn. Ngoài ra, bạn không nghe được hoàn toàn, không ngửi được hoàn toàn, không nếm được hoàn toàn, hoặc không cảm giác được hoàn toàn. Nó giống như một máy tính có số lượng hình ảnh bị treo cứng (hang up, stay stuck) trên màn hình, bạn không thể làm bất cứ sự tính toán mới nào. Đây là lý do tại sao Thiền dạy bạn phải quay về tâm ban đầu của bạn trong từng khoảnh khắc. Điều này đang nhấn nút 'C'. Chúng tôi gọi đây là "Chỉ không–biết."

    Khi lần đầu tiên Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc, ngài được triệu thỉnh vào hoàng cung để gặp Lương Võ đế. Hoàng đế này đáng được chú ý, (bởi vì ông là một Phật tử thuần thành, tu hạnh Bồ tát tại gia, ăn chay trường và ban hành lệnh cấm tử hình). Ông cũng đã thực hiện rất nhiều điều tuyệt vời để hỗ trợ việc truyền bá đạo Phật ở nước mình. Ông cho xây dựng nhiều ngôi chùa lớn, cúng dường bốn món cần dùng là ăn, mặc, ở, bệnh cho hàng ngàn chư Tăng và tài trợ phiên dịch kinh điển từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Trung Hoa.

    Vì vậy, hoàng đế có một chút tò mò, bèn hỏi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ mới sang:

    – Trẫm làm như thế có được bao nhiêu công đức?

    Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “Không có công đức gì cả.”

    Hoàng đế hoàn toàn bị sốc, bởi vì điều này dường như đối nghịch lại những gì ông suy nghĩ về Phật giáo đã quan tâm khuyến tấn mà ông từng nghe được, đó là sự tích lũy công đức thông qua những hành động thiện lành tốt đẹp. Do vậy Đế hỏi:

    –Nếu việc làm của trẫm đã không thể hiện một chút công đức nào, thì sự thật thánh thiện cao quý nhất của giáo lý đạo Phật là gì?"

    Bồ Đề Đạt Ma đáp:

    –Chả có gì là thánh thiện cả, chỉ rỗng không bao la.

    Hoàng đế càng thêm sửng sốt. Bèn hỏi:

    –Nếu nói rỗng không, vậy người đang đối diện trẫm là ai?

    Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “ Không biết.”

    Bồ Đề Đạt Ma đã đem lại cho hoàng đế lời khai thị rất cao cấp: Tâm không–biết. Tâm không–biết của Lương Võ đế, Tâm không–biết của Bồ Đề Đạt Ma, Tâm không–biết của bạn, và Tâm không–biết của Đức Phật đều giống nhau.

    Tâm không–biết, nghĩa là tất cả mọi suy nghĩ bị cắt đứt, mọi vọng tưởng được quét sạch. Khi tất cả suy nghĩ đã cắt đứt, mọi vọng tưởng đã quét sạch, tâm hoàn toàn rỗng không. Tâm rỗng không là trước khi khởi tưởng, suy nghĩ. Trước khi khởi tưởng, suy nghĩ là tâm ban đầu của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng một máy tính, trước tiên bạn phải bấm nút 'C'. Sau đó, chỉ về số không (0) xuất hiện trên màn hình. Đây là “tâm không”. “Tâm không” rất quan trọng, bởi vì “tâm không” này có thể làm nên mọi thứ:

    1 x 0 = 0 ; 2 x 0 = 0 ; 1,000 x 0 = 0

    Núi x 0 = 0; Tức giận x 0 = 0; Mong muốn x 0 = 0

    Nếu tâm của bạn trở về số không, tức thì tất cả mọi thứ đều là số không. Mọi thứ đều rỗng không, hoàn toàn không chướng ngại. Sau đó tâm gương rỗng không của bạn có thể phản ánh vũ trụ này như nó đang là. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói khi ngài rao giảng Phúc âm: “Nếu bạn muốn vào Nước Trời, bạn phải trở thành tâm hồn của đứa trẻ thơ lần nữa." Tâm của trẻ thơ hoàn toàn rỗng không: (Không cố chấp, không thù hận, không đam mê, không đắm nhiễm….) nó có thể nhìn thấy thế giới này chỉ như vậy. Tuy nhiên, khi bạn ôm giữ một cái gì trong tâm, bạn không thể phản ánh thế giới này như nó đang hiện hữu. Do đó, bạn sanh lòng ích kỷ, không thể giúp đỡ cho người khác. Thay vì bạn luôn luôn nhận lãnh bao nỗi khổ niềm đau đến với mình.

    Cho nên tâm rỗng không này không phải là không có gì. Chúng tôi nói bầu trời là rỗng không, nhưng bầu trời không phải là không có gì. Bạn có thể nhìn thấy bầu trời. Có bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm. Vâng, bầu trời chỉ là bầu trời, nhưng bầu trời ban ngày thì màu xanh lơ, có mặt trời chiếu sáng. Còn bầu trời ban đêm thì tối thẳm, nhưng lộ ra hằng hà sa tinh tú lấp lánh. Ngay bây giờ, bầu trời trên đầu chúng ta ở đây tại Hoa Kỳ là màu sáng xanh lơ, trong khi bầu trời ở Hàn Quốc vào giờ này lại vào nửa đêm tối đen như mực. Tại sao vậy? Chung quy, bầu trời thì như nhau. Ai làm bầu trời xanh? Ai tạo ra bầu trời tối? Màu sắc của bầu trời ban đầu là gì? Ai tạo màu sắc? Câu trả lời là, bạn đã tạo ra. Bầu trời không bao giờ nói: "Tôi sáng xanh." Hoặc: "Vâng, tôi tối đen." Chính bạn tạo ra điều đó.

    Nhưng nếu bạn nhấn nút 'C' của bạn: Chỉ không–biết, sau đó không có "màu sáng xanh" không có "màu tối đen". Tất cả mọi thứ “Chỉ là–như–vậy”. Khi chúng ta nhìn thấy bầu trời trong ngày, tâm rỗng không của chúng ta phản ánh màu xanh này; khi nhìn vào ban đêm, tâm chúng ta phản ánh bóng tối, có tinh tú lung linh. Đó là tất cả.

    Thiền sinh im lặng một lúc, rồi nói:

    –Con hiểu được lời nói của Sư phụ, nhưng con không tin Sư phụ. Trong thực tế, nếu Sư phụ bước đi đụng vào một bức tường, nó có cảm giác đau. Bức tường là có thực, cho dù Sư phụ muốn tin vào nó hay không. Chủ nghĩa duy tâm mà Sư phụ nói không thực hiện trong thực tế.

    Thiền sư cười:

    –Vâng, chính vì vậy, khi bạn bước đi đụng vào bức tường, chỉ có "Ối cha!" Là chính xác. Ha ha ha !! (Tiếng cười từ khán giả). Bạn hiểu quá nhiều, vì vậy bạn giỏi hơn so với tôi! Ha ha ha !!! Tôi không hiểu những điều này, nhưng bạn hiểu rất nhiều. Hiểu quá nhiều! Vì vậy, tôi hỏi bạn, tại sao trên bầu trời nước Mỹ hiện tại là màu xanh, còn trên bầu trời Hàn Quốc bây giờ thì đen tối? Nó cùng một bầu trời. Nhưng tại sao khác biệt như vậy?”

    Thiền sinh im lặng. Sau đó, anh ta nhún vai. Sư Sùng Sơn nói tiếp:

    –Vâng, bạn hiểu quá nhiều, vậy mà một câu hỏi như thế trở nên khó khăn cho bạn. Thôi thì chúng tôi sẽ cố gắng giảng theo cách này: một cộng hai bằng ba; một cộng hai bằng không. Cái nào đúng? "

    Thiền sinh cho biết:

    – Một cộng hai bằng ba, tất nhiên rồi.

    –Đúng vậy! Tuy nhiên, "một cộng với hai bằng không" cũng đúng nữa. Bạn phải hiểu điều này. Bạn không biết, phải không? Vì vậy, bạn phải đến trường tiểu học Thiền, Được chứ? Ha ha ha! Các trường học phổ thông trên thế giới chỉ dạy rằng một cộng hai bằng ba. Tuy nhiên, trong trường Thiền của chúng tôi, đầu tiên bạn phải đạt được một cộng với hai bằng không. Đây là một khóa học rất quan trọng và cao cấp. Nó hao tốn rất nhiều, bởi vì nó làm cho cơ thể của bạn chịu khó nhọc để đến đây và ngồi! Nhưng bạn phải hiểu rằng một cộng hai bằng không.

    Trước khi được sinh ra, bạn đã là không. Bây giờ bạn là một. Trong tương lai bạn sẽ chết và một lần nữa trở thành số không. Do đó, 0 = 1; 1 = 0. Vì vậy 1 + 2 = 0. Đây là Thiền học. Bây giờ bạn hiểu rồi. Vì vậy, tôi hỏi bạn, 1 + 2 = 3; 1 + 2 = 0. Cái nào đúng? Cả hai đều đúng, phải không?

    Nhưng thêm một bước nữa là cần thiết. Trong bài học tiếp theo, nếu tôi hỏi bạn cái nào đúng và bạn trả lời rằng cả hai đều đúng, tôi sẽ đánh bạn ba mươi hèo. Nếu bạn cho là cả hai đều không đúng, tôi cũng sẽ đánh bạn ba mươi hèo. Vậy bạn có thể làm gì?

    Thiền sinh thở ra thật dài, "A, i" và đôi bàn tay đưa lên một cách yếu ớt trong tư thế xoa nhè nhẹ. "Hưnm ..."


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. #44
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Học hỏi từ Las Vegas



    Vào những năm đầu 1970, các đệ tử của Thiền sư Sùng Sơn vận chuyển một pho tượng Phật từ Trung Tâm Thiền Providence, Rhode Island đến một ngôi chùa ở Los Angeles. Một trong những đệ tử người Mỹ của Thiền sư mời thỉnh ông đi theo để thăm viếng các vùng trên đất nước Hoa kỳ. Vì vậy, Thiền sư và ba hoặc bốn người khác đồng hành trên một chiếc xe Van hiệu Volkswagen cũ kỹ. Có một người cầm tay lái theo cách của họ hướng vào xa lộ rộng lớn, mọi người lần lượt thay phiên nhau lái.

    Sau nhiều ngày đi, cuối cùng họ cũng đã tới gần California. Khi họ vượt qua vùng sa mạc, ánh sáng chập chờn của thành phố Las Vegas hiện ra từ xa. Trời đã quá nửa khuya, họ quyết định dừng lại qua đêm trong thành phố này. Vào ngày mai sẽ có nhiều tín hữu chào đón họ tại Los Angeles và thực hiện những nghi lễ dài trong chùa. Vì vậy, các môn sinh người Mỹ liền nắm lấy cơ hội tranh thủ một ít thời gian ngủ nghỉ, họ ngã lưng ngay chỗ ngồi của mình trong xe.

    Nhưng có một lữ khách người Hàn Quốc duy nhất đồng hành với họ chưa từng thấy Las Vegas. Ông nhìn thành phố về đêm, đắm mình trong những ánh đèn nhấp nháy tuyệt vời của khu ăn chơi trải dài trên một con lộ chính. Ông quá tò mò nên đã tỉnh ngủ. Vì vậy, ông đã nói với họ là ông muốn ra ngoài dạo phố, rồi lặng lẽ bước đi.

    Một lúc lâu sau, các môn sinh đã trải qua được giấc ngủ ngắn, đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng kéo cửa xe van chở nặng “bùm!” Cánh cửa sau bị mở toang, Thiền sư Sùng Sơn đang đứng hai chân với một tay chống nạnh lên hông và tay kia mạnh mẽ vẫy gọi mọi người. "Thức dậy! Các đệ tử hãy thức dậy mau!"

    –Úi chà! Lạ kìa! Trời mới 04 giờ sáng. Chuyện gì đã xảy ra?! Các môn sinh giật mình lắp bắp và dụi mắt.

    Thiền sư bảo:

    –Tất cả mọi người bây giờ hãy ra ngoài mau lên! Chúng ta đi tới đằng kia!

    Vói cánh tay dài, Thiền sư Sùng Sơn bắt đầu kéo từng người ra ngoài, đi về hướng cửa sòng bạc gần nhất. Họ nhìn thấy nhiều thân hình hạ nhanh trong những chiếc ghế của trung tâm điện tử kéo máy ăn tiền.

    –Hãy vào đi! Cứ vào đi! Thiền sư bảo.

    Ông làm mất giấc ngủ của các học trò, họ qua các cửa ra vào trung tâm của một trong những sòng bạc lớn nhất Las Vegas. Trời đã về khuya, trên sàn thảm đỏ khổng lồ này vẫn còn đầy ắp người. Những người đàn ông gác cửa nhìn ngờ vực nhóm Thiền sinh hippies dơ bẩn bụi đường và không có ý tứ khi họ mới bước vào. Với bộ đồng phục màu xám tro, người hướng dẫn dang rộng cánh tay của mình và ra hiệu về phía các sòng bạc, ông chỉ vào mê hồn trận bao la của nó.

    Khi từ xa bước vào, họ có thể nhìn thấy đó là một rừng máy kéo bạc, với những ánh đèn nhấp nháy dữ dội, và những tiếng pip pip nổi lên, hòa với những lớp khói mù dày đặc bởi thuốc lá của những khách chơi bài, kéo máy. Các máy có khe cắm thẻ Visa đặc biệt được nhiều người tham dự. Nữ tiếp viên trong bộ váy ngắn màu hồng chở một nguồn cung cấp thức ăn, món uống không ngừng và những chiếc thùng xô đựng đầy tiền cắc 25 xu đến với những khách chơi. Trạng thái mệt mỏi của họ tới chừng mực nào đó cũng làm sút giảm đi so với những cỗ máy của họ đã ngồi vào.

    Vô số những cánh tay nắm chiếc cần bật lên và kéo mạnh xuống khe ở những mức độ theo nhịp điệu cơ khí. Lau sạch đôi mắt mệt mỏi của mình, có người cầm điếu thuốc lá với sự bỏ mặc những tro tàn tự động rơi xuống. Họ dường như kết nối thân xác của họ với những thiết bị điện tử rộng lớn này, mà trong đó họ phải bỏ ra một số các tiền cắc 25 xu hoặc một đồng khá nhiều. Phân vân khi đặt tiền vào các cổ máy, họ mong sẽ được tăng lên sự tích tụ của điều may mắn tốt đẹp. Và chỉ một vòng tốc độ quay, số tiền trúng thưởng độc đắc sẽ tăng cao đến với những cuộc chơi tiếp theo. Thỉnh thoảng có một người say rượu giận dữ và một người nào đó ra đi. Hoặc một cuộc cãi cọ căng thẳng sẽ phá vỡ những lời cầu mong của họ cho các số tiền thưởng tiếp tục tăng theo. Vì vậy, họ ngồi nán lại.

    Những Thiền sinh người Mỹ đứng đó, ghi nhận hết tất cả. Đó là một thực tế hão huyền, không mơ ước trong đạo lý Thiền của họ. Cuối cùng một trong số các Thiền sinh thình lình nhận ra rằng Thầy của họ đã biến đi đâu mất.

    –Ôi, trời ơi! Đại Thiền sư đâu rồi?

    Bỗng nhiên, Thiền sư Sùng Sơn sải bước ra khỏi đám mây khói thuốc. Ông đã mang hai bao tiền cắc trong tay, và sức nặng của nó kéo vai của ông thấp xuống một chút. Tiếp cận với môn sinh của mình, ông nắm lấy những bao tiền cắc và bắt đầu phân phối chúng cho các môn sinh. Bây giờ tất cả các Thiền sinh hoàn toàn bối rối!

    –Đi chơi! Đi chơi! Đi chơi! Ông la lên, vẫy tay chào họ rồi định bước lên sàn.

    Các Thiền sinh với chuổi hạt bồ-đề trong tay và chiếc áo màu hòa bình tỏ ra ngờ vực. Một trong số họ hỏi:

    –Nhưng thưa Thiền sư, làm sao mà chúng ta lại có thể hành động như thế được?

    Các Thiền sinh trong những ngày đó rất đặc biệt, họ tự hào về lập trường tu tập của mình, từ chối một cách tế nhị việc vào sòng bạc, phô bày hành động phản cảm, phản văn hóa của họ sẽ gây chú ý cho thiên hạ, như vậy là không đúng với tác phong của người xuất gia theo đạo Phật.

    Một Thiền sinh khác đồng tình xen vào:

    –Ừ, Hành động đánh bạc và lãng phí tiền bạc, không phải là đi trái ngược với quy củ của Thiền môn hay sao?

    Mặt Thiền sư đột nhiên tăng vẻ nghiêm trọng. Ông nói:

    –Các chú có thấy những người này không?

    Ông chỉ ra ngoài trong sự biểu hiện to lớn của đám khói lan mù mịt, trên sàn bài nhấp nháy ánh đèn trải ra trước mắt họ, ông nói tiếp:

    –Những người này đều bị mắc kẹt trong địa ngục, địa ngục của lòng ham muốn cho riêng họ. Tất cả các chú đang thực hành Con Đường Lớn của Bồ tát, có nghĩa là luôn luôn phải phát tâm đồng hành với tất cả chúng sanh. Nếu các chú không vào chứng kiến tận mắt và trải nghiệm loại địa ngục của họ tạo ra, thì làm thế nào để cứu độ họ?
    Với điều phán bảo đó, Thiền sư đã đưa tay trở lại vào túi lấy bọc tiền cắc 25 xu cho vào máy. Lúc này, những đệ tử của ông vui vẻ chấp nhận.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    choconxauxi (01-19-2022)

  6. #45
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Một Cảm Giác Đúng về Phương Hướng


    Một Thiền sinh có lần thưa với Thiền sư Sùng Sơn:

    –Bạch thầy, con có một vấn đề là không nhận ra phương hướng. Bất cứ con đi nơi nào, con luôn bị lạc. Con không thể lái xe mà không cần hỏi đường và thậm chí sau đó thì mù tịt! Nó làm con bực bội, vì mỗi lần như vậy, bạn trai của con thường bông đùa về chuyện này, khiến con phải gượng cười, nhưng bên trong con rất là đau khổ. Vậy làm cách nào con có thể thay đổi được tâm trạng này?

    Thiền sư trả lời:

    –Được rồi, vấn đề này rất đơn giản, không có chi phức tạp. Trước tiên, cô phải hiểu được hướng đi chính xác là gì? Bất cứ lúc nào mà cô đang suy nghĩ, thì cô không thể nhận ra đúng hướng đâu là Đông–Tây–Nam–Bắc. Bởi vì nếu cô đang suy nghĩ và theo đuổi những suy nghĩ này, thì ngay cả khi cô tưởng chừng như mình định hướng đúng, nhưng thực sự lúc đó cô bị phân tâm, chạy theo những suy nghĩ, kiểm tra chính mình. "Ồ! Không phải theo hướng này. Có lẽ nên thử sang hướng đi khác…" Loại tâm này, dù cho cô có nhìn vào bản đồ chỉ dẫn khá tốt, cô không thể tìm ra con đường đúng. Vì vậy, rất thú vị!

    Trên thực tế, tất cả mọi người đã hiểu hướng mà họ đi. Tại mỗi thời điểm. Nó không phải là một cái gì đó mà cô đã học; mà nó là một cái gì đó cô đã từng biết. Gọi là trực giác.

    Hãy nhìn vào thế giới động vật trong một thời điểm nào đó ta sẽ thấy tất cả chúng thường xuyên di chuyển qua lại từ nơi này sang nơi khác trong nhiều lần mỗi ngày. Đời sống động vật rất đơn giản: nếu một con vật không di chuyển, sau đó, nó sẽ chết, hoặc bị tách ra khỏi đàn, nó không được bảo vệ, không thể tìm thức ăn và như thế loài động vật khác sẽ bắt nó ăn thịt. Vì vậy, động vật liên tục di chuyển, và cuộc sống của chúng tùy thuộc vào môi trường như thế nào khi chúng di chuyển. Đôi khi chúng phải đi trong bóng đêm, hoặc bay hàng ngàn dặm để tìm nơi cư trú. Cô đã từng nghe nói về loại cá hồi bơi hàng trăm dặm để tìm nơi chúng được sinh ra, thậm chí bơi ngược lên những thác nước, vượt qua dòng chảy để đến đó. Chúng không bao giờ nghi ngờ phương hướng của chúng.

    Khi con người nhìn vào tình huống này, họ nghĩ rằng, 'Ôi chao! Đó là một khả năng khá bí ẩn. Động vật là những thành phần rất ngu độn, làm thế nào chúng có thể thực hiện điều đó "Nhưng nếu cô nhìn kỹ vào động vật, cô có thể thấy lý do tại sao? Bởi vì chúng không có suy nghĩ, chúng chỉ cảm nhận. Khi chúng ngửi, nếm, hoặc cảm nhận một cái gì đó trên da, trên mùi mà chúng ngửi — có lẽ gió, hoặc một sự khua rung, chấn động, chúng chỉ cảm nhận điều đó, không có suy nghĩ. Nó rất dễ dàng!

    Điều đó nói lên rằng, loài động vật hoàn toàn có thể trở thành hợp nhất với hoàn cảnh, môi trường, và những gì đang xảy ra với chúng. Chúng hoàn toàn tin vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, chúng cảm nhận được một cái gì đó, không có sự tách biệt nào: chúng chỉ làm điều đó. Đối với một con vật, không có ngày hôm qua hay ngày mai, chỉ có cuộc sống trong giây phút hiện tại này.

    Nhưng con người có quá nhiều suy nghĩ. Trên thực tế, họ có thể làm những điều tương tự như động vật. Tuy nhiên, tư duy con người tăng trưởng quá nhanh, và trở nên quá mạnh mẽ phức tạp. Do vì không được cân bằng với thời gian nghỉ ngơi đối với cuộc sống của họ, cho nên con người phụ thuộc vào suy nghĩ quá nhiều để tồn tại trong thế giới này. Suy nghĩ bản thân thì không tốt, không xấu. Nhưng nếu cô dính mắc vào một điều gì —thậm chí là một điều tốt, tức là cô có vấn đề.

    Thay vì tin rằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, con người chỉ tin vào sự suy nghĩ của họ, và sau đó ôm giữ những suy nghĩ này để phán đoán, để kiểm tra mình và người khác. Điều này không tốt. Đó là lý do tại sao cô có thể thấy rằng một số người đã nghiên cứu quá nhiều sách vở, hoặc sử dụng bộ óc của họ hết mức, cho nên họ không thể có tầm nhìn xa thấy rộng những con đường chung quanh và bên ngoài họ.

    Tuy nhiên, đối với những người giữ một tâm hồn tinh khiết và rõ ràng, giống như người nông dân mộc mạc chất phác, hoặc một người sống bình thường, không quá phức tạp, họ ắt có một cảm giác cho định hướng rất tốt. Họ chỉ nghe một số hướng dẫn về thời gian và Bùm!- Nó tạo ra một hình ảnh trong đầu. Hoặc họ hiểu các góc độ của ánh nắng mặt trời chiếu rọi, hoặc những luồng gió thổi khi họ di chuyển và quyết định theo hướng này.

    Sau đó, khi họ đang lái xe hoặc đi bộ, họ có thể tìm thấy nơi này rất dễ dàng. Những người nông dân cảm nhận cơn mưa hoặc tuyết rơi trước một ngày khi nó xảy đến. Suy tư, thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm tất cả trở thành một. Không có ‘bên ngoài' không có 'bên trong,'. Tất cả mọi hiện tượng sự vật hoàn toàn trở thành một. Vì vậy, nếu cô muốn tìm ra hướng đi chính xác, cô phải quan sát một con vật. Cô có một con chó hoặc một con mèo không?

    – Dạ vâng, con có một con chó, cô đệ tử trả lời.
    –Tốt! Con chó đó phải trở thành thầy giáo của cô! Ha ha ha! Chỉ cần quan sát con chó này, sau đó cô sẽ sớm hiểu được. Vâng, một số con chó có nghiệp thức khác nhau, nghĩa là suy nghĩ của chúng khác nhau. Cô biết tại sao chúng ta cho rằng con chó này rất thông minh, trong khi con chó kia lại quá ngu ngốc? Con chó ngu ngốc không thể thực hiện những điều tốt đẹp, khi đi lạc, nó mất phương hướng, hoặc phải mất một thời gian dài mới tìm được đường về. Bởi vì loài chó và một số động vật khác có rất ít suy nghĩ, chúng cũng có một số loại nghiệp cảm, vì vậy, chúng cũng mắc phải sự trở ngại. Có lẽ điều này nó bị ảnh hưởng từ cuộc sống với con người quá nhiều. Ha ha ha!

    Nhưng nếu cô nhìn vào những con chó có trực giác bén nhạy, không có trở ngại về mắt, tai, mũi, hoặc lưỡi của chúng. Cho nên chúng có thể làm nhiều điều thú vị. Thậm chí chúng dẫn người mù đi rong ngoài đường.

    Vì vậy, nếu cô muốn có một trực giác tốt về định hướng, cô phải thoát khỏi những suy nghĩ của mình, chỉ đi thẳng, không biết. Sau đó, cô có thể tin vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm mình. Cô có thể tin vào cuộc sống này. Đây là cách cô tìm đúng hướng về nhà của mình, Được chứ?


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  7. #46
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn


    Có rất nhiều, rất nhiều trường hợp về Đại nguyện lực của Thiền sư Sùng Sơn. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi hành động, trong ánh mắt của thầy cũng đều lộ ra lòng Từ bi hiền dịu. Tôi đã mở một số băng giảng của thầy bằng tiếng Hàn cho những người không hiểu tiếng Hàn. Họ có thể cảm thấy mức độ của sự cống hiến và nỗ lực của thầy rất thẳng thắn, đặc biệt là lòng Từ bi, qua giọng nói của thầy. Và người Hàn Quốc khi nghe băng tiếng Anh của thầy có thể cảm nhận nó hay hay.

    Nhưng trong bất kỳ ngôn ngữ nào, thầy luôn luôn truyền tải nguyện lực lớn. Có một câu chuyện thể hiện điều tốt đẹp này: Một nữ bác sĩ người Hàn Quốc rất đáng kính mà tôi biết cô đã nhiều đêm không ngủ được, cô liên tục bị ám ảnh, quấy rối bởi những con quỷ khủng khiếp. Các con quỷ mà cô cho là có thực đến với cô không phải tưởng tượng. Thậm chí cô có thể nhìn thấy hình dáng chúng như một con người, bọn chúng đánh đập, hành hạ và có nhiều lần hãm hiếp cô. Cô bị tổn thương vật lý từ chúng. Tôi đã cố gắng đưa đến cho cô nhiều nhà tư vấn tâm lý để làm thế nào cho cô thực tập hóa giải nổi ám ảnh trong lòng, nhưng mọi người đành bất lực không thể giúp được gì. Cô ấy vô cùng đau khổ.

    Sau đó một ngày, tôi đã mang cho cô một bộ băng giảng của Thiền sư Sùng Sơn tại Hàn Quốc có tựa là Vô Môn Quan (“Cổng Không Cửa", một tuyển tập của bốn mươi tám Công án truyền thống). Nó được ghi lại trên một số băng cassette cách mười bảy năm về trước. Đây là những lời ghi chép sự giảng dạy của Thiền sư Sùng Sơn dựa trong một bộ phim thu hình, với chất giọng vui tươi khá mạnh mẽ. Tôi đã lắng đọng tâm tư để nghe những điều này, dường như người ta ghi âm sức Nguyện Lớn có tiếng vang như vậy. Tôi biết là cô bác sĩ này cũng thừa hiểu rằng cô không có thì giờ, hoặc năng lượng dành suốt một ngày dài, để chịu khó lắng nghe những gì mà người khác nói. Và tôi biết rằng cô sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến các Công án. Nhưng tôi hy vọng cô ấy chỉ cần nghe được tiếng nói của thầy, khi cô nằm trên giường bệnh. Cô bác sĩ nhìn tôi tỏ vẻ một chút tò mò khi tôi trao cho cô mấy cuộn băng cassette. Cô hỏi:

    –Có phải đây là lời tụng kinh Phật không?

    –Không, Tôi nói. "Đó chỉ là một số lời khuyên dạy của thầy tôi, biếu cho cô nghe.”

    –Nhưng phải có một chút gì về âm nhạc trong đó mới được. Làm sao tôi phải lắng nghe những lời thuyết pháp khô khan trên giường? Thực sự bây giờ tôi không thể ngủ được.

    Ngày hôm sau tôi nhận được điện thoại từ cô ấy:

    – Này bạn ơi! Bạn có thể nghe điều này! Tôi vừa có được một giấc ngủ an lành của đêm đầu trong tuần! Không thấy ma quỷ xuất hiện! Không có ma quỷ xuất hiện nữa!

    Cô ấy rất hạnh phúc, đây là lần đầu tiên, trải qua trong nhiều tháng giọng nói của cô không được tươi vui như hôm nay, nó rất tồi tệ với bao nỗi lo âu phiền muộn. Cô nói tiếp:

    –Tôi đã nghe băng thầy của bạn giảng, và giọng nói của ông rất rõ ràng, mạnh mẽ! Tôi thực sự không hiểu những gì ông nói, nhưng chỉ cần nghe chất giọng của ông làm tâm trí tôi rất thoải mái và sáng suốt!

    Lúc nào cũng vậy, hầu như bất kỳ cá nhân hoặc một nhóm nào đó, khi trưng bày bức ảnh của Thiền sư Sùng Sơn hoặc mở băng ghi âm những lời giảng của ngài, luôn luôn có thể cảm nhận một số năng lực định hướng vững chãi và sự cống hiến của ngài dẫn tới con đường phụng sự và cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta có thể cảm thấy rất mạnh mẽ rằng nhân vật này đã mưu cầu hạnh phúc cho nhiều người, nhiều đời: chúng tôi gọi đây là Đại Nguyện Lực.

    Dĩ nhiên, chúng tôi có nghe hầu hết những câu chuyện nói về Đại Nguyện của Thiền sư Sùng Sơn. Thực ra, tôi không tin bất cứ chuyện gì kể về thầy, đó không phải là phương thức về Đại nguyện, hoặc là một cuộc cổ vũ uy tín cho thầy. Nhưng trong rất nhiều, rất nhiều ví dụ về Đại nguyện của thầy mà chính tôi đã mắt thấy, tai nghe. Một trong những nổi bật đặc biệt đã tạo ra năng lực và ấn tượng tồn tại lâu dài trong tôi. Đó là vào lúc cuối đời, Thiền sư Sùng Sơn lâm cơn bệnh nặng, vô phương cứu chữa. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng thầy đang ở cửa tử, chúng tôi không còn hy vọng gì thầy có thể quay về chùa Tổ đình Hoa Khê, nơi thầy trú trì ở vùng núi bên ngoài thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người đang nói chuyện rất nghiêm túc, lo lắng cho sức khỏe tồi tệ của thầy nên sớm đưa về chùa và bàn tính việc lễ tang, họ yêu cầu phổ biến ​​rộng khắp.

    Thiền sư Sùng Sơn đã phải nhập viện tại Seoul trong vài tháng vào cuối mùa Đông 2003 và đầu mùa Xuân năm 2004. Tuy thể xác đau buốt khôn xiết do bệnh tiểu đường biến chứng, nhưng ngài không chịu nằm lỳ trên giường bệnh. Ngài yêu cầu cứ chừng 5, 10 phút, thực hiện đi một vòng xung quanh sàn nhà, nơi phòng ngài ở chữa trị.

    Mặc dù ngài có thể đi bộ, nhưng chúng tôi đã đẩy ngài đi trong một chiếc xe lăn để bảo vệ ngài khỏi mệt hoặc bị té ngã. Ngài muốn đi vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa, thậm chí cơn đau hành hạ làm cho ngài trong suốt những đêm dài mất ngủ. Nhiều đệ tử tỏ ra rất quan tâm và cảm thấy diễm phúc khi được đẩy chiếc xe lăn của ngài đi vòng quanh trong khu bệnh viện. Tuyến đường được tiếp nối và giống nhau mỗi lần như vậy. Nếu một người mới lạ, sẽ không quen thuộc với trình tự di chuyển này và kết thúc một đoạn dài trở lại phòng của ngài.

    Thiền sư Sùng Sơn không bao giờ lầm lẫn trong việc ghi nhớ về những tuyến đường này. Chúng tôi theo dõi một thời gian mà thầy yêu cầu theo chu kỳ được lặp đi lặp lại rất chính xác. Tôi muốn thử nghiệm tâm thầy, ánh mắt của thầy luôn luôn tinh sáng trong lúc nằm viện lâu dài giữa không khí tẻ nhạt trống vắng. Vào một trong những đoạn vòng quanh này, tôi đã đi kèm bên thầy với Sư ni Đại Quán (Dae Kwan), một nữ đệ tử lớn đương kim trụ trì Thiền viện Tú Phong ở Hồng Kông. Thiền sư Sùng Sơn đã có một ngày đặc biệt rất khó nhọc, khi chúng tôi hộ tống thầy ra khỏi phòng, ngài bắt đầu nói lớn tiếng, khiến không ai có thể chịu đựng nổi: "Đau nhức quá! Đau lắm! Cơ thể của tôi bị đau nhức khủng khiếp!"

    Nghe được điều này, Đại Quán cúi xuống và thưa với thầy:

    –Kính bạch Sư phụ, xin vui lòng cho chúng con nỗi đau của Sư phụ. Chúng con muốn lấy nó đi.

    Đó không phải một thách thức đấu Pháp, mà là nỗi buồn và sự quan tâm của Ni sư Đại Quán rất rõ ràng. Thể hiện cử chỉ đơn giản từ lòng thương kính của người đệ tử đối với thầy mình.

    –Nói gì? Thiền sư Sùng Sơn hỏi, và nghiêng đầu về phía cô ấy, rồi quay sang tôi.

    Đại Quán lập lại:

    –Con nói, xin thầy vui lòng ban nỗi đau của thầy cho chúng con: 50 phần trăm cho con và 50 phần trăm cho thầy Huyền Giác hiện có mặt ở đây! Xin thầy ban cho chúng con, nha thầy! "

    Nhưng Thiền sư chỉ vẫy tay từ chối phớt lờ. Ngài nói:

    –Không, không, không! Đây là biểu hiện nghiệp lực mà thầy phải trải nghiệm nỗi đau này. Không thể nào và không bao giờ san sẻ cho các con được, không ai có thể chịu thế cho ai, chỉ có riêng thầy gánh chịu thôi!


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. #47
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn


    ........

    Nhưng Đại Quán không từ bỏ ý định dễ dàng như vậy, bèn thưa tiếp: “Dạ không, bạch thầy. Chúng con thật sự muốn lấy đi nỗi đau của Sư phụ!”

    –Con không thể làm được chuyện đó. Thiền sư Sùng Sơn đáp. "Nỗi đau của thầy khá đắt!"

    Tôi hỏi thầy:

    “Bao nhiêu, thưa Sư phụ? Chúng con sẽ mua nó.”

    –Nỗi đau của ta đắt lắm, Các con không thể mua được.

    Đại Quán kề vào tai thầy và nói:

    –Vậy thì, con sẽ bán Thiền viện Tú Phong, có được rất nhiều tiền, con sẽ kính biếu thầy. Sau đó, thầy trao cho chúng con nỗi đau của thầy được chứ!?

    Nghe những lời này, Thiền sư Sùng Sơn chỉ giữ im lặng. Nhưng nó không phải là thiếu lời đáp trả. Khi một con hổ cúi thấp mình, sẵn sàng để tấn công, mặc dù nó có thể im lặng và hoàn toàn bất động. Chỉ có những ai thiếu hiểu biết sẽ mô tả điều này như thầy không còn linh mẫn hoạt dụng nữa. Vì vậy, Thiền sư vẫn im lặng, chiếc xe lăn tiếp tục di chuyển thêm vài ba bước nữa trên sàn bệnh viện sạch sẽ được trải thảm.

    Đại Quán cuối cùng hỏi thầy:

    –Nếu chúng con dâng cho thầy tất cả số tiền này, sau đó thầy sẽ làm gì với nó?

    Thiền sư đáp: “Ta sẽ lấy số tiền của con, và thuê nhà làm một trung tâm Thiền rộng lớn, cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau! Ha ha ha!!!”

    Qua những lời này, tất cả chúng tôi phá lên cười. Ngay lúc đó, tự dưng thầy nói:

    –Đó không phải là một hợp đồng kinh doanh tồi, phải không con?

    Chúng tôi cười và cười và cười. Nhưng không phải hài hước, đó là những nụ cười nhẹ nhõm, thong dong, tinh khiết và sáng trong. Lúc đó tôi đã nghĩ: "Quau! Con mãnh hổ đã không quên công việc của mình!”

    Cùng đêm đó, trở lại chùa, khi tôi nằm trên giường chờ giấc ngủ đến, ghi nhớ lại lời Pháp thoại tốt đẹp này mà chính tôi đã nghe, do một bậc lão sư, một đại thiền sư là thầy tôi, từ trên chiếc xe lăn của ngài. Những giọt lệ trào ra trong khóe mắt tôi.


    ----------




    Ðính Kèm 2609
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  9. #48
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phụ nữ không thể Thành Phật!



    Một ngày nọ, có nữ Thiền sinh người Mỹ hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Thưa thầy, ở Hàn Quốc những phụ nữ có thể được làm Thiền sư không?

    Sư trả lời. –Không, không! Tất nhiên là không!

    Nữ thiền sinh này đã hoàn toàn bị sốc, thậm chí càng không hài lòng về lời nói của Sư phụ nhiều hơn, bởi vì Thiền sư Sùng Sơn luôn luôn cho rằng tất cả người nữ tu học hoàn toàn bình đẳng với nam giới, và thậm chí chính thức được ủy quyền trong số họ để làm Giáo thọ giảng dạy pháp môn Thiền tông. Tại sao bây giờ ông có thể tuyên bố như vậy được? Cô nghĩ: "Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được."

    Sau một vài phút, cô lắp bắp:

    –Nhưng làm thế nào có thể chứ?

    Nhìn cô rồi cười, Sư trả lời:

    –Bởi vì phụ nữ không thể được giác ngộ (thành Phật!)

    Điều này cô ta không thể tin được! Và cho rằng Thiền sư đã nói đùa, cô nhìn lên ánh mắt Sư, nhưng sau đó Sư đã bước vào một căn phòng khác. Cô ta đi theo Sư, nơi ông đã bận công việc gì đó, như thể cuộc đối thoại chưa từng xảy ra.

    Cô tiếp tục nói:

    –Con đã theo thầy học đạo trong nhiều năm nay, thầy luôn luôn chỉ dạy cho chúng con tin vào sự thật chính mình 100 phần trăm. Tại sao bây giờ thầy lại nói rằng phụ nữ không thể có được sự giác ngộ (thành Phật)?

    Xoay mình thật nhanh, Thiền sư Sùng Sơn chỉ tay và nhìn vào mắt cô gái mạnh mẽ, nói:

    –Chính vì cô là “người phụ nữ?”

    Nữ Thiền sinh im lặng khi lời phán bảo của ông chìm trong sâu thẳm.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  10. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (01-23-2022)

  11. #49
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN


    Thiền sư Sùng Sơn thế danh là Lý Đức Nhân sanh ngày 04 Tháng 7 năm 1927, tại làng Sun-Cheon, phía Bắc thủ phủ Bình Nhưỡng, bây giờ là Bắc Triều Tiên. Cha ông là một kỹ sư xây dựng, và mẹ là người nội trợ đảm đang. Cả hai sùng đạo Hội thánh Tin lành Trưởng lão (Presbyterians).

    Trong thời niên thiếu của mình, Đức Nhân đã theo học tại trường công nghiệp Bình Nhưỡng. Ông có sở trường sửa chữa được mọi thứ, và nhanh chóng nhận được biệt danh “Người có giấc mộng Edison" (Edison’s Dreamer) (*), do khả năng của ông có thể sửa chữa đồng hồ, radio và những máy móc thiết bị điện tử bị hư hỏng, nhặt ra từ phế liệu.

    Đức-Nhân lớn lên trong môi trường thù địch của người Nhật chiếm đóng Hàn Quốc— Một cuộc xâm lăng kéo dài từ năm 1910 đến năm 1945. Trong thời gian chiếm đóng này, người dân Hàn Quốc bị cấm nói ngôn ngữ riêng của họ và bắt đổi tên tiếng Nhật. Nhiều sinh viên bị buộc phải làm việc trong nhà máy Nhật Bản tại xứ Hàn và phải hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nhật.

    (*) Thomas Alva Edison (11. 2. 1847 - 18. 12. 1931) là nhà phát minh vĩ đại và là doanh nhân người Mỹ. Ông đã giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa kỳ cũng như tại vương quốc Anh, Pháp, và Đức. Ông tạo ra nhiều thiết bị có ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống trên toàn thế giới, bao gồm cả máy quay đĩa, máy quay phim, và bóng đèn điện kéo dài. Được mệnh danh là "The Wizard of Menlo Park, Edison đã góp phần truyền thông đại chúng và đặc biệt là ngành viễn thông. Ông tạo ra hệ thống năng lượng cho nhà máy điện đầu tiên trên đường Pearl ở Manhattan, New York.

    Đây là bước phát triển quan trọng trong thế giới công nghiệp hiện đại.


    Một trong những giáo viên của Đức Nhân dạy ông làm thế nào để thiết lập những tần sóng ngắn radio và những máy điện báo khác — trong khi kiến thức kỹ thuật chuyên môn đã bị từ chối giảng dạy cho hầu hết tất cả người dân Hàn Quốc vào thời đó. Đức Nhân đúc kết cách sử dụng các kỹ năng chuyên môn của mình để thu thập thông tin về các nhà máy chế tạo vũ khí của Nhật Bản và những cuộc chuyển quân bố ráp của họ. Ông đã đưa thông tin này cho các nhà lãnh đạo trong phong trào kháng chiến của Hàn Quốc. Cuối cùng ông đã bị bắt vì giúp đỡ “bọn phản động” và gửi đến một nhà tù ở Bình Nhưỡng.

    Thời gian Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, sự tra tấn và giết hại tù nhân chính trị khá phổ biến. Trong lúc ở tù, Đức Nhân bị thẩm vấn mỗi tuần, mặc dù những kẻ bắt ông không tra tấn ông, họ đã sử dụng các lời đe dọa, khủng bố tinh thần, và khuyến dụ để cố gắng khai thác ông.

    Khi ở trong tù, Đức Nhân bắt đầu thắc mắc những giáo điều quan trọng về đạo Thiên Chúa mà ông đã nêu ra qua suy nghĩ của mình: "Nếu thực sự có một Đức Chúa Trời yêu thương, thì tại sao Ngài có thể để cho người dân Hàn Quốc phải chịu đựng nhiều nghiệt ngã khổ đau như vậy?"

    Bổng dưng, vào mùa Xuân năm 1944, sau bốn tháng rưỡi tù giam, Đức Nhân đã được cứu thoát, do phần lớn vào sự can thiệp giúp đỡ của một trong những thầy giáo và hiệu trưởng trường học của mình, cả hai đều tin tưởng vào thế hệ trẻ đầy hứa hẹn ở tương lai tốt đẹp. Trong khi ông được biết rằng ông đã bị lãnh một bản án tử hình vì tội tiếp tay chống Nhật, và sẽ thi hành án lệnh vào lúc ông đủ mười tám tuổi.

    Sau khi thoát khỏi ngục tù, Đức Nhân tiếp tục học và tốt nghiệp trung học, ông được nhận vào trường Cao đẳng Công nghiệp Dae Dong. Chiến tranh kết thúc vài tháng sau đó. Nhanh chóng đảng Cộng sản Bắc Hàn, với sự cấu kết thông đồng của cánh thân Liên Xô, bắt đầu tập hợp và tổ chức những chi bộ trong từng vùng. Họ truy lùng các thành phần trí thức, địa chủ và sinh viên. Chính vì vậy, do hoàn cảnh gia đình, Đức Nhân đã liên tục bị quấy rối. Với tên tuổi của ông thường xuyên xuất hiện trên danh sách các đối tượng bị nghi ngờ theo dõi, bạn bè và gia đình ông đã thúc giục ông phải bỏ chạy. Bất đắc dĩ, trong thời gian lánh nạn, ông tham gia vào một làn sóng di tản lịch sử của hàng chục ngàn người khác trốn khỏi chế độ Cộng sản. Ông đi xuống Nam Hàn, tuyên bố sẽ quay trở lại khi tình hình được cải thiện.

    Nhưng điều đó chưa từng xảy ra. Và từ đó ông không bao giờ nhìn thấy mặt cha mẹ và gia đình mình một lần nữa. Năm 1946, ông vào học Đại học Đông Quốc (Dong Guk), đó là trường đại học Phật giáo duy nhất ở Seoul và là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc. Ông tự bảo hộ mình bằng những khả năng kỹ thuật sửa chữa các tiện ích và thiết bị điện tử.

    Đức Nhân để dành tiền và thành lập một nhóm hỗ trợ cho những người tị nạn khác từ miền Bắc vào Nam, vì họ đã bắt đầu bị phân biệt đối xử dưới bàn tay của những người anh em phía Nam Hàn của họ. Trong khi đó, tình hình chính trị càng không ổn định. Cuộc sống hàng ngày đã trở thành bạo lực và hỗn loạn. Thể chế Xã hội Tân Tự Do đang sụp đổ xung quanh mình. Đức Nhân mất hết niềm tin vào con người và đi vào núi sâu, thề không bao giờ quay trở lại cho đến khi ông đạt được Chân lý tối hậu để tự cứu lấy mình và giúp đỡ cho dân tộc mình.

    Ở Hàn Quốc, trong các ngôi chùa có truyền thống từ xưa, thường cung cấp nơi ăn chốn ở cho những sinh viên và công chức đang theo học khóa tập huấn, chuẩn bị cho các kỳ thi. Nó là nơi trú ẩn bình yên cho Đức Nhân nương náu trong một thời gian ngắn. Tại thời điểm này, Đức Nhân không có ý định trở thành một nhà sư Phật giáo, ông chỉ muốn tìm hiểu câu trả lời thỏa đáng qua cách sống sâu sắc với các tác phẩm Kinh điển của triết học phương Tây và Khổng giáo. Ông nghĩ rằng Phật giáo đã bị biến thái quá nhiều với những hình thức mê tín dị đoan, hơn là sự tìm kiếm Chân lý đích thực. Nhưng qua các nghiên cứu (Triết học và Đạo học của mình), ông đã không hài lòng với nền chính trị của tư tưởng Nho giáo cũng như siêu hình học của triết lý phương Tây. Sau ba tháng nghiên cứu thâm sâu, ông đến một ngôi chùa nhỏ “Sang Won Am” trên núi để tìm hiểu về Phật giáo.

    Khi ông hỏi vị trú trì về giáo lý đạo Phật, ông được trao cho bản kinh Kim Cương có bìa mạ vàng. Mở kinh ra, ông đọc đến đoạn: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai” Nghĩa là, Tất cả mọi sự vật xuất hiện trong vũ trụ này đều là hư dối không thật. Nếu thấu rõ tất cả các hình tướng chắng phải hình tướng, sau đó bạn sẽ nhận ra Chân tánh (Như lai) của mình”.

    Ông kể lại rằng khi đọc xong lời Kinh này, ngay lập tức ông cảm thấy một gánh nặng rất lớn được buông xuống nhẹ nhàng, và một sự bất mãn sâu thẳm trong lòng hầu như vơi cạn. Ông đã sớm nhận ra rằng tất cả các giáo lý Phật giáo rất uyên thâm vi diệu, có thể được tìm thấy trong cụm từ này.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  12. #50
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN


    ...........

    Một ngày nọ, đang ngồi trong rừng tụng Kinh Kim Cang, ông gặp một nhà sư hỏi tại sao ông thích nghiên cứu Phật giáo?

    Đức Nhân nói:

    – Thưa thầy, tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta hiện giờ trở nên hoàn toàn thối đọa. Con người đã đánh mất phương hướng của họ không tìm được đường về, nhưng tôi tin rằng thông qua sự học hỏi về Phật giáo, tôi có thể tìm hiểu được phương thức làm thế nào để cứu giúp nhân loại.

    –Bạn không thể cứu độ bất cứ ai bằng cách học hỏi về Phật giáo. Đó là bởi vì Phật giáo không quan tâm đến kiến thức hiểu biết. Nhà sư đáp.

    Những lời này đánh mạnh một cách chính xác vào tâm ông. Vì vậy ông hỏi: "Thế thì con đường nghiên cứu tu học của Phật giáo là gì?"

    Nhà sư tiếp tục:

    – Nghiên cứu Chân lý Phật giáo là không cần quan tâm đến việc học hỏi nhiều hơn để có học vị kiến thức. Nghiên cứu Phật giáo nhằm mục đích thực hành, cắt đứt hoàn toàn mọi vọng tưởng. Ông phải buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ tạp niệm. Chỉ bằng cách này ông mới có thể đạt được Chân ngã của ông và chuyển hóa những quan niệm sai lầm từ bản thân mình."

    Đức Nhân tràn đầy niềm cảm hứng từ việc trao đổi này, và quyết tâm nguyện trở thành một nhà sư. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì ông là con trai duy nhất trong gia đình. Nếu ông trở thành một nhà sư, (chối bỏ đạo Tin Lành, phản lại tín ngưỡng của cha mẹ) thì gia đình cảm thấy xấu hổ vì ông, và dòng họ của ông sẽ tuyệt tự, không người nối dõi. Nhưng ông tự hóa giải, mặc dù nó sẽ không đem lại niềm vui cho gia đình, một khi ông trở thành tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên, nếu tu tập chăm chỉ và tỏ ngộ Tự tánh, điều này sẽ phục vụ cho toàn thể đại gia đình nhân loại, rộng lớn hơn bất cứ điều gì mà ông coi như là một chủ hộ nhỏ nhoi.

    Đức Nhân được thâu nhận xuất gia và thụ giới chính thức trở thành một tu sĩ Phật giáo vào tháng 10, năm 1948. Ngay lập tức ông lên núi cao thanh vắng phát nguyện nhập thất, ẩn tu đơn độc một trăm ngày. Ông chỉ ăn lá thông nghiền thành bột, rau rừng và cà sống, (không nấu nướng). Trong hai mươi giờ mỗi ngày, ông tọa thiền, trì tụng Đại bi Tâm chú và tắm mình trong nước giá lạnh.

    Lúc đầu, bao tạp niệm dấy khởi và những mối nghi ngờ kéo đến làm ông muốn thoái chuyển nhiều lần. Kế tiếp, ông đã bị ma quỷ hiện ra quấy phá, và sau đó là hình ảnh chư Phật và Bồ tát quang lâm giáo hóa. Một hôm, chỉ còn một tuần lễ nữa là kết thúc kỳ ẩn tu, ông ra ngoài để Thiền hành theo lối mòn nhỏ hẹp trong núi. Bỗng nhiên có hai cậu bé khoảng 11, 12 tuổi xuất hiện bên đường, ăn mặc đẹp đẽ với vẻ mặt siêu phàm, chúng cúi chào ông rồi đi theo hai bên khá lâu, sau đó chúng biến mất. Trong suốt thời gian Thiền hành, họ giữ im lặng, tâm ông bừng sáng. Làn da của ông chuyển sang màu xanh như lá thông, và dần dần cơ thể của ông trở nên khỏe khoắn, mạnh mẻ hơn.

    Vào ngày cuối cùng, ông đang tụng Kinh, bất ngờ thần thức ông thoát xác, thể nhập vào cảnh giới không tịch và an trú trong trạng thái ấy một hồi lâu, ông vẫn nghe rõ tiếng mõ lời Kinh mình đang tụng. Khi thần thức trở về thân xác thì ông nhận ra rằng, cảnh núi sông vạn vật ông được thấy, âm thanh ông được nghe, tất cả đều lưu xuất từ Chân tánh của mình. Chúng hiện ra trong tính Như Thật.

    Khi ông xuống núi, tìm gặp đại Thiền sư Cổ Phong để cầu mong khai thị, nhưng đã bị từ chối việc thu nạp ông làm đệ tử xuất gia. Vì vị Thiền sư này chủ yếu là giảng dạy cho các hàng Phật tử cư sĩ tại thời điểm đó, đã xác định rằng nhiều tu sĩ bây giờ tu hành giải đãi, lười biếng lại thường hay kiêu căng ngạo mạn, khó dạy, khó bảo.

    Nhưng khi ông trở về gặp lại Thiền Sư Cổ Phong để thẩm tra sự tỏ ngộ của mình lần thứ hai và ông đã vượt qua nhiều Công án. Tuy nhiên, vẫn còn một Công án cuối cùng ông không thể trả lời được: "Chuột ăn thức ăn của mèo, nhưng bát đựng thức ăn cho mèo bị vỡ bể. Điều này có nghĩa là gì?" Ông đã cố gắng đưa ra nhiều đáp án, nhưng Thiền sư Cổ Phong từ chối tất cả. Sau thời gian im lặng, bất chợt câu trả lời chính xác xuất hiện. Chàng tu sĩ trẻ này đã đạt ngộ! Ngay sau đó, Cổ Phong đã truyền Tâm Pháp cho ông và ban Pháp hiệu là Sùng Sơn. Vị minh sư đã nhìn thấy ông sau này là một người ung dung tự tại, giáo hóa lan rộng khắp nơi trên thế giới.

    Thiền sư Sùng Sơn là người đệ tử xuất gia duy nhất của Thiền tổ Cổ Phong. Ông được ấn chứng, nối truyền Tổ vị (đời thứ 78 trong Thiền tông từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), đã trở thành Thiền sư vào năm 22 tuổi.


    ----------




    48 a TTVT TM.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Rơi nước mắt khỉ mẹ cho con bú lần cuối trước khi bị làm thịt
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 05-05-2016, 09:44 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  3. Hiểu sai lầm về sự nhiệm mầu của Phật pháp sẽ dẫn đến mê tín.
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 09-15-2015, 09:55 AM
  4. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
  5. Thế nào là Giáo lý Vô Ngã ?
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Giáo lý Nhị Thừa (Tiểu thừa - Quyền thừa)
    Trả lời: 45
    Bài cuối: 06-30-2015, 09:59 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •