DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/6 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 51
  1. #21
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Mũi Tên Thuốc Độc.


    Thiền sư Sùng Sơn nói với một cộng đồng sinh viên:

    –Nhiều người nghĩ rằng sự hiểu biết thông minh có thể nâng đỡ cuộc sống họ, và cứu giúp thế giới này. Nhưng điều đó không được vẹn toàn, vì sự hiểu biết thông minh chỉ là ý tưởng của người khác về một cái gì đó mà bạn đang thu nạp vào cho mình. Dù bạn đọc trong sách vỡ và nghe các bài giảng huấn, đó cũng không phải là của bạn. Nếu bạn hiểu được những điều mà chỉ do kiến thức mang lại, tức thì bạn sẽ không hiểu được thế giới này như nó đang là. Sau đó bạn sẽ bị đau khổ và gây khổ đau cho bao người khác.

    Bạn có từng nghe nói về cách người Mỹ da đỏ bản địa nhúng những đầu mũi tên vào chất độc, sau đó chúng được dùng để tự vệ hoặc bắn vào một con vật nào đó phải không? Cũng vậy, các bạn có quá nhiều sự hiểu biết thông minh bằng trí não, giống như những mũi tên độc bắn vào hồng tâm nguyên sơ tinh khiết. Bạn phải nhanh chóng rút nó ra, đúng không? Nhưng hầu hết những người bị mũi tên này mắc kẹt trong đó và họ chỉ nghĩ đến mũi tên, thay vì nhổ nó ra ngay. Họ thắc mắc: “Mũi tên này từ đâu đến? Ai bắn nó? Nó được chế tạo như thế nào?" ''Mũi tên này giống như những mũi tên thuốc độc khác phải không?" "Mũi tên này thuộc loại gỗ gì?" "Người bắn bao lớn?" "Có mũi cao, hoặc tẹt?” Rất nhiều suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ.





    -----------

    Ngay sau đó cơ thể họ từ từ bị ngấm độc và họ sẽ chết! Cũng thế, suy nghĩ và phân tích hý luận là điều không cần thiết. Việc đầu tiên là rút mũi tên ra, và sau đó là chữa trị vết thương không cho chất độc lây lan thêm nữa. (Đức Phật cũng dạy trong kinh A Hàm như thế). Nhưng nhiều người không chịu nhổ mũi tên đau khổ đó nằm trong tâm trí của họ; họ chỉ dành nhiều thời gian, tiền bạc và năng lượng để phân tích, suy nghĩ và học hỏi về nó! “Mũi tên này đến từ đâu?” "Ai đã tạo ra nó và ai đã bắn nó?" "Bắn từ nơi nào?" "Tại sao nó lại bắn?" "Làm cách nào để mũi tên bắn qua không gian?" "Làm thế nào mà nó nhanh chóng bay tới đây?”

    Đó là loại tâm mà hầu hết con người mắc phải rồi nghi vấn: "Tại sao có đau khổ? Đau khổ từ đâu đến? Tại sao thế giới này quá phức tạp? Họ ghi chép thành hàng ngàn, hàng vạn cuốn sách về những cái gì đó thật nhiều. Tất cả các loại tìm hiểu và kiểm tra này không một chút nói lên ý nghĩa “Ta là gì?" Họ không thấu đạt “Tâm không-biết” của họ.

    Mọi người không nhận ra rằng “Tâm không-biết” cắt đứt tất cả mọi suy nghĩ vọng tưởng như đã rút ra mũi tên độc. Nếu bạn trước hết rút mũi tên ra, thì cái tâm suy nghĩ sẽ không có vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn không lấy nó ra, thì bất kỳ loại tư duy và tâm kiểm tra xuất hiện sẽ giết chết bạn cùng với mọi người. Bởi vì tất cả mọi người đều bị tâm kiểm tra của họ kết dính như thế, chỉ có rất ít người thực sự cố gắng rút mũi tên ra. Vì vậy các bạn là những hành giả tham thiền rất đặc biệt, rất may mắn, cần sử dụng Công án “Ta là gì?" của bạn để chặt bỏ mũi tên độc này."



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (01-02-2022)

  3. #22
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sự Khởi Đầu của Thế Giới Này


    Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Thầy nghĩ gì về sự khởi đầu của thế giới này?

    –Sự khởi đầu của thế giới này từ miệng của bạn. Ha ha ha! Bạn hiểu không?

    Thiền sinh im lặng.

    –Vậy thì tôi sẽ giải thích: Thế giới này là gì? Bạn phải hiểu điểm đầu tiên đó. Bạn tạo ra thời gian, không gian, nhân và quả. Trong vòng ba giây, khi bạn hỏi tôi câu hỏi đó, bạn đã tạo ra toàn bộ thế giới này rồi. Khoa học thường dạy rằng thời gian, không gian, nhân và quả, là tuyệt đối. Tuy nhiên, vật lý hiện đại dạy rằng thời gian, không gian, nhân và quả là chủ quan. Vì vậy, bạn tạo ra toàn bộ thế giới này, chính bạn tạo ra thời gian và không gian của bạn.

    Thiền sinh nói: "Con vẫn không hiểu."

    Thiền sư trả lời:

    –Được rồi, vậy trước tiên bạn phải hiểu thời gian là gì? Một đơn vị thời gian là một giờ hay một khắc. Nhưng suy nghĩ của tôi đôi khi làm cho một giờ này rất dài, hoặc rất ngắn. Thí dụ, bạn đi đến sân bay để đón cô bạn gái. Bạn không gặp cô ấy trong một thời gian khá lâu. Bây giờ bạn đang chờ đợi tại sân bay và máy bay tới trễ. Năm, mười, hai mươi, ba mươi phút, chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi, thậm chí một giờ trôi qua. Mười phút có vẻ như cả ngày và một giờ trở thành dường như vô tận. Bởi vì bạn nóng lòng muốn gặp lại cô ấy rất nhiều và bạn ngồi đó nói rằng, "Máy bay đâu nhỉ? Tại sao nó vẫn chưa đến? Nhưng với một khoảng thời gian khác, bạn đi khiêu vũ cùng bạn bè, và nhảy múa suốt đêm, thậm chí một giờ dường như thoáng qua rất nhanh. Bây giờ cùng một lượng thời gian đó bạn cảm thấy rất ngắn. “Một giờ đã qua nhanh nhỉ? Nó có vẻ như chỉ một phút! "

    Vì vậy, thời gian tâm lý khác vời thời gian vật lý. Tâm tạo ra một giờ rất dài hoặc rất ngắn. Thời gian phụ thuộc vào suy nghĩ, bởi vì thời gian được tạo ra do ý tưởng. Đức Phật dạy như vậy, và chúng ta có thể thử nghiệm nó trong cuộc sống hàng ngày: “Tất cả mọi thứ do tâm tạo.”

    –Nó cũng giống như không gian: Tây Ban Nha là đây, và Nưởu Ước là kia, Hàn Quốc thì ở phía bên kia và Nhật Bản là ở trên đó nữa. Người dân ở Tây Ban Nha nói: "Hướng này là Bắc, đó là Nam, kia là Đông, nọ là Tây." Nhưng ở phía bên kia nửa vòng trái đất, người dân Hàn Quốc nói rằng Bắc là đây, Nam là kia, Đông ở đó và Tây là chỗ này. Nếu tôi ở đây, Bắc, Nam, Đông và Tây của tôi là như thế này. Nếu tôi không ở đây, Bắc, Nam, Đông và Tây không xuất hiện. Nhân và quả cũng đều như vậy: Nếu tôi làm một số hành động tốt, tôi được lên thiên đàng; tạo hành động xấu sẽ dẫn đến địa ngục. Đó là luật nhân quả. Nhưng nếu tôi không tạo ra bất cứ điều gì, thì tôi đi đâu?

    Do đó, tôi tạo ra thời gian và không gian, nhân và quả. Tôi tạo ra thế giới của tôi; bạn tạo ra thế giới của bạn. Mèo tạo ra thế giới mèo. Chó tạo ra thế giới của chó. Chúa tạo ra thế giới của Chúa. Phật tạo ra thế giới của Phật. Nếu bạn tin vào Chúa một trăm phần trăm, sau đó khi bạn chết, thế giới của bạn biến mất, bạn đến với thế giới của Chúa. Nếu bạn tin vào Phật một trăm phần trăm, thì khi thế giới của bạn biến mất, bạn sẽ đi đến thế giới của Phật. Nhưng nếu bạn tin vào Chân tánh của bạn một trăm phần trăm, sau đó bạn tạo ra thế giới của bạn, và đó là tự do hoàn toàn. Thiên đường hay địa ngục, đến và đi bất cứ nơi nào thảy đều không chướng ngại".

    Thiền sư dựa vào câu hỏi bèn nói tiếp:

    –Vậy, tôi hỏi bạn, cái nào bạn thích?

    Thiền sinh im lặng. Sư tiếp tục:

    –Bất cứ lúc nào bạn mở miệng, thế giới của bạn sẽ xuất hiện. Hiểu chứ!

    Thiền sinh hỏi:

    –Vậy thưa Sư phụ, ai là người đầu tiên mở miệng?

    –Bạn hiểu rồi mà!

    Giữa tiếng cười đại chúng, Thiền sinh im lặng trong giây lát. Sau đó, cung kính cúi đầu đảnh lễ Thiền sư và lui ra.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (01-02-2022)

  5. #23
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại Sao Chúng Ta Có Mặt Ở Đây?


    Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    – Tại sao chúng ta có mặt ở đây?

    Sư bảo:
    –Tại sao anh lại đến đây ngày hôm nay?
    –Bởi vì tôi muốn đến.
    –Anh muốn gì?
    –Vâng, tôi muốn hạnh phúc, Thiền sinh đáp.
    –Tốt lắm! Nhưng, anh từ đâu đến? Tên anh là gì? "
    –Juan.
    –Đó chỉ là tên của cơ thể. Còn tên Chân ngã của anh là gì?

    Thiền sinh lúng túng trong giây lát, rồi nói: "Cha mẹ đã đặt cho tôi cái tên này là Juan.
    Đó là tên duy nhất của tôi."

    –Vâng, đó chỉ là tên đặt cho xác thân anh khi sanh ra: đó không phải là tên thật của anh. Cha mẹ đã đặt tạm cho anh tên đó. Trước đó, anh đã không tên. Vì vậy, tên này không phải là anh. Anh có thể nói: Đây là bàn tay tôi, trên này là đầu của tôi, đây là thân tôi. Nhưng nó không phải là anh. Cơ thể anh có một “Ông chủ”. Vui lòng mang “Ông chủ” của anh ra đây cho tôi xem.

    Thiền sinh im lặng. Sư tiếp:

    –Ông chủ của anh là ai?

    Thiền sinh đáp: "Tôi không biết."

    –Anh không biết. Không biết–Đó là tên thật của anh. Người ta có thể gọi nó là tâm, hoặc linh hồn, hay ý thức. Nhà thiền gọi đó là tự tánh. Nhưng tên thật của anh được gọi là gì?

    Thiền sinh vẫn im lặng. Sư hỏi:

    –Thế thì, anh bao nhiêu tuổi rồi?

    –Tôi ba mươi tuổi. thiền sinh trả lời.

    –Đó là độ tuổi cơ thể của anh. Nó không phải là tuổi thật của anh. Một câu hỏi nữa, khi anh chết, sẽ đi đâu?

    –Tôi không biết.

    –Đúng vậy! Anh không biết tại sao anh sanh vào thế giới này, hoặc khi anh rời khỏi. Anh không biết tên hay tuổi thật của chính mình, hoặc bất kỳ đến hay đi. Vì vậy, anh "không biết." Đó là con người thật, là chân tánh của anh.

    Thuở xưa, Socrates (470–399) là một nhà hiền triết người Hy Lạp, sanh sau đức Phật 153 năm. Ông thường đi bộ qua các đường phố Athèns, nói với tất cả mọi người mà ông gặp: "Bạn phải hiểu biết con người thật của bạn! Bạn phải hiểu biết con người thật của bạn!”(Gnôthi séauton).

    Ngày nọ, có một sinh viên hỏi ông,: ‘Thưa thầy, thầy thường dạy chúng con phải hiểu con người thật chính mình. Còn thầy, thầy đã hiểu biết được con người thật của thầy chưa ạ? '

    Socrates trả lời: "Tôi không biết. Nhưng tôi hiểu cái không- biết này." Đó là một điểm rất quan trọng. Nếu anh đạt được “Không–Biết” của anh, sau đó anh có thể khám phá ra Ông chủ của anh, tức là anh hiểu được con người thật của anh. Tâm Không–Biết này rất quan trọng.”

    –Vâng, thưa Sư phụ, Thiền sinh nói, "Vậy cái không biết này là gì?"

    Đại thiền sư trả lời: –"Khi anh đang suy nghĩ, tâm anh và tâm tôi khác nhau. Khi anh cắt đứt mọi suy nghĩ, tâm anh và tâm tôi, cũng như tâm của mọi người đều giống nhau: tâm Thượng đế, tâm Phật, tâm Chúa Kitô, tâm Bồ tát Quán thế Âm, tâm của ác quỷ, tâm của tất cả mọi loài đều giống nhau. Sau đó, không có người Nga, không có người Mỹ, không có người Tây Ban Nha hoặc không có người Hàn. Tâm trước khi suy nghĩ của anh đã quét sạch mọi vọng tưởng. Thiền có nghĩa là cắt đứt mọi vọng tưởng này và sau đó thế giới hòa bình sẽ không có chuyện gì xảy ra. Trong quá khứ, Nga và Mỹ trong tình trạng chiến tranh lạnh, đã luôn luôn đấu đá ý thức hệ của nhau. "Tôi thích chủ nghĩa Cộng sản", "Tôi thích chủ nghĩa Tư bản." Thiền có nghĩa là buông tất cả xuống, cắt đứt mọi suy nghĩ, và trở về với bản thể uyên nguyên tinh khiết và rõ ràng của mình. Sau đó, anh có thể nhận ra rằng tâm của anh và tâm của tôi thực sự là tâm chung nhất.





    Vì vậy, nếu anh không hiểu được tâm mình, thì chỉ đi thẳng, không–biết. Sau đó, tâm không–biết của anh, tâm không–biết của tôi, và tâm không–biết của mọi người đều như nhau. Tâm không–biết này dứt bặt vọng tưởng; khi anh dứt bặt vọng tưởng, không suy nghĩ. Không suy nghĩ có nghĩa là tâm rỗng không; Tâm rỗng không là trước khi suy nghĩ. Trước khi suy nghĩ của anh là bản thể của anh. Trước khi suy nghĩ của tôi là bản thể của tôi, cũng là bản thể của vũ trụ, và bản thể các pháp, tất cả đều như nhau.

    Cho nên, khi anh giữ tâm không-biết này một trăm phần trăm, anh là vũ trụ và vũ trụ là anh. Anh và tất cả các pháp đã trở thành Một. Tên gọi đó là Nguyên điểm. Không–biết không phải là 'không biết gì'; không–biết là Nguyên điểm. Tên gọi Nguyên điểm là không–biết. Bây giờ, ai đó có thể nói rằng Nguyên điểm là Tâm, Phật, Chúa, Tự tánh, bản thể, tuyệt đối, năng lượng vũ trụ, thánh thiện, hay ý thức. Nhưng Nguyên điểm thật sự không có danh xưng, không có hình thức, không có tiếng nói, không có chữ nghĩa: đó là trước khi suy nghĩ, trong khi tất cả các danh xưng này là sau khi suy nghĩ, chúng được tạo ra bằng tư duy khái niệm. Sự mở miệng của anh đã là một sai lầm lớn. Nhưng khi anh giữ cái tâm không–biết một trăm phần trăm, anh và tất cả các pháp đã trở thành Một. Vì vậy, tôi hỏi anh, giữ cái tâm không–biết với cây gậy thiền này, âm thanh này (đánh trên bàn), và anh – tất cả giống nhau hay khác nhau?

    Thiền sinh trả lời: "Con thực sự không hiểu ý nghĩa những gì thầy nói. Con có một vấn đề nữa ... "

    –Vâng, anh đang suy nghĩ, vì vậy anh không hiểu. Suy nghĩ của anh là có vấn đề. Nhưng câu hỏi của tôi rất đơn giản. Tôi đã nói với anh hãy giữ cái tâm không–biết. Điều đó có nghĩa là cắt đứt mọi suy nghĩ. Vào thời điểm đó, bản thể của cây gậy thiền này, bản thể của âm thanh này (đánh xuống bàn), và bản thể của anh chúng giống nhau hay khác nhau?

    Thiền sinh trả lời: "Chúng giống nhau."

    –Nếu anh nói “giống nhau”, tôi sẽ đánh anh. Nếu anh nói "khác nhau", tôi cũng sẽ đánh anh. Nếu anh nói rằng có một vấn đề, tôi cũng sẽ đánh anh. Ha ha ha! Bởi vì Nguyên điểm là trước khi suy nghĩ, không có lời nói hoặc chữ nghĩa để diễn tả nó. Sự mở miệng của anh đã là một sai lầm lớn. Vì vậy, chúng giống nhau hay khác nhau?

    Thiền sinh trả lời: "Tôi không biết."

    –Được lắm, không dỡ. Nhưng thêm một bước nữa là cần thiết! Ha ha ha! Anh hãy giữ tâm không–biết này, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Sau đó, một vài đáp án sẽ sớm xuất hiện. Nếu anh muốn kiểm tra đáp án của anh, hãy tìm hỏi một gốc cây. Câu trả lời của cây này sẽ giúp anh rất nhiều. Ngoài ra, tiếng sủa của một con chó cũng là một giáo viên rất tốt, tốt hơn so với Thiền sư. Nhưng trước tiên anh phải giữ cái tâm không–biết. Điều đó rất quan trọng. Được chứ?

    Thiền sinh cúi đầu đảnh lễ: "Xin cảm ơn Sư phụ rất nhiều”.



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (12-29-2021)

  7. #24
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sự Sai Lầm của Lục Tổ


    Những năm trước đây, lúc còn sanh tiền, Thiền sư Sùng Sơn và một số môn sinh của ông đã đến thăm Trung Quốc, chiêm bái những ngôi chùa danh tiếng và những thánh tích gắn liền với lịch sử Thiền tông nước này. Họ gặp các tu sĩ Phật giáo và những vị thầy dạy Thiền, tất cả chào đón đoàn một cách nồng nhiệt.

    Nơi đầu tiên đoàn đến viếng là chùa Lục Tháp (Liu Rông,) tại Quảng Châu, và kế là một ngôi chùa Lâm Tế có gần 1.400 tuổi. Thiền sư Sùng Sơn và các môn sinh của ông đã được tham dự một “tua” du lịch, qua những ngôi chùa cổ và các đại tháp bởi vị trú trì hướng dẫn. Đó là Đại sư Sul Bong, người đã giới thiệu các kiến trúc khác nhau và một số dự án được sửa chữa phục hồi do những thiệt hại gây ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng, họ đến hội trường Lục Tổ, đoàn rất vinh dự được tới đây vì nó tạo nên một ấn tượng thật sâu sắc.

    Họ đã thảo luận bên trong hội trường, trên tường có treo lên bài thơ nổi tiếng của đức Lục tổ viết bằng chữ Hán trong một cái khung gỗ. Với tất cả những môn sinh của các trường phái Thiền, bài thơ này có tầm quan trọng rất lớn trong việc thành lập truyền thống Thiền tông tại Trung Quốc. Nhưng đối với các nhà sư Trung Hoa, đặc biệt bài thơ này được coi như một sự tôn kính thiêng liêng, nói về bản thể tuyệt đối của Tổ sư Thiền.

    Đây là câu chuyện của bài thơ: Thuở xưa, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Huỳnh Mai đã đề nghị sẽ truyền Pháp cho những ai có thể diễn đạt bản tâm qua việc trình kệ kiến giải của mình. Người đứng đầu Tăng chúng trong chùa là thủ tọa Thần Tú (Shin Hsiu). Ông có khả năng học rộng, văn hay chữ tốt, lại là giáo thọ trong chúng, ông lẻn viết trên vách nhà cầu bằng bốn câu kệ sau đây:

    “Thân thị Bồ đề thọ.

    Tâm như minh kính đài.

    Thời thời thường phất thức.

    Vật sử nhạ trần ai”


    (Thân là cây Bồ Đề.

    Tâm như đài gương sáng.

    Thường siêng năng lau chùi,

    Chớ để dính bụi trần.)


    Lư cư sĩ Huệ Năng mới vào chùa làm công quả giã gạo, nghe được bài thơ này và ngay lập tức cũng muốn bày tỏ quan điểm của ông về bản thể tâm mình, ông nhờ người viết hộ kế bên bài kệ của thủ tọa Thần Tú như sau:

    “ Bồ đề bổn vô thọ.

    Minh kính diệc phi đài.

    Bổn lai vô nhứt vật.

    Hà xứ nhạ trần ai ?”


    (Bồ đề vốn không cây;

    Gương sáng chẳng phải đài.

    Xưa nay không một vật;

    Chỗ nào để dính bụi?)


    Nghe trong chúng xôn xao về việc này, Ngũ tổ liền đến nơi đọc xong bài thơ của Lư cư sĩ, rồi xé vứt đi. Bởi vì Ngũ tổ nghĩ rằng nó đã vượt trội so với bài thơ đầu của thầy Thần Tú. Nếu để như thế thì sẽ có thể tổn hại đến tánh mạng của Lư cư sĩ. Do đó, sau khi Lư cư sĩ lãnh hội yếu chỉ, vào lúc canh ba được Ngũ tổ truyền Tâm pháp, cùng việc trao Y Bát và ban cho pháp hiệu Huệ Năng, trở thành vị Tổ sư Thiền đời thứ sáu trên đất nước Trung Hoa thời ấy.








    -----------


    Khi thầy trú trì chùa Liu Rong, Thiền sư Sùng Sơn và những môn sinh của mình nhìn vào bài thơ treo trên tường tại hội trường Lục tổ, Sùng Sơn nói:

    –Với bài thơ này, Lư Cư sĩ Huệ Năng đã được công nhận và trở thành vị Tổ sư Thiền đời thứ sáu. Nhưng có một sai lầm trong bài thơ này. Bạn là người trú trì ngôi chùa, bạn có nhìn thấy sai lầm của đức Lục tổ không?

    Thật là một cú sốc bất ngờ, thầy trú trì chỉ tay vào bài thơ hỏi: “Sai lầm của đức Lục tổ ư? Tôi không thể tưởng tượng nỗi... Vào dòng nào?”

    –Không, không, Sùng Sơn trả lời. "Không phải các dòng chữ này — các dòng kệ đều chính xác. Các mẫu tự đều chính xác. Nhưng ý nghĩa bài kệ này là một sai lầm lớn. Nếu nói “Xưa nay không một vật", tức đã là một sai lầm lớn. Bởi vì nếu bạn thực sự tin rằng “Xưa nay không một vật" tức là “Bản thể không có gì”, thậm chí không thể viết hoặc nói. Như vậy đã tạo ra một cái gì rồi. Đó là sai lầm đầu tiên.

    Ngoài ra, đức Lục tổ đã tạo ra ba hạt bụi — Thứ nhất, bụi “Xưa nay không một vật.” Thứ hai, bụi "Bồ Đề” và Thứ ba, bụi “gương sáng chẳng phải đài". Vì vậy, làm thế nào ngài có thể nói, trong dòng kệ cuối cùng, "Chỗ nào còn dính bụi?" Đã có nhiều, rất nhiều bụi trong bài thơ này. Thật là mâu thuẫn! Vì vậy, toàn bộ bài thơ này là một sai lầm lớn". Sau đó, Thiền sư Sùng Sơn nhìn vào thầy trú trì, người có đôi mắt vẫn mở rộng tỏ vẻ ngạc nhiên, Thiền sư hỏi:

    –Làm thế nào bạn có thể chỉnh sửa lại bài thơ này.

    Thầy trú trì trả lời:

    –Vâng, khi Lục tổ đã viết "Xưa nay không một vật", tức là ngài đã đề cập đến cụm từ trong Kinh Kim Cang: Tất cả hình tướng đều hư dối, không thật; Nếu bạn thấy các pháp sanh khởi cũng như là hoại diệt, bạn có thể thấy được chân tánh (Như lai)." Đó là những gì Lục tổ muốn tỏ bày.

    Thiền sư Sùng Sơn nói:

    –Vâng, đó là nguyên tắc của Tánh không. Thầy thủ tọa Thần Tú đã viết về "Sắc tức là không; Không tức là sắc.” Bài ​​thơ của Lục tổ cho thấy "không Sắc, không Không". Nói cách khác, thầy thủ tọa bị dính mắc với sự vô thường của ngôn từ hiện tượng, trong khi Lục Tổ bị dính mắc với tánh Không. Tất cả đều có ý nghĩa — Tuệ giác. Tuy nhiên, Chân thật ngữ là Sắc tức Sắc; Không tức Không. Bạn có thể đánh ngã bài thơ của Lục tổ từ quan điểm bất nhị của "Sắc tức Sắc, Không tức Không” được chăng?

    Sư trụ trì nói:

    –Ồ, trên thực tế, mở miệng đã là một sai lầm rồi!

    Thiền sư hỏi:

    –Vậy thì làm thế nào bạn có thể mở miệng ngay cả khi nói điều đó?

    Thầy trú trì lấy hai bàn tay bịt miệng mình lại rồi nói:
    –Ồ, vâng! Tôi đã tạo ra một sai lầm!



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (01-02-2022)

  9. #25
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Con Chó Giết Chết Triệu Châu.


    Thiền sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một Thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình.

    Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn.

    Sư vuốt ve con chó và nói:

    –Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các Thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không?

    Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!"

    Sùng Sơn nói:
    –Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  10. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  11. #26
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Không Chứng, Không Đắc.


    Một Thiền sinh đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Làm thế nào chúng ta đạt đến Chân không? Đôi khi tôi có một cảm giác trống rỗng, giống như tất cả mọi thứ là vô nghĩa. Nhưng tôi nghi ngờ rằng đây không phải là loại rỗng không mà Đức Phật muốn chúng ta thấu đạt. Phải chăng tôi đã sai lầm?

    Thiền sư Sùng Sơn trả lời: "Các loại cảm giác trống rỗng mà bạn đang nói không phải là Chân không. Đó là một loại cảm giác trống vắng trơ trọi. Nó dựa trên sự dính mắc của những cảm xúc và điều kiện. Ngay sau khi những cảm xúc hay điều kiện này thay đổi, sự trống vắng biến mất, đúng không?"

    –Vâng, đúng thế! Thiền sinh trả lời.

    –Như vậy, đó không phải là Chân không. Chân không là sự quán chiếu, là cái nhìn sâu sắc về bản thể của vũ trụ, và không bao giờ thay đổi. Nhưng nhiều người cố chấp, đuổi theo sự vật rồi dính mắc chúng, vì vậy khi chúng mất đi, tất cả mọi thứ cảm thấy dường như vô nghĩa và trống vắng.

    Tôi muốn giải thích nó theo cách này: Gần đây tôi có đến viếng thăm ông Ku, một Thiền sinh rất năng động mãnh liệt của tôi. Ông đã bảy mươi tuổi, từ Hàn Quốc đến Mỹ thăm con gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng đi trên chiếc ô tô đến Plymouth Rock, miền Đông bắc Hoa Kỳ, bởi vì ông Ku muốn nhìn thấy nơi khai sanh nước Mỹ đầu tiên. Sau đó tất cả chúng tôi đã có bữa ăn tối và đến ngồi bên bờ Đại tây dương. Tôi hỏi ông: "Thưa cụ, Cụ là một Phật tử, cũng là một Thiền sinh tuyệt vời. Cụ đã nhận ra điều gì từ cuộc sống này? "

    –Không có gì. Ông đáp.

    Ông Ku là chủ tịch của một doanh nghiệp rất thành công tại Hàn Quốc. Ông sống trong ngôi nhà sang trọng và đẹp nhất ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người con của ông đã định cư ở Mỹ, và một số ở Hàn Quốc. Em trai của ông sở hữu một công ty thực phẩm nổi tiếng. Gia đình ông và các con cháu rất giàu có, thuộc hạng thượng lưu. Vì vậy, tôi nói với ông ta, con gái của cụ có một căn nhà đẹp; cô ấy thật là hạnh phúc nhỉ! Ông trả lời: “Tôi không biết. Nhà đẹp ư? Hạnh phúc ư? Là loại Hạnh phúc gì vậy? Tôi không biết." Sau đó, ông hỏi: "Thế nào là Chân hạnh phúc?”

    Ông ấy đã hiểu thế nào là Chân hạnh phúc. Ông đã bảy mươi tuổi, và đã chứng kiến tất cả mọi việc xảy ra. Trong đời mình, tuy ông đã làm nhiều điều thiện, nhưng có rất nhiều điều đã xảy ra với ông ta. Phần lớn đã xuất hiện và biến mất trong cuộc sống của mình. Lên, xuống, xuống lên, lên xuống. Cuối cùng, ông cũng sẽ chết với hai bàn tay không. Nhưng khi tôi hỏi ông, "Cụ đã đạt được điều gì?" Ông nói, "Không có gì."

    "Không có gì” là gì? Hiểu rõ “không có gì” không phải là điều tương tự như chứng đắc hay đạt được “không có gì”. Nếu bạn chỉ hiểu “không có gì”, bạn vẫn còn có một vấn đề. Nếu bạn hiểu “không có gì”, sau đó bạn cảm thấy cuộc sống của bạn giống như một đám mây, như ánh chớp, như sương rơi. Tất cả mọi thứ đang thay đổi, đổi thay. Tất cả hình tướng luôn luôn sanh và diệt. Vì vậy, “Vạn pháp giai không”, cho nên cuộc sống của tôi chẳng có gì. Sắc tức là không, thì cuộc sống của tôi là không — không có gì! Nếu bạn chỉ hiểu điều này, chúng tôi cho bạn bị dính mắc với Không, bạn không thể có chức năng trong từng khoảnh khắc hiện tại cho những vấn đề khác. Đó là loại bệnh thần kinh, là trạng thái cực đoan, quá khích, chủ nghĩa hư vô. Điều này đã xảy ra cho nhiều người, nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

    Nhưng nếu bạn đạt đến không có gì, sau đó mọi thứ không có vấn đề. Nhà bạn là chính xác, tâm bạn là chính xác, hành động bạn là chính xác, tự tánh bạn là chính xác. Bởi vậy, nếu bạn đạt đến “Không có gì”, đó là không Sắc, không Không. Nhưng nếu bạn nói, “Không Sắc không Không”, thì điều này cũng là đang suy nghĩ; và nếu bạn nói “Không có gì” bạn không hiểu “không có gì”. Khi bạn đạt đến “không có gì” một cách chính xác, không có lời nói và chữ nghĩa. Như thế là gì? Sắc tức Sắc, Không tức Không. Các pháp Tức Như—Như thị.

    Vậy thì nếu bạn được 70 tuổi, và có người nào đó hỏi bạn: bạn đã đạt tới cái gì? Bạn sẽ trẻ lời ra sao?

    (Thiền sinh lấy tay đập xuống sàn nhà)

    –Không dỡ. Nhưng nếu bạn không có tay thì bạn làm gì? Ha ha ha! Vậy tôi hỏi bạn, trước khi bạn sanh ra, bạn không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Bây giờ bạn có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Rồi khi bạn chết, cũng không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Cho nên cái mà bạn suy nghĩ và hành động đập xuống sàn chỉ là một trạng thái nhất thời, nó không phải Chân tánh. Vậy là gì? Sau đó, bạn là gì? Điều này rất quan trọng! Nếu trả lời bằng cách đập xuống sàn nhà, thực ra không xấu cũng không tốt. Nhưng nếu bạn không có thân này, thì bạn lấy gì để đập? Đập có nghĩa là sự tỏ ngộ về không. Hoặc là vạn pháp quy nhất. Nhưng nếu bạn đạt được Chân không, thì sau đó là gì? Hãy cẩn thận!

    Vì vậy, sự hiểu biết về không, và cảm thấy trống không, cả hai đều không thể giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn quán chiếu thật sâu sắc bên trong “Ta là gì ?” Sau đó, bạn có thể đạt được Chân không, và giúp đỡ cho cả thế giới này. Hiểu không?

    Thiền sinh cúi đầu làm lễ :
    - Xin cảm ơn Sư phụ đã từ bi khai thị.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  12. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  13. #27
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Không Chứng, Không Đắc, (2)


    Một ông Tăng vội vã lên núi gặp Thiền sư Sùng Sơn tại chùa Hoa Khê ở ngoại ô Thủ đô Seoul Nam Hàn thưa:

    – Bạch Thầy, con đã đạt được Vô ngã. Con hoàn toàn tự do!
    –Ồ! Ông đã đạt được Vô ngã ư?
    –Dạ Vâng, con đã hoàn toàn đạt được Vô ngã! Ha ha ha!
    –Thế thì, tôi hỏi ông, “Ai” đã đạt được Vô ngã?
    Tăng đáp: "Dạ chính con đã đạt được Vô ngã".
    Thiền sư lấy gậy thiền đánh ông ta khá mạnh.

    –Ối cha đau quá!
    Thiền sư nói: "Nếu ông đã hoàn toàn đạt được vô ngã, tại sao lại kêu đau?"

    Tăng hoàn toàn bị mắc kẹt và không thể trả lời.

    –Nếu ông hoàn toàn đạt được Vô ngã, sao ông lại có thể nói "tôi, con"? Và làm sao có thể nói "tự do"? Thậm chí ông còn mở miệng ư?
    Tăng do dự trong giây lát. "Nhưng con ... .. Con ... .."

    Sau đó, nhận ra sai lầm của mình, ông cúi đầu đãnh lễ Thiền sư thật sâu.
    Ngài dạy:
    –Ông phải khám phá chủ nhân thực sự của cái miệng này. Đừng tạo ra "cái Tôi", đừng tạo ra "Tự do", đừng tạo ra "Vô ngã”, không tạo ra bất cứ thứ gì.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  14. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoatihon (01-02-2022)

  15. #28
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiền Toán


    Việc trao đổi sau đây xảy ra giữa Thiền sư Sùng Sơn và một người hỏi tại Thiền đường ở Los Angeles:

    Người hỏi: “Thiền là gì?”
    Sư đáp: “Bạn là gì?”
    Người hỏi: (im lặng).
    Sư đáp: “Bạn có hiểu không?”
    Người hỏi: “Tôi không biết.”
    Sư đáp: “Tâm không-biết này là bạn. Thiền là sự hiểu biết chính mình, ‘Ta là gì?’ "

    Người hỏi: “Có phải đó là tất cả về Thiền?”
    Sư đáp: “Không hẵn là tất cả.”
    Người hỏi: “Ý nghĩa của ‘Ta’ có phải là một sự tỏ ngộ tối hậu hoặc bùng vỡ tâm thức mà một Thiền sư ấn chứng cho một thiền sinh không?”
    Sư đáp: “Tất cả sự hiểu biết là không có sự hiểu biết. Bạn hiểu gì? Hãy chỉ cho tôi! “
    Người hỏi: (im lặng).

    Sư đáp: “Được rồi. Vậy một cộng hai là mấy?”

    Người hỏi: “Là ba.”

    Sư đáp: “Đúng! Tại sao bạn không cho tôi biết điều đó?

    (Tiếng cười từ giảng đường.) Vậy bầu trời màu gì?”

    Người hỏi: “Xanh.”

    Sư đáp: “Khá lắm! (Cười). Sự thật rất đơn giản, phải không? Vì tâm bạn rất phức tạp; bạn hiểu biết quá nhiều. Cho nên, lần đầu tiên bạn không thể trả lời. Nhưng thực sự bạn chưa hiểu một điều.”

    Người hỏi: “Thưa, một điều gì?”

    Sư đáp: “Một cộng hai bằng không.”

    Người hỏi: “Tôi không thể nhận ra cách nào mà thầy cho là như thế.”

    Sư đáp: “Được. Giả sử một người nào đó mang lại cho tôi một quả táo. Tôi ăn nó. Sau đó, ông lại mang đến cho tôi hai quả táo nữa. Tôi cũng ăn chúng. Tất cả những quả táo đã mất hết. Vì vậy, một cộng với hai bằng không.”

    Người hỏi: “Hưmmm !...”

    Sư đáp: “Bạn phải hiểu điều này. Trước khi bạn sinh ra, bạn đã là số không. Bây giờ, bạn là một. Chẳng bao lâu, bạn sẽ chết và một lần nữa trở thành số không. Tất cả các pháp trong vũ trụ là như vậy. Chúng được sinh ra từ Không. Vì vậy, không bằng một; một bằng không.”

    Người hỏi: “Tôi cũng hiểu điều đó.”

    Sư đáp: “Trong trường tiểu học, các thầy cô giáo dạy cho bạn rằng một cộng hai bằng ba. Trong trường tiểu học Thiền của chúng tôi, chúng tôi hướng dẫn chúng sanh nhận thức rằng một cộng hai bằng không. Cái nào đúng?”

    Người hỏi: “Cả hai.”

    Sư đáp: “Bạn nói ‘cả hai’, nhưng tôi nói không phải cả hai."

    Người hỏi: “Tại sao?”

    Sư đáp: “Nếu bạn cho rằng cả hai này đều là chân lý, vậy thì tàu vũ trụ không thể đi đến được mặt trăng. (Cười). Khi một cộng với hai bằng ba, thì một tên lửa có thể tiếp cận mặt trăng. Nhưng nếu một cộng với hai bằng không, sau đó trên đường bay lên, tàu vũ trụ sẽ biến mất. Như vậy, các phi hành gia sẽ có vấn đề! Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, tôi nói, “không phải cả hai” là chính xác.”

    Người hỏi: “Thế thì một câu trả lời thích hợp là gì? “

    Sư đáp: "Cả hai câu trả lời đều sai, vì vậy tôi đánh bạn. Ngoài ra, không phải cả hai cũng là sai, vì vậy tôi tự đánh bản thân mình. (Tiếng cười). Sự giảng dạy đầu tiên trong Phật giáo là ‘Sắc tức là không; Không tức là sắc’ Điều này có nghĩa là một bằng không. Không bằng một. Nhưng ai tạo ra sắc? Ai tạo ra không? Cả hai Sắc và Không là những khái niệm, ý tưởng. Các khái niệm được tạo ra bằng suy nghĩ của riêng bạn. Descartes nói: ‘Tôi suy tư, do đó tôi có mặt.’ Nhưng nếu tôi không suy tư, sau đó là gì? Trước khi suy nghĩ, không có bạn hay tôi, không có hữu và vô, không có đúng hay sai, không có một, hoặc hai, hoặc ba. Vì vậy, thậm chí nói ‘Không Sắc, không Không’ cũng là sai. Trong Chơn Không là trước khi suy nghĩ, bạn chỉ giữ một tâm sáng suốt và rõ ràng như thế, tất cả các pháp hiện bày như chúng đang là: Sắc là Sắc, Không là Không.

    Người hỏi: “Tôi nghĩ là tôi vẫn chưa hiểu.”

    Sư đáp: “Nếu bạn muốn hiểu, đó đã là một sai lầm lớn. Chỉ cần phát khởi nghi tình tự hỏi ‘Ta là gì?’ Chỉ đi thẳng và giữ tâm không–biết một trăm phần trăm. Sau đó, bạn sẽ hiểu tất cả mọi thứ. Ngay nơi đó, toàn thể vũ trụ này sẽ trở thành của bạn, Được chứ?

    Người hỏi: “Cảm ơn Thiền sư.”


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  16. The Following 3 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    choconxauxi (01-04-2022),colaihi (01-12-2022),hoatihon (01-03-2022)

  17. #29
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tôi Muốn Chết!


    Một ngày nọ, có người đàn ông đi vào chùa Hoa Khê ở bên ngoài Seoul. Ông tỏ ra rất lo lắng, và la hét: "Tôi muốn chết! Tôi muốn chết! Tôi muốn chết! "

    Một vị tăng đến gần và hỏi: "Có chuyện gì vậy? Tại sao anh lại muốn chết? "

    –Tôi không thích thế giới này! Tôi chán ghét loài người!

    Tôi không ham muốn bất cứ điều gì! Tôi chỉ muốn Chết !!

    Tăng nói: “Được rồi, bạn chết không thành vấn đề, nhưng chúng ta cần nên gặp một vị Thiền sư nổi tiếng ở đây. Vậy, trước tiên bạn cần phải hỏi chuyện với ngài. Có thể ngài sẽ giúp bạn hiểu được tâm bạn trước khi chết.”

    Người đàn ông đồng ý. Ngày hôm sau ông được giới thiệu để gặp Thiền sư Sùng Sơn. Ông ta nói:

    –Tôi muốn chết, thưa Thiền sư. Tôi không thích thế giới này nữa. Nó chỉ là một biển khổ đau. Vì vậy, tôi muốn chết.

    –Ô này anh kia! Anh đã chết rồi. Thiền sư nói.

    –Tôi đã chết rồi ư? Người đàn ông hét lên. "Ý ngài nói gì? Hiện giờ tôi chưa chết mà!”

    –Anh đã chết rồi.

    –Tôi chưa chết!

    –Khi anh nói, Tôi chưa chết, nghĩa là chỉ có cái miệng của anh vẫn còn sống. Nhưng thực ra anh đã chết rồi.

    –Điều đó có nghĩa là gì?

    –Là đã chết, Thiền sư tiếp tục. "Anh là ai? Tại sao anh kéo xác chết này đi đâu thế? "

    –Tôi có kéo xác chết nào đi đâu nào?

    –Tại sao anh kéo xác chết này đi lòng vòng theo anh? Một con người, một chúng sanh là gì? Chỉ ra cho tôi! Nếu anh muốn chết, thì cứ chết. Nhưng trước hết, anh phải hiểu rõ anh là gì? Anh nói: "Tôi muốn chết." Vậy thì “Ai” muốn chết? Cái “Tôi” này là Ai? Ai?

    Người đàn ông hoàn toàn bị mắc kẹt và không thể nói bất cứ điều gì. Thiền sư tiếp tục:

    –Vì vậy, anh đã chết rồi. Bây giờ anh cần phải sống dậy!
    –Dạ được, thưa Thiền sư.

    Nếu anh thực sự muốn chết, tự hủy diệt cơ thể của anh, đó không phải là phương cách tốt. Đó không phải là chết thật, chỉ có cái “thân chết”. Vì vậy, nếu anh thực sự muốn chết, thì tôi mong tất cả năng lượng của anh phải giữ câu hỏi này: "Ta là gì? Ta là gì?” Anh nói, “Tôi muốn chết.” Cái “Tôi” này từ đâu đến? Anh là ai?

    –Không biết.

    –Không biết! Rất chính xác! Vì vậy, anh phải nhận thức sâu sắc tâm không–biết này. Nếu anh hoàn toàn đạt được không–biết, tức thì không sống và không chết. Sau đó, sống không thành vấn đề; và chết cũng không có vấn đề. Được chứ?
    – Không có sống và chết ư? Người đàn ông cúi đầu đảnh lễ thật sâu. “Xin cảm ơn lời ngài khai thị."


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  18. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    choconxauxi (01-04-2022),colaihi (01-12-2022)

  19. #30
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tạo Ra Sanh Tử!


    Sau buổi pháp thoại tại Trung tâm Thiền New Haven, một Thiền sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Liệu người ta phải đi qua nỗi đau của sanh tử để trải nghiệm “Tâm không” chăng?

    Sư nói:

    –Tôi hỏi bạn, bạn từ đâu đến đây? — từ sanh hay tử?

    Thiền sinh trả lời: “Tất nhiên từ lúc sanh ra.”

    Sư hỏi: “Từ khi sanh ư? Sanh là gì?”

    Thiền sinh ngập ngừng trong giây lát, sau đó nói, "Ego". (Tự Ngã) và không trả lời.

    Sư nâng tách nước của mình, rồi hỏi:

    –Đây là tách nước phải không? Thí dụ bây giờ nhiệt độ của nó có thể là 65 độ F. Nếu bạn giảm nhiệt độ xuống 20 độ, tách nước này có thể trở thành nước đá. Nếu bạn tăng lên 212 độ, nó sẽ bốc thành hơi. Bạn thấy nước, nhưng khi nhiệt độ thay đổi, từ xuất hiện đến biến mất của nó, xuất hiện và biến mất. Nước đóng thành băng, băng tiêu ra nước một lần nữa, rồi nước bốc thành hơi. Đó là sự thay đổi hình thức. Nhưng bản thể của H2O không sanh, không diệt, chỉ thay đổi hình thức. Nước, nước đá, và hơi nước chỉ là tên gọi và hình thức. Tên gọi và hình thức luôn luôn thay đổi, nhưng H2O không thay đổi. Nếu bạn hiểu được nhiệt độ, bạn có thể hiểu được hình thức.

    Vì vậy, khi bạn hỏi về cái chết. Bạn phải biết “Con người thật” (Chân ngã) của bạn là gì? Đây là cơ thể của bạn gồm có đầu mình và tay chân. Cơ thể của bạn có sanh, có tử. Nhưng con người thật của bạn không sanh, không tử. Bạn nghĩ, "Thân này là tôi. Đây là những gì tôi có.” Như vậy không đúng. Nó chỉ là một hình thể, không phải thực sự là “bạn”. Vì vậy, suy nghĩ cho cái "tôi" hoặc "trải qua cái chết'—đây là điên; bạn phải tỉnh thức!

    Nước, băng đá, và hơi nước là H2O, nhưng nếu bạn dính mắc với nước rồi nước trở thành băng đá, sau đó bạn sẽ nói nước biến mất rồi. Vì vậy, nó phải bị “chết!" Nhưng tăng nhiệt độ, và sự bùng nổ! Nước lại được "sinh ra" một lần nữa! Nếu bạn tiếp tục tăng nhiệt độ, nước sẽ biến mất và bốc thành hơi. Vì vậy, nước phải 'chết' một lần nữa!

    Không nên dính mắc với ‘nước.’ Đây chỉ là danh xưng và sắc tướng. Danh và sắc ban đầu vốn rỗng không; chúng luôn luôn thay đổi, thay đổi, thay đổi. Danh và sắc được tạo ra bằng tư duy suy tưởng. Nước không bao giờ nói, "Tôi là nước." Mặt trời không bao giờ nói: "Tôi là mặt trời." Mặt trăng chưa từng nói: "Tôi là mặt trăng." Con người đặt tên cho đó là "mặt trời" và "mặt trăng". Vì vậy, bạn thấy, danh và sắc vốn rỗng không—chúng không có tự tánh. Chúng do suy tưởng mà ra. Sống và chết cũng như thế.

    Nếu bạn đang dính mắc với danh và sắc, bạn không thể hiểu H2O. Bạn không hiểu H2O cho nên bạn thể nghiệm không chính xác khi sử dụng nước, băng đá và hơi nước. Dính mắc đến danh và sắc có nghĩa là dính mắc đến sự xuất hiện hình tướng bên ngoài. Kinh Kim Cương nói: "Nếu bạn ‘thấy’ tất cả tướng chẳng phải tướng, ‘tánh thấy’ này là Như lai." Đó là điểm giống nhau. Vì vậy, trước tiên bạn phải cắt đứt mọi suy nghĩ, tức thì tâm của bạn sẽ trở nên hoàn toàn trống rỗng. Sau đó, bạn có thể cảm nhận được sự thật, gọi là Chính–như–vậy ( Just–like–this).

    Đó là sự khám phá chức năng đúng của nước, chức năng đúng của băng đá, và chức năng đúng của hơi nước. Sự thật ‘Chính–như–vậy’, rất dễ dàng. Sau đó, Chân ngã của bạn có thể hoạt động một cách chính xác để phụng sự tất cả chúng sanh trong từng khoảnh khắc. Và đó là chức năng chính xác của sanh và tử.

    Thiền sinh cúi đầu đãnh lễ thật sâu và nói: "Con xin đa tạ thầy đã Từ bi khai thị.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  20. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Rơi nước mắt khỉ mẹ cho con bú lần cuối trước khi bị làm thịt
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 05-05-2016, 09:44 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  3. Hiểu sai lầm về sự nhiệm mầu của Phật pháp sẽ dẫn đến mê tín.
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 09-15-2015, 09:55 AM
  4. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
  5. Thế nào là Giáo lý Vô Ngã ?
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Giáo lý Nhị Thừa (Tiểu thừa - Quyền thừa)
    Trả lời: 45
    Bài cuối: 06-30-2015, 09:59 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •