DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/9 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83
  1. #1
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts

    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư


    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    &
    Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông
    Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư




    ------------

    Dịch giả: HT.Duy Lực

    Từ Ân Thiền Đường, Anaheim
    California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL 2535


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Mây trắng (11-17-2021)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê
      Gửi bởi cunconmocoi trong mục Luận
      Trả lời: 67
      Bài cuối: 12-07-2021, 06:01 AM
    2. Tu Bồ Tát Đạo theo Truyền Thống Nguyên Thủy
      Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Phật giáo Nguyên Thủy
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 04-11-2019, 06:56 PM
    3. Cội Nguồn Truyền Thừa
      Gửi bởi cunconmocoi trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 85
      Bài cuối: 05-26-2018, 09:18 AM
    4. Bài giảng của sư thầy Thích Tâm Nguyên về Facebook gây sốt mạng Việt
      Gửi bởi galuoi92 trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-10-2016, 05:14 PM
  4. #2
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    LUẬN TỔNG QUÁT

    I- ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỀN.
    II- PHÁP THIỀN RA ĐỜI LÀ DO NHU CẦU TỰ NHIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI
    III- SỰ KHÁC BIỆT CỦA THIỀN HỌC VỚI HÌNH NHI THƯỢNG HỌC
    IV- MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢN THỂ CHỈ CÓ CÁCH THAM THIỀN

    CHƯƠNG I - CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    1- NGUỒN GỐC CỦA PHÁP THIỀN
    2- PHÁP THIỀN CỦA PHẬT THÍCH CA
    3- THIỀN TÔNG TRUYỀN TỪ SƠ TỔ CA DIẾP.
    4- PHÁP THIỀN TẠI TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI TỔ ĐẠT MA CHƯA ĐẾN
    5- THIỀN TÔNG TRUYỀN TỪ TỔ ĐẠT MA
    6- LỤC TỔ HUỆ NĂNG VỚI KINH PHÁP BẢO ĐÀN
    7- HÀ TRẠCH THẦN HỘI ĐỊNH TÔNG CHỈ NAM TÔNG
    8- GIA PHONG CỦA NĂM PHÁI THIỀN.

    CHƯƠNG II - YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    1- Ý NGHĨA “GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN, CHẲNG LẬP VĂN TỰ”
    2- SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÔNG MÔN VÀ GIÁO MÔN
    3- ĐẠI Ý CỦA BỐN THỪA
    4- MỤC ĐÍCH CỦA THAM THIỀN
    5- CÁC LOẠI THIỀN

    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  5. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Mây trắng (11-17-2021)

  6. #3
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    LUẬN TỔNG QUÁT

    Thế nào gọi là Thiền?

    I- ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỀN.


    Thiền Na là tiếng Ấn Độ, xưa dịch là Tư Duy Tu, sau dịch là Tịnh Lự, gọi
    tắt là Thiền.
    Trước đời Phật Thích Ca, có ông Phất Đang La (Nirgranto Jnati Putra) đã
    sáng lập giáo phái Thiền Na, dùng khổ hạnh để tu luyện. Sau này Phật Thích
    Ca lập ra sáu thứ Ba La Mật, cái thứ năm cũng gọi là Thiền Na. Kỳ thực hai
    chữ Thiền Na chỉ là một tên gọi thông thường về phương pháp tu luyện.
    Ngôn giáo của Phật Thích Ca bất cứ Đại thừa, Tiểu thừa đều lấy Tu Thiền
    làm chủ yếu. Các phái ngoại đạo mỗi mỗi đều tự lập pháp Thiền của họ. Tên
    gọi dù đồng nhau, nhưng tính chất nội dung mỗi mỗi chẳng đồng, như Mười
    Hai Tịnh Pháp Thiền của Phất Đang La, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng của Bà
    La Môn đều khác; nói về Thiền của Phật giáo như Lục Độ Thiền của Đại
    thừa, Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên của Tiểu thừa đều khác nhau. Còn
    Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa, gọi là “Giáo ngoại biệt truyền”,
    là do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, sau đó Bồ Đề Đạt
    Ma truyền vào Trung Quốc. Phái Thiền này chỉ chú trọng phương pháp thực
    hành, chẳng lập văn tự lý luận, nên gọi là Thiền tông, khác hẳn với các phái
    Thiền kia.
    Thiền tông ở Trung Quốc từ đời Đường đến đời Tống rất là thịnh vượng,
    truyền đến ngày nay vẫn còn phổ biến khắp nơi. Cho nên người ta nói đến
    hai chữ “Tham Thiền” đều chỉ pháp Thiền của Thiền tông này. Kỳ thật ở
    trong Phật giáo, từ Tiểu thừa cho đến Đại thừa, các tông các phái mỗi mỗi
    đều có pháp Thiền riêng biệt, lý lẽ và phương pháp, trực tiếp hay gián tiếp,
    tích cực hay tiêu cực mỗi phái mỗi khác. Xét theo lịch sử kể trên, chúng ta
    muốn lập ra một định nghĩa chính xác của chữ Thiền thật là rất khó, nhưng
    quyển sách này chỉ sáng tỏ về pháp Thiền của tổ Đạt Ma truyền vào Trung
    Quốc. Do đó chúng ta chỉ có thể dựa theo tông chỉ của Thiền tông, giả thiết
    một định nghĩa cho chữ Thiền.
    Theo pháp tu thông thường, đối với khái niệm của chữ Thiền là từ nhân đến
    quả, tức là từ nhân vị theo thứ lớp tu tập cho đến chứng quả thành Phật, đều
    là những phương pháp Tiệm tu. Nhưng theo khái niệm của Thiền tông thì
    chẳng phải vậy, vì đường lối thực hành của Thiền tông là pháp trực tiếp,
    ngay đó hiện thị quả Phật. Chư Tổ nói: “Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ là
    sai”.

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Mây trắng (11-17-2021)

  8. #4
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kỳ thật quả đã được rồi thì nhân cũng đồng thời giải quyết xong, cho
    nên nói là Thiền Đốn Ngộ. Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là “Chẳng lập
    văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.

    Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? Vì văn tự là một tên gọi
    giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc
    gián tiếp, còn bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế
    rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy
    cách gián tiếp ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật
    Thích Ca nói: “Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ”, lại nói:
    “Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng
    thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng”
    . Thế thì ngôn ngữ văn tự là ngón tay
    để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián
    tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể
    chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp, lại sự chỉ
    thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm
    cho ngón tay tức là mặt trăng. Do đó pháp Thiền trực tiếp Đốn ngộ của
    Thiền tông bèn tùy nhu cầu thực tế mà ra đời, đồng thời phát triển rộng khắp
    mọi nơi. Dù nói chẳng lập văn tự, nhưng chẳng phải phế bỏ văn tự, giá trị
    của văn tự vẫn được chư Tổ của Thiền tông chú trọng, cũng như tổ Đạt Ma
    dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học.
    Thế Tôn ở nơi pháp hội Linh Sơn, đưa lên cành hoa, tất cả đại chúng đều
    ngơ ngác, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp
    nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, Thật tướng Vô tướng, Pháp môn vi diệu,
    Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca
    Diếp”.
    Từ đó pháp Thiền trực tiếp của Thiền tông căn cứ theo việc này lấy
    Tâm truyền Tâm.




    Coi Nguon TT - 01.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  9. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cunconmocoi (11-16-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  10. #5
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phương pháp trực tiếp biểu thị trực tiếp này, Phật Thích Ca đã dùng qua
    nhiều lần, cũng như Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương
    Thiên Vương rằng: Hạt châu này màu gì?
    Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương tùy sự thấy của mình đều trả lời màu sắc
    khác nhau.
    Thế Tôn giấu hạt châu rồi lại đưa tay hỏi tiếp: Hạt châu này màu gì?
    Các Thiên Vương nói: Trong tay Phật chẳng có hạt châu thì đâu còn màu
    gì!
    Thế Tôn nói: Các ngươi sao mê muội điên đảo quá? Ta đem hạt châu thế
    gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng, Ta thị hiện hạt châu chơn thật
    thì chẳng biết gì cả!
    Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.
    Lại một hôm khác, ngoại đạo hỏi Thế Tôn: Không hỏi có lời, không hỏi
    không lời?
    Thế Tôn im lặng giây lâu, ngoại đạo tán thán rằng: “Thế Tôn đại từ đại bi,
    khai phá đám mây mê muội cho con, khiến con được ngộ nhập”, đảnh lễ rồi
    ra đi.
    Ngài A Nan hỏi Phật: Ngoại đạo được lý lẽ gì mà tán thán?
    Thế Tôn nói: Như con ngựa hay của thế gian, thấy bóng roi liền chạy nhanh.
    Việc giấu hạt châu rồi đưa tay và im lặng giây lâu đều là phương pháp trực
    tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm, chẳng phải chỉ có một việc “Niêm hoa thị
    chúng” mà thôi!
    “Chẳng lập văn tự” chẳng phải tuyệt đối phế bỏ văn tự, nếu Phật Thích Ca
    phế bỏ văn tự thì Tam tạng kinh điển từ đâu mà ra? Nếu tổ Đạt Ma tuyệt đối
    phế bỏ văn tự thì chẳng nên dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học. Thiền
    tông nói chẳng lập văn tự, bất quá dùng để sáng tỏ phương pháp trực tiếp và
    phương pháp gián tiếp vốn là khác nhau mà thôi.







    Coi Nguon TT - 02.jpg Coi Nguon TT - 03.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cunconmocoi (11-19-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  12. #6
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    II- PHÁP THIỀN RA ĐỜI LÀ DO NHU CẦU TỰ NHIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI

    Loài người đời Thượng Cổ ngu mê ngoan cố, trí tuệ bị vô minh che khuất,
    linh tánh bị ngũ uẩn tam độc chi phối, sống trong cuộc sống dã man, nhưng
    Phật tánh vốn viên mãn, giống như quặng thất bửu ẩn giấu dưới đất, chỉ đợi
    người khai phá ra. Sau này trí thức mở mang, trước tiên đối với hiện tượng
    thế giới cảm thấy đủ thứ kỳ lạ và nghi hoặc, rồi sanh tâm cầu bí mật của vũ
    trụ, hy vọng được giải thích cho rõ ràng, kế đó trở lại tìm hiểu tự tâm, muốn
    truy cứu nguồn gốc của sự biến hóa chẳng ngừng, sau cùng mới được nhờ
    sức trí tuệ Bát nhã, mong chứng nhập cùng tột rốt ráo của Bản thể tự tánh để
    vượt ra ngoài sanh tử luân hồi, ấy tức gọi là việc minh tâm kiến tánh thành
    Phật vậy.
    Ý nghĩa của hai chữ Như Lai là bổn lai như thế, vì Phật tánh và pháp Thiền
    vốn sẵn đầy đủ, khắp không gian và thời gian, diệu dụng vô biên, nên Phật
    Thích Ca thường dùng hai chữ Như Lai để đại diện cho bản thể Phật tánh và
    diệu dụng, triệt để thấu rõ ý nghĩa của hai chữ Như Lai và giá trị chơn chánh
    của pháp thiền.




    Coi Nguon TT - 04.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  13. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Mây trắng (11-17-2021)

  14. #7
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    III- SỰ KHÁC BIỆT CỦA THIỀN HỌC VỚI HÌNH NHI THƯỢNG HỌC

    Người ta thường hay nhận lầm Thiền học tức là Hình nhi thượng học của
    Triết học Tây phương, thật ra thì chẳng đúng. Bởi Hình nhi thượng học là
    một môn học để giải thích bản thể của vạn hữu, mà pháp Thiền là phương
    pháp dùng để chứng nhập bản thể của vạn hữu. Hình nhi thượng học dù
    muốn giải thích bản thể của vạn hữu, nhưng vì bản thân của người nghiên
    cứu chưa chứng nhập bản thể, cho nên chẳng có cách nào chơn chánh để
    nhận biết bản thể và giải đáp một cách đầy đủ triệt để. Thật bản thể này
    chẳng phải dùng kinh nghiệm suy tư có thể đạt đến, như kinh Viên Giác nói:
    “Dùng tâm suy tư để đo lường cảnh giới của Như lai, như lấy lửa đom đóm
    để đốt núi Tu di thì làm sao cháy được!”
    Học giả Tây phương đối với vấn đề chơn thật siêu việt kinh nghiệm xưa nay
    chẳng có cách nào để giải quyết, như các nhà triết học Emmanuel Kant
    (1724 – 1804) bèn cho trí thức năng lực của con người chỉ có thể nhận biết
    thế giới tương đối trong phạm vi cảm giác suy tư, đối với cái bản thể thế giới
    tuyệt đối siêu việt kinh nghiệm suy tư thì chẳng có cách nào để nhận biết
    được, lại có người cho rằng việc này chẳng cần nghiên cứu nữa, rồi chuyển
    hướng hết lòng để nghiên cứu khoa học. Nhưng đại đa số học giả vẫn cho là
    trong thế hệ Triết học chẳng thể thiếu sự nghiên cứu Hình nhi thượng học,
    bất quá chẳng lấy bản thể tuyệt thể tuyệt đối làm đối tượng nghiên cứu, chỉ
    lấy lý luận căn bản của sự vật để làm vấn đề nghiên cứu mà thôi. Cho nên
    trong Triết học Tây phương chỉ có bản thể luận tương đối, chẳng có bản thể
    luận tuyệt đối.
    Từ xưa nay trải qua mấy ngàn năm, học giả Tây phương đều hướng vào kinh
    nghiệm suy tư để làm công phu, chẳng những không được chứng nhập bản
    thể siêu việt kinh nghiệm suy tư, lại nghiên cứu sâu chừng nào thì xa lìa bản
    thể nhiều chừng nấy, cái nguyên do là thiếu một phương pháp để chứng
    nhập bản thể.
    Sự Tham Thiền chẳng phải trực giác, trực giác là do tác dụng của bộ não
    thần kinh, bộ não thần kinh chẳng biết được Phật tánh. Các học giả Tây
    phương chỉ tùy theo kinh nghiệm trong vật chất, chọn cái nào là căn bản
    nhất để làm cái nguồn gốc của vạn vật mà thôi.
    Trong lúc nhà triết học Hy Lạp đang dùng kinh nghiệm suy tư để truy cứu
    nguồn gốc của vạn vật, thì Phật Thích Ca phát minh được phương pháp để
    trực tiếp chứng nhập bản thể, siêu việt kinh nghiệm suy tư đã mấy ngàn
    năm. Cho nên pháp Thiền của Phật Thích Ca thật là một phát minh lớn nhất
    của loài người, giá trị ấy thật chẳng thể đo lường.
    Từ khi Phật Thích Ca phát minh pháp Thiền trực tiếp chứng nhập, người tu
    theo pháp này được kiến tánh thành Phật (chứng nhập bản thể) đã vô số kể,
    chỉ nói về Trung Quốc, người được kiến tánh, được ghi trong các Truyền
    Đăng Lục đã hơn bảy ngàn người, còn những người đã kiến tánh mà chưa
    được ghi vào thì chẳng biết là bao.







    Coi Nguon TT - 05.jpg Coi Nguon TT - 06.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  15. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cunconmocoi (11-19-2021)

  16. #8
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    IV- MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢN THỂ CHỈ CÓ CÁCH THAM
    THIỀN
    Bản thể tức là việc rất thực tế rốt ráo, nhà Phật gọi là Thật tướng, cũng gọi là
    Chơn như Phật tánh, tên gọi rất nhiều, đều tùy dụng mà đặt danh, cái ý nghĩa
    của bản thể này với bản thể của nhà Triết học Tây phương khác nhau, muốn
    chứng nhập bản thể, ngoài Tham Thiền chẳng có cách khác.
    Nhà Triết học Tây phương đối với vấn đề bản thể chỉ có một thái độ nghiên
    cứu để nhận biết, nhà Phật đối với Chơn như Phật tánh thì tỏ ra một thái độ
    thọ dụng thực tế. Vì người Tham Thiền một khi được chứng nhập bản thể
    tức là kiến tánh thành Phật, ra khỏi sanh tử luân hồi, được sự thọ dụng lớn
    (tự do, tự tại vĩnh viễn), mục đích của người học Phật là vậy. Nên bất cứ
    Tông phái nào trong Phật giáo đều lấy pháp Thiền làm căn bản, đồng thời
    căn cứ theo pháp Thiền đó có thể khiến người kiến tánh hay không mà phân
    biệt cao thấp. Như Tiểu thừa dứt lục căn, phá ngã chấp mà lọt vào pháp
    chấp; Trung thừa phá pháp chấp mà lọt vào không chấp, ấy đều chưa thể
    chứng nhập bản thể, chẳng được kiến tánh thành Phật. Đại thừa Bồ tát phá
    không chấp (vô thỉ vô minh) rồi đạt đến cảnh giới tuyệt đối của thật tướng,
    phương pháp của Thiền tông là chẳng nhờ tất cả kinh nghiệm lý luận để đạt
    đến, mà chỉ là một phương pháp trực tiếp chứng nhập, gọi là Đốn ngộ thành
    Phật.





    Coi Nguon TT - 08.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  17. #9
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG I

    1- NGUỒN GỐC CỦA PHÁP THIỀN

    Loài người từ nguyên thỉ ngu dại ngoan cố, Phật tánh Bát nhã bị vô minh
    che khuất nên thân tâm hoạt động đều bị ngũ uẩn, tam độc chi phối, sống
    trong cuộc sống dã man, nhưng Phật tánh vốn sẵn viên mãn chẳng có thiếu
    sót, như ngọc quí ẩn trong phiến đá chỉ đợi người khai thác ra mà thôi. Sau
    này trí thức mở mang mới cảm thấy hiện tượng vũ trụ kỳ lạ, lại tôn sùng cho
    là thần linh, kế đó phát tâm truy cứu cái bí mật của vũ trụ. Ban đầu thì muốn
    nhờ bộ não lý giải để xác định quy tắc, sau này trở về tìm nội tâm muốn truy
    cứu chỗ nguồn gốc biến hóa. Những người trí huệ cao siêu thì muốn nhờ sức
    Bát nhã để cầu chứng nhập chỗ cùng tột của bản thể, vượt ra ngoài sanh tử
    luân hồi, do đó pháp Thiền liền đáp ứng sự nhu cầu mà ra đời.
    Cứu xét lịch sử tiến hóa của loài người, các dân tộc phương Đông và phương
    Tây, tổ tiên của họ đều có sự nhu cầu như thế, đồng thời mỗi mỗi đều có sự
    phát hiện quí báu, chỉ vì hoàn cảnh trí huệ khác biệt, đường lối thực hành
    chẳng đồng, nên được kết quả sai biệt cách xa như trời với đất. Các nhà tôn
    giáo Tây phương thì chú trọng linh cảm, nhà Triết học thì tôn sùng khái
    niệm và trực giác, các phái Đạo gia của Trung Quốc thì tọa vong, nhà Nho
    thì duy tinh, duy nhất, thảy đều có mùi vị Thiền.
    Thiền pháp của Bà La Môn Ấn Độ sáng lập trước hơn các nước khác, nhưng
    tất cả chưa lìa được tác dụng kiến, văn, giác, tri, nên chẳng có cách nào để
    chứng nhập chỗ cùng tột của bản thể, từ xưa nay vẫn phải chịu sự luân hồi
    trong tam giới. Chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni phát minh được Thiền pháp
    Bát nhã và dùng nó để phá tan hầm sâu vô minh, triệt để chứng ngộ vào Vô
    dư Niết bàn, nên gọi là kiến tánh thành Phật. Phật Thích Ca đặt tên pháp
    Thiền này gọi là Pháp Bản Trụ, ý là tự nhiên bản trụ, chẳng do tạo tác mà có,
    và phủ nhận chẳng do tự mình phát minh.
    Kinh Lăng Già nói: “Ví như người đang đi ngoài đồng, thấy có đường đi
    bằng phẳng liền theo đó vào thành, thọ dụng sự an lạc như ý. Xưa kia tất cả
    Phật đều đi đường này thì nay ta cũng đi theo mà thôi”. Do đó mà xét thì
    biết pháp Thiền ra đời là do nhu cầu tự nhiên của loài người, trước khi chưa
    có loài người, Phật tánh đã sẵn sàng và pháp Thiền cũng đã là bản trụ. Bao
    nhiêu Cổ Phật trước đời Phật Thích Ca đều nương theo đường này mà đạt
    đến chỗ chơn như rốt ráo, vô thượng chư Phật; sau đời Phật Thích Ca cũng
    sẽ nương theo đường này để đạt đến giác ngộ cuối cùng. Ngoài pháp này ra
    chẳng có pháp nào khác, nên đường lối này dù là sẵn có, nếu chẳng có Phật
    Thích Ca chỉ thị thì chúng sanh ắt phải quanh quẩn trong ngã rẽ mà quên
    việc trở về nhà.








    Coi Nguon TT - 09.jpg Coi Nguon TT - 10.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  18. #10
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG I

    1- NGUỒN GỐC CỦA PHÁP THIỀN

    2- PHÁP THIỀN CỦA PHẬT THÍCH CA


    Trước đời Phật Thích Ca, các Tông phái Bà La Môn Ấn Độ đều có pháp
    Thiền tu hành của họ, pháp danh tiếng nhất như: Mười Hai Tịnh Pháp Thiền,
    Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiền, đều là ngoại đạo dùng nó để tu được sanh
    cõi Trời. Khi Phật Thích Ca mới xuất gia, từng tham học các Thiện tri thức
    của Bà La Môn, đối với các pháp Thiền của họ đều chưa hài lòng, cho nên
    vào Tuyết Sơn tự tu. Ban sơ vẫn dùng Phi Tưởng Phi Tưởng Thiền đoạn
    niệm dứt dục trải qua sáu năm chẳng kết quả gì, biết pháp Thiền của Bà La
    Môn là sai, nên tắm gội ăn uống lại rồi đến ngồi dưới cây Bồ đề, dùng pháp
    Thiền Bát nhã Tam muội phản quán chiếu soi, trải qua 49 ngày liền chứng
    quả Phật, than rằng: “Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ đức
    tướng trí huệ của Như lai, nhưng chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể
    chứng đắc”. Thích Ca sau khi thành Phật, muốn dùng sở chứng của Ngài
    khai thị cho chúng sanh khiến ngộ, nhập Tri Kiến Phật, vì căn cơ chúng sanh
    muôn ngàn sai biệt, nên pháp của Như lai thuyết cũng muôn ngàn sai khác,
    nói đại khái có thể chia làm bốn thừa: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, và
    Tối thượng thừa. Tiểu thừa tu thiền Tứ Đế, gọi là Thanh văn thừa; Trung
    thừa tu thiền Thập Nhị Nhân Duyên, gọi là Duyên giác thừa; Đại thừa tu
    thiền Lục Độ, gọi là Bồ tát thừa; Tối thượng thừa là chỉ thị trực tiếp Chơn
    như Phật tánh, chỉ có người chứng nói với người chứng mới biết được, gọi là
    Nhất Phật thừa, tức là pháp thiền “Niêm hoa thị chúng”, cũng gọi là Giáo
    ngoại biệt truyền vậy.
    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu có chúng sanh căn cơ thấp kém thì thuyết hạnh
    Thanh văn cho họ; nếu căn cơ lanh lợi, ham Độc giác thì thuyết đạo Duyên
    giác cho họ; nếu có người từ bi, ham lợi ích chúng sanh thì thuyết hạnh Bồ
    tát cho họ; nếu có người tâm trí huệ thù thắng thì chỉ thị pháp Vô thượng của
    Như lai”.
    Phật Thích Ca dù giả thiết đủ thứ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh, nhưng
    tông chỉ duy nhất chẳng ngoài một việc kiến tánh thành Phật mà thôi, nói vì
    một nhân duyên đại sự ra đời là vậy. Nên duy có pháp Thiền được khiến
    chúng sanh đạt đến kiến tánh thành Phật, mới là sự phó chúc huệ mạng của
    chư Phật, chư Tổ.
    Kinh Pháp Hoa nói: “Trong mười phương quốc độ, duy có pháp Nhất Thừa,
    chẳng hai cũng chẳng ba, ngoài Phật thuyết phương tiện, chỉ dùng giả danh
    tự, dẫn dắt cho chúng sanh, nên nói trí huệ Phật, chỉ một sự thật này, ngoài
    ra đều chẳng chơn”.
    Khi Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử đều lấy tu Thiền làm cơ bản, sau khi
    Phật Thích Ca nhập diệt, do pháp Thiền cao thấp thành có bốn thừa, nhưng
    đồng thời được các tông chú trọng. Thiền tông độc lập thành một tông phái
    là bắt đầu từ Trung Quốc.





    Coi Nguon TT - 11.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 6 người đọc bài này. (0 thành viên và 6 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •