CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________
PHỤ LỤC
NGUYỆT KHÊ PHÁP SƯ CAO NGỌA XỨ BI VĂN
---o0o---
.......
Nhìn ra ngoài cửa sổ chính là vào canh tư, trăng treo trên nền trời xanh tít
không dợn chút mây. Mấy ngày sau Sư đến Thiết Nham, nói: Chẳng cầu
pháp môn dụng công, chỉ cầu lão Hòa thượng ấn chứng.
Thiết Nham đưa cây gậy lên ra thế đánh hỏi Sư rằng: Tào Khê chưa gặp
Hoàng Mai, ý chỉ như thế nào?
Sư đáp: Lão Hòa thượng muốn đánh người.
Thiết Nham lại hỏi: Sau khi gặp ý chỉ như thế nào?
Sư vẫn đáp rằng: Lão Hòa thượng muốn đánh người.
Nham gật đầu.
Sư đem sở ngộ trình Thiết Nham.
Nham bảo: Ngươi chứng ngộ rồi, nay ta ấn chứng cho, ngươi có thể đem
Truyền Đăng Lục để ấn chứng thêm. Đại sự ngươi đã xong, có nhân duyên
thì thuyết pháp độ sanh, chẳng nhân duyên có thể tùy duyên qua ngày.
Sư bèn đem Truyền Đăng Lục, Chỉ Nguyệt Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên và
kinh Hoa Nghiêm để ấn chứng, tất cả thấu rõ như nói chuyện việc nhà vậy,
chẳng có việc lạ.
Từ đó về sau, Sư giảng Kinh thì theo trong Kinh nói: “Thường giữ Phật
tánh, không có biến đổi, Phật tánh chẳng nhiễm chẳng loạn, chẳng ngại
chẳng chán, chẳng thọ huân nhiễm, chẳng khởi vọng niệm, vì vọng niệm
sanh khởi từ linh tánh của kiến, văn, giác, tri trừ bỏ bốn bệnh chỉ, tác, nhậm,
diệt, chẳng dứt vọng niệm, dùng một niệm để phá tan vô thỉ vô minh làm chủ yếu”.
Sư giảng kinh thuyết pháp đều trong tự tánh nói ra, chẳng xem chú giải của
người khác. về sau thể theo lời mời của các tỉnh Trung Quốc cho đến Hương
Cảng, Áo Môn; Sư đăng đàn thuyết pháp liên tiếp mấy chục năm, giảng kinh
hơn hai trăm năm mươi hội, cứ một kinh là một hội.
Tánh Sư siêu nhiên, hành cước các nơi như Chung Nam, Thái Bạch, Hương
Sơn, Hoa Sơn, Nga Mi, Cửu Hoa, Phổ Đà, Ngũ Đài, Thái Sơn, Hoàng Sơn,
Võ Đang, Lư Sơn, Mao Sơn, Mạc Can, Lao Sơn, Hằng Sơn, La Phú Sơn...
Mỗi khi hành cước nơi rừng sâu núi cao mấy tháng quên về, đến danh sơn
nào cũng có thi đối. Sư giỏi đàn thất huyền, hành cước đều mang đàn theo,
Sư tiết tháo cao cả, độ lượng rộng lớn, chẳng ứng thú theo thói đời, hình
dáng sáng suốt hùng vĩ, đến bậc túc Nho thông đạt cũng hạnh trang nghiêm
đơn giản của Sư, trứ tác thi văn bày tỏ bản sắc siêu việt pháp thế gian.
Sư lúc già đưa một ngón tay vì môn đồ thuyết pháp rằng: “Đến từ cùng khắp
hư không đến, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca; đi từ cùng hư không đi, Quan
Thế Âm, Phật Di Đà. Chư Phật cổ kim đều ở trên đầu ngón tay của lão Tăng,
chẳng đi chẳng đến; lão Tăng cũng ở trên đầu ngón tay, chẳng đi chẳng đến.
Các ngươi nếu nhận được thì đó là chỗ an thân lập mạng của các ngươi!”
Thuyết kệ rằng:
Giảng Kinh thuyết pháp mấy mươi năm,
Độ sanh, vô sanh muôn muôn ngàn.
Đợi khi một ngày thế duyên hết,
Đầy khắp hư không đại tự tại.
Sư phó chúc đệ tử rằng: Tứ đại theo nhân duyên, có sanh ắt có diệt; tự tánh
vốn vô sanh, vô sanh cũng vô diệt. Nay nói có sanh ắt có diệt là tứ đại phải
có chỗ về. Chỗ về chọn trên đỉnh Bảo Mã Sơn, sau làng Đỗ Gia Dinh, ngoài
cửa nam thành phố Côn Minh nhìn xuống, ngay hồ Côn Minh làm cao ngọa xứ.
Suốt đời sư chưa độ một đệ tử xuất gia, đệ tử tại gia hơn một trăm sáu mươi
ngàn người. Sư tùy theo căn cơ đệ tử mà dạy tu pháp môn khác nhau, trong
đó có tham thiền ngộ đạo có tám người: Ngũ Đài Tịch Chơn, Minh Tịnh Tôn
Túc, cư sĩ Lý Quảng Quyền ở Bắc Bình, cư sĩ Chu Vận Pháp ở Thượng Hải,
còn bốn người đã qua đời từ trước.
Sư có trứ tác: Duy Ma Cật Kinh Giảng Lục, Lăng Già Kinh Giảng Lục, Viên
Giác Kinh Giảng Lục, Kim Cang Kinh Giảng Lục, Phật Giáo Nhân Sinh
Quan, Phật Pháp Vấn Đáp Lục, Đại Thừa Bát Tông Tu Pháp, Đại Thừa
Tuyệt Đối Luận, Nguyệt Khê Ngữ Lục, Tham Thiền Tu Pháp, Niệm Phật Tu
Pháp, Vĩnh Phong Đường Cầm Khóa.
Ngày rằm tháng hai năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 60 (1971 CN).
Đệ tử Trí Viên kính soạn và viết..