DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/9 ĐầuĐầu ... 23456 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 83
  1. #31
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Do đó, mà xem Thiền tông chẳng lập văn tự, chỉ chú trọng tham chứng, mà
    được tôn là phương thuốc hay của minh tâm kiến tánh, pháp Thiền của
    Thiền tông được phổ biến khắp Trung Quốc, đâu phải việc ngẫu nhiên!

    ---o0o---

    5- CÁC LOẠI THIỀN

    Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật, các tông Đại, Tiểu thừa
    đều có pháp thiền chuyên môn, ngoại đạo tà sư cũng mỗi mỗi kiến lập pháp
    thiền của họ, tà chánh lẫn lộn, tên gọi rất nhiều, cho nên người tu tập pháp
    thiền của tông môn, trước tiên phải hiểu rõ pháp thiền của các tông và phân
    biệt tà, chánh, chơn, ngụy, rồi mới chẳng bị lầm vào lối tẻ, phân biệt được
    trắng đen. Người xưa vì đáp sai một chữ, đọa thân chồn năm trăm đời, hành
    giả nên cẩn thận! Phàm phá ngã chấp là chánh, chấp ngã là tà; lối tu theo ngã
    chấp là ngoại đạo, tu đúng tông chỉ là chơn, không đúng tông chỉ là ngụy,
    nay đại khái đưa ra các loại thiền như sau:

    1/ Tối Thượng Thừa Thiền:

    Hành giả sau khi chứng ngộ, trong tâm thất thông bát đạt, tùy tiện đề ra một
    pháp đều là Phật pháp, nói nghịch nói xuôi chẳng lìa chơn như, tất cả từ
    chơn tâm mình chảy ra, che thiên ngập địa, từ Thế Tôn niêm hoa thị chúng
    cho đến Tổ sư hét gậy, chửi, mắng, đều là trực chỉ chơn như, trọn mâm đem
    ra, kẻ hoát nhiên kiến tánh thì chẳng cách tơ hào, nếu còn do dự bèn cách xa
    muôn dặm, ấy là Tối thượng thừa thiền.

    2/ Như Lai Thiền Với Tổ Sư Thiền:

    Như Lai Thiền là Thiền giáo môn, chứng nhập từng bực như: Thập tín, Thập
    trụ, cho đến Thập địa, Đẳng giác, còn có thể giải thích; Tổ Sư Thiền thì
    không có thứ bậc, thẳng vào bản thể Phật tánh chẳng thể giải thích. Người
    xưa có một việc chứng tỏ:

    Hương Nghiêm hòa thượng sau khi chứng ngộ, thuyết bài kệ trình ngài Qui Sơn rằng:

    Tiếng trúc quên sở tri,
    Chẳng cần nhờ tu trì.
    Động dung hiển lối xưa,
    Chẳng đọa nơi vắng lặng.
    Mỗi mỗi chẳng dấu tích,
    Thanh sắc ngoài oai nghi.
    Người đạt đạo bốn phương,
    Đều xưng thượng thượng cơ.

    Qui Sơn nghe rồi bảo Ngưỡng Sơn rằng: Ông này đã triệt ngộ.
    Sau Ngưỡng Sơn soát lại, Hương Nghiêm thuyết kệ rằng:

    Năm xưa nghèo chưa phải nghèo,
    Năm nay nghèo mới thật nghèo.
    Năm xưa nghèo còn có đất cắm dùi,
    Năm nay nghèo dùi cũng không.

    Ngưỡng Sơn nói: Như Lai Thiền thì cho sư đệ ngộ, Tổ Sư Thiền thì chưa.
    Hương Nghiêm lại nói bài kệ khác:

    Ta có một cơ,
    Nháy mắt nhìn y.
    Nếu còn chẳng ngộ,
    Chớ gọi Sa di.

    Ngưỡng Sơn bảo với Qui Sơn rằng: Mừng cho Nhàn sư đệ đã ngộ Tổ Sư Thiền.

    3/ Thiền Na Thiền và Bát Nhã Thiền:

    Thiền Na Thiền là pháp thiền thứ năm trong sáu Ba La Mật, Bát Nhã Thiền
    là sau khi đã minh tâm kiến tánh, phát huy đại dụng để độ người, như việc
    niêm hoa thị chúng.

    4/ Nhất Vị Thiền Và Ngũ Vị Thiền:

    Phá tan hầm sâu vô minh, minh tâm kiến tánh, đốn siêu Phật địa, vào cảnh
    giới bất nhị, gọi là Nhất Vị Thiền. Ngoại đạo thiền, phàm phu thiền, Tiểu
    thừa thiền, Đại thừa thiền, Tối thượng thừa thiền, gọi chung là Ngũ vị thiền.

    5/ Ba Thứ Tịnh Quán Thiền:

    Tức Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na, như kinh Viên Giác có giải thích
    kỹ càng về ba thứ thiền quán này.

    6/ Khô Mộc Thiền (Thiền Cây Khô):

    Những pháp thiền chấp ngồi suốt ngày đêm chẳng nhúc nhích như dựng cây
    khô, cho ngồi lâu là cao, gọi là Khô mộc thiền.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. #32
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    7/ Tham Thiền Lầm Dụng Công Rất Dễ Phạm Những Bệnh Sau Đây:

    1. Chỉ bệnh: Đè nén tất cả tư tưởng miễn cưỡng dừng lại, như nước biển
    chẳng nổi sóng, chẳng nổi một bọt nhỏ. Tiểu thừa đoạn dứt lục căn, Đạo
    giáo thanh tịnh quả dục, tuyệt Thánh bỏ trí đều thuộc bệnh này, Phật tánh thì
    chẳng hợp với Chỉ.

    2. Tác bệnh: Bỏ vọng lấy chơn, lấy niệm xấu đổi niệm lành, nghịch trần hợp
    giác, nghịch giác hợp trần; phá một phần vô minh, chứng một phần pháp
    thân; Lão Tử “Thường vô dục để quán diệu, thường hữu dục để quán sai”;
    Khổng Tử “Chánh tâm thành ý”, nhà Nho “Trừ bỏ ích kỷ của dục vọng, tồn
    tại chánh tâm của thiên lý”, ấy thuộc về bệnh này, Phật chẳng do Tác mà đắc.

    3. Nhậm bệnh: Tư tưởng khởi cũng mặc kệ, diệt cũng mặc kệ, chẳng dứt
    sanh tử, chẳng cầu Niết bàn, chẳng trụ và chấp trước tất cả tướng, chiếu mà
    thường tịch, tịch mà thường chiếu, đối cảnh vô tâm, nhà Nho “Lạc thiên tri
    mệnh”, Đạo giáo “Trở về tự nhiên”, “Trở về hài nhi” đều thuộc bệnh này,
    Phật tánh chẳng do Nhậm mà có.

    4. Diệt bệnh: Tất cả tư tưởng dứt sạch, mênh mông trống rỗng đồng như gỗ
    đá, Trung thừa phá nhất niệm vô minh, Trang Tử “Tọa vong”, nhà Nho
    “Ngã tâm vũ trụ” và chơn lý của sáu thứ ngoại đạo ở Ấn Độ thuộc bệnh này,
    Phật tánh chẳng do Diệt mà có.
    Tham thiền lầm dụng công phu nếu phạm bốn bệnh kể trên thì sẽ lầm Tứ
    tướng, nay lược giải như sau:

    1. Ngã tướng: Tức là ngã chấp; Tiểu thừa khi đã dứt lục căn, tiểu ngã đã
    diệt, lại vào cảnh giới đại ngã, lúc ấy tâm lượng rộng lớn, thanh tịnh tịch
    diệt, hình như đầy khắp vũ trụ. Nhà Triết học Hy Lạp nói “Đại ngã”,
    “Thượng đế”, Lão Tử “Nhấp nhoáng trong đó có tượng, nhấp nhoáng trong
    đó có vật; sâu xa mịt mù, trong đó có tinh” đều thuộc về ngã tướng.

    2. Nhơn tướng: Tức pháp chấp, khởi niệm sau để phá niệm trước, ví như
    niệm trước có ngã, niệm sau chẳng nhận là ngã, rồi lại khởi một niệm nữa để
    phá cái niệm “chẳng nhận là ngã”, nối liền như thế cho đến vô ngã, nhưng
    kiến giải “phá” vẫn còn, ấy là nhơn tướng. Trang Tử nói: “Ta nay mất ngã” tức là Nhơn tướng.

    3. Chúng sanh tướng: Cũng là pháp chấp, cảnh giới này ngã tướng, nhơn
    tướng chẳng thể đến, tức là Chúng sanh tướng. Nhà Nho nói: “Mừng, giận,
    buồn, vui khi chưa phát gọi là Trung”. Thư Kinh nói: “Duy tinh duy nhất,
    nên chấp nơi Trung”, chữ Trung này tức là Chúng sanh tướng.

    4. Thọ giả tướng: Tức là không chấp, tất cả tư tưởng đều đã ngưng nghỉ, tất
    cả thị phi thiện ác đều đã quên mất, trong đó trống rỗng chẳng có chi cả,
    đồng như mạng căn. Lục Tổ gọi là Vô ký không, Nhị thừa nhận lầm cho là
    cảnh giới Niết bàn, kỳ thật chính là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi là hầm
    sâu vô minh, “hầm sâu đen tối mịt mù”, Đạo giáo nói “Vô cực” tức là cảnh giới này.

    Bốn tướng kể trên đều thuộc pháp hữu vi, đều chẳng cứu cánh, nên kinh
    Viên Giác nói: “Chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng, dù khổ hạnh
    tu tập trải qua nhiều kiếp, chỉ gọi là hữu vi, rốt cuộc chẳng thể thành tựu tất
    cả Thánh quả”. Kinh Kim Cang nói: “Có ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng
    sanh tướng, Thọ giả tướng, ắt chẳng phải Bồ tát”, là chỉ rõ bốn thứ cảnh giới
    này đều chẳng phải chánh pháp. Người trí kém thường nói “Tam giáo cùng
    nguồn”, nếu được rõ tinh nghĩa bốn tướng này thì biết Tam giáo cách nhau
    như trời với đất, vì phạm bốn bệnh bèn lầm nhận kiến, văn, giác, tri là Phật tánh:

    Huệ Trung quốc sư hỏi một Thiền giả: Từ đâu đến?
    Đáp: Từ miền Nam đến.
    Sư hỏi: Miền Nam có Thiện tri thức nào?
    Đáp: Tri thức rất nhiều.
    Sư hỏi: Làm sao dạy người?
    Đáp: Tri thức miền Nam khai thị người học “Tức tâm là Phật, nghĩa Phật là
    giác, nay ngươi sẵn đủ chánh kiến, văn, giác, tri, tánh này nhướng mày nháy
    mắt, vận dụng khứ lai khắp trong cơ thể, búng đầu đầu biết, búng chân chân
    biết, nên gọi là chánh biến tri, ngoài ra chẳng Phật khác; thân này có sanh
    diệt, tâm tánh từ vô thỉ đến nay chưa từng sanh diệt, thân sanh diệt như con
    rắn lột da, người ra nhà cũ, thân là vô thường, tánh thì thường”. Sở thuyết
    miền Nam đại khái như thế.
    Sư nói: Nếu vậy chẳng khác với bọn ngoại đạo tiên ni; họ nói “trong thân
    này có một thần tánh, tánh này hay biết đau ngứa, khi thân hoại thì thần ra
    đi, như nhà bị cháy chủ nhà ra đi, nhà là vô thường, chủ nhà là thường”. Nếu
    nói như thế thì chẳng phân biệt được tà chánh, lấy gì làm đúng! Trước kia ta
    đi du phương gặp nhiều bọn này, tụ chúng năm ba trăm, mắt ngó mây trời,
    nói là Tông chỉ miền Nam, tự sửa đổi kinh Pháp Bảo Đàn, lược bỏ Thánh ý,
    thêm vào lời tục để mê hoặc cho hậu học, đâu còn ngôn giáo! Khổ thay! Mất
    cả Tông ta! Nếu cho kiến, văn, giác, tri là Phật tánh thì Duy Ma Cật chẳng
    nên nói “Pháp lìa kiến, văn, giác, tri; nếu hành kiến, văn, giác, tri, ấy là kiến,
    văn, giác, tri, chẳng phải cầu pháp vậy”.

    Huỳnh Bá Truyền Tâm Pháp Yếu nói: “Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này
    thường tự sáng tròn chiếu khắp, người đời chẳng ngộ, chỉ nhận kiến, văn,
    giác, tri là tâm; bị kiến, văn, giác, tri che khuất nên chẳng thấy bản thể tinh
    minh. Hể ngay đó vô tâm thì bản thể tự hiện, như mặt trời trên không, chiếu
    khắp mười phương chẳng có chướng ngại.Người học đạo nên ở kiến, văn,
    giác, tri nhận bản tâm, nhưng bản tâm chẳng thuộc kiến, văn, giác, tri, cũng
    chẳng lìa kiến, văn, giác, tri; chớ nên ở kiến, văn, giác, tri động niệm, cũng
    chớ lìa kiến, văn, giác, tri cầu pháp; chẳng tức chẳng lìa, chẳng trụ chẳng
    chấp, tung hoành tự tại, nơi nào chẳng phải đạo tràng!”

    8/ Lục Tổ Với Thần Tú:
    Thần Tú nói: “Thân là cây Bồ đề, Tâm như đài gương sáng, luôn luôn siêng
    lau chùi, chớ cho dính bụi trần”. Kiến, văn, giác, tri dụ cho gương sáng,
    vọng niệm như bụi dính gương, siêng lau chùi dụ cho dứt sạch vọng niệm,
    chớ cho dính bụi là dụ chẳng cho vọng niệm sanh khởi.

    Thật ra kiến, văn, giác, tri vốn hay khởi vọng niệm, là chẳng thể dứt sạch
    được, ví như nguồn suối ngày đêm chảy nước ra, dứt rồi lại chảy nữa vĩnh
    viễn dứt không được. Cho nên người nhận kiến, văn, giác, tri là Phật tánh
    vốn là sai lầm, tu hành vô ích.








    37 Coi Nguon TT.jpg 38 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  3. #33
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lục Tổ nói: “Bồ đề vốn chẳng cây, gương sáng cũng chẳng đài, vốn là
    chẳng một vật, nơi nào dính bụi trần”
    . Lục Tổ đã minh tâm kiến tánh, nên kệ
    này hiển thị Phật tánh chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng
    thọ huân nhiễm, bổn lai thành Phật, là đứng trên quả vị Chơn như mà nói
    “vốn chẳng một vật” là chỉ thẳng Phật tánh vốn chẳng khởi vọng niệm, nên
    biết khởi vọng niệm là kiến, văn, giác, tri, chẳng khởi vọng niệm là Phật
    tánh. Nếu Phật tánh với kiến, văn, giác, tri chẳng phân biệt rõ ràng thì dụng
    công học Phật ắt phải sai lầm.

    Thần Tú cho kiến, văn, giác, tri là Phật tánh, nhưng sai lầm ấy chẳng phải
    chỉ một mình Thần Tú, sai lầm ấy truyền nhau từ đời Lục Triều, là chịu sự
    ảnh hưởng học thuyết Lão Tử nói “Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba,
    ba sanh vạn vật, vạn vật sanh cõng âm mà ôm dương, từ âm dương của vạn
    vật trở về ba, hai, một rồi tới đạo”.
    Bên ngoài thì nói danh từ của Phật pháp,
    bên trong là lý đạo của Lão Tử truyền nhau cho đến đời này, chẳng biết lầm
    hại cho bao nhiều học Phật với những cao Tăng thông minh, thật đáng thương xót!







    39 Coi Nguon TT.jpg 40 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. #34
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Phàm dụng công tu hành, cần phải phá vô thỉ vô minh, kinh Hoa Nghiêm
    nói: “Phá vô minh đen tối”. Kinh Viên Giác nói: “Vô thỉ huyễn vô minh”.
    Kinh Thắng Man nói: “Đoạn vô thỉ vô minh”. Kinh Lăng Nghiêm nói:
    “Pháp trần u nhàn”, Tổ sư Thiền tông gọi là vô ký không, hầm sâu vô minh,
    đáy thùng sơn đen, đầu sào trăm thước, hang quỉ núi đen; Giáo môn gọi là
    nguyên phẩm vô minh, căn bản vô minh, bạch tịnh thức... Các kinh Lăng
    Già, Niết Bàn, và lịch sử Thiền tông như Chỉ Nguyệt Lục, Truyền Đăng Lục,
    Ngũ Đăng Hội Nguyên, trong đó nói về dụng công phá về vô thỉ vô minh rất
    nhiều, chưa thể kể hết.

    9/ Tham Thiền Lầm Nhận Hầm Sâu Vô Minh Là Phật Tánh
    như Thái Cực Đồ Thuyết Của Châu Liêm Khê:


    Châu Liêm Khê là Tổ sáng lập lý học của nhà Nho đời Tống, soạn Thái Cực
    Đồ Thuyết, cho Đạo là trước vô hậu hữu làm căn bản, phối hợp với lý âm
    dương ngũ hành để thuyết minh thế hệ của vũ trụ vạn vật trở đi trở lại, tuần
    hoàn hóa sanh mãi. Cái nghĩa “Vô cực thái cực” với học thuyết “Vô danh là
    bắt đầu của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật” và “Vô vi mà vô bất vi”
    của Lão Tử đồng một ý chỉ. Nhà Nho vốn chỉ nói Thái cực, hai chữ “Vô
    cực” là học thuyết của Đạo giáo, Lão Tử Trí Hùng Chương nói: “Trở về nơi
    vô cực”, Trang Tử Đại Tông Sư Thiên nói: “Yểu đào vô cực”, Khắc Ý Thiên
    “Đạm nhiên vô cực”, Tại Hựu Thiên “Dạo nơi đồng vô cực”, trong Đạo
    Tạng có Thái Cực Tiên Thiên Đồ, tác giả là Trần Đồ Nam, người Đạo giáo,
    ấy là một sản phẩm hỗn hợp với Nho và Đạo. Châu Liêm Khê từng theo học
    với Thích Thọ Nhai ở Hạc Lâm Tự, được bản Thái Cực Tiên Thiên Đồ, rồi
    sửa lại theo ý mình để kiến lập thế hệ Lý học.

    Theo quan điểm của nhà Phật, vô cực tức là vô thỉ vô minh, thái cực tức là
    nhất niệm vô minh. Tại sao? Vô cực vốn vô mà sanh ra hữu, nhất niệm đã
    sanh tức là thái cực, niệm có động tịnh thì phân thành âm dương, âm dương
    phân thì lưỡng nghi lập, biến hợp mà sanh ngũ hành. Tinh diệu của lưỡng
    nghi hợp nhau mà có Càn nam, Khôn nữ, nhị khí (âm dương), ngũ hành hóa
    sanh vạn vật, rồi vạn vật trở về nơi ngũ hành, ngũ hành trở về âm dương, âm
    dương trở về thái cực, một lên một xuống, trở đi trở lại tức là pháp luân hồi
    sanh diệt, bắt đầu khởi từ vô minh, cuối cùng cũng trở lại nhập nơi vô minh,
    giống như Thập Nhị Nhân Duyên của thừa Duyên giác. Theo Thập Nhị
    Nhân Duyên chỉ nói về tác dụng luân hồi của vô thỉ vô minh với nhất niệm
    vô minh, nói cách khác tức là tác dụng của bộ não suy nghĩ, chẳng thể thuyết
    minh tác dụng Phật tánh, Phật tánh siêu việt luân hồi sanh diệt, vô nhân vô
    duyên, chẳng động chẳng tịnh, bổn lai vô sanh nên vô diệt, bổn lai chẳng
    hữu nên chẳng vô, sự hữu vô sanh diệt là do tác dụng tương đối của bộ não,
    chẳng dính dáng với bản thể chơn như.







    41 Coi Nguon TT.jpg 42 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  5. #35
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Thái Cực Đồ Thuyết nói vô cực sanh thái cực, thái cực lại sanh âm dương
    vạn vật, vì có sanh nên có diệt, có sanh diệt tức là luân hồi, có luân hồi thì
    chẳng phải tuyệt đối. Nên biết lý vô cực, thái cực là do kiến, văn, giác, tri
    quán xét hiện tượng biến hóa của vũ trụ mà kiến lập giả thiết, phàm chỗ
    quán xét có thể đến là quyết định chẳng phải bản thể tuyệt đối. Bản thể chơn
    như tuyệt đối là “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”, chẳng thể dùng suy
    nghĩ đo lường, cũng chẳng thể dùng ngôn ngữ tỏ bày, chỉ có người trực tiếp
    chứng nhập mới biết được. Kẻ được chứng nhập thì không còn sanh tử luân
    hồi, nên gọi là kiến tánh thành Phật, sau khi thành Phật thì chẳng biến lại
    chúng sanh, chẳng chịu lại luân hồi, mà thái cực thì luân hồi chẳng dừng.

    10/ Tham Thiền Nhận Lầm Học Thuyết Của Vương Dương Minh Là Thiền Tông:

    Có người cho học thuyết Dương Minh là Phật pháp, thật là lỗi lầm lớn. Học
    thuyết Dương Minh có bốn lời để làm cương yếu, tức “không thiện không ác
    là thể của tâm, có thiện có ác là động của ý, biết thiện biết ác là lương tri,
    làm thiện bỏ ác là cách vật (đủ tư cách làm người)”. Bốn lời này tức là vô thỉ
    vô minh với tác dụng của nhất niệm vô minh, so với thể dụng của Phật tánh
    còn xa lắm. Học thuyết Dương Minh chưa thể vượt qua phạm vi vô minh,
    vẫn còn ở trong luân hồi, cái bệnh ấy là do dùng bộ não suy xét đo lường, bộ
    não vốn huyễn hóa chẳng thật, chẳng phải thể dụng chơn thật cùng tột.







    43 Coi Nguon TT.jpg 44 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. #36
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Chơn như Phật tánh chẳng phải suy nghĩ đo lường có thể đến, chẳng thọ
    huân nhiễm, chẳng có biến đổi, chỉ có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết nhau
    được. Nhà Phật lấy chơn như Phật tánh làm cội nguồn, mà nhà Nho lấy vô
    thỉ vô minh làm cội nguồn, vì cội nguồn chẳng đồng nên chẳng thể đến với
    nhau. Nhiều người chưa rõ sự khác biệt giữa Phật tánh với vô thỉ vô minh,
    lại lầm nhận vô thỉ vô minh là Phật tánh, nói Nho, Phật cùng nguồn, ấy là
    một sự lỗi lầm rất lớn.
    Hoặc cho “chẳng thiện chẳng ác thể của tâm” tức
    chơn như Phật tánh của nhà Phật, “có thiện có ác động của ý” tức vô minh
    phiền não của nhà Phật, ấy là sai. “Chẳng thiện chẳng ác thể của tâm” tức vô
    thỉ vô minh, “có thiện có ác động của ý” tức nhất niệm vô minh, “biết thiện
    biết ác là lương tri” tức kiến, văn, giác, tri, “làm thiện bỏ ác là cách vật” tức
    là tác bệnh trong bốn thứ thiện bệnh, đều là linh tánh của bộ não, chẳng dính
    dáng với Phật tánh.

    Vô thỉ vô minh bổn lai ám muội chẳng sáng, vô tri vô giác nên chẳng phân
    biệt thiện ác, khi bị kích thích sanh khởi nhất niệm vô minh, mới có kiến,
    văn, giác, tri, phân biệt được thiện, ác, tốt, xấu, người có ý thức đều biết
    thiện biết ác, “lương tri” của Dương Minh là tác dụng của bộ não, tác dụng
    của bộ não đều lấy vô minh làm chủ, chẳng phải Phật tánh. Nhất niệm vô
    minh có hai mặt: tịnh và nhiễm. Thiện là tịnh duyên, ác là nhiễm duyên,
    chẳng thể cho tịnh duyên là Phật tánh, nhiễm duyên là chúng sanh vậy.








    45 Coi Nguon TT.jpg 46 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-13-2021)

  8. #37
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    11/ Tham Thiền Nhận Lầm Phục Tánh Thư Của Lý Cao Là Thiền Tông:

    Người đề xướng đạo học nhà Nho Hàn Dũ, Lý Cao đời Đường là nổi bật
    nhất, Phục Tánh Thư của Lý Cao đối với học giả nhà Nho ảnh hưởng lớn
    hơn. Lý Cao cho “tánh vốn trong sáng, vì bị thất tình mê hoặc mà trở thành
    hôn trược”, nên chủ trương ức chế tình cảm để khôi phục bản tánh.
    Phục Tánh Thư nói: “Con người sở dĩ làm bậc Thánh là do tánh, tánh con
    người sở dĩ bị mê hoặc là do tình, mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, ham,
    bảy thứ đều do tình làm ra, tình đã hôn muội thì tánh, ấy chẳng phải lỗi của
    tánh. Thất tình thay phiên tuần hoàn thì tánh chẳng toàn vẹn, như nước có
    cặn bã thì chẳng trong, lửa có khói đen thì sáng chẳng tỏ, ấy chẳng phải lỗi
    của nước và lửa không trong sáng, cặn bã chẳng có thì nước trong, khói đen
    chẳng tỏa thì ánh sáng tỏ, thất tình chẳng làm thì tánh tròn vẹn vậy”. Lại nói:
    “Tánh với tình chẳng lìa nhau, nếu chẳng có tánh thì tình chẳng thể sanh,
    vậy tình do tánh mà sanh, tình chẳng tự tình, bởi tánh mà tình, tánh chẳng tự
    là tánh, do tình mà tánh”.

    Lý Cao từng tham học với Dược Sơn thiền sư, rất tin Phật pháp, kỳ thật Lý
    Cao bị lầm hại là do kinh Phật ngụy (hàng nhái), bởi câu “Bản tâm Viên Giác trong sạch
    sáng tỏ (Phật tánh) hay sanh khởi phiền não”, cái thuyết “Chơn như duyên
    khởi” xuất xứ từ Đại Thừa Khởi Tín Luận là (do) ngoại đạo, mạo tên (danh) ngài Mã
    Minh để truyền bá, ấy là pháp sanh diệt, chẳng phải Phật pháp. Tại sao nói
    vậy? Vì chơn như Phật tánh chẳng thọ huân nhiễm, thường giữ bản tánh,
    chẳng có biến đổi. Phẩm Hồi Hướng kinh Hoa Nghiêm nói: “Vô minh vốn
    chẳng thể tánh, như hoa đốm trên không chẳng từ chơn như sanh khởi”
    , nếu
    nói vô minh nương chơn như sanh khởi, trừ bỏ vô minh trở về chơn như
    Phật tánh tức là kiến tánh thành Phật, nói vậy thì ban sơ có thể sanh khởi,
    tương lai cũng có thể tái khởi, lúc vô minh tái khởi, lại trở thành chúng sanh,
    lúc thì thành Phật, lúc lại thành chúng sanh, thế thì Phật cũng có luân hồi
    sanh diệt, thành Phật đâu có giá trị gì?




    Thuyết của Lý Cao tình với tánh thông nhau, khi tình chẳng sanh là tánh, là
    bậc Thánh, đến khi tình sanh, lại là phàm phu, vậy một hồi bậc Thánh một
    hồi phàm phu, tức là luân hồi sanh diệt. Bởi “Tánh” của Lý Cao nói là vô thỉ
    vô minh, “tình” là nhất niệm vô minh, chỉ là tác dụng của bộ não. Bộ não khi
    tịnh là vô thỉ vô minh, bộ não khi động là nhất niệm vô minh, cùng trong
    một phạm vi, “ức chế tình, khôi phục tánh” là muốn khiến nhất niệm vô
    minh trở về vô thỉ vô minh, vô thỉ vô minh chính là nguồn gốc của sanh tử,
    là bản thể của vọng tâm.
    Nếu vô thỉ vô minh chưa phá tan thì chẳng thể kiến
    tánh thành Phật, như học thuyết của Lý Cao đâu thể cho là Thiền tông!





    47 Coi Nguon TT.jpg 48 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  9. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-13-2021),hungcom (12-13-2021)

  10. #38
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    12/ Tham Thiền Lầm Nhận Lý “Sâu Xa Mịt Mù, Trong Đó Có Tinh” Của Lão Tử Là Thiền Tông:

    Nhiều người cho rằng chơn không diệu hữu, diệu hữu chơn không, tĩnh tĩnh
    tịch tịch, tịch tịch tĩnh tĩnh, chẳng chấp hữu chẳng chấp vô, cũng chẳng chấp
    phi hữu, cũng chẳng chấp phi vô, chẳng khởi niệm cũng chẳng dứt niệm, tựa
    như hữu mà phi hữu, tựa như vô mà phi vô, khởi niệm động niệm chẳng bị
    ngoại duyên xoay chuyển, cho đó là đạo lý của Thiền tông. Kỳ thật là đạo lý
    của Lão Tử nói: “Thể của Đạo mập mờ nhấp nhoáng, trong đó có tượng,
    mập mờ nhấp nhoáng trong đó có vật, sâu xa mịt mù, trong đó có tinh”, còn
    “chẳng chấp hữu, chẳng chấp vô, chẳng chấp phi hữu, chẳng chấp phi vô” là
    đạo lý của Bà La Môn, hoàn toàn là tác dụng của bộ não, có sanh diệt luân
    hồi, chẳng phải phương pháp tham thiền.




    13/ Tham Thiền Nhận Lầm Ba Thứ Pháp Môn Dụng Công Của Giáo Môn Là Thiền Tông:

    Ba thứ pháp môn của giáo môn tức là Thiền quán Sa ma tha, Tam ma bát đề
    và Thiền na. Sa ma tha dịch là tịch tịnh, Tam ma bát đề dịch là nhiếp niệm,
    Thiền na dịch là tịnh lự. Ba thứ thiền quán này ở trong kinh Viên Giác, Phật
    đã có giải thích rất kỹ càng, dù trong kinh Viên Giác có nói: “Ba pháp môn
    này mười phương Như lai do đó thành Phật, mười phương Bồ tát đủ thứ
    phương tiện, tất cả đồng dị, đều nương theo ba thứ sự nghiệp này, nếu được
    viên chứng tức thành Viên giác”, ấy chỉ là nói cách tu trong phạm vi giáo
    môn, nên chính trong kinh này có nói “Chỉ trừ người đốn ngộ, và Xiển đề
    chẳng tin”, nói chỉ trừ người đốn ngộ tức là chỉ trừ Thiền tông đốn ngộ,
    chẳng phải giáo môn, nên xưng giáo ngoại biệt truyền
    .




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-14-2021)

  12. #39
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Phương pháp dụng công của Đại thừa tên gọi rất nhiều mà ý nghĩa chẳng
    khác, nhưng đều chẳng phải Thiền tông. Thiền tông tham thoại đầu, công án,
    cần nhất là nghi tình (tức là dùng cái tâm không biết để chấm dứt tất cả biết),
    cho đến hoát nhiên đốn ngộ, dứt hẳn nghi căn, kiến tánh thành Phật. Khi đã
    minh tâm kiến tánh, nếu có Thiện tri thức mắt sáng thì tìm đến Thiện tri thức
    ấy ấn chứng, nếu chẳng có người mắt sáng thì lấy Truyền Đăng Lục, Ngũ
    Đăng Hội Nguyên, Chỉ Nguyệt Lục, hoặc các kinh như Lăng Già, Hoa
    Nghiêm, Duy Ma cật... xem kỹ để làm ấn chứng cũng được.



    14/ Dụng Công Lầm Nhận Tam Chỉ Tam Quán Là Thiền Tông:

    Vân Cốc Thiền Sư Truyện trong Mộng Du Tập của ngài Hàn Sơn có nói:
    “Vân Cốc thiền sư 19 tuổi bỗng quyết chí đi tham học bốn phương, nghe nói
    pháp môn Tiểu chỉ quán của Thiên Thai, bèn chuyên tâm tu tập, khi gặp
    Pháp Châu Tế thiền sư đang nhập thất tại Thiên Ninh, sư bèn đi tham vấn,
    trình sở tu của mình, Châu nói: “Pháp yếu của chỉ quán chẳng nương thân
    tâm hơi thở, trong ngoài đều bặt cách tu của người là lạc nơi hạ thừa, chẳng
    đúng ý của tổ Đạt Ma, người học nên lấy tâm ngộ làm chủ”. Vân Cốc kích
    động chảy nước mắt, lại xin chỉ giáo, Châu dạy tham thoại đầu chơn thật,
    bảo ngay bây giờ hạ thủ công phu phát khởi nghi tình. Vân Cốc vâng lời
    ngày đêm tham cứu, cho đến ăn ngủ đều quên, một hôm dùng cơm, cơm hết
    cũng chẳng tự biết, chén bỗng rơi xuống đất, hoát nhiên đốn ngộ như trong
    mộng được thức tỉnh
    , lại thưa với Pháp Châu, được Ngài ấn khả “Xem qua
    nhân duyên ngộ đạo của Vân Cốc thiền sư, có thể làm mô phạm cho chúng
    ta dụng công tham thiền”..




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  13. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hungcom (12-16-2021)

  14. #40
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    Có Tăng hỏi Tử Hồ thiền sư: Thế nào là nhất tâm tam quán?
    Sư nói: Ta còn chẳng thấy có nhất tâm, ngươi gọi cái gì là tam quán!

    Xưa kia có một Pháp sư chỉ quán hỏi Huệ Hải thiền sư: Nhất niệm tam quán là thế nào?
    Sư đáp: Tâm quá khứ đã qua, tâm vị lai chưa đến, tâm hiện tại chẳng trụ, trong đó dùng tâm nào để khởi quán?
    Pháp sư đáp: Thiền sư chẳng hiểu chỉ quán.
    Sư nói: Tọa chủ hiểu chăng?
    Pháp sư nói: Hiểu.
    Sư nói: Như Trí Giả đại sư nói chỉ phá chỉ, nói quán phá quán, trụ chỉ thì
    chìm nơi sanh tử, trụ quán thì tâm bị rối loạn. Vậy nên lấy tâm chỉ tâm hay
    là khởi tâm để quán? Nếu có tâm quán là pháp thường kiến, nếu chẳng tâm
    quán là pháp đoạn kiến, nếu cũng có cũng không thì thành pháp nhị kiến, xin
    Tọa chủ nói thử xem!

    Pháp sư nói: Nếu hỏi như thế thì đều chẳng nói được.
    Sư nói: Vậy đâu từng chỉ quán!



    15/ Chấp Thật “Phân Biệt Là Thức, Chẳng Phân Biệt Là Trí” Thành Bệnh:

    Hám Sơn đại sư nói: “Phân biệt là thức, chẳng phân biệt là trí”, hai câu này
    hình như mơ hồ, vì thức với trí một là bộ não, một là Phật tánh, lúc chưa
    chuyển thức thành trí, thì phân biệt tất nhiên là thức, khi đã chuyển thức
    thành trí thì chẳng phân biệt là trí, phân biệt cũng là trí. Phân biệt hay chẳng
    phân biệt không thể dùng để phán đoán thánh hay phàm.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  15. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hungcom (12-16-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Luận
    Trả lời: 67
    Bài cuối: 12-07-2021, 06:01 AM
  2. Tu Bồ Tát Đạo theo Truyền Thống Nguyên Thủy
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Phật giáo Nguyên Thủy
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 04-11-2019, 06:56 PM
  3. Cội Nguồn Truyền Thừa
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 85
    Bài cuối: 05-26-2018, 09:18 AM
  4. Bài giảng của sư thầy Thích Tâm Nguyên về Facebook gây sốt mạng Việt
    Gửi bởi galuoi92 trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-10-2016, 05:14 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •