DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83
  1. #34
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    16/ Chấp Thật “Nhiễm Với Tịnh” Thành Bệnh:

    Nhiễm với tịnh là pháp tương đối, vì có nhiễm mới có tịnh, kinh Lăng Già
    nói: “Đại Huệ! Sanh diệt là thức, chẳng sanh diệt là trí, lại nữa đọa tướng, vô
    tướng và hữu vô mỗi mỗi làm nhân với nhau là thức, siêu việt tướng hữu vô
    là trí. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, đủ thứ cảnh giới do tướng ngại trí là thức.
    Lại nữa, ba việc căn, trần, thức hòa hợp sanh tướng phương tiện là thức,
    chẳng có việc phương tiện của tướng tự tánh là trí. Lại nữa, đắc tướng là
    thức, chẳng đắc tướng là trí”.

    Theo lời kinh kể trên thì được rõ, vừa nói có tịnh thì phải có nhiễm, đồng
    như sự sanh diệt, vì có sanh mới nói có diệt, nhiễm tịnh sanh diệt đều là tác
    dụng của kiến, văn, giác, tri. Có một số người cho “chẳng khởi niệm là tịnh,
    tức là Phật tánh, khởi niệm là nhiễm, tức là vọng tưởng” thế là sai lầm.
    Chẳng khởi niệm là tịnh duyên của vô thỉ vô minh, chẳng phải Phật tánh,
    Phật tánh bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, ấy là tuyệt đối, chẳng dính dáng
    với nhiễm tịnh. Hám Sơn đại sư nói “nhiễm là thức, tịnh là trí”, ấy là sai
    lầm. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Tịnh chẳng hình tướng mà lại lập tướng tịnh,
    nói là công phu, có kiến giải này tự chướng bản tánh, lại bị tịnh trói”.

    Tăng hỏi Huệ Trung quốc sư: Tọa thiền khán tịnh là thế nào?
    Sư nói: Bất cấu bất tịnh, đâu cần khởi tâm mà khán tướng tịnh!


    17/ Chấp Thật “Như Như Bất Động Là Phật Tánh” Thành Bệnh:

    Nói “như như bất động” là hình dung để diễn tả chơn như Phật tánh. Ý nói
    chơn như Phật tánh vốn sẵn sàng, chẳng có thêm bớt, cũng chẳng động tịnh,
    thêm bớt động tịnh là tác dụng của bộ não, chẳng dính với bản thể chơn như.
    Có một số người tu hành, suốt ngày ngồi không như cây khô, miễn cưỡng đè
    nén suy nghĩ cho dừng lại, giống như nước biển lóng lặng, cho làm như thế
    tức là như như bất động của Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. Suy nghĩ của con
    người chẳng thể dừng nghỉ mãi mãi, muốn vĩnh viễn dừng nghỉ chỉ có người
    chết mới làm được. Nếu người sống miễn cưỡng đè nén suy nghĩ, chỉ có thể
    dừng lại trong vòng mấy mươi phút hoặc mấy tiếng, nhiều nữa là mấy ngày,
    cuối cùng sẽ có một hôm tái khởi. Nếu cùng trong một ngày khi suy nghĩ
    dừng là Phật, qua một hồi suy nghĩ khởi dậy lại thành chúng sanh, vậy trong
    một ngày bỗng thành Phật bỗng thành chúng sanh, mỗi ngày đều ở trong
    luân hồi, như thế làm Phật có lợi ích gì? Nếu người thật đã minh tâm kiến
    tánh thì dẫu cho cầm dao ra trận vẫn là như như bất động.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-17-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •