CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


CHƯƠNG I

1- NGUỒN GỐC CỦA PHÁP THIỀN

2- PHÁP THIỀN CỦA PHẬT THÍCH CA


3- THIỀN TÔNG TRUYỀN TỪ SƠ TỔ CA DIẾP.

Các pháp môn truyền dạy từ Phật Thích Ca đã có bốn thừa sai biệt, thì pháp
Thiền của họ tu bèn có trực tiếp và gián tiếp khác nhau, như: Thế gian
Thiền, Xuất thế gian Thiền, Thượng thượng Thiền, cho đến Ngũ chủng
Thiền, Lục chủng đại Thiền… danh hiệu rất nhiều, có cách tu được kiến
tánh, cũng có cách tu chỉ được sanh cõi Trời mà chẳng thể kiến tánh, nhưng
đều chẳng xuất phát từ Thiền tông Trung Quốc.

Dù nói Thiền tông Trung Quốc, nhưng bắt đầu từ Sơ tổ Ma Ha Ca Diếp,
truyền đến Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, truyền vào Trung Quốc làm Sơ tổ,
ấy là sự y cứ để kiến lập Thiền tông. Sự tích của chư Tổ từ đời từ đời truyền
xuống đều có ghi rõ trong Truyền Đăng Lục, độc giả muốn biết rõ thì hãy tự
xem lấy, ở đây chẳng thể kể xiết.

---o0o---

4- PHÁP THIỀN TẠI TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI TỔ ĐẠT MA CHƯA ĐẾN

Trước khi tổ Đạt Ma chưa đến, các kinh Thiền đã truyền vào Trung Quốc rất
nhiều. Hằng Đế đời Hậu Hán có Sa môn An Thế Cao thông suốt kinh luận,
lại giỏi về pháp Thiền, đến thành phố Lạc Dương, dịch kinh hơn trăm bộ,
trong đó có các kinh nói về pháp Thiền gồm: Đại ban An Thủ Ý Kinh hai
quyển, Thiền Hạnh Pháp Tưởng Kinh một quyển, Đại Thập Nhi Môn Kinh
một quyển, Tiểu Thập Nhị Môn Kinh một quyển, Thiền Hạnh Ba Mươi Bảy
Phẩm Kinh một quyển, Thiền Định Phương Tiện Thứ Đệ Pháp Kinh một
quyển, Thiền Pháp Kinh một quyển.

Cuối đời nhà Hán, có Cư sĩ Chỉ Khiêm người nước Nhục Chi đến Lạc
Dương, dịch Tu Hành Phương Tiện Kinh hai quyển, Thiền Bí Yếu Kinh bốn
quyển. Đời Tam Quốc có Khương Tăng Hội đến Dương Đô, dịch Tọa Thiền
Kinh một quyển. Đời Tây Tấn có Sa môn Trúc Pháp Hộ dịch Hữu Pháp
Quán Kinh một quyển; lại có Phật Đà Bạt Đà đến Trường An chuyên hoằng
pháp Thiền, sau ứng lời mời của Huệ Viễn pháp sư ở Lư Sơn, dịch Đạt Ma
Đa La Thiền Kinh hai quyển, ngài Cưu Ma Thập có dịch Thiền Bí Yếu Pháp
Kinh ba quyển, Tọa Thiền Tam Muội Kinh hai quyển, Thiền Pháp Yếu Giải
hai quyển, Tư Duy Lược Yếu Pháp một quyển… Ngoài ra còn nhiều lắm
chẳng thể kể xiết.

Các Kinh kể trên phần nhiều thuộc pháp Thiền Tiểu thừa, Trung thừa, các sư
như An Thế Cao và Giác Hiền chuyên hoằng về pháp Thiền Tiểu thừa, Cưu
Ma Thập là người Đại thừa mà dịch Thiền Kinh chẳng giống Đại thừa, cho
đến Đạt Ma Đa La Thiền Kinh và Tọa Thiền Tam Muội Kinh xưa kia được
xem là Đại thừa Thiền, nhưng ở trong cũng xen vào Thiền Trung thừa và
Tiểu thừa. Đủ thứ pháp Thiền kể trên gọi là Thiền Số Chi Học, khác hẳn với
Thiền “chẳng lập văn tự” của Thiền tông.

Thiền Số Chi Học là Thiền tu tập theo thứ lớp, từ nhân đến quả, mà pháp
Thiền của tổ Đạt Ma là chỉ thẳng bản tâm, đốn ngộ thành Phật, chẳng có giai
cấp và thứ lớp. Người ta thấy đệ tử ngài La Thập là Đạo Sanh có cái thuyết
“Đốn ngộ thành Phật”, bèn cho Thiền tông xuất phát từ Cưu Ma La Thập, ấy
là sai lầm.

Cùng thời với tổ Đạt Ma có Bửu Chí hòa thượng, Bố Đại Sĩ, Hàn Sơn, Thập
đắc, Bố Đại hòa thượng, đều là người minh tâm kiến tánh, nhưng thừa kế
thầy nào chẳng rõ, sở duyên ngộ đạo cũng chẳng thể khảo sát.