DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/9 ĐầuĐầu ... 6789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 83
  1. #71
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con ở núi Chung Nam bốn mươi mấy năm, dụng công như thế này: Niệm đã sanh là vọng niệm, niệm chưa sanh là Phật tánh chơn tâm, mỗi ngày khởi niệm động niệm mỗi mỗi rõ ràng, lúc niệm chẳng khởi thì tịch mà chiếu, lúc động niệm thì chiếu mà thường tịch, cũng đều mỗi mỗi rõ ràng, dụng công như thế hợp với cách tu của Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ông tu nhiều năm là bậc lão Tôn túc, nhưng dụng công như thế thật
    là sai lầm lớn. Ông cho nghiệp thức của kiến, văn, giác, tri là Phật tánh, Phật
    tánh như như bất động, đâu thể khởi vọng niệm! Cái tịch mà thường chiếu
    với cái chiếu mà thường tịch mỗi mỗi rõ ràng của ông nói, đều là tác dụng
    của bộ não, với Phật tánh trọn chẳng dính dáng, nay ông nhận giặc làm con,
    Phật nói bọn này thật đáng thương xót! Ông nên đem cái niệm mỗi mỗi rõ
    ràng đó nhìn thẳng chỗ hầm sâu vô minh, khi nhân duyên đến, hầm sâu vô
    minh tan rã, liền thấy bổn lai Phật tánh. Khi kiến tánh rồi, khởi niệm động
    niệm, tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch thảy đều là Phật tánh,
    chẳng cần phân biệt nữa.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. #72
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Người xưa nói “Nhận lấy tự tánh, bổn lai thành Phật, chẳng nhờ tu trì, chẳng thuộc đốn, tiệm, vạn đức viên mãn, thể tự như như”. Con từng
    theo ý này dụng công, một niệm chẳng khởi tức là Phật tánh, chẳng nhờ tu
    trì, như thế có phải minh tâm kiến tánh chăng?

    Sư nói: “Lời của người xưa nói ấy là lời đã kiến tánh, người chưa ngộ chẳng
    thể dùng suy nghĩ để đoán mò. Ông cho một niệm chẳng khởi tức là như
    Phật tánh, nhưng một niệm chẳng khởi chỉ là tạm thời, chẳng phải Phật tánh,
    ông nên khởi một niệm này hướng vào chỗ chẳng khởi niệm nhìn thẳng, đến
    khi công phu thuần thục, “ồ” lên một tiếng, vô thỉ vô minh phá tan, liền thấy
    Phật tánh, mới biết tự tâm vốn là Phật, chẳng nhờ tu trì, chẳng thuộc đốn
    tiệm, cảnh giới này mới thật là vạn đức viên mãn”.

    ٭

    Tăng hỏi: cách dụng công của con là ban đêm bất đảo đơn, đến bốn giờ sáng
    thì buồn ngủ, ban ngày dụng công thì theo phương pháp của Cổ Đức nói
    “Chẳng sợ vọng khởi, chỉ e giác chậm”, luôn luôn chiếu cố một niệm, một
    niệm mê rồi liền mau mau đề khởi, dụng công như thế hợp với pháp Thiền tông chăng?

    Sư nói: Vọng niệm khởi là từ kiến, văn, giác, tri, ông muốn giác ngộ cũng
    phải dùng kiến, văn, giác, tri, cho nên mê với ngộ chẳng ngoài tác dụng kiến,
    văn, giác, tri; nơi phạm vi của kiến, văn, giác, tri chẳng liên quan với Phật
    tánh. Trong bản thể Phật tánh chẳng có mê với giác, ông dùng cái niệm
    “chẳng sợ vọng khởi, chỉ e giác chậm” ấy nhìn ngay chỗ mịt mù đen tối,
    nhìn đến sơn cùng thủy tận, được thấy bản thể Phật tánh mới biết rõ mê ngộ
    trọn chẳng dính dáng, khởi niệm diệt niệm đều là tác dụng của Phật tánh.
    Bất đảo đơn có ảnh hưởng sức khỏe, buồn ngủ thì phải ngủ, có sức khỏe
    dụng công mới tốt hơn.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  3. #73
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Tăng hỏi: Cách dụng công của con là theo kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến
    lập tri là căn bản của vô minh, tri kiến vô kiến ấy là Niết bàn”. Con cho rằng
    tri kiến lập tri là ấn tượng trong bộ não, đã gieo hạt giống tức là căn bản vô
    minh, tri kiến vô kiến là nói cái tâm giống như cái gương trơn, vật gì in vào
    cũng không dính, vậy tâm không trụ tức là Niết bàn.

    Sư nói: “Tri kiến lập tri tức là căn bản của vô minh” là nói người chưa kiến
    tánh tất cả đều do kiến, văn, giác, tri làm chủ, tất cả tri kiến lập ra đều là căn
    bản vô minh. “Tri kiến vô kiến ấy tức Niết bàn” là nói người đã kiến tánh rồi
    thì Phật tánh làm chủ, tất cả tri kiến đều biến thành Phật tánh, giống như hai
    câu Kinh “Kiến vô sở kiến tức chơn kiến, tri vô sở tri tức chơn tri” vậy.
    Cách dụng công của ông nói chẳng trụ chẳng chấp trước, cái tâm muốn
    chẳng trụ chẳng chấp trước đó tức là trụ, là chấp trước rồi. Sau khi kiến tánh,
    trụ và chấp trước đều là Phật tánh, cho nên chấp trước và chẳng chấp trước
    chẳng dính dáng với sự thành Phật, ông nên dùng cái niệm chẳng trụ chẳng
    chấp trước ấy chuyên tâm nhìn thẳng đi, hễ công phu đến mức, liền thấy
    Phật tánh, lúc ấy mới thấu rõ tất cả tri kiến đều là Phật tánh.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. #74
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Cư sĩ hỏi: Con cảm thấy con người ở đời làm việc thiện chớ nên cầu phước
    báo, con làm việc thiện chẳng có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng,
    như thế phải minh tâm kiến tánh chăng?

    Sư nói: Kinh Hoa Nghiêm nói “Quên mất tâm Bồ đề tu các pháp thiện ấy là
    nghiệp ma”. Ông làm việc thiện chẳng cầu phước báo đâu phải minh tâm
    kiến tánh! Làm việc thiện là bổn phận nên làm của con người, làm thiện thì
    được phước báo là chẳng lìa nhân quả, trong Phật tánh thì thiện với ác trọn
    bất khả đắc, phải thấy Phật tánh mới là minh tâm kiến tánh, ông chẳng cầu
    minh tâm kiến tánh mà chuyên làm việc thiện, đâu thể liễu thoát sanh tử!
    Ông hãy dùng cái niệm làm việc thiện ấy hồi quang phản chiếu, ngay đó
    nhìn thẳng đi, khi thấy được bản thể Phật tánh mới là liễu thoát sanh tử.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  5. #75
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Cư sĩ hỏi: Con dụng công theo kinh Niết Bàn nói: “Các hạnh vô thường là
    pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt làm vui”.
    Lúc đang dụng công,
    cảm thấy vũ trụ vạn vật đều là sanh sanh diệt diệt, nếu đem tư tưởng dứt
    sạch, chẳng khởi một niệm thì tất cả đều chẳng sanh diệt, tức là tịch diệt làm
    vui, dụng công như thế hợp với pháp Thiền tông chăng?

    Sư nói: “Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt” là nói người chưa kiến tánh,
    tất cả đều do kiến, văn, giác, tri làm chủ, Phật tánh bị vô minh che khuất,
    nên mới có sanh tử luân hồi. “Sanh diệt diệt rồi” là nói hầm sâu vô minh đã
    phá tan thì thấy Phật tánh. “Tịch diệt làm vui” là nói sau khi thấy Phật tánh,
    tất cả đều biến thành Phật tánh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng động chẳng
    tịnh.
    Theo cách dụng công của ông lúc thì sanh diệt, lúc thì tịch diệt, trở đi
    trở lại xoay chuyển không ngừng, muôn kiếp chẳng thể kiến tánh. Ông chớ
    nên diệt niệm, vẫn nên khởi một chánh niệm (nghi tình) ngay đó nhìn thẳng đi,
    hễ hầm sâu vô minh phá tan, liền thấy tịch diệt của Phật tánh, mới biết Phật
    tánh vốn chẳng sanh diệt, như thế mới là phương pháp dụng công của Thiền tông




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. #76
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)


    Tăng hỏi: Con dụng công tu hồi quang phản chiếu, từ ý căn khởi niệm phản
    chiếu niệm, niệm niệm rõ ràng, vậy hợp với pháp tu của Thiền tông chăng?

    Sư nói: Khởi niệm là do kiến, văn, giác, tri khởi, hồi quang phản chiếu cũng
    là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, ông dùng ý căn quán xét giác và mê, đều
    ở trong phạm vi kiến, văn, giác, tri. Phật tánh là như như bất động, giác và
    mê trọn chẳng dính dáng. Ông nên đem cái niệm hồi quang phản chiếu giác
    và mê ấy ngay đó nhìn thẳng chỗ đen tối mịt mù, khi hầm sâu vô minh phá
    tan, liền thấy Phật tánh, mới biết giác và mê trọn chẳng dính dáng.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoamacco (01-21-2022)

  8. #77
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)


    Tăng hỏi: Con dùng hai câu “Diệu hữu chơn không, chơn không diệu hữu”
    để dụng công; người Tiểu thừa lọt nơi hữu, Trung thừa lọt nơi không, con
    cho rằng Phật tánh nói là hữu cũng là không, nói là không cũng là hữu,
    chẳng thể nói là không, cũng chẳng thể nói là hữu, tức là phi không phi hữu
    của trung đạo, như thế hợp với lý của Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ông dụng công như thế muôn kiếp chẳng thể kiến tánh. Không với
    hữu là tác dụng kiến, văn, giác, tri của bộ não, cách ông nói là hai bên đều
    chẳng cứu cánh, giống như lý “mập mờ nhấp nhoáng, trong đó có tinh” của
    Lão Tử nói. Kỳ thật Phật tánh vốn là sẵn sàng, diệu hữu chơn không, chơn
    không diệu hữu đối với Phật tánh trọn chẳng dính dáng. Ông cho “không” và
    “hữu” tác dụng của kiến, văn, giác, tri là Phật tánh đó là sai, ông nên đem cái
    niệm hay nhận diệu hữu chơn không ấy ngay đó nhìn thẳng chỗ hầm sâu đen
    tối, khi hầm sâu vô minh phá tan thì tất cả đều là Phật tánh, còn nói chi “diệu
    hữu chơn không” nữa!




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  9. #78
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Tăng hỏi: Con theo cái lý “Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt,
    nếu được hiểu như thế, chư Phật thường hiện tiền” trong kinh Hoa Nghiêm
    để dụng công. Con cho rằng vũ trụ vạn hữu đều có sanh có diệt, nếu đem tư
    tưởng dứt hết thì chẳng sanh chẳng diệt, tức là Phật tánh, dụng công như thế
    hợp lý Thiền tông chăng?

    Sư nói: Lời trong kinh Hoa Nghiêm là lời của người đã ngộ, nếu ông được
    kiến tánh thì chư Phật với ta chẳng khác. Người xưa nói: “Chẳng những ta
    nay tự liễu đạt, hằng sa chư Phật thể cùng đồng”. Ông dụng công như thế
    này là sai lầm. Ông nói tư tưởng dứt là Phật, tư tưởng khởi là chúng sanh,
    tức là Phật vẫn có luân hồi, sai lầm biết bao! Nay ông chớ nên dứt niệm, nên
    khởi một niệm hướng vào nguồn gốc chẳng sanh diệt ngay đó nhìn thẳng đi,
    hễ hầm sâu vô minh tan rã thì thấy tất cả đều là Phật tánh, tức là chư Phật
    thường hiện tiền rồi.






    Bốn câu kệ “Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt,
    nếu được hiểu như thế, chư Phật thường hiện tiền”
    trong kinh Hoa Nghiêm,
    đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông đọc lại trước lúc thu thần bỏ xác :

    Ngày mùng một tháng mười một, nửa đêm sao trời sáng tỏ, Điều Ngự hỏi: Hiện giờ là giờ gì? Bảo Sát thưa: Giờ Tý.

    Điều Ngự đưa tay mở cánh cửa sổ nhìn ra bảo: Chính là giờ ta đi! Bảo Sát hỏi: Tôn Đức đi đâu? Điều Ngự đáp:


    Tất cả pháp chẳng sanh,
    Tất cả pháp chẳng diệt,
    Nếu hay hiểu như thế,
    Chư Phật thường hiện tiền.

    Nào có đến đi gì !


    Bảo Sát thưa:

    – Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt thì thế nào?

    Điều Ngự liền vả ngay miệng Bảo Sát, bảo:

    – Chớ nói mớ!

    Nói xong, Ngài nằm theo thế sư tử lặng lẽ mà tịch. Qua đêm thứ hai, Bảo Sát vâng theo lời di chúc, làm lễ hỏa táng ngay nơi am Ngài ở, có mùi hương lạ xông lên thoảng ra xa, nhạc trời trên không, mây năm sắc che trên giàn hỏa.


    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%...%A2n_T%C3%B4ng

    112 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  10. #79
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Tăng hỏi: Kinh Lăng Nghiêm nói “Nếu được chuyển vật tức đồng Như lai”,
    con cho rằng con người trong vũ trụ thảy đều bị vật chuyển, cho nên có sanh
    diệt luân hồi, sanh diệt là xuất phát từ vọng niệm, nếu chuyển được vọng
    niệm thì chuyển được vạn vật, vật tức đồng Như lai. Cách dụng công của
    con là đem một niệm sơ khởi luôn luôn tĩnh giác không cho nó mê muội,
    như thế hợp với sự tu hành của Thiền tông chăng?

    Sư nói: “Nếu được chuyển vật tức đồng Như lai” là lời của người đã ngộ, hễ
    ánh sáng của Phật tánh chiếu khắp thì kiến, văn, giác, tri, ngũ uẩn, lục căn,
    thập nhị xứ, thập bát giới, nhị thập ngũ hữu, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mỗi
    mỗi khởi tâm động niệm, cho đến trần lao phiền não, núi sông đất đai, vũ trụ
    vạn vật, tất cả đều biến thành Phật tánh, nên Kinh nói: “Ngũ uẩn lục trần đều
    là chơn tâm diệu minh của Như lai, núi sông, đất đai đều là chơn tâm diệu
    minh của Như lai”
    . Phật tánh mới có thể chuyển vạn vật, hễ được chuyển thì
    vĩnh viễn viên mãn, cái chuyển vật của ông là chuyển bằng bộ não, chuyển
    đi chuyển lại khi nào mới hết? Vậy làm sao kiến tánh được! Ông nên dùng
    cái niệm chuyển vạn vật ấy ngay đó nhìn thẳng đi, hễ hầm sâu vô minh phá
    tan thì thấy vạn vật với Như lai chẳng hai chẳng khác”.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. #80
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)



    Tăng hỏi: “Cái nhân của các khổ, do tham dục làm gốc, nếu diệt hết tham
    dục, liền ra khỏi luân hồi”. Con dụng công theo bốn câu này, tham dục xuất
    phát từ vọng tưởng, nếu vọng tưởng dứt sạch thì chẳng có tham dục, liền
    được thoát khỏi cái khổ của luân hồi, dụng công như thế hợp với lý Thiền
    tông chăng?”

    Sư nói: Bốn câu này là pháp môn dụng công của Tiểu thừa, vì trong tâm
    người Tiểu thừa phiền não tham dục quá nhiều, nên Phật bảo trừ tham dục
    trước, nhưng đó chỉ là Hóa thành, chẳng phải Bửu sở, ông chớ nổi niệm
    muốn dứt sạch vọng tưởng, nên đem cái niệm diệt tham dục ấy ngay đó nhìn
    thẳng đi, hễ hầm sâu vô minh tan rã, liền thấy bản thể Phật tánh, mới biết
    Phật tánh vốn trong sạch chẳng có tham dục. Người hành đạo Bồ tát mong
    chúng sanh thành Phật, ham muốn chúng sanh lìa biển khổ, ấy là tham dục
    chánh, sau khi minh tâm kiến tánh thì tham dục chánh là Phật tánh, tham dục
    bất chánh cũng là Phật tánh, Tiểu thừa và Đại thừa ở trong Phật pháp xê xích
    tơ hào thì cách xa ngàn dặm, ông nên theo phương pháp dụng công của Đại
    thừa mới có thể đến nơi Bửu sở.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  12. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cát bụi (01-25-2022),hoamacco (01-25-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Luận
    Trả lời: 67
    Bài cuối: 12-07-2021, 06:01 AM
  2. Tu Bồ Tát Đạo theo Truyền Thống Nguyên Thủy
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Phật giáo Nguyên Thủy
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 04-11-2019, 06:56 PM
  3. Cội Nguồn Truyền Thừa
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 85
    Bài cuối: 05-26-2018, 09:18 AM
  4. Bài giảng của sư thầy Thích Tâm Nguyên về Facebook gây sốt mạng Việt
    Gửi bởi galuoi92 trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-10-2016, 05:14 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •