DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/9 ĐầuĐầu ... 34567 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 83
  1. #41
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    16/ Chấp Thật “Nhiễm Với Tịnh” Thành Bệnh:

    Nhiễm với tịnh là pháp tương đối, vì có nhiễm mới có tịnh, kinh Lăng Già
    nói: “Đại Huệ! Sanh diệt là thức, chẳng sanh diệt là trí, lại nữa đọa tướng, vô
    tướng và hữu vô mỗi mỗi làm nhân với nhau là thức, siêu việt tướng hữu vô
    là trí. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, đủ thứ cảnh giới do tướng ngại trí là thức.
    Lại nữa, ba việc căn, trần, thức hòa hợp sanh tướng phương tiện là thức,
    chẳng có việc phương tiện của tướng tự tánh là trí. Lại nữa, đắc tướng là
    thức, chẳng đắc tướng là trí”.

    Theo lời kinh kể trên thì được rõ, vừa nói có tịnh thì phải có nhiễm, đồng
    như sự sanh diệt, vì có sanh mới nói có diệt, nhiễm tịnh sanh diệt đều là tác
    dụng của kiến, văn, giác, tri. Có một số người cho “chẳng khởi niệm là tịnh,
    tức là Phật tánh, khởi niệm là nhiễm, tức là vọng tưởng” thế là sai lầm.
    Chẳng khởi niệm là tịnh duyên của vô thỉ vô minh, chẳng phải Phật tánh,
    Phật tánh bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, ấy là tuyệt đối, chẳng dính dáng
    với nhiễm tịnh. Hám Sơn đại sư nói “nhiễm là thức, tịnh là trí”, ấy là sai
    lầm. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Tịnh chẳng hình tướng mà lại lập tướng tịnh,
    nói là công phu, có kiến giải này tự chướng bản tánh, lại bị tịnh trói”.

    Tăng hỏi Huệ Trung quốc sư: Tọa thiền khán tịnh là thế nào?
    Sư nói: Bất cấu bất tịnh, đâu cần khởi tâm mà khán tướng tịnh!


    17/ Chấp Thật “Như Như Bất Động Là Phật Tánh” Thành Bệnh:

    Nói “như như bất động” là hình dung để diễn tả chơn như Phật tánh. Ý nói
    chơn như Phật tánh vốn sẵn sàng, chẳng có thêm bớt, cũng chẳng động tịnh,
    thêm bớt động tịnh là tác dụng của bộ não, chẳng dính với bản thể chơn như.
    Có một số người tu hành, suốt ngày ngồi không như cây khô, miễn cưỡng đè
    nén suy nghĩ cho dừng lại, giống như nước biển lóng lặng, cho làm như thế
    tức là như như bất động của Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. Suy nghĩ của con
    người chẳng thể dừng nghỉ mãi mãi, muốn vĩnh viễn dừng nghỉ chỉ có người
    chết mới làm được. Nếu người sống miễn cưỡng đè nén suy nghĩ, chỉ có thể
    dừng lại trong vòng mấy mươi phút hoặc mấy tiếng, nhiều nữa là mấy ngày,
    cuối cùng sẽ có một hôm tái khởi. Nếu cùng trong một ngày khi suy nghĩ
    dừng là Phật, qua một hồi suy nghĩ khởi dậy lại thành chúng sanh, vậy trong
    một ngày bỗng thành Phật bỗng thành chúng sanh, mỗi ngày đều ở trong
    luân hồi, như thế làm Phật có lợi ích gì? Nếu người thật đã minh tâm kiến
    tánh thì dẫu cho cầm dao ra trận vẫn là như như bất động.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-17-2021)

  3. #42
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    18/ Chấp Thật “Ngũ Uẩn Giai Không” Thành Bệnh:

    “Ngũ uẩn giai không” là nói sau khi kiến tánh, ngũ uẩn đều biến thành Phật
    tánh, đầy khắp hư không, vạn tượng sum la đều là Phật tánh, nên Kinh nói:
    “sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc; sắc tức là không,
    không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, đều cũng như thế”.

    Một số người tu hành cho là chẳng chấp trước tất cả tướng, chẳng trụ tất cả
    tướng, đối cảnh vô tâm, tất cả vô ngại gọi là ngũ uẩn giai không, ấy là sai
    lầm lớn. Chẳng chấp trước tất cả tướng, chẳng trụ tất cả tướng, đối cảnh vô
    tâm, tất cả vô ngại là mặc kệ cho ngũ uẩn khởi hay diệt, chẳng màng đến nó,
    nhưng ngũ uẩn vẫn là ngũ uẩn, chưa biến thành Phật tánh, nó vẫn hay làm
    việc xấu. Nếu ông suốt ngày phải giữ cái niệm “chẳng màng đến nó” không
    buông, há chẳng tự làm cho tâm mình lao nhọc, đâu thể vô tâm vô ngại mà
    được ngũ uẩn giai không ư!



    19/ Chấp Thật “Chơn Như Duyên Khởi” Thành Bệnh:

    Một số người nói: “Chơn như vốn chẳng động, vì chẳng giữ bản tánh, nên
    nhất niệm bất giác bèn khởi vọng niệm, tạo tội làm phước, luân hồi sanh tử,
    nếu nhất niệm giác ngộ chơn tâm, trở lại thường giữ gìn chẳng biến đổi thì
    chẳng bị luân hồi, gọi là thành Phật”. Ấy là kiến giải của ngoại đạo.
    Bản thể chơn như vốn viên mãn sẵn sàng, chẳng biến chẳng đổi. Kinh Hoa
    Nghiêm nói: “Ví như chơn như, thường giữ bản tánh, chẳng có biến đổi”,
    nếu chơn như mà có biến đổi tức là pháp sanh diệt. Đại Thừa Khởi Tín Luận
    nói: “Chơn như duyên khởi”, chỉ bốn chữ này có thể phán đoán rằng luận
    này là do Ngoại đạo ngụy tác, gán tên ngài Mã Minh truyền bá. Tại sao? Vì
    chơn như chẳng có duyên khởi, chẳng bị huân nhiễm, nếu có duyên khởi thì
    phải có sanh diệt, pháp sanh diệt nhất định chẳng phải Phật pháp vậy.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. #43
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    20/ Chấp Thật “Tánh Là Không, Tâm Là Vọng” Thành Bệnh:

    “Tánh là không, tâm là vọng” là nói Phật tánh đầy khắp hư không, chẳng thể
    dùng bộ não để nhận biết, những gì có thể nhận biết đều là vọng tưởng. Một
    số người hiểu lầm ý này, cho có tư tưởng đều là vọng tâm, đem vọng tâm
    dứt sạch thành không, tức là kiến tánh thành Phật. Nếu dạy người như thế
    này là lọt vào đoạn kiến của ngoại đạo, tội lỗi chẳng phải nhỏ.



    21/ Chấp Thật “Đã Sanh Là Vọng, Chưa Sanh Là Tâm” Thành Bệnh:

    Có người truyền khẩu quyết Thiền rằng: “Đã sanh là vọng, chưa sanh là
    tâm”, cho rõ được hai câu này thì được ngộ đạo thành Phật, ấy là lời yêu
    quái, quyết chẳng thể tin. “Đã sanh” là nhất niệm vô minh, tất nhiên là vọng,
    “chưa sanh” là vô thỉ vô minh, cũng chưa lìa vọng, đều chẳng phải chơn
    tâm.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  5. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-19-2021)

  6. #44
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    22/ Chấp thật “Chuyển Thức Thành Trí” thành bệnh:

    Người tu Pháp môn Duy Thức, điều cần nhất là tìm ra chủng tử vô thỉ vô
    minh đã tiềm ẩn nơi A lại da thức (tức Bạch tịnh thức) đập cho tan nát thì
    Bát thức được Bát giải thoát, Tam tánh biến thành Tam vô tánh, Bát thức
    biến thành Tứ trí, sau khi chuyển thức thành trí, chẳng trở lại làm thức.
    Khi chưa chuyển thức thành trí thì bị A lại da làm chủ, khi đã chuyển thức
    thành trí thì chơn như Phật tánh làm chủ, chơn như Phật tánh chẳng biến đổi,
    nên thành Phật rồi chẳng trở lại làm chúng sanh, chẳng bị luân hồi. Một số
    người tu hành lầm nhận cho một niệm mê là thức, một niệm ngộ là trí,
    chuyển thức thành trí là đem cái niệm mê chuyển thành cái niệm ngộ, ấy là
    sai lầm lớn, cái tâm niệm biến đổi chẳng định, nếu suốt ngày bỗng mê bỗng
    ngộ, bỗng trí bỗng thức, có lúc là Phật, có lúc lại là chúng sanh, vậy thành
    Phật có giá trị gì?





    23/ Chấp thật “Tựa Hữu Phi Hữu, Tựa Không Phi Không” thành bệnh:

    Có một số người buông bỏ vạn duyên tĩnh tọa quán tâm, quán đến cảnh giới
    “tựa hữu phi hữu, tựa không phi không”, như thế cho là chẳng lọt nhị biên,
    chẳng trụ hữu vô, là cảnh giới Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. “Tựa hữu phi
    hữu, tựa không phi không” là tác dụng của bộ não, chẳng phải Phật tánh, bản
    thể Phật tánh dùng bộ não suy lường thì chẳng thể đến.
    Lục Tổ nói: “Dẫu
    cho tận sức đo lường lại càng xa xôi”, người tu hành chớ nên dùng bộ não để
    do lường Phật tánh, chỉ có thể dùng bộ não tìm ra vô thỉ vô minh, rồi một
    búa đập nát thì Phật tánh tự nhiên hiển hiện.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. #45
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    24/ Chấp Thật “Chẳng Cầu Chơn, Chẳng Dứt Vọng” Thành Bệnh:

    Chứng Đạo Ca nói” “Chẳng cầu chơn, chẳng dứt vọng, liễu tri hai pháp vốn
    chẳng tướng”. Một số người tu hành cho là chẳng cầu chơn tâm cũng chẳng
    dứt vọng niệm, chơn vọng mặc nó tức là công phu đến mức, ấy là sai lầm
    lớn. “Chẳng cầu chơn” là nói Phật tánh chẳng thể cưỡng cầu, chơn với vọng
    là tương đối, vì có vọng mới nói có chơn, bản thể Phật tánh vốn chẳng chơn
    vọng, nên chơn chẳng thể cầu, vọng cũng chẳng cần dứt, hai tướng chơn
    vọng vốn không. Nếu cho niệm vọng niệm đều chẳng màng đến, ấy là lọt
    vào bệnh nhậm (bệnh mắc kệ), càng mặc kệ thì càng hồ đồ
    , dụng công như
    thế này giống như nấu cát làm cơm, đâu thể thành tựu!




    ----------


    25/ Chấp Thật “Trung Đạo” Thành Bệnh:

    Một số người cho “niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, giữa niệm trước
    với niệm sau tức là trung đạo”, lại nói “Chẳng lập nhị biên, chẳng chấp hữu
    vô tức là Trung đạo” ấy là sai lầm lớn. Niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi,
    giữa niệm trước và niệm sau là Vô ký không, chẳng lọt nhị biên, chẳng chấp
    hữu vô là bệnh mặc kệ, đều là tác dụng của bộ não, chẳng phải Trung đạo.
    Trung đạo là chơn như Phật tánh. Kinh Niết Bàn nói: “Trung đạo gọi là
    Phật tánh, do nghĩa này Phật tánh luôn luôn chẳng biến đổi, nếu có đắc Đệ
    nhất nghĩa không, thì chẳng thành Trung đạo”
    . Lục Tổ nói: “Hai chữ Phật
    tánh là ở nơi phàm phu mà chẳng bớt, ở nơi Thánh hiền mà chẳng thêm, trụ
    nơi phiền não mà chẳng loạn, ngay nơi thiền định mà chẳng tịch, chẳng đoạn,
    chẳng thường, chẳng khứ, chẳng lai, chẳng ở khoản giữa và bên trong bên ngoài,
    chẳng sanh chẳng diệt, tánh tướng như như thường trụ chẳng dời, ấy là Đạo”.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  8. #46
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    26/ Chấp Thật Lời Thí Dụ “Nước Với Sóng” Thành Bệnh:

    Đại Thừa Khởi Tín Luận lấy nước dụ cho chơn như, lấy sóng dụ cho sanh
    diệt, ấy là sai lầm. Chơn như là bản thể của Phật tánh, sanh diệt là các dụng
    vọng tưởng của bộ não, hai thứ chẳng dính dáng với nhau, chơn như là như
    như bất động, chẳng có biến đổi, chẳng khởi vọng niệm, nếu chơn như hay
    khởi vọng niệm sanh diệt như nước nổi làn sóng thì chơn như cũng có sanh
    diệt luân hồi, chẳng phải bản thể cùng tột của Phật tánh.
    Kinh Lăng Già
    dùng nước biển dụ cho thức thứ tám, làn sóng dụ cho thức thứ bảy mới đúng
    với chánh lý, nên nói Đại Thừa Khởi Tín Luận là tác phẩm của ngoại đạo.




    ----------


    Ngài Khuê Phong lấy băng nước dụ cho vọng tâm với Phật tánh là xuất phát
    từ Khởi Tín Luận cũng là sai lầm. Nói vọng niệm khởi như nước đóng thành
    băng, vọng niệm diệt như băng tan thành nước, ấy là sai lầm, trong Phật tánh
    vốn chẳng vọng niệm, cũng chẳng khởi vọng niệm, nói nước đóng thành
    băng, băng tan thành nước, đóng tan bất thường là pháp sanh diệt, chơn như
    Phật tánh thì chẳng sanh diệt,
    nên chữ nước chỉ có thể dụ cho linh tánh kiến,
    văn, giác, tri, chứ chẳng thể dụ cho Phật tánh.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  9. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-22-2021)

  10. #47
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    27/ Chấp Thật “Tâm Với Pháp Đều Quên Là Phá Ngã Chấp Và Pháp Chấp” Thành Bệnh:

    Một số người cho “Tâm với pháp đều quên thì ngã chấp, pháp chấp đã bị
    phá tức là Phật tánh”, ấy là sai lầm. Tâm cùng Pháp đều quên là vô ký
    không; ngã chấp, pháp chấp đã phá là lọt vào Không chấp, tức là hầm sâu vô
    minh, đáy thùng sơn đen, chẳng phải Phật tánh, phải phá luôn Không chấp
    rồi mới thấy được Phật tánh. Phật tánh là chơn tri giác (Bản tri bản giác),
    tâm pháp đều quên là cảnh giới say sưa của bộ não, hai thứ khác nhau.




    ----------


    28/ Chấp Thật “Hung Trung Bất Lưu Nguyên Tự Cước” Thành Bệnh:

    Người xưa nói “Hung trung bất lưu nguyên tự cước (ở trong lòng chẳng còn
    bước chân đầu tiên) tức ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt, ý nói một chữ
    chẳng còn, kỳ thật chơn như Phật tánh chẳng phải suy nghĩ văn tự có thể
    đến, phàm còn suy nghĩ văn tự đều là kiến, văn, giác, tri, chẳng thể kiến tánh.

    Người ta thường hiểu lầm “hung trung bất lưu nguyên tự cước” là khán một
    niệm đầu tiên từ đâu sanh khởi, diệt một niệm này chẳng còn dấu tích tức
    gọi là “hung trung bất lưu nguyên tự cước”, ấy là hiểu lầm. Kỳ thật “một
    niệm chẳng còn” là lạc nơi vô thỉ vô minh, vì niệm khởi niệm diệt đều là tác
    dụng của bộ não, chẳng dính dáng với Phật tánh, nếu quả thật ngộ đạo, đã
    minh tâm kiến tánh thì niệm khởi niệm diệt đều là Phật tánh, nên gọi là
    “niệm đồng vô niệm”, đâu cần dứt nó mà nói một niệm chẳng còn!




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. #48
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    29/ Chấp Thật “Lìa Vọng Duyên Tức Như Như Phật” Thành Bệnh:

    Ngài Bá Trượng nói: “Hễ lìa vọng duyên, tức như như Phật”, ý nói bản thể
    chơn như chẳng thọ huân nhiễm, chẳng chỗ phan duyên, tự tánh như như,
    chẳng có chơn vọng, nên vọng duyên chẳng lìa mà tự lìa. Nay người ta hiểu
    lầm cho là hễ lìa vọng duyên tức là ngộ đạo, lý này chẳng đúng, vọng duyên,
    chơn duyên đều là tác dụng của bộ não, nếu còn bộ não thì vọng duyên
    chẳng thể lìa. Thật ra vọng duyên của bộ não với chơn như Phật tánh vốn
    chẳng dính dáng, người ngộ thì chẳng lìa tự lìa, kẻ chưa ngộ dù lìa cũng
    chẳng thể lìa, biết như thế thì mới có thể xem Ngữ lục của Tổ sư.




    ----------


    30/ Lầm Nhận “Chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn” Thành Bệnh:

    Có người nói “Chứng vô sanh pháp nhẫn chẳng phải kiến tánh, cần phải tu
    nữa mới được thành Phật”, ấy là sai lầm. Kỳ thật chứng Vô sanh pháp nhẫn
    tức là thấy Phật tánh, chứng là chứng ngộ, vô sanh là chẳng sanh chẳng diệt,
    nhẫn là muôn đức viên mãn, nói cách khác tức là chứng ngộ Phật tánh chẳng
    sanh chẳng diệt, là cảnh giới viên mãn. Kinh Lăng Già nói “Chứng vô sanh
    pháp nhẫn rồi thì được ý sanh thân” có thể làm chứng vậy.

    31/ Lầm Nhận “Vô Tự Giáp Lý” Thành Bệnh:

    Tổ sư ngày xưa thường khuyên người chớ trụ nơi “vô tự giáp lý” (trống rỗng
    chẳng có vật gì), “vô tự giáp lý” tức biệt danh của hầm sâu vô minh, đáy
    thùng sơn đen, là cảnh giới vô thỉ vô minh, trống rỗng chẳng có gì cả. Cảnh
    này rất kiên cố khó phá, nên gọi là vô tự giáp (giáp nghĩa là thiết giáp của
    chữ vô). Người tu hành đến cảnh giới vô thỉ vô minh, chớ nên sợ khó mà lui
    sụt, cần phải nỗ lực xung phong, xung phá vô tự giáp, liền được kiến tánh thành Phật.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  12. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-24-2021)

  13. #49
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    32/ Chấp Thật “Vạn Pháp Duy Tâm, Ngoài Tâm Chẳng Pháp” Thành Bệnh:

    Phật với pháp chẳng đồng, Phật là tuyệt đối, chơn như; pháp là tương đối,
    vọng tưởng, phàm tất cả đều là vô minh vọng tâm sở tạo, nên nói vạn pháp
    duy tâm, ngoài tâm chẳng pháp. Nói duy tâm là duy một vọng tâm tạo ra,
    nên điều thứ mười sáu trong mười tám pháp Bất cộng nói “Chẳng có sự đã
    biết mà không bỏ”, vạn pháp đã biết phải bỏ liền, vì đó là vọng tâm, vọng
    tâm biến đổi vô thường, nên pháp cũng vô thường, gọi là nhân duyên, cũng
    gọi là phương tiện.

    Phật thuyết pháp dụ như chiếc bè qua sông, đến bờ thì phải bỏ bè, vì pháp ấy
    là vọng, biết pháp vọng mà vẫn còn thuyết là muốn dùng vọng trừ vọng,
    dùng huyễn phá huyễn, chẳng thuyết thì chẳng thể độ chúng sanh, chẳng bỏ
    thì phải bị pháp trói, chẳng thể thành Phật. Nên nói “Chẳng có một chút
    pháp để đắc được”, lại nói “Ta thuyết pháp 49 năm chưa từng thuyết một
    chữ”. Vì lời nói văn tự với bản thể chơn như vốn chẳng dính dáng, bản thể
    chơn như vốn chẳng tên gọi mà gượng gán tên là Phật, chữ Phật nên bỏ, vì
    đó là giả danh, bản tánh của Phật chẳng bỏ, vì đó là chơn thể
    , đã được cái
    chơn thì chữ Phật là dư, nên ngài Triệu Châu nói: “Một chữ Phật, ta chẳng
    muốn nghe; Lão Tăng niệm Phật một tiếng, súc miệng ba ngày”. Mã Tổ nói:
    “Phi tâm phi Phật, chữ Phật còn bỏ, huống chi là pháp!”

    Phật và pháp đều phá, tương đối đã tẩy sạch thì nhất chơn nhất thiết chơn,
    Phật cũng chơn, pháp cũng chơn, tất cả đều là Phật tánh, đều là chơn tâm,
    lúc bấy giờ nói “Vạn háp duy tâm, ngoài tâm chẳng pháp” thì đúng. Đồng
    một chữ tâm, xưa vọng nay chơn; cùng một lời nói, trước sai sau đúng, chữ
    thì mỗi mỗi đồng nhau mà ý nghĩa thì hoàn toàn khác hẳn, nên Phật pháp rất
    khó hiểu là vậy, xin người học hãy cẩn thận.




    ----------


    33/ Lầm Nhận “Ngồi Nhập Định Như Cây Khô” Thành Bệnh:

    Nói “nhập định” là pháp dụng công của người Tiểu thừa, ngồi lâu như cây
    khô để đoạn dứt suy nghĩ của lục căn, dụng công của Đại thừa chẳng trụ
    tâm, chẳng khán tịnh, chẳng trầm không, chẳng nhập định. Nay thường có
    một số người xuất gia hoặc tại gia, ngồi không như cây khô, mười hôm, tám
    hôm chẳng ăn cơm, giống như ông Địa, gọi là nhập định, cho dụng công như
    thế thì được thành Phật, ấy là sai lầm lớn.

    Xưa kia Trí Hoàng thiền sư ngồi mãi trong am 20 năm, Huyền Sách thiền sư
    đến am hỏi: Ông ở đây làm gì?
    Hoàng nói: Nhập định.
    Sách nói: Ông nói nhập định là có tâm nhập hay vô tâm nhập? Nếu vô tâm
    nhập thì tất cả vô tình, cây cối, ngói đá đều được đắc định; nếu có tâm nhập
    thì tất cả chúng sanh hữu tình cũng phải đắc định.
    Hoàng nói: Khi tôi đang nhập định chẳng thấy có tâm hữu hay vô.
    Sách nói: Chẳng có tâm hữu hay vô tức là thường định, đâu có xuất nhập?
    Nếu có xuất nhập thì chẳng phải đại định.
    Hoàng chẳng thể trả lời, giây lâu nói: Sư nối pháp ai?
    Sách nói: Thầy tôi là Tào Khê Lục Tổ đại sư.
    Hoàng hỏi: Lục Tổ lấy gì làm thiền định?
    Sách nói: Thầy tôi nói : “Diệu trạm viên tịch, thể dụng như như, ngũ uẩn vốn
    không, lục trần phi hữu, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng định chẳng loạn, tánh
    thiền vô trụ, lìa trụ nơi thiền định, tánh thiền vô sanh, lìa sanh có thiền
    tưởng. Tâm như hư không, cũng chẳng có số lượng của hư không”.
    Bởi sau khi kiến tánh, tự tánh như như bất động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc
    áo, ăn cơm, tất cả đều ở trong định mới là đại định.


    Hoài Nhượng thiền sư ghi trong Truyền Đăng Lục rằng:

    Có Sa môn Đạo Nhất ở viện Truyền Pháp suốt ngày tọa thiền, Sư (Hoài
    Nhượng) đến hỏi: Đại đức tọa thiền muốn làm gì?
    Nhất nói: Muốn làm Phật.
    Sư lấy cục gạch mài trước cửa am.
    Nhất hỏi: Mài gạch làm gì?
    Sư nói: Mài gạch làm gương.
    Nhất nói: Mài gạch đâu thể làm gương!
    Sư nói: Mài gạch chẳng thể làm gương thì tọa thiền đâu thể thành Phật!
    Nhất nói: Vậy phải làm thế nào?
    Sư nói: Như bò kéo xe chẳng chịu đi, đánh xe phải hay đánh bò phải?
    Nhất không đáp được.

    Sư nói: Ông học ngồi thiền hay học làm Phật? Nếu học ngồi thiền thì thiền
    chẳng phải ngồi, nằm; nếu học làm Phật thì Phật chẳng có tướng nhất định,
    nơi pháp vô trụ, chẳng nên thủ xả. Ông nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu
    chấp tướng ngồi thì chẳng đạt lý đạo.
    Nhất nghe sư dạy bảo như uống nước đề hồ.

    Ngài Lâm Tế nói: “Ta nói bên ngoài chẳng có pháp, người học chẳng hội, lại
    hiểu lầm cho là bên trong, liền hướng vách ngồi không, lưỡi để hàm trên,
    trạm nhiên chẳng động, cho đó là Phật pháp của chư Tổ, rất là sai lầm”.
    Một số người lầm nhận tham thiền phải lúc tĩnh tọa mới tham, ấy là sai lầm.
    Tham thiền chẳng phân biệt đi, đứng, nằm, ngồi. Mã Tổ nói: “Tham thiền
    chẳng chấp ngồi, chấp ngồi tức bị dính mắc”. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Kẻ
    mê kẹt nơi pháp tướng, chấp Nhất hạnh Tam muội, cứ nói thường ngồi
    chẳng động, vọng tâm chẳng khởi tức là Nhất hạnh Tam muội, hiểu như thế
    này tức đồng như vô tình, lại thành nhân duyên chướng đạo”




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  14. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-25-2021)

  15. #50
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    34/ Chấp “Bất Đảo Đơn” Thành Bệnh:

    Trong Tùng lâm có một số hành giả ngồi mãi chẳng nằm, gọi là bất đảo đơn.
    Dù nói bất đảo đơn, lại ngồi có ngủ gục, cho đó là công phu nổi bật, sai lầm biết bao!

    Theo giới luật của Phật, Tỳ kheo tu hành bốn việc đầy đủ là: quần áo, ăn
    uống, ngọa cụ, y dược, vậy chứng tỏ Phật chẳng dạy người bất đảo đơn. Nếu
    ngồi không ngủ gục, sao chẳng nằm xuống ngủ một giấc ngon, cho tinh thần
    đầy đủ rồi công phu lại! Có người chê cười kẻ bất đảo đơn là nhập định bí
    đao, chưa nhập định đã biến thành bí đao, dù thành Phật có ích lợi gì!

    Ngài Lâm Tế nói: “Dẫu cho ở cô độc trên đỉnh núi, ngày ăn một bữa, ngồi
    mãi chẳng nằm, suốt ngày hành đạo, đều là người tạo nghiệp, cho đến đem
    đầu, mắt, tủy, não, gia tài, vợ con, voi, ngựa, thất bửu thảy đều bố thí, có
    kiến giải như thế đều là tự làm khổ cho thân tâm, lại tự chiêu cảm quả khổ,
    chẳng bằng người vô sự chẳng làm việc gì, thuần nhất chẳng nhiễm, như
    Thập Địa Mãn Tâm Bồ tát đều cầu đạo này, tìm dấu tích trọn bất khả đắc,
    cho nên chư Thiên hoan hỷ, Địa Thần ôm chân, mười phương chư Phật cùng nhau tán thán.

    Tại sao như thế? Vì đạo nhơn này chỗ dùng chẳng dấu tích.




    ----------


    Phật Nhãn thiền sư nói: Gần đây có người chỉ ham ngồi, ban sơ thì tĩnh bơ,
    ngồi lâu thì ngủ gục, mười người có chín người ngồi ngủ gục, luôn luôn
    chẳng chịu hạ thủ công phu tham cứu, đạo này đâu thể trong ngồi ngủ mà
    ngộ được! Những người như thế làm sao hội được. Đơn Hà dựng phất trần,
    Bàng cư sĩ giơ cây búa, Đơn Hà quăng phất trần, cư sĩ buông cây búa xuống!
    Lại nói: “Công án hôm qua như thế nào? Đơn Hà nằm xuống, cư sĩ liền ra
    đi, việc này chẳng phải người tri âm chơn thật, đâu thể cho ông chú giải bậy bạ được!”

    Lại ngài Nham Đầu nói: “Bậc Sa môn tất cả đều nên mỗi mỗi từ trong lòng
    mình lưu xuất, che thiên ngập địa mới được, đâu thể do tĩnh tọa suy nghĩ mà
    được đâu!” Tiên sư (Pháp Diễn thiền sư) nói: “Lúc ngủ lúc ngủ tham cứu,
    lúc ăn cơm lúc ăn cơm tham cứu”. Lại người xưa nói: “Lúc ngồi có đạo lý
    lúc ngồi, lúc đứng có đạo lý lúc đứng”, há chẳng thấy Đầu Tử hỏi Thúy Vi
    rằng: Mật chỉ từ Ấn đến, có thể cho nghe chăng?
    Thúy vi đứng đó ngó nhìn, Đầu Tử nói: Đêm mai nói nữa, xin sư tái chỉ.
    Thúy Vi nói: Còn muốn thêm gáo nước độc thứ hai chi nữa!
    Đầu Tử liền ngộ


    Thế thì các ngươi chẳng được thọ dụng là tại ngày đêm ngồi không, bỏ qua việc tốt biết bao!




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Luận
    Trả lời: 67
    Bài cuối: 12-07-2021, 06:01 AM
  2. Tu Bồ Tát Đạo theo Truyền Thống Nguyên Thủy
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Phật giáo Nguyên Thủy
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 04-11-2019, 06:56 PM
  3. Cội Nguồn Truyền Thừa
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 85
    Bài cuối: 05-26-2018, 09:18 AM
  4. Bài giảng của sư thầy Thích Tâm Nguyên về Facebook gây sốt mạng Việt
    Gửi bởi galuoi92 trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-10-2016, 05:14 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •