Dạ, kính chị Mây Trắng, em là Phúc Hạnh, vốn dĩ không biết gì, nhưng cũng xin góp lời do sưu khảo được, xin kính trình nếu có sai sót xin được chỉ giáo, sửa sai cho, kính cám ơn !
Em nhớ có một câu thơ: "Vầng kim ô khuất bóng non Đoài" để diễn tả "Mặt trời chiều dần khuất núi ở hướng Tây".
Tại sao thi văn xưa dùng non Đoài để ám chỉ hướng Tây ?
Vì nho sĩ ngày xưa thường thông thạo Ngũ Kinh, chữ Đoài xuất phát từ Kinh Dịch _ quẻ biểu tượng là 2 vạch liền (Dương) và một vạch đứt (Âm).
Quẻ Khảm thì vạch liền (Dương) ở giữa, được che chắn bởi 2 vạch đứt (Âm).
So với la bàn thời nay, nếu cung Đoài ở hướng Tây (bên trái) thì cung Khảm ở hướng Bắc (trên đầu hình)
Kính góp ý !