GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ Phần 2
__________________________________________________ ______________________________________


CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT ĐÓNG LẠI LỐI VÀO TỬ CUNG
VỚI SỰ GIẢI ĐỘC CỦA VIỆC TỪ BỎ NHƯ THẾ NÀO

Bây giờ những người thường giữ giới, tu sĩ mới xuất gia hoặc tu sĩ đã thọ cụ túc giới giữ gìn các nguyện nhấn mạnh thiền định về sự dơ bẩn hoặc thực hành từ bỏ mãnh liệt ngay khi họ chứng kiến sự giao hợp hay nhớ lại đối tượng của đam mê. Trong tiến trình chuyển tiếp khi họ thấy người nam và nữ đang giao hợp, họ sẽ nhớ lại sự rèn luyện của họ và từ bỏ. hoặc lối vào tử cung sẽ bị đóng để không bị đi vào hoặc họ sẽ tái sanh trong một tử cung hoàn hảo và có được một sanh ra may mắn. Con đường này thấp hơn một chút so với cái trước.
Samaya.

Thiền định về sự dơ bẩn đòi hỏi việc quan sát hay hình dung các thành phần khác nhau của thân: máu, mỡ, mô liên kết v.v... Đây là một loại thiền định để chống lại đam mê. Nó được thiết kế cho người có giới luật và là biểu hiện cho ý định tha thiết của họ để duy trì giới luật thanh tịnh. Những từ bỏ như vậy sử dụng thiền định về sự dơ bẩn để chống lại thèm khát nhục dục, là nguyên nhân của sự kéo dài mãi mãi việc hiện hữu của chúng ta trong samsara. Tuy nhiên, những người như vậy không nên nghĩ rằng người nào tham gia vào giao hợp tính dục là thấp kém và cũng không nên phản ứng với họ bằng việc thù ghét. Thay vì áp dụng sự giải độc trực tiếp đến chính tâm họ, mà đúng hơn các từ bỏ khảo sát đối tượng của thèm muốn nhục dục như vậy, nhấn mạnh về sự dơ bẩn của nó. Trong cách này họ thay đổi nhận thức của họ về đối tượng như một phương tiện gián tiếp để chống lại khuynh hướng của chính tâm họ.

Bất kể thực hành nào bạn làm, hãy tham gia trong nó vì lợi ích của đời này và đời sau. Bất cứ tiếp cận nào bạn nhận, việc thực hành của bạn phải đem lại lợi ích cho chính bạn và người khác. Nó phải hoạt động như một giải độc cho sự đau khổ mãi mãi trong chu trình sinh tử này. Nếu nó không chống nổi đau khổ vậy thì tốt cái gì? Nhờ tiến bộ theo con đường thực hành này bạn có thể đạt được siddhi thông thường và tối thượng, đó là Phật quả.

Giờ đây, chúng ta nên có quan niệm tốt đẹp về các thực hành là gì. Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là đang lang thang trong samsara. Khi kinh nghiệm vận may tốt đẹp chúng ta trở nên hào hứng và phấn khích là điều phổ biến. Điều này biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn trong bề ngoài của hạnh phúc. Trong nghịch cảnh, chúng ta kinh nghiệm tràn ngập phiền não. Cả hai cảm xúc tràn ngập này do phản ứng với hạnh phúc và nghịch cảnh, là nguyên nhân của chấp ngã và từ việc tự cho mình là trung tâm. Chúng đều dẫn đến bám luyến và thù ghét. Với những người trong các bạn thực sự muốn chống lại đau khổ của mình một cách hiệu quả, tôi đề nghị bạn học luận thư của Ngài Santideva được gọi là Một Hướng Dẫn Đến Bồ Tát Đạo Của Cuộc Sống. Luận thư này đưa ra lời khuyên cho người đang đau khổ. Ngoài ra, sự đau khổ của bạn sẽ được nhẹ bớt nhờ thiền định về Bốn Suy Niệm Làm Chuyển Tâm, Tứ Diệu Đế và bản chất của hành vi với các hậu quả của chúng. Đây là thuốc làm nhẹ bớt đau khổ của bạn. Các giáo lý lợi ích khác cũng được thấy trong bản văn với đề tựa Sự Chuyển Hóa Hạnh Phúc Và Nghịch Cảnh Thành Con Đường Tâm Linh, đã được dịch trong quyển Trí Tuệ Cổ Xưa.

Khi thảm kịch xảy đến, nhất là ở Mỹ người ta rất thường nói, “Tại sao điều này xảy ra?” hoặc “Làm sao điều này lại xảy ra?” Người ta thường nghe sự phản ứng, “Tôi không thể tin điều này lại xảy ra!” hoặc “Tôi thật ngạc nhiên là điều này lại có thể xảy ra.” Chẳng có gì là tốt về sự chấp nhận bất lực và thừa nhận nghịch cảnh này. Nó khởi lên từ sự chấp ngã và nguồn gốc của nó từ năm độc của ảo tưởng, bám luyến, thù ghét, ghen tị và kiêu mạn. Chúng ta bị năm độc này làm chủ. Giữa năm độc này, bốn cái giống như các bộ trưởng của nhà vua. Nhà vua là sự ảo tưởng – bám luyến, thù ghét, ghen tị và kiêu mạn là các bộ trưởng. Phần còn lại của tám vạn bốn ngàn phiền não tâm thức cũng giống như thần dân của nhà vua. Khi chúng ta nghĩ, “Tôi là một người đặc biệt,” sự chấp ngã đó dẫn đến đau khổ và sinh vào cõi thấp. Con đường của việc nghe, suy nghĩ và thiền định là vì mục đích giải thoát chúng ta khỏi đau khổ và phiền não phát sinh từ chúng. Khi sự che ám của phiền não tâm thức bạn tiêu tan và biến mất, mặt trời của trí tuệ bổn nguyên sẽ chiếu sáng.

Với những người là vị thầy điều quan trọng là đừng kiêu căng và tự đắc. Đúng hơn, chúng ta cần thương xót các vị thầy. Điều quan trọng đầu tiên là động cơ. Dù nghe, suy nghĩ, hay thiền định thì động cơ là tối cao. Có những loại động cơ khác nhau. Có động cơ không danh dự, động cơ danh dự; có động cơ đạo đức và động cơ không đạo đức. Dĩ nhiên trong số này chúng ta cần phát sinh động cơ danh dự và động cơ đạo đức, động cơ của Mahayana, đặc biệt là động cơ của Tâm linh Tỉnh Thức. Động cơ này chống lại việc tự xem mình là trung tâm, thay thế nó với động cơ tập trung vào lợi ích của người khác. Trái lại, nếu chúng ta giảng dạy, viết hay tranh luận với cảm giác chúng ta là người đặc biệt thì sẽ là điều hổ thẹn. Do đó, trước tiên, điều quan trọng nhất là phát sinh động cơ thích hợp.