DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Tổ sư Liễu Quán

  1. #1
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts


    • Những ngày cuối cùng


    Cuối mùa Thu năm Nhâm Tuất (1742), Tổ chỉ bệnh nhẹ. Vào giữa tháng mười, Tổ gọi đồ chúng mà bảo: “Ngô tương quy hĩ, thế duyên dĩ tận = Duyên đối với thế gian đã hết, Tôi sắp về vậy!”. Mọi người đứng bên đều khóc. Tổ dạy: “Quý vị tại sao lại buồn khóc? Chư Phật xuất thế còn thị hiện Niết bàn. Tôi nay đến đi rõ ràng, về ắt có chỗ. Quý vị hãy vâng hành đừng có buồn khóc!”.

    Vào tháng 11 năm Nhâm Tuất, trước khi mất vài ngày, Tổ ngồi ngay thẳng viết thi kệ thị tịch như sau:

    “Thất thập dư niên thế giới trung

    Không không sắc sắc diệc dung thông

    Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

    Hà tất bôn man vấn Tổ tông”.


    Nghĩa là:

    “ Hơn bảy mươi năm giữa cõi đời

    Không không sắc sắc thảy dung thông

    Sáng nay nguyện mãn về quê cũ

    Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông”.


    Sau khi viết xong thi kệ thị tịch, Tổ dạy môn đồ rằng: “Câu nói sau cùng của Lão Tăng sống đạo là gì? Lồng lộng nguy nga, huy hoàng rực rỡ. Xưa đến, nay đi. Muốn hỏi chỗ trọng yếu đến đi thế nào? Kìa trời biếc lắng trong, trăng thu vằng vặc, toàn thân hiển lộ nơi sa giới đại thiên. Lời pháp sau cùng của ta, quý vị hãy nghĩ suy, vô thường nhanh chóng, Bát nhã phải tinh cần học tập. Đừng vội quên lời ta, mỗi vị hãy tự mình tinh tấn lên!”.

    Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất, tức ngày 18 tháng 12 năm 1742, sau khi uống trà, pháp thoại và hành lễ buổi sáng xong, Tổ hỏi mấy giờ? Môn đồ đáp là giờ Mùi, Tổ liền an nhiên thị tịch.

    Tổ hưởng thọ 76 tuổi, ghi theo bia ký; Tổ hưởng thọ 74 tuổi, tính theo niên đại sinh và tịch, 43 năm được truyền y bát, 34 năm thuyết pháp độ sanh, đệ tử xuất gia kế thừa pháp có 49 vị, đệ tử tại gia có đến ngàn, vạn người.

    Chúa Võ Vương - Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) quý trọng đạo hạnh của Tổ, cung kính dâng lên Tổ thụy hiệu: “Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng” để khắc vào bia.

    Sau khi Tổ viên tịch gần ba tháng, nhục thân của Ngài đã được môn đồ cung tiễn đến nhập bảo tháp vào ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743).




    Tháp Tổ Liễu Quán Tại núi Thiên Thai Thiền Tôn (Huế)


  2. The Following User Says Thank You to senvang For This Useful Post:

    hoatihon (04-24-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •