DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 264
  1. #1
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THỨ BA: PHẦN LƯU THÔNG


    CHƯƠNG I: LƯU THÔNG CỦA KINH NÀY


    MỤC I: ĐƯỢC PHÚC HƠN CẢ


    A-nan, nếu như có người đem bảy thứ báu đầy dẫy hư không cùng khắp mười phương, dùng dâng lên chư Phật, nhiều như số vi trần, kính thờ cúng dường tâm không lúc nào xao lãng; ý ông nghĩ thế nào, người ấy do nhân duyên cúng Phật như thế, được phước có nhiều chăng?


    Ông A-nan thưa: “Hư không không hết, trân bảo không cùng; thuở xưa có chúng sinh cúng Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân còn được vị Chuyển Luân Thánh Vương; huống nữa hiện tiền dùng thất bảo đầy cả hư không, cúng dường khắp cả các cõi Phật, thì dẫu cho suy nghĩ cùng tột cả số kiếp còn không thể thấu được; phước ấy làm sao còn lại có bờ bến'.

    So lường sự được phước hơn cả, không qua tài sản, phước điền và tâm mà thôi. Nay tài sản đã đầy cả hư không, là tài sản hơn cả không gì hơn. Chư Phật nhiều như số vi trần là phước điền hơn cả không gì hơn. Vâng thờ, cúng dường, tâm không lúc nào xao lãng là tâm hơn cả không gì hơn. Do ba cái hơn cả này, thí hết số lượng. Lại dẫn đem bảy đồng tiền cúng Phật, phước báu được làm Chuyển Luân Thánh Vương, là lấy cái kém để so sánh với cái hơn, đều để thấy cái phước kia không thể nói hết vậy.


    MỤC II: TIÊU TỘI HƠN CẢ


    Phật bảo ông A-nan: “Chư Phật Như Lai lời nói không có hư vọng. Ví như có người gây đủ bốn trọng tội, mười tội Ba-la-di, trong khoảng nháy mắt phải trải qua địa ngục A Tỳ, phương này, phương khác cho đến cùng tột các địa ngục Vô Gián trong mười phương, không nơi nào chẳng trải qua; nếu người đó dùng một niệm, đem pháp môn này ở trong đời mạt pháp khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì tội chướng của người đó liền được tiêu diệt, biến cái nhân khổ trong địa ngục, thành cái nhân cõi nước An Lạc, được phước vượt hơn người làm việc bố thí cúng dường trước kia trăm lần, ngàn lần, ngàn vạn ức lần, như thế cho đến tính toán thí dụ cũng không thể nói hết được.


    Đây lại so sánh cái lượng của tội ngũ nghịch, cũng không vượt qua bốn tội trọng và mười tội Ba-la-di. Nếu có một tội này, thì đâu có thể khỏi đọa vào ngục Nê Lê. Một thân hoàn toàn đủ, thì địa ngục A Tỳ đâu có thể cùng tận. Người ấy có thể dùng một niệm đem pháp môn này khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì tội chướng của người đó liền được tiêu diệt, chuyển nhân khổ làm nhân vui, chuyển tội làm phước, so sánh với người bố thí cúng dường trước, gấp ngàn, gấp vạn ức lần, cho đến không thể nói cho hết. Tóm lại, phước lớn có cùng tột, thì tội nặng trọn cũng cùng tột, mà tâm Phật ở đây, vượt quá hơn hư không, viên dung trong ba đời. Nếu đem kinh chỉ dạy cho người phát minh được căn tính cùng tột, cái nghe, cái không và tâm giác, thì ở đây đâu có tội phước mà có thể ức dương (đè xuống hay đỡ lên). Nên tuy chỉ có một niệm hồi quang, đã đồng với bản đắc (được gốc), huống nữa người ấy lấy chúng sinh làm trách nhiệm chính mình đấy thay!


    MỤC III: DẸP TRỪ MA HƠN CẢ


    A-nan, nếu có chúng sinh biết tụng kinh này, biết trì thần chú này, nếu như tôi đã nói rộng ra, thì cùng tột các kiếp cũng không thể hết; nương theo lời chỉ dạy của tôi, y theo lời dạy đó mà tu hành thì thẳng đến đạo Bồ-đề, không còn có các ma sự”.


    Đây là Phật đinh ninh chỉ dạy các lợi ích của người biết tụng kinh, trì chú, mà chung qui chú trọng ở nơi nương theo lời chỉ dạy mà tu hành để khỏi các ma sự. Đây là Như Lai nhắm vào hàng sơ tâm đều là một nhân duyên việc lớn này. Ân lớn của Phật thật khó đền. Phàm là người có tâm đạo phải nên cố gắng.


    CHƯƠNG HAI

    LƯU THÔNG CHUNG



    Phật nói kinh này rồi, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả loài Trời, Người, loài A-tu-la trong thế gian, các vị Bồ-tát, Nhị thừa, Thánh Tiên, Đồng tử cõi khác và các Đại lực Quỉ Thần mới phát tâm, đều rất vui mừng làm lễ rồi lui.

    Kinh Văn Thù Sở Vấn nói: Vui mừng, vâng làm có ba nghĩa: 1/ Người nói thanh tịnh: Không bị chấp trước lợi dưỡng làm nhiễm. 2/ Nghĩa nói ra thanh tịnh: Do biết pháp thể như thật. 3/ Đắc quả thanh tịnh: Tức là nói sự lợi ích vậy.


    HẾT





  2. The Following 2 Users Say Thank You to vietlong For This Useful Post:

    cunconmocoi (09-08-2020),hoatihon (09-09-2020)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •