DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 13/27 ĐầuĐầu ... 3111213141523 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 121 tới 130 của 264
  1. #121
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 4 PHẦN HAI (tt)
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 4. TRÁCH CÁI NGHE VÀ TIẾNG RỐI LOẠN

    Phật bảo ông A-nan và Đại chúng: “Hôm nay sao các ông nói trái ngược lộn xộn như thế?”.

    Ông A-nan và Đại chúng đều bạch Phật: “Thế nào Thế Tôn bảo chúng con nói trái ngược lộn xộn?”.

    Phật bảo: “Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe. Lại hỏi ông về tiếng, thì ông nói là tiếng. Chỉ cái nghe và cái tiếng mà ông trả lời không nhất định, như thế làm sao không gọi là trái ngược lộn xộn? A-nan, tiếng hết không còn âm vang, ông nói rằng không nghe, nếu thật không nghe, thì tính nghe đã diệt đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên ông làm sao mà biết tiếng? Biết có biết không tự là thanh trần hoặc không hoặc có, chứ tính nghe kia há lại vì ông mà thành có thành không. Nếu tính nghe nói là thật không thì ai biết là không nghe?


    Cái nghe mà nói thật là không, thì ai biết được cái không nghe, đều là cách nói vây quanh ở trên, dùng để chỉ rõ tất cả tiền trần hoặc có hoặc không mà cái thấy biết này vẫn thanh tịnh viên mãn thường trụ. Mê thì dính với trần mà tính thành hôn tối; ngộ thì gá vào căn, tính sáng suốt phát ra. Mê ngộ tự có khác, mà căn tính không sai khác, văn sau lấy các cái mê đều đủ càng thấy ngộ thì chính mình tự nhận vậy.

    Thế nên A-nan, tiếng trong cái nghe tự có sinh diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sinh tiếng diệt, khiến cho tính nghe của ông là có hay là không. Ông còn điên đảo lầm cho cái tiếng làm cái nghe, thì đâu có lạ gì không mê muội cho cái thường làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rời các tướng động tịnh, đóng mở, thông bít, thì cái nghe không có tính.

    Tới lui trình bày rõ ràng, nhiên hậu kết lại để trách lầm nhận cái tiếng làm cái nghe, lấy cái thường cho là đoạn. Lại nói: “Tóm lại, ông không nên nói rời các tướng động tịnh, đóng mở, thông bít, thì cái nghe không có tính”, để chứng biết trên đã nói, rời cái tối, cái sáng, không có cái thể thấy vv… Riêng tôi cho là khi rời tối, rời sáng không có cái thể thấy, nếu hay ghé mắt mới biết cái sáng suốt chẳng phải theo căn, do gá nơi căn mà phát ra, chính là ngầm chỉ trong đoạn văn này vậy.

    CHI 5. NGHIỆM XÉT TIẾNG CHÀY ĐỂ TRÁCH THEO TIẾNG

    Như có người ngủ say trên giường gối, trong lúc người kia đang ngủ, trong nhà có người giã gạo. Người ấy ở trong chiêm bao nghe tiếng chày giã gạo, lầm cho là tiếng gì khác, hoặc cho là đánh trống, hoặc là gióng chuông. Tức ngay khi trong mộng, người ấy tự lấy làm lạ sao tiếng chuông lại vang lên như là tiếng cây tiếng đá. Khi ấy chợt tỉnh dậy biết là tiếng chày giã gạo thì người ấy tự bảo người trong nhà, chính khi tôi chiêm bao lầm tiếng chày này cho là tiếng trống. A-nan, người ấy khi ở trong chiêm bao đâu có nhớ những việc động tịnh, mở đóng, thông bít; thân người ấy tuy nằm ngủ, nhưng tính nghe không mờ tối; dẫu cho thân hình ông có tiêu tan, mạng căn có dời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy lại vì ông mà tiêu diệt được?


    Người kia ở trong chiêm bao, đâu có nhớ những việc động tịnh, đóng mở, thông bít, càng chứng minh khi rời tiền trần không có tự thể mà căn tính vẫn rõ ràng. Đến như lầm tiếng chày là tiếng chuông, tiếng trống, chính có thể ví dụ mê ngộ tuy có khác, mà “cái hay cái biết” không có khác; sinh tử ngủ thức lại không hai nẻo vậy.

    Do các chúng sinh từ vô thỉ đến nay theo các thứ sắc thanh dong ruổi với vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ Bản Tính Thanh Tịnh Diệu Thường; không theo cái thường chỉ theo các thứ sinh diệt, do đó mà đời đời bị tạp nhiễm phải chịu lưu chuyển.

    Theo tiếng theo sắc, chữ “theo” nghĩa là chạy theo căn. Dong ruổi theo niệm mà thay đổi chuyển dời, “dong ruổi” nghĩa là thức dong ruổi. “Vô thỉ” tức là tính giác minh; ban đầu nơi giác minh, rốt sau lại là phân biệt. Đây là chỉ nguyên do mà chúng sinh bị lưu chuyển trong sinh tử. Nên biết bản tính vốn là thanh tịnh diệu thường, thường chiếu soi nơi sáu căn, nhưng không biết theo ngộ, do đó mà đến đây vậy.

    CHI 6. TÓM KẾT BỎ CÁI SINH DIỆT ĐỂ HOÀN THÀNH TRI GIÁC

    Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường, cái Sáng Suốt Chân Thường hiện tiền, các thứ tâm niệm căn, trần, thức đồng thời tiêu mất. Tướng của vọng tưởng là trần, tình phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ông liền được trong suốt, làm sao lại không thành bậc Vô thượng Tri Giác?”.


    Nếu ngộ được tính nghe, tức là trở lại tính chân thường, chẳng phải riêng có pháp bỏ sinh diệt. “Tướng” tức là trần. Nói là tướng của vọng tưởng, bởi vì tướng từ sự nhớ giữ những việc quá khứ mà có phân biệt; trái lại, thì đối với vạn tượng sum la hiện tiền không một pháp có thể được. Thức mà gọi là tình, bởi do phân biệt mà thành mê lầm chấp trước; trái lại, trí quán sát nhiệm mầu, gọi là “trí” đâu thể gọi là tâm cấu nhiễm được. Cho nên cả hai đều xa lìa, căn tính đều được phát minh, thì cái hay biết hiện tiền tức thành vô thượng. Đây là pháp nhãn trong sáng vậy.

    Tất cả chúng sinh ở trong sắc, thanh mà không tự nhận, đều nhân cái thấy và sắc tướng không phân, tiếng và cái nghe không biện biệt. Thế nên cái thấy theo sắc mà mất, cái nghe theo tiếng mà chìm, bèn khiến cho chân tâm thường trụ vô thượng diệu giác cùng với các tiền trần chung sinh, chung diệt, chẳng phải tính chân thường của ta thật có sinh diệt. Nguyên giác minh kia “sở lập năng sinh”, cái sở đã đổi dời, hoại diệt, cái năng cũng không chỗ trở về. Ngài Khánh Hỷ khởi cái nghi kia vẫn cho là rời các tiền trần không có tính phân biệt, đã trải qua phân biệt rõ ràng mà còn mờ mịt. Càng biết diệu giác minh rất khó mà an trụ. Chỗ của giác minh bị lầm, càng lâu dễ trở thành mờ tối. Tính nghe trong chiêm bao rõ ràng không phải diệt mất, chính đương lúc này ai lại lặng yên? chẳng ngại lại nghi ba mươi năm.

    Khoa hai nghĩa quyết định đã so sánh chỗ thuật ngộ để thỉnh phương pháp tu hành, mà ở đại khoa còn thu về viên ngộ là tại sao?

    Đáp: Xét về khi ngộ mới khởi tu, khi tu mới được minh ngộ; chưa có ai chẳng ngộ viên mãn căn bản trí mà có thể nói là tu; cũng chưa có ai chẳng rõ cùng tột công hạnh của sự tu mà gọi là viên ngộ. Cho nên ngộ có cạn sâu, có gốc ngọn, một phen che lấp cái đầu mối, nương nơi ngôn giáo mà bỗng nhiên thấu triệt, đây là cạn và ngọn. Trí căn bản nếu chẳng sáng, tuy có trăm ngàn lần ngộ vẫn chưa thể vội nói là tu được; nghĩa là tu do noi theo cái ngộ, nếu không có ngộ gốc, thì không có chỗ để noi theo, tức cái gốc ngộ đã rỗng, nhưng có cái nghi còn sót, tuy thuộc về sai biệt trí, nhưng trong khi ngộ thì việc mong cầu phải khắp hết. Chỗ này trong kinh Hoa Nghiêm hàng sơ trụ liền hay dự biết được quả vị của bậc trên, không đồng với quyền thừa thỉ giáo, mỗi vị lại không biết mỗi vị nên nói là viên ngộ. Nay ngài A-nan thuật lại chỗ ngộ để thỉnh Phật dạy phương pháp tu hành mà đức Thế Tôn vẫn nói: “Trước phải rõ hai nghĩa quyết định phát giác tâm tính lúc ban đầu”. Bởi vì Phật muốn cho ông A-nan ngộ được tính diệu viên nên mới bảo suy xét cái nhân tu để làm cái quả chứng. Lại bảo xét rõ cội gốc phiền não để biết được gốc của cái gút. Khi ra làm các việc đều biết rõ để tiến tu và cũng đều để giúp thêm cho phần minh ngộ. Chỗ này so với kinh Đại thừa thuộc về đốn ngộ viên tu, tức là đối với hàng sơ tâm biết đủ quả vị của bậc trên, pháp ấy là như vậy. Song ở đây dường như vì chỗ nhận hiểu của ông A-nan mà Phật chỉ ra. Đức Thế tôn nói: “Nay ông rời tối rời sáng không có cái thể thấy, rời động rời tịnh không có cái nghe” mà ông A-nan quả quyết nói: “Nếu cái thấy cái nghe này rời tối sáng, động tịnh rốt ráo không có tự thể, cũng như các tâm niệm rời tiền trần vốn không thể có, tại sao đem cái rốt ráo đoạn diệt này làm chỗ tu nhân mà muốn được bảy cái quả thường trụ của Như Lai?”. Nên biết, bậc thầy phải rõ biết được chỗ nhận hiểu của người học trò rồi sau mới chỉ dạy, thì mới không mất thời gian. Nếu nhân ông A-nan thỉnh Phật chỉ dạy phương pháp tu, Phật chỉ dạy cho rõ để so sánh trong việc tu mà không tùy theo căn cơ để thầm khám nghiệm, thì cái ngộ ấy chưa phải viên ngộ, cái tu cũng không có chỗ để noi theo. Ở đây tôi cho rằng, đối với việc đánh chuông để xét nghiệm tính nghe thường còn, rồi sau mới nói là viên ngộ; nghĩa là trí căn bản chẳng phải đồng như cạn cợt và ngọn ngành. Nếu cái nghi thuộc về sai biệt trí, hoặc sửa trị chủng tử tập khí, hoặc dứt hết trần sa còn có thể đối với sau khi đã nghe




  2. #122
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG HAI: NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ VIÊN TU

    MỤC I: NÊU RA CĂN ĐỂ CHỈ CHỖ MÊ


    ĐOẠN I: XIN KHAI THỊ CÁCH MỞ GÚT

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, Như Lai tuy nói nghĩa quyết định thứ hai, song nay con xem trong thế gian, những người mở gút, nếu không biết đầu gút ở đâu, thì con tin chắc rằng người ấy không thể nào mở được.


    Đây là nương lời dạy ở trước: “Ông xem người mở gút trong thế gian, nếu không biết đầu gút ở đâu, thì làm sau mở được?”. Đã từng chỉ bày, căn nhân trần mà hiện, thức nhân căn mà khởi, mỗi thứ đều phát minh, nhưng còn chưa xác thực chỉ ra thế nào là gút, thế nào là mở, nên ở đây lại hỏi.

    Bạch Thế Tôn, con và hàng Thanh văn hữu học trong hội cũng giống như vậy. Từ vô thỉ đến nay chúng con cùng với các thứ vô minh đồng sinh đồng diệt. Tuy được thiện căn nghe nhiều Phật pháp thế này, nhưng tiếng là xuất gia mà cũng như người bị bệnh rét cách ngày.

    Các thứ vô minh là chỉ cho hai thứ chướng: Ngã chướng và Pháp chướng. Song đều từ tính giác minh vọng động, nên nói là vô thỉ. Những thứ cột trói trong sinh tử này nếu chưa được tính giác minh chóng dứt thì chưa dễ gì giải thoát được. Hàng Thanh văn hữu học, tuy đã dứt được phân biệt ngã chấp, nhưng vẫn chưa quên pháp chấp, nên nói là như người bệnh rét cách ngày.

    Cúi mong đức Thế Tôn mở lòng đại bi thương xót kẻ trầm luân. Chính nơi thân tâm hiện nay chỉ cho chúng con thế nào là cột và làm sao để mở, cũng khiến cho chúng sinh khổ não đời vị lai được ra khỏi luân hồi, chẳng rơi vào ba cõi”.

    Nói lời ấy rồi, tất cả Đại chúng năm vóc gieo xuống đất, khóc lóc thành khẩn trông chờ lời khai thị vô thượng của đức Như Lai.


    Thế nào là cột, do đâu mà mở. Bởi muốn cho đức Như Lai chỉ ra rõ ràng, để được tự lợi và lợi tha, với lòng thương xót hâm mộ thành khẩn và tha thiết vậy.


    ĐOẠN II: MƯỜI PHƯƠNG NHƯ LAI PHÓNG HÀO QUANG, ĐỒNG MỘT LỜI NÊU RA CĂN

    CHI 1. PHẬT PHÓNG HÀO QUANG

    Khi ấy, đức Thế Tôn thương xót ông A-nan và Đại chúng các hàng hữu học trong hội, cũng lại vì chúng sinh đời vị lai tạo cái nhân xuất thế và làm đạo nhãn cho tương lai. Ngài dùng cánh tay sắc vàng sáng ngời xoa trên đảnh ông A-nan. Liền khi ấy khắp tất cả các cõi nước của chư Phật trong mười phương, sáu thứ rung động; các đức Như Lai nhiều như số vi trần ở trên thế giới ấy, mỗi vị đều có hào quang báu từ trên đảnh phóng ra, hào quang ấy đồng thời ở thế giới kia phóng đến rừng Kỳ-đà soi trên đảnh đức Như Lai. Khi ấy, tất cả Đại chúng được việc chưa từng có.


    Đức Như Lai dùng tay sắc vàng xoa đảnh ông A-nan, bởi để chỉ bày ý thương xót và nhiếp thọ. Sáu thứ rung động, ngài Trường Thủy giải thích tiêu biểu là lục tình căn rung động không an. Các nhà sớ hoặc nói là tiêu biểu cho lục căn đương thời giải trừ. Riêng tôi thì cho là, cửa sáu căn cuộc hạn gốc từ giác minh thấm nhuần (lưu nhuận) sinh tử, do phân biệt hư dối đã tiêu, thì cái hay biết của sáu cửa đồng thời liền hiện. Đây là chỉ cho căn tính xuất hiện, nên có rung động. Trên đảnh mười phương chư Phật đồng phóng hào quang soi đến trên đảnh đức Như Lai là tiêu biểu cho tâm trí sáng suốt chẳng theo căn thì đồng một siêu xuất, không có đường tẽ vậy.

    CHI 2. KHÁC MIỆNG ĐỒNG LỜI CHỈ DẠY

    Khi ấy, ông A-nan và cả Đại chúng đều nghe mười phương các đức Như Lai như số vi trần, tuy khác miệng nhưng đồng một lời bảo với A-nan rằng: “Lành thay! A-nan, ông muốn biết câu sinh vô minh là cái đầu gút khiến ông luân chuyển sinh tử, thì nó chính là sáu căn của ông chứ không phải vật gì khác. Ông muốn biết tính Vô thượng Bồ-đề khiến ông mau chứng an lạc giải thoát tịch tịnh diệu thường cũng là sáu căn của ông chứ không phải vật gì khác”.


    Mười phương Như Lai tuy khác miệng nhưng đồng một lời là tiêu biểu chỉ bày pháp yếu không hai. Luân hồi trong sinh tử cũng chỉ là sáu căn, giải thoát an lạc cũng chỉ là sáu căn. Bởi sáu căn không thật tính, cái hiểu biết (tri giác) đồng nguồn. Nếu mê thì sáu căn đều chỉ là dụng của nhiễm trước. Ngộ thì sáu căn không khác với tính diệu viên. Nên biết chân tính diệu viên thường ra vào nơi cửa sáu căn; nhưng luống dùng tính giác minh vọng sinh phân biệt, đối cảnh rõ biết mà không thể tự nhận, chớp mắt lầm qua, liền rơi vào phân biệt của ý thức. Nay muốn biết hết cái phân biệt này, tức cũng phải từ sáu căn đối hiện theo đó liễu ngộ, liền nhận được cội gốc của mê lầm. Người học phải nên suy xét.



  3. The Following User Says Thank You to vietlong For This Useful Post:

    hoangtri (02-25-2020)

  4. #123
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN III: CHỈ CĂN TRẦN DÙNG ĐỂ LỰA BỎ VỌNG THỨC

    Ông A-nan tuy được nghe pháp như thế, nhưng tâm còn chưa rõ, nên cúi đầu bạch Phật: “Thế nào khiến con sinh tử luân hồi, hay an lạc diệu thường cũng đều do sáu căn của con, chứ không phải vật gì khác?”.


    Đồng là sáu căn, mà nghi nhiễm thì không phải tịnh, nếu tịnh thì không phải nhiễm, văn sau quy cái lỗi tại thức, chính để đáp lại câu hỏi này.

    Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, triền phược hay giải thoát không hai, thức phân biệt là hư vọng như hoa đốm giữa hư không.

    Trần và căn đều thuộc về tướng phần, đồng một hiện lượng, nên nói là đồng nguồn. Phàm phu vì mê nên bị triền phược. Thánh nhân do ngộ nên được giải thoát. Song đều đồng là một căn trần này, chỗ không đồng là thức phân biệt. Thức tuy không phải riêng có, song vì còn ở trong mê, nên có hư vọng phân biệt. Chính cùng tính giác minh như gốc và cành tương trợ cho nhau, gọi là đầu mối của gút, cho nên ở đây riêng chỉ ra cái lỗi của nó. Nói hoa đốm giữa hư không, hư không vốn không có hoa, nhân con mắt nhặm mà thấy có, chẳng phải như căn tính không có mê lầm và rối loạn. Xem văn sau “thấy biết mà lập thấy biết, thấy biết mà không thấy” (tri kiến lập tri, tri kiến vô kiến) liền thấy ý chỉ này.

    A-nan, do trần mà phát ra cái biết của căn; nhân căn mà có cái tướng của trần, tướng và kiến (cái thấy) không có thật tính, như những hình cây lau gác vào nhau.

    Biết (tri) tức là chỉ cho căn; căn vốn không có biết, do trần mà phát. Tướng tức là chỉ cho trần, trần vốn không tướng, nhân căn mà hiện. Đây là nói rõ tướng phần và kiến phần không có tự tính. Không tự tính tức là không, nên dụ cho hình cây lau gác vào nhau. Lau vốn là không, gác vào (giao) cũng không vậy.


    ĐOẠN IV: LỰA BỎ CÁI GIẢ DỐI ĐỂ HIỂN BÀY CÁI CHÂN THẬT THANH TỊNH

    Thế nên, nay ông chính nơi tri kiến mà lập ra tướng tri kiến là cội gốc của vô minh. Chính nơi tri kiến mà không có tướng tri kiến thì đó là vô lậu chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác”.


    Tri kiến là chỉ cho căn. Chữ tri của lập tri và chữ kiến của vô kiến đều chỉ cho thức thứ sáu. Căn tính đối cảnh hiểu rõ, được, không, yêu, ghét. Nơi đây bất giác liền rơi vào phân biệt, thủ xả lăng xăng. Đây là chi mạt nhuận sinh vô minh, chính do đây mà phát nghiệp, nên nói là đầu mối của gút. Nên biết vô lậu chân tịnh cũng nhân đây mà phát minh. Khi sở lập thì năng sinh chia làm sáu căn, đối cảnh sinh thức làm chướng ngại cái hiểu biết (tri kiến) của chính mình. Đây là do cái vọng minh. Nếu hay phát minh thì bên ngoài được giải thoát, bên trong được hàng phục chân tịnh nhiệm mầu không thiếu, thể của Niết-bàn lưu lộ, lại không phải có vật gì khác.

    Trong Hợp Luận Bổ Chú dùng cái tịnh giác để chỉ riêng cho căn và cảnh, giải thích nghĩa bó lau gác nhau là sai. Ý cho rằng căn cảnh đối nhau thì thức ắt đồng thời mà khởi. Chẳng biết rằng, Thánh ý chính muốn hiển bày căn cảnh không tính, để thấy cái vọng của thức tính. Vậy thì, trước sao không nói “Cái đầu gút khiến cho ông lưu chuyển sinh tử chỉ là sáu thức của ông đó sao?”. Xét về thức do căn dẫn, đã dẫn khởi trong sinh tử mà cũng có thể dẫn đến mau chứng quả giải thoát. Nên rốt cuộc căn trần không có lỗi. Thánh nhân có cái tưởng thế đế lưu bố, mà không có cái tưởng điên đảo. Thế đế lưu bố đâu không phải căn trần không riêng khác, mà không có tưởng điên đảo, thì hoặc loạn không sinh. Kinh Lăng Già cũng nói: “Chỗ tôi nói là thức vọng tưởng diệt gọi đó là Niết-bàn”. Thức vọng tưởng tức thức thứ sáu. Đây nói thức tính là hư dối, cũng chỉ cho thức thứ sáu. Bởi do năm thức trước y nơi căn mà khởi, chưa đến phân biệt. Căn dùng để hiển sắc, thức dùng để phân biệt sắc. Kinh Viên Giác nói: “Thí như mắt sáng thấy rõ cảnh vật ở trước, cái thấy sáng suốt nó viên mãn không phân yêu ghét. Nên biết phân biệt yêu ghét đây là vô minh”. Trong Bát Thức Quy Củ nói: “Người ngu khó phân biệt được thức và căn”. Đây là chỉ cho năm căn thức. Họ không phân biệt thức và căn, nếu vừa rơi vào phân biệt (minh liễu) liền cho là đồng với ý thức. Nếu tất cả đều trừ ấy là bỏ vọng thì gồm cả chân cũng bỏ. Đâu có lạ gì câu hỏi: “Rời sáng, rời tối, cái thấy không có tự thể, bèn cho là vốn không có tâm của con” ư?




  5. The Following User Says Thank You to vietlong For This Useful Post:

    hoangtri (02-25-2020)

  6. #124
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Thức tính là hư vọng, trong văn kinh tuy chẳng nói rõ, chỉ nói chung thức thứ sáu. Song do trên đã nói sáu căn, nên dưới nói thức tính, thì biết đó là nói đủ cả sáu thức, mà ở đây vẫn chỉ riêng ý thức là tại sao? Lại trong Bát Thức Qui Củ nói: Người ngu khó phân biệt được thức và căn. Bởi vì chủng tử và hiện hành của năm căn thức không đồng. Năm căn thuộc về “tướng phần”, mà năm thức lại thuộc về “kiến phần”, nên không cho tướng có thể sinh ra thức; mà ý ở đây đã dẫn, bèn cho rằng không phân biệt được căn và thức, sợ e khởi cái nghi đối với ý thức chẳng dám nhận lấy, in tuồng cùng với Bát Thức Qui Củ trái nhau. Há riêng có chỗ làm bằng cứ ư?

    Đáp: Phàm xem văn kinh, phải xem ý kinh thuộc khinh hay trọng. Xét về chỗ nói là căn, nghĩa là nó hay nắm bắt năm trần, há ý căn cũng hay nắm bắt năm trần đó ư? Phải biết nêu ra căn thì gồm nói cả sáu căn vậy. Sáu chủng thức nghĩa là ý thức hay phân biệt yêu ghét, chứ không phải việc của năm thức trước. Năm thức trước thấy xanh chỉ nói là xanh, do nó chưa rời hiện lượng, cho đến sau khi hiểu biết rõ ràng (thức thứ sáu) nhiên hậu mới có cạnh tranh phân thủ xả, khởi hoặc tạo nghiệp chính là cái gút của luân hồi. Văn kinh chỉ nói tổng quát là thức tính mà thôi. Phải biết chỗ chú trọng của Thánh ý, nên ở đây chẳng ngại dựng lên để chỉ ra. Tức như dẫn lời Thánh nhân: “Có tưởng thế đế lưu bố”, chẳng những chẳng phải việc trong căn, lại cũng chẳng phải việc của năm thức. Nói là “Thế đế lưu bố” đó như thế gian nói trâu, thánh nhân cũng nói là trâu, thế gian nói là ngựa, thánh nhân cũng nói là ngựa. Nói trâu nói ngựa là tùy chỗ thế gian nhận thức vẫn không có lầm lỗi. Để thấy năm căn có chỗ phân biệt hiểu rõ cũng không lỗi lầm. Nếu có tưởng điên đảo, thì ở trong không có sắc mà khởi tưởng có sắc, ở trong có sắc mà khởi tưởng là không có sắc. Đây là mê lầm và rối loạn. Xét về ở trong không sắc mà khởi tưởng có sắc, ấy là việc của phàm phu, ở trong có sắc mà khởi tưởng là không sắc, ấy là việc của Nhị thừa, đều thuộc về ý thức, không phải cái thấy thanh tịnh. Kinh Lăng Già nói: “Thức vọng tưởng diệt tức là Niết-bàn”, tức đồng với ý chỉ ở đây. Nếu y cứ trong Bát Thức Qui Củ chỉ nói: “Người ngu khó phân biệt được thức và căn”. Các nhà chú giải rằng, căn tính chủng tử và hiện hành của năm thức không đồng; do căn thuộc về tướng phần. Xét về thuyết nói căn thuộc về “tướng phần”, cũng chỉ có thể nói “phù trần căn”, không thể nói được thắng nghĩa căn. Vả lại người mà biết được thức thuộc về “kiến phần” thì phù căn và trần đều thuộc về tướng phần. Lại đâu có biết tướng phần và kiến phần, đồng khởi nơi tự chứng phần đó sao? Thế nên, kiến phần và tướng phần đã không thể nói là khác, mà do căn thức làm thành khác đâu thể được. Do đây mà xem ý Bát Thức Qui Củ chú giải cùng với ý dẫn ở đây ai phải ai sai, còn đợi ý kiến của các bậc cao minh vậy. Tóm lại, phàm rơi vào ý thức có thể cho là gốc của luân hồi; phàm rơi vào ý thức thì không thể nói là chứng được thanh tịnh giải thoát, đều là chỗ Thánh ý quở trách. Thế thì biết năm thức nương năm căn mà rõ biết, chẳng phải trách chỗ ý đến là quá rõ. Đến như bộ Tông Cảnh nói, thức thứ sáu cũng có hiện lượng, đâu không phải trong cái phân biệt hiện tại, mà có cái sáng suốt không phân biệt vẫn tự y nhiên, thì càng biết, tôi cho rằng thức tính ý chẳng chỉ riêng cho năm thức. Cũng vẫn là người ngu khó phân biệt được thức và căn, sợ e cho đồng với ý thức mà không thể tự nhận. Một phen giản trạch cái lầm lẫn lộn xộn kia mà khiến cho tự nhận, một khi chỉ ra tức ở trong cái lầm lẫn lộn xộn mà chứng được cái sáng suốt không phân biệt. Chính có thể lẫn nhau mà phát minh vậy.




  7. The Following User Says Thank You to vietlong For This Useful Post:

    hoangtri (02-25-2020)

  8. #125
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN V: PHẬT NÓI KỆ KHEN CHÂN VỌNG KHÔNG THẬT TÍNH, THEO TÍNH VIÊN THÔNG ĐỂ TRỞ VỀ BẢN GIÁC

    Khi ấy, đức Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa trên nên nói kệ rằng:

    Kệ là một bộ trong 12 bộ Kinh. Tiếng Phạn là “Già-đà” tức là Phúng tụng. Hoặc lấy ít để gồm nhiếp cho nhiều, hoặc để tăng thêm cho rõ những điều nói ở trước đều không có thật thể.

    Nơi chân tính không pháp hữu vi,

    Do duyên sinh nên giống như huyễn.

    Pháp vô vi không sinh, không diệt,

    Không thật như hoa đốm hư không.


    Quan hệ pháp hữu vi đối với chân tính, thấy tất cả pháp hữu vi, vốn do chân tính mà hiện ra, không có tự tính nên nói là không. Cái không của pháp hữu vi này, chẳng phải như lông rùa, sừng thỏ, mà tùy theo duyên khởi ra đồng như huyễn hóa để dẹp cái lỗi các pháp hiện có trước mắt. Vô vi là đối với hữu vi mà nói, hữu vi nguyên vốn là chân tính, tức đó là vô vi, nên không có sinh diệt. Nghĩa là sinh diệt cũng giống như hoa đốm giữa hư không, tức có mà không, đương sinh mà chẳng sinh, nên hay phát minh căn tính đương thể là Niết-bàn, pháp ấy vốn như vậy.

    Nói vọng để tỏ bày cái chân,

    Vọng và chân cả hai đều vọng.

    Còn không phải chân hay phi chân,

    Làm sao có năng kiến sở kiến.

    Thức ở giữa không có thật tính,

    Vậy nên như hình cây lau gác.


    Xét ra do hữu vi mà nói vô vi, nên nói: “Nói vọng để tỏ bày cái chân”. Hữu vi đã không thật, thì vô vi cũng gượng đặt tên, nên nói: “Vọng và chân cả hai đều là vọng”. Chân và phi chân còn không có tên, đâu lại có căn năng kiến và trần sở kiến, nên nói: “Thức ở giữa không có thật tính ”, vậy nên nhưhình cây lau gác nhau.

    Cột và mở đồng một sở nhân,

    Thánh và phàm vốn không hai lối.

    Hãy xem tính cây lau gác nhau,

    Đâu phải là không hay là có,

    Mê mờ nghĩa đó tức vô minh,

    Tỏ sáng ra liền thành giải thoát
    .

    Cột, nhân sáu căn mà cột, mở cũng nhân sáu căn mà mở, nên nói “đồng một sở nhân”. “Thánh, phàm không hai lối”, là Thánh tức giải thoát, phàm phu tức triền phược. Song triền phược hay giải thoát không hai, thì Thánh hay phàm cũng không hai. Nên biết căn cảnh trước mắt không rơi vào có và không, duy phân ra có mê và ngộ. Đây chính là quy trách nhiệm về thức tính, nên nói mê muội nghĩa đó tức là vô minh. Song Thật tính của vô minh tức là Phật tính, nếu ở trong mê bỗng nhiên tự nhận, tức vốn là giải thoát, chẳng phải có hai thể vậy.

    Mở gút tuy phải theo thứ lớp,

    Sáu đã mở một cũng không còn.

    Nơi các căn chọn tính viên thông,

    Nhập lưu được thì thành Chính Giác.


    Đây là nói cột và mở tuy có thứ lớp, song sáu gút đã mở thì tên một cũng không còn. Đại thừa phá thẳng vô minh, hai thứ chấp ngã và pháp liền dứt hết phân biệt. Nếu ngộ được căn viên thông, chính khi vừa nhập lưu (vào dòng Thánh) liền thành Chính Giác (Phật). Kinh Hoa Nghiêm cho là hàng sơ phát tâm đồng với Phật, cũng đồng một ý chỉ này. Nên tuy ngầm chỉ lựa căn ở văn sau, tức là ngụ ý viên đốn vậy.

    Thức A-đà-na rất nhỏ nhiệm,

    Tập khí lưu hành như dòng thác.

    E lầm là chân hay phi chân,

    Nên tôi thường không diễn giảng đến.


    “Đà-na”, Trung Hoa dịch là Chấp trì (nắm giữ) là tên khác của thức thứ tám. Đây nguyên là tính của các căn gá vào thể của thức thứ tám. Nó vốn tự sâu kín, chỉ nhân vọng động mà thành tập khí mới có hai phần là kiến phần và tướng phần, như dòng thác; chảy mà không biết trở lại thành ra vọng động, nên nó không phải chân. Nguyên là tạng tính thì lẽ ra không phải vọng, nhưng bởi mê cái không phải vọng thì cùng với cái vọng gồm thâu; mê cái chẳng phải chân thì gồm cả chân đều bỏ, vì thế không nên diễn giảng đến vậy.

    Tự tâm trở lại chấp tự tâm,

    Không phải huyễn thành ra pháp huyễn.

    Không chấp trước không gì phi huyễn,

    Cái phi huyễn vẫn còn không sinh,

    Thì pháp huyễn làm sao thành lập.


    Căn trần thuộc về tướng phần; thức tính thuộc về kiến phần. Do căn hiện trần mà sinh phân biệt, nên nói: “Tự tâm trở lại chấp lấy tự tâm”. Đồng là thể Như lai tạng vô phân biệt mà vọng phân ra căn trần, nên gọi là: “Không phải huyễn thành ra pháp huyễn”. Nếu đối hiện với căn trần mà không phân biệt, thì Như lai tạng tính còn chẳng tự biết; tuy ở tại căn trần cũng không sở đắc. Bậc trí đối với việc ấy sẽ nói thế nào?

    Ấy gọi như huyễn Tam-ma-đề,

    Bảo giác chắc như Kim Cang Vương,

    Không nhiễm tịnh tợ diệu Liên Hoa;

    Khảy ngón tay, vượt hàng vô học.

    Pháp ấy không gì so sánh được,

    Là con đường thẳng đến Niết-bàn,

    Của mười phương các đức Thế Tôn.


    “Tam-ma-đề”, Trung Hoa dịch là Chính thọ, cũng dịch là Tam-muội, tức là như huyễn tam-muội. “A-tỳ-đạt-ma”, Trung Hoa dịch là Vô tỷ pháp, cũng tức chỉ cho tam-muội này. “Bạt Già Phạm” có đủ sáu nghĩa: 1/ Tự tại, 2/ Xí thạnh, 3/ Đoan nghiêm, 4/ Danh xưng, 5/ Kiết tường, 6/ Tôn quý. Đây là nương hai câu, “cả cái phi huyễn còn không sinh, pháp huyễn làm sao thành lập” ở trên thì chân tâm tuyệt đối đãi, dụ như hoa sen, sinh dưới bùn mà không dính mùi bùn; cũng như kiếm báu chắc tợ Kim Cang Vương, vừa nghĩ chém liền thành tan nát. Đây là chỉ cho căn bản đại trí hay chiếu phá vô minh; ấy gọi là huyễn tam-muội. Tam-muội như huyễn này tức tướng, lìa tướng, tức niệm, lìa niệm, là Đại thừa chân tu không rơi vào thứ lớp, chóng siêu vượt định tính của Nhị thừa. Vì đồng là một con đường của mười phương các đức Như Lai, nên rốt ráo đến Phật quả lại không có hai nẻo vậy.

    Nghiền ngẫm lời trong bài kệ cho chúng ta thấy: “Căn tính vốn không thật tính, người thì riêng có phàm Thánh nhưng căn tính không có hai, chỉ vì đối với mê muội nên chỉ ra là vô minh dùng để hiển bày phát minh bèn thành giải thoát; mà thật ra vô minh hay giải thoát, nguyên ở trong các căn rõ ràng không chỗ được. Thế nên đều không thể nói là chân hay phi chân. Đây là nghĩa rốt ráo người trí đối việc này phải tự ghé mắt, nếu vì phòng ngừa cái lỗi chấp có chấp không cho người thì đã là lầm qua. Vì chấp trước nên gọi là mê, không chấp trước tức là ngộ; một phen rõ biết được cái sở tri (chỗ hiểu biết) thì ngay đó liền thành siêu vượt. Chỗ này là được nhập lưu bèn thành Chính Giác (Phật). Như huyễn tam-muội là phương tiện chân thật. Kinh Lăng Già gọi là “như huyễn”. Vốn không lỗi chẳng phải người quá lượng thì ai có thể biết được điều này?






  9. #126
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    MỤC II: CỘT KHĂN ĐỂ CHỈ ĐẦU GÚT

    ĐOẠN I: THUẬT CHỖ TỎ NGỘ

    Lúc bấy giờ ông A-nan và Đại chúng được nghe lời từ bi chỉ dạy của Phật, kệ tụng tinh túy, diệu lý trong suốt, mắt tâm tỏ sáng đồng tán thán là pháp chưa từng có.


    “Kỳ-dạ”, Trung Hoa dịch là Trùng tụng, tức là đọc lại văn trường hàng ở trên. “Già-đà”, Trung Hoa dịch là Phúng tụng lược nói “Kệ” không nương nơi văn trường hàng, chỉ cần đọc cho hay và rõ. “Chỗ tinh túy”, là chỉ cho lời “Năng thuyên” của kệ tụng trên. “Diệu lý trong suốt” là chỉ cho lý “Sở thuyên”. Bởi thuật lại chỗ được nghe để tỏ vẻ thích thú khi mắt tâm được tỏ sáng vậy.


    ĐOẠN II: CẦU PHẬT KHAI THỊ THỨ LỚP MỞ GÚT

    Ông A-nan chắp tay đảnh lễ và bạch Phật rằng: “Nay con được nghe Phật vì lòng đại bi vô giá (không ngăn che) dạy cho những pháp cú chân thật thanh tịnh diệu thường, nhưng tâm còn chưa rõ thứ lớp mở gút cho đến nghĩa sáu gút mở, một gút cũng không còn. Cúi mong Phật mở lòng đại bi thương xót trong hội này và chúng sinh tương lai, bố thí pháp âm để rửa sạch những cấu nhiễm trầm trọng của chúng con”.


    “Vô giá” có hai nghĩa: 1/ Nhân vô giá: Không lựa riêng kẻ hạ căn (thấp kém), 2/ Pháp vô giá: Khai đàn bí mật. “Tính tịnh diệu thường”, Tính là căn; nghĩa là căn tính này vốn trong sạch nhiệm mầu không biến đổi. Nghĩa ấy thuộc về “sở thuyên”. Liễu nghĩa gọi là “chân”, không hư dối gọi là “thật”. Ở đây nói pháp cú chân thật chính là chỉ cho “năng thuyên”. “Thư”, tức là mở ra.

    Trên đã khai thị mở gút, như câu “nơi tri kiến mà lập ra tướng tri kiến, tức là gốc của vô minh; nơi tri kiến mà không lập ra tướng tri kiến, đây tức là Niết-bàn”. Lại nói: “Mê muội tức là vô minh, phát minh liền giải thoát”. Lại nói: “Không chấp trước không gì phi huyễn, cái phi huyễn vẫn còn không sinh, thì pháp huyễn làm sao thành lập”. Có thể nói, chỉ bày rất phân minh mà vẫn chưa thông suốt mọi điều chỉ dạy như văn sau nói, “do tâm tính của ông cuồng loạn từ vô thỉ, mà cái hay biết giả dối phát ra”. Lại nói: Căn cơ này, ban đầu mở liền trước chứng nhân không, tính không được tròn sáng thì thành pháp giải thoát, nên lại phải khẩn thiết thưa thỉnh vậy.



    ĐOẠN III: CỘT GÚT CHO XEM VÀ GẠN HỎI ĐẦU GÚT

    Liền khi ấy, đức Như Lai nơi tòa sư tử sửa áo Niết-bàn Tăng và vén áo Tăng-già-lê vịn ghế thất bảo đưa tay lấy cái khăn hoa nơi ghế của trời Kiếp-ba-la dâng cúng.


    “Niết-bàn Tăng”, Trung Hoa dịch là lý y (áo trong). “Tăng-già-lê”, Trung Hoa dịch là đại y (y lớn). “Kiếp-ba-la”, Trung Hoa dịch là thời phân, tức là trời Dạ Ma. “Điệp hoa”, là một thứ lụa ở Thiên Trúc (Ấn Độ) giá trị vô lượng.

    Đối trước Đại chúng cột thành một gút đưa cho A-nan xem và hỏi rằng: “Cái này gọi là gì?”.

    Ông A-nan và Đại chúng đều bạch Phật: “Cái này gọi là cái gút”.

    Khi ấy đức Như Lai cột cái khăn điệp hoa thành một gút nữa, lại hỏi ông A-nan: “Cái này gọi là gì?”.

    Ông A-nan và Đại chúng đều bạch Phật: “Cái này cũng gọi là gút”.

    Như thế theo thứ lớp Phật cột cái khăn điệp hoa thành sáu gút. Mỗi gút khi cột xong đều lấy cái gút vừa cột xong trong tay đưa hỏi ông A-nan: “Cái này gọi là gì?”.

    Ông A-nan và Đại chúng cũng lại theo thứ lớp đáp lời Phật hỏi: “Cái này gọi là gút”.

    Phật bảo ông A-nan: “Khi tôi mới cột cái khăn, thì ông gọi là gút, cái khăn hoa này, trước nó chỉ có một cái, cớ sao lần thứ hai, lần thứ ba, ông cũng gọi là gút?

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, cái khăn lụa thêu dệt quí báu này, tuy vốn là một thể, nhưng theo ý con suy nghĩ: Đức Như Lai cột một lần thì được gọi tên một gút, nếu cột một trăm lần thì trọn gọi là trăm gút, huống chi khăn này chỉ có sáu gút, không lên đến bảy và cũng không đứng ở số năm, cớ sao đức Như Lai chỉ cho cái đầu là gút còn cái thứ hai, thứ ba thì không gọi là gút?”.

    Phật bảo ông A-nan: “Cái khăn hoa báu này, ông nên biết nó vốn chỉ có một cái, khi tôi cột sáu lần thì ông gọi là sáu gút, ông nên xem xét cho chín chắn, thể của cái khăn này là đồng, nhân nơi các gút mà có khác. Ý ông nghĩ sao? Khi tôi cột gút ban đầu thì gọi là gút thứ nhất, như thế cho đến cột lần thứ sáu, thì gọi là gút thứ sáu, nay tôi muốn gọi gút thứ sáu là gút thứ nhất có được chăng?”.

    - Bạch đức Thế Tôn, không vậy. Nếu còn là sáu gút, thì cái gọi là thứ sáu rốt cuộc không phải là cái thứ nhất, dầu cho cố gắng biện bạch suốt đời cũng không thể làm cho sáu gút đổi tên được.

    - Phật dạy: “Đúng thế! Sáu gút không đồng nhau, tuy xét về bản nhân vẫn do một cái khăn tạo ra, nhưng rốt cuộc không thể làm cho sáu gút xáo trộn lẫn nhau. Sáu căn của ông cũng lại như vậy, trong thể rốt ráo “đồng” lại sinh ra rốt ráo khác”.


    Khi tôi mới cột cái khăn thì ông gọi là gút, cái khăn hoa này trước nó chỉ là một cái, cớ sao cột lần thứ hai, lần thứ ba ông cũng gọi là gút. Đây là dụ, vốn một tính giác, ban đầu do giác minh bị vọng mà vọng có soi sáng (kiến minh) do đó sáu căn đồng thời đều hiện. Nên cái gút của sáu căn ban đầu từ giác minh, mà cái vọng của giác minh là biến khắp cả sáu căn. Đã nguyên vọng, không phân thể dụng, nơi giác cũng xuyên suốt, sự thiên lệch hay hoàn toàn, trói cột đã không có một và sáu, giải thoát há lại có trước sau, mà ông A-nan lại chấp theo thứ lớp không được lầm lộn. Đây là do chấp pháp của hàng Nhị thừa, chưa dễ gì chóng quên. Nên đức Thế Tôn chỉ nói, “Gút thứ nhất không đồng với gút thứ sáu”. Gút thứ nhất ở đây là để nói rõ khăn vốn chỉ có một cái, bỗng nhiên cột thành gút. Bởi từ một cái mà nói là một, chứ không phải nơi sáu gút mà phân có trước sau. Lại nói: “Muốn đem gút thứ sáu gọi là gút thứ nhất được chăng?”. Đây là lấy gút thứ sáu, nói chung là sáu gút để hiển bày cái khác nhau với gút thứ nhất. Lại nói: “Gút thứ sáu không đồng”, là xem trở lại cái nhân ban đầu là từ một cái khăn tạo ra. Lại nói, “trong cái rốt ráo đồng nhau mà sinh ra cái rốt ráo khác nhau”, đây đều là lấy sáu trông về một, do đồng mà thành khác phát khởi từ một thể cuối cùng ở nơi danh tướng, do mê vọng mà phát ra thành có nguyên nhân. Hiểu rõ mê vọng là hư giả, chớ nên dùng phương tiện mà làm chướng ngại nơi chân thật. Học giả nên suy nghĩ vậy.



  10. #127
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    MỤC III: CHỈ MỞ GÚT TRƯỚC SAU


    ĐOẠN I: GẠN HỎI ĐỂ CHỈ RÕ ĐẦU GÚT

    Phật bảo ông A-nan: “Chắc hẳn ông không muốn thành ra sáu gút và trông mong chỉ thành một thể, lại làm sao được?”.

    Ông A-nan thưa: “Nếu còn những gút đó, thì phải trái lăng xăng, trong đó tự sinh ra gút này không phải gút kia, gút kia không phải gút này. Giờ đây đức Như Lai cởi bỏ tất cả không sinh gút nữa, thì không đây kia, còn không gọi là một, làm sao mà thành sáu được”.

    Phật dạy: “Cái nghĩa cởi cả sáu gút, một gút cũng không còn, cũng lại như vậy. Do tâm tính của ông cuồng loạn từ vô thỉ mà vọng phát sinh cái thấy biết; vọng phát không dừng, thì làm cho tri kiến sinh bệnh mà phát sinh ra trần cảnh, như tròng con mắt bị mỏi mệt thì thấy có hoa đốm lăng xăng; tất cả những tướng thế gian, núi sông, đại địa, sinh tử, Niết-bàn vốn không nhân gì mà rối loạn khởi lên trong tướng sáng suốt yên lặng, đều là những tướng hoa đốm điên đảo do bệnh mê lầm phát ra”.


    Đây thật phát minh thế nào là cột. “Do tâm tính của ông cuồng loạn từ vô thỉ mà cái tri kiến vọng phát sinh”, là chỉ cho cái giác minh bị vọng. Phát vọng không dừng, cái tri kiến bệnh mà phát ra trần cảnh như tròng con mắt bị mỏi mệt thì thấy có hoa đốm lăng xăng, là do năng sở phát sinh ra đồng khác và không đồng khác. Vốn là tính sáng suốt yên lặng, không nhân gì mà rối loạn khởi lên để chỉ rõ thế giới và chúng sinh hiện tiền, như hoa đốm giữa hư không vốn không có sở nhân. Nếu ngộ được không nhân thì liền đó tự hết, sinh tử Niết-bàn như giấc mộng đêm rồi. Và nói Niết-bàn là ngầm ý chỉ một cũng không còn ở văn sau.


    ĐOẠN II: HỎI CÁCH MỞ GÚT

    Ông A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, bệnh mê lầm đó giống như các gút kia làm sao cởi bỏ được?”.

    Đức Như Lai đưa tay cầm cái khăn có gút kéo mối bên trái, rồi hỏi ông A-nan: “Thế này mở được chăng?”.

    Ông A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy”. Phật liền lấy tay kéo riêng mối bên phải, rồi lại hỏi ông A-nan: “Thế này mở được chăng?”.

    Ông A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy”.

    Phật hỏi ông A-nan: “Nay tôi lấy tay kéo mối bên phải, bên trái hai bên mà rốt cuộc không mở được, vậy ông có dùng phương tiện gì mở được chăng?”.


    Kéo mối bên phải, bên trái, các nhà sớ giải đều dụ cho không và có. Riêng tôi cho là chỉ căn và trần; vì nếu chưa từng phát minh căn tính, được chỗ nhân mê, dẫu cho rời trần giữ tịnh, đóng kín cửa sáu căn, cũng chưa phải rốt ráo giải thoát; dùng khởi ra văn sau, ý phải mở ngay nơi lòng gút.


    ĐOẠN III: DẠY TRỪ LÒNG GÚT, VỌNG HẾT VỀ CHÂN

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, phải mở ngay trung tâm cái gút thì tan rã ngay”.

    Phật bảo ông A-nan: “Đúng vậy, đúng vậy!”. Nếu muốn mở gút, phải ngay trung tâm cái gút mà mở.


    Nói rằng “Trung tâm của cái gút”, Tâm là thường trụ giác tâm; cái giác này không tính, vọng lấy cái sở minh theo đó làm gút ban đầu. Nếu đối căn tính, hiện tiền hiểu rõ không chỗ yêu ghét, ngay đó phát minh trở lại phù hợp với bản giác, bèn có thể biết rõ cái vọng của giác minh; ngoài đối với sáu trần y theo trước mà đối hiện, chỗ phát khởi của sáu căn phân biệt rõ ràng, nhân không, pháp giải, trước sau đều là cái sáng suốt của căn bản trí; lý sự không ngại; nhân quả thủy chung chỉ tự chứng biết không lệ thuộc nơi viên mãn (Phật) hay khiếm khuyết (chúng sinh).

    A-nan, tôi nói Phật pháp từ nhân duyên sinh, chẳng phải chấp tướng hòa hợp thô tháo theo thế gian. Như Lai phát minh pháp thế gian, xuất thế gian biết rõ nhân gốc của nó theo duyên gì mà phát ra, cho đến một giọt mưa ở ngoài hằng sa thế giới cũng biết số mục hiện tiền các thứ, cây tùng thì ngay, cây gai thì cong, chim hạc thì trắng, chim quạ thì đen, đều rõ được nguyên do của nó.

    Nhân, tức là Phật tính, duyên tức là tất cả pháp thanh tịnh. Do Phật tính không tính, nên phải chiếu liễu, nghĩa là liễu đạt minh chiếu nơi vô minh. Phật tính vốn thanh tịnh, bởi do tập khí hư dối từ vô thỉ, do bất giác khởi lên, nương nơi sở minh che lấp sáu căn, tuy ngay đó phát minh, nhưng cần yếu phải có sức thanh tịnh, tức là như huyễn tam-muội ở trước, chỉ khẩy ngón tay được viên thành. Đây là phương tiện, không đồng với pháp thật của Nhị thừa. Suy đây mà biết, pháp thế gian và xuất thế gian, mỗi pháp đều có bản nhân, mỗi cái đều có sở duyên. Như Lai phát minh bản nhân xuất thế, viên mãn các duyên thanh tịnh, được nhất thiết trí đủ chính biến tri (cái biết chân chính), tự nhiên cái lầm như trần sa (trần sa hoặc) liền hết, đều biết rõ nguyên do tột ngoài các cõi vậy.

    Thế nên A-nan tùy trong tâm ông lựa chọn nơi sáu căn, nếu trừ được cái gút nơi căn ấy rồi, thì trần tướng tự diệt, các vọng đều tiêu hết chẳng phải chân là gì?

    Đây là khởi lên, chọn lựa căn viên thông, nghĩa là xoay căn trở về nguồn; tuy ngay đó phát minh vẫn còn phải có sức thanh tịnh.



  11. #128
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN IV: CHỈ KHI CỘT CÓ THỨ LỚP, THÌ KHI MỞ CŨNG PHẢI CÓ TRƯỚC SAU

    A-nan, nay tôi hỏi ông: Cái khăn Kiếp Ba La này hiện có sáu gút, nếu đồng thời mở ra thì có thể đồng một lúc trừ hết được chăng?

    - Bạch Thế Tôn, không vậy! Những cái gút này, khi cột có thứ lớp, thì ngày nay cũng theo thứ lớp mà mở. Sáu gút tuy đồng một thể, nhưng khi cột không đồng một lúc, thì khi mở gút làm sao đồng thời trừ bỏ hết được?

    Phật bảo: “Việc giải trừ cái gút nơi sáu căn cũng giống như vậy.


    Đây nói mở gút không thể đồng thời; dùng để ngầm chỉ văn sau, trước được nhân không, kế giải thoát pháp chấp. Song cái “năng dụ” in tuồng chỉ dạy mở gút có thứ lớp, phải biết chỗ thí dụ riêng có trệ viên, chỉ phải nhận được ý chỉ, không nên quá câu nệ vậy.


    Căn ấy khi bắt đầu mở, trước được nhân không, đến khi tính không tròn sáng, thì giải thoát pháp chấp, pháp chấp giải thoát rồi cả hai cái nhân không, pháp không cũng không còn; ấy gọi là Bồ-tát do Tam-ma-đề (Chính Định) mà chứng được Vô Sinh Nhẫn”.

    Ông A-nan từ khi được nhờ nghe Phật dạy đánh chuông khai thị, chính sau khi ấy mới phát minh được căn tính. Ở đây nói, trước được nhân không cũng tức là tính không tròn sáng, liền thành tựu pháp giải thoát. Bởi vì ngoài tâm không có pháp, chỉ rõ được cái “sở tri” rõ mà không chỗ rõ, tự nhiên pháp phân biệt hết. Đây là con đường thẳng tắt của Viên thừa, chứ không phải cảnh giới của tạng giáo và thông giáo. Ngài Trường Thủy dẫn văn sau cho rằng, “ban đầu vào dòng quên tiếng (nhập lưu vong sở), chỗ vào đã lặng hai tướng động tịnh rõ ràng không sinh. Do đó mà dần dần tiến lên cái hay nghe và tiếng bị nghe đều dứt, do đây mà cái căn ban đầu được giải thoát, trước được nhân không. Tột cùng cái nghe không dừng trụ, cái năng giác, sở giác đều không, tức giải thoát được pháp chấp. Sinh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền là ngay đó được vô sinh pháp nhẫn”. Xét rõ phối hợp với nhau cũng tự thỏa đáng. Nhưng riêng tôi hiểu, chỗ lựa căn ở văn sau đó là phương tiện, để thầm chỉ lý viên dung. Nay dù trước nói thứ lớp cũng ngầm chỉ ra nghĩa ấy, thế nên không phải là pháp thật vậy.

    Chỉ nói câu này mới được giải thoát, là giải thoát những gì?

    Xét ra, bởi do bám lấy sắc mà thành ra cái thấy (phân biệt); thấy tức là ngã thể. Nếu rời sắc thì cái thấy không riêng lập. Cái không này chính là cái không kiến chấp bám với sắc, chứ không phải cái không của căn tính ánh ra sắc. Ở đây nếu chẳng biện biệt, thì rời cái thấy không có ngã. Bởi chỗ này nên kinh Niết-bàn nói hàng Nhị thừa không thấy Phật tính. Xét ra sắc tức là pháp; cái thấy (phân biệt) là nhân. Rời sắc rồi sau mới hết phân biệt (kiến). Nhân không mà pháp còn có đối đãi là bởi cái phân biệt (kiến) bám với sắc đã lìa mà cái lìa phân biệt sắc chưa hết, gọi là có sắc có thể lìa, nên chưa cùng tột vậy. Sắc đã chưa cùng tột thì chưa có thể nói tính không được tròn sáng. Tính không tức là tính nhân không. Luận về pháp do tâm sinh, tâm nếu chẳng sinh, pháp không thể trụ. Nên biết pháp chấp ngoài tâm chưa quên, vẫn là nhân không chưa viên mãn. Hẳn là tính không tròn sáng mới hay thành pháp giải thoát. Cái thấy pháp không này đều do nhân không đã tột, tột thì tướng không cũng dứt. Như người vừa thức giấc cũng chẳng nói ta thức, gọi là “sáu mở một cũng không còn”. Tôi thường xét trong các kinh nói, Nhị thừa chứng nhân không, mà chưa chứng được pháp không, chỉ căn cứ chỗ đoạn phiền não chướng mà thôi. Nếu “sở tri” chưa đoạn, đâu có thể tâm cảnh được vắng lặng. Nên biết ngã pháp ngay đó một lúc liền không, nói có trước sau còn là phương tiện của Thế Tôn vậy.




  12. #129
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    MỤC IV: GẠN HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ CHỖ VIÊN THÔNG


    ĐOẠN I: TRÌNH BÀY CHỖ NGỘ XIN CHỈ DẠY CĂN VIÊN THÔNG

    Ông A-nan và Đại chúng mong chờ được Phật khai thị, tuệ nhãn được viên dung thông suốt không còn những điều nghi hoặc, đồng thời chắp tay đảnh lễ nơi hai chân Phật mà bạch Phật rằng: “Chúng con ngày nay thân tâm sáng suốt, vui sướng được vô ngại, song tuy nhận biết cái nghĩa một và sáu không còn, nhưng vẫn chưa rõ thấu căn tính bản lai viên thông. Bạch Thế Tôn, bọn chúng con đã trôi nổi bơ vơ trong nhiều kiếp, ngờ đâu được dự vào dòng giống của Phật, khác nào đứa con mất sữa được gặp mẹ hiền.


    “Trôi nổi” (phiêu linh) là nổi chìm trong lục đạo. “Bơ vơ” (cô lộ) chưa có chỗ về nương tựa. Đã ngộ sáu mở, một không còn, nhưng chưa đạt được một cửa để nhớ lại khi xưa đã bơ vơ mà vui thích nay được gặp.

    Nếu nhân nơi cơ hội này mà được thành đạo, chỗ bản ngộ phù hợp với đạo lý vi diệu đã được nghe, thì cùng với người chưa nghe không có sai khác. Cúi mong Phật mở lòng đại bi ban cho chúng con pháp bí mật diệu nghiêm, thành tựu lời dạy cuối cùng của Như Lai”. Nói lời ấy rồi năm vóc gieo xuống đất lui về an trụ nơi cơ cảm sâu nhiệm, trông mong Phật thầm truyền cho.

    Ngộ mà gọi là “bản”, vì vốn chưa từng mê, nay cũng không ngộ, nên nói cùng người chưa nghe đồng nhau. Ở đây chính ông A-nan thâm đạt được thật tướng kẻ hạ căn kinh dị đồng thời đều hiểu rõ. “Định Thủ Lăng Nghiêm”, là pháp bí mật của Diệu Nghiêm. “Một môn thâm nhập”, là phương tiện viên dung nhiệm mầu. Đây là pháp rốt ráo tối hậu, nên phải trầm tĩnh thầm nhận vậy.


    ĐOẠN II: GẠN HỎI TRONG ĐẠI CHÚNG

    Khi ấy, đức Thế Tôn bảo khắp các vị đại Bồ-tát và các hàng Lậu Tận A-la-hán trong chúng rằng: “Các ông là những vị Bồ-tát, A-la-hán sinh trong Phật pháp đã chứng quả vô học, nay tôi hỏi các ông: Lúc ban đầu khi mới phát tâm trong mười tám giới, ngộ được viên thông ở giới nào và do phương tiện gì mà được vào Tam-ma-địa (Chính Định)?


    Hai mươi lăm vị Thánh do ngộ bảy đại và mười tám giới mà được viên thông. Đây chỉ nói mười tám giới, vì thức đại gồm nhiếp trong sáu thức; kiến đại gồm nhiếp trong sáu căn; ngũ đại gồm nhiếp trong sáu trần. Tóm lại mà nói, bảy đại mười tám giới, đều gồm nhiếp trong sáu căn. Nên văn trên nói “Sinh tử hay an lạc đều do sáu căn này”, chỉ bày để phát minh cũng duy căn tính. “Sinh trong Phật pháp”, ngài Trường Thủy nói: “Do miệng Phật mà sinh, do pháp hóa sinh, được có phần trong Phật pháp”.



  13. #130
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 5 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN III: DO THANH TRẦN CHỨNG VIÊN THÔNG

    Ông Kiều-trần-na và năm vị Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng: “Khi con ở Lộc Uyển và nơi Kê viên, xem thấy đức Như Lai khi mới thành đạo, chúng con do nghe pháp âm của Phật ngộ pháp tứ đế. Phật hỏi trong hàng Tỳ-kheo, thì con được gọi là nhận hiểu trước tiên. Như Lai ấn chứng cho con tên là A-nhã- đa, đi sâu vào bản tính nhiệm mầu của âm thanh mà được viên dung sâu kín. Con do âm thanh mà được quả A-la-hán.


    Âm thanh của Phật từ miệng Phật nói ra, mà tiếng không phải miệng, âm vang ra khắp mười phương mà không rơi vào thanh trần; không thể phân biệt mà chẳng phải không tiếng, ấy là hiểu rõ thật tướng của tiếng. Ngộ nơi đây mà biết pháp tứ đế lại cũng như vậy. Trên hội Niết-bàn Phật vì hàng Nhị thừa nói pháp tứ đế, bảo ngài Văn-thù Sư-lợi rằng: “Có khổ có đế có thật, có tập có đế có thật, có diệt có đế có thật, có đạo có đế có thật; Như Lai phi khổ phi đế là thật; hư không phi khổ phi đế là thật; Phật tính phi khổ phi đế là thật”. Nói là khổ đó là tướng vô thường, là tướng có thể đoạn ấy là lẽ chắc thật (thật đế). Tính của Như Lai không phải khổ, không phải vô thường, không phải tướng có thể đoạn, thế cho nên là thật. Nói là tập đế, là hay khiến năm ấm hòa hợp mà sinh, cũng gọi là khổ, cũng gọi là vô thường, là tướng có thể đoạn. Tính của Như Lai chẳng phải là tính tập, chẳng phải nhân của ấm, chẳng phải là tướng có thể đoạn, thế nên gọi là thật. Nói là diệt gọi là phiền não diệt, cũng thường cũng vô thường, chỗ chứng được của hàng Nhị thừa gọi là vô thường. Chư Phật chứng được thì gọi là thường, cũng gọi là pháp chứng, ấy gọi là lẽ thật (thật đế). Tính Như Lai chẳng gọi là diệt, mà hay diệt phiền não, chẳng phải thường vô thường, chẳng gọi là chứng biết, thường trụ không biến đổi, thế nên là thật. Đạo là hay đoạn phiền não, cũng thường vô thường, là pháp đáng tu, ấy gọi là lý chắc thật. Tính Như Lai chẳng phải đạo hay đoạn phiền não, chẳng phải thường vô thường, chẳng phải pháp đáng tu, thường trụ không biến đổi, thế nên là thật. Đây là pháp tứ đế của Đại thừa, chẳng phải Nhị thừa có thể chứng được. Song Như Lai nói pháp chỉ có nhất thừa, lại không có hai thừa và ba thừa; tùy căn cơ mỗi mỗi đều lãnh hội, như đám mưa khắp nơi muôn vật lớn nhỏ chỗ thấm ướt đều có khác. Lại bên trong thì ẩn dấu, bên ngoài thì hiển bày (nội bí ngoại hiện), chính để khắp chỉ bày pháp môn vô giá (không ngăn che), lại không có thừa nào khác.

    Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng được của con âm thanh là hơn hết”.

    Ngài Ôn Lăng nói: “Trong hai lăm cửa, ban đầu nêu âm thanh là để dùng làm giáo thể (thể thức giáo hóa) ở phương này”.



    ĐOẠN IV: DO SẮC TRẦN CHỨNG VIÊN THÔNG

    Ông Ưu-ba-ni-sa-đà liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng: “Con cũng thấy khi Phật mới thành đạo, do con quán tướng bất tịnh mà sinh tâm nhàm chán xa lìa, ngộ được thật tính của các sắc. Do từ quán tướng bất tịnh, đến tướng xương trắng và tướng vi trần, đều tan về hư không, cả hai cái không và sắc cũng không, thành tựu đạo vô học. Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni-sa-đà. Sắc của trần cảnh đã hết, sắc của tinh diệu được mật viên. Con do sắc tướng mà chứng A-la-hán. Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng được của con, do sắc trần là hơn cả”.


    Ban đầu từ quán tướng bất tịnh sinh tâm nhàm chán xa lìa. Do tâm nhàm chán xa lìa, nên mới nghiên cứu vi trần tan rã thành hư không; sắc không không hai, chứng được thực tướng của sắc. Nghĩa là sắc của trần cảnh đã hết, sắc của tính diệu mật viên. Ngài Trường Thủy nói: “Rõ được các sắc trần vốn là Như lai tạng, nên nói là ngộ tính của các sắc”. Quán tướng bất tịnh, đây là Bồ-tát thật hành pháp “cửu tưởng quán”, không phải như Thanh văn nhàm chán, xa lìa cầu chứng quả Niết-bàn vậy.

    Trong bộ Thích Luận ngài Long Thọ nói: “Pháp cửu tưởng quán, tuy là quán tướng bất tịnh, nhưng nếu nương theo đó cũng có thể thành tựu việc lớn”. Bồ-tát vì thương xót chúng sinh, biết chúng sinh do nhân duyên ba độc mà đắm trước các sắc, nên nói “thanh ứ tưởng” (tưởng da thịt bầm xanh) vv… để phá trừ chấp tướng trong và tướng ngoài của thân, ấy là Bồ-tát thật hành cửu tưởng quán”.

    Ngài Chương An nói: “Bồ-tát dùng tâm đại Niết-bàn, tu pháp tịnh nghiệp, như quán chiếc phao nổi, xương trắng và tám khổ vv… nên không phải là việc của hàng Nhị thừa”.

    “Ni-sa-đà” Trung Hoa dịch là “Trần tính”, nhân chỗ chứng ngộ mà đặt tên.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •