Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉQUYỂN 4 PHẦN HAI (tt)__________________________________________________ ______________________________________
CHI 4. TRÁCH CÁI NGHE VÀ TIẾNG RỐI LOẠN
Phật bảo ông A-nan và Đại chúng: “Hôm nay sao các ông nói trái ngược lộn xộn như thế?”.
Ông A-nan và Đại chúng đều bạch Phật: “Thế nào Thế Tôn bảo chúng con nói trái ngược lộn xộn?”.
Phật bảo: “Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe. Lại hỏi ông về tiếng, thì ông nói là tiếng. Chỉ cái nghe và cái tiếng mà ông trả lời không nhất định, như thế làm sao không gọi là trái ngược lộn xộn? A-nan, tiếng hết không còn âm vang, ông nói rằng không nghe, nếu thật không nghe, thì tính nghe đã diệt đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên ông làm sao mà biết tiếng? Biết có biết không tự là thanh trần hoặc không hoặc có, chứ tính nghe kia há lại vì ông mà thành có thành không. Nếu tính nghe nói là thật không thì ai biết là không nghe?
Cái nghe mà nói thật là không, thì ai biết được cái không nghe, đều là cách nói vây quanh ở trên, dùng để chỉ rõ tất cả tiền trần hoặc có hoặc không mà cái thấy biết này vẫn thanh tịnh viên mãn thường trụ. Mê thì dính với trần mà tính thành hôn tối; ngộ thì gá vào căn, tính sáng suốt phát ra. Mê ngộ tự có khác, mà căn tính không sai khác, văn sau lấy các cái mê đều đủ càng thấy ngộ thì chính mình tự nhận vậy.
Thế nên A-nan, tiếng trong cái nghe tự có sinh diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sinh tiếng diệt, khiến cho tính nghe của ông là có hay là không. Ông còn điên đảo lầm cho cái tiếng làm cái nghe, thì đâu có lạ gì không mê muội cho cái thường làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rời các tướng động tịnh, đóng mở, thông bít, thì cái nghe không có tính.
Tới lui trình bày rõ ràng, nhiên hậu kết lại để trách lầm nhận cái tiếng làm cái nghe, lấy cái thường cho là đoạn. Lại nói: “Tóm lại, ông không nên nói rời các tướng động tịnh, đóng mở, thông bít, thì cái nghe không có tính”, để chứng biết trên đã nói, rời cái tối, cái sáng, không có cái thể thấy vv… Riêng tôi cho là khi rời tối, rời sáng không có cái thể thấy, nếu hay ghé mắt mới biết cái sáng suốt chẳng phải theo căn, do gá nơi căn mà phát ra, chính là ngầm chỉ trong đoạn văn này vậy.
CHI 5. NGHIỆM XÉT TIẾNG CHÀY ĐỂ TRÁCH THEO TIẾNG
Như có người ngủ say trên giường gối, trong lúc người kia đang ngủ, trong nhà có người giã gạo. Người ấy ở trong chiêm bao nghe tiếng chày giã gạo, lầm cho là tiếng gì khác, hoặc cho là đánh trống, hoặc là gióng chuông. Tức ngay khi trong mộng, người ấy tự lấy làm lạ sao tiếng chuông lại vang lên như là tiếng cây tiếng đá. Khi ấy chợt tỉnh dậy biết là tiếng chày giã gạo thì người ấy tự bảo người trong nhà, chính khi tôi chiêm bao lầm tiếng chày này cho là tiếng trống. A-nan, người ấy khi ở trong chiêm bao đâu có nhớ những việc động tịnh, mở đóng, thông bít; thân người ấy tuy nằm ngủ, nhưng tính nghe không mờ tối; dẫu cho thân hình ông có tiêu tan, mạng căn có dời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy lại vì ông mà tiêu diệt được?
Người kia ở trong chiêm bao, đâu có nhớ những việc động tịnh, đóng mở, thông bít, càng chứng minh khi rời tiền trần không có tự thể mà căn tính vẫn rõ ràng. Đến như lầm tiếng chày là tiếng chuông, tiếng trống, chính có thể ví dụ mê ngộ tuy có khác, mà “cái hay cái biết” không có khác; sinh tử ngủ thức lại không hai nẻo vậy.
Do các chúng sinh từ vô thỉ đến nay theo các thứ sắc thanh dong ruổi với vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ Bản Tính Thanh Tịnh Diệu Thường; không theo cái thường chỉ theo các thứ sinh diệt, do đó mà đời đời bị tạp nhiễm phải chịu lưu chuyển.
Theo tiếng theo sắc, chữ “theo” nghĩa là chạy theo căn. Dong ruổi theo niệm mà thay đổi chuyển dời, “dong ruổi” nghĩa là thức dong ruổi. “Vô thỉ” tức là tính giác minh; ban đầu nơi giác minh, rốt sau lại là phân biệt. Đây là chỉ nguyên do mà chúng sinh bị lưu chuyển trong sinh tử. Nên biết bản tính vốn là thanh tịnh diệu thường, thường chiếu soi nơi sáu căn, nhưng không biết theo ngộ, do đó mà đến đây vậy.
CHI 6. TÓM KẾT BỎ CÁI SINH DIỆT ĐỂ HOÀN THÀNH TRI GIÁC
Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường, cái Sáng Suốt Chân Thường hiện tiền, các thứ tâm niệm căn, trần, thức đồng thời tiêu mất. Tướng của vọng tưởng là trần, tình phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ông liền được trong suốt, làm sao lại không thành bậc Vô thượng Tri Giác?”.
Nếu ngộ được tính nghe, tức là trở lại tính chân thường, chẳng phải riêng có pháp bỏ sinh diệt. “Tướng” tức là trần. Nói là tướng của vọng tưởng, bởi vì tướng từ sự nhớ giữ những việc quá khứ mà có phân biệt; trái lại, thì đối với vạn tượng sum la hiện tiền không một pháp có thể được. Thức mà gọi là tình, bởi do phân biệt mà thành mê lầm chấp trước; trái lại, trí quán sát nhiệm mầu, gọi là “trí” đâu thể gọi là tâm cấu nhiễm được. Cho nên cả hai đều xa lìa, căn tính đều được phát minh, thì cái hay biết hiện tiền tức thành vô thượng. Đây là pháp nhãn trong sáng vậy.
Tất cả chúng sinh ở trong sắc, thanh mà không tự nhận, đều nhân cái thấy và sắc tướng không phân, tiếng và cái nghe không biện biệt. Thế nên cái thấy theo sắc mà mất, cái nghe theo tiếng mà chìm, bèn khiến cho chân tâm thường trụ vô thượng diệu giác cùng với các tiền trần chung sinh, chung diệt, chẳng phải tính chân thường của ta thật có sinh diệt. Nguyên giác minh kia “sở lập năng sinh”, cái sở đã đổi dời, hoại diệt, cái năng cũng không chỗ trở về. Ngài Khánh Hỷ khởi cái nghi kia vẫn cho là rời các tiền trần không có tính phân biệt, đã trải qua phân biệt rõ ràng mà còn mờ mịt. Càng biết diệu giác minh rất khó mà an trụ. Chỗ của giác minh bị lầm, càng lâu dễ trở thành mờ tối. Tính nghe trong chiêm bao rõ ràng không phải diệt mất, chính đương lúc này ai lại lặng yên? chẳng ngại lại nghi ba mươi năm.
Khoa hai nghĩa quyết định đã so sánh chỗ thuật ngộ để thỉnh phương pháp tu hành, mà ở đại khoa còn thu về viên ngộ là tại sao?
Đáp: Xét về khi ngộ mới khởi tu, khi tu mới được minh ngộ; chưa có ai chẳng ngộ viên mãn căn bản trí mà có thể nói là tu; cũng chưa có ai chẳng rõ cùng tột công hạnh của sự tu mà gọi là viên ngộ. Cho nên ngộ có cạn sâu, có gốc ngọn, một phen che lấp cái đầu mối, nương nơi ngôn giáo mà bỗng nhiên thấu triệt, đây là cạn và ngọn. Trí căn bản nếu chẳng sáng, tuy có trăm ngàn lần ngộ vẫn chưa thể vội nói là tu được; nghĩa là tu do noi theo cái ngộ, nếu không có ngộ gốc, thì không có chỗ để noi theo, tức cái gốc ngộ đã rỗng, nhưng có cái nghi còn sót, tuy thuộc về sai biệt trí, nhưng trong khi ngộ thì việc mong cầu phải khắp hết. Chỗ này trong kinh Hoa Nghiêm hàng sơ trụ liền hay dự biết được quả vị của bậc trên, không đồng với quyền thừa thỉ giáo, mỗi vị lại không biết mỗi vị nên nói là viên ngộ. Nay ngài A-nan thuật lại chỗ ngộ để thỉnh Phật dạy phương pháp tu hành mà đức Thế Tôn vẫn nói: “Trước phải rõ hai nghĩa quyết định phát giác tâm tính lúc ban đầu”. Bởi vì Phật muốn cho ông A-nan ngộ được tính diệu viên nên mới bảo suy xét cái nhân tu để làm cái quả chứng. Lại bảo xét rõ cội gốc phiền não để biết được gốc của cái gút. Khi ra làm các việc đều biết rõ để tiến tu và cũng đều để giúp thêm cho phần minh ngộ. Chỗ này so với kinh Đại thừa thuộc về đốn ngộ viên tu, tức là đối với hàng sơ tâm biết đủ quả vị của bậc trên, pháp ấy là như vậy. Song ở đây dường như vì chỗ nhận hiểu của ông A-nan mà Phật chỉ ra. Đức Thế tôn nói: “Nay ông rời tối rời sáng không có cái thể thấy, rời động rời tịnh không có cái nghe” mà ông A-nan quả quyết nói: “Nếu cái thấy cái nghe này rời tối sáng, động tịnh rốt ráo không có tự thể, cũng như các tâm niệm rời tiền trần vốn không thể có, tại sao đem cái rốt ráo đoạn diệt này làm chỗ tu nhân mà muốn được bảy cái quả thường trụ của Như Lai?”. Nên biết, bậc thầy phải rõ biết được chỗ nhận hiểu của người học trò rồi sau mới chỉ dạy, thì mới không mất thời gian. Nếu nhân ông A-nan thỉnh Phật chỉ dạy phương pháp tu, Phật chỉ dạy cho rõ để so sánh trong việc tu mà không tùy theo căn cơ để thầm khám nghiệm, thì cái ngộ ấy chưa phải viên ngộ, cái tu cũng không có chỗ để noi theo. Ở đây tôi cho rằng, đối với việc đánh chuông để xét nghiệm tính nghe thường còn, rồi sau mới nói là viên ngộ; nghĩa là trí căn bản chẳng phải đồng như cạn cợt và ngọn ngành. Nếu cái nghi thuộc về sai biệt trí, hoặc sửa trị chủng tử tập khí, hoặc dứt hết trần sa còn có thể đối với sau khi đã nghe