DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/27 ĐầuĐầu ... 3456715 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 264
  1. #41
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC II _ ĐOẠN IX
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN IX

    CHỈ CÁI ĐIÊN ĐẢO HIỆN TẠI

    CHI 1. HỎI CHỖ SÓT MẤT ĐIÊN ĐẢO

    Ông A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ Phật chắp tay quỳ dài bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu cái thấy nghe này hẳn là không sinh diệt, tại sao đức Thế Tôn gọi bọn chúng con sót mất chân tính, làm việc điên đảo. Cúi mong Thế Tôn dấy lòng từ bi rửa sạch trần cấu cho chúng con”.


    Tuy ngộ tính thấy nghe vốn chẳng sinh diệt, mà tứ đại vẫn ràng ràng, năm uẩn vẫn y nguyên, mê sắc không trước mắt, chấp bọt nổi làm tự thể. Điên đảo chẳng biết ở đâu, thì chân tính ai biết thiên lệch hay hoàn toàn. Nếu chẳng mở rộng (Pháp môn) không ngăn che thì pháp giới nhân đâu chứng nhập. Đức Như Lai khai thị, riêng chỉ tính thấy. Ngài A-nan thưa thỉnh điều này, cùng nêu lên cả hai tính thấy và nghe. Bộ Tông Cảnh nói: “Trong sáu căn chỉ có tính “thấy” và “nghe” theo dụng mà thường trụ, dễ thấy rõ”. Thế nên ông La-hầu-la đánh chuông, ngài Văn-thù lựa nhĩ căn đều đồng một ý này.

    CHI 2. ĐỨC NHƯ LAI CHỈ CÁNH TAY ĐỂ GẠN HỎI CÁI ĐIÊN ĐẢO

    Liền khi ấy đức Như Lai buông xuôi cánh tay sắc vàng, năm ngón chỉ xuống đất bảo A-nan rằng: “Nay ông thấy cánh tay Mẫu-đà-la của tôi là xuôi hay ngược?”. Ông A-nan thưa: “Chúng sinh trong thế gian cho đây là ngược, riêng con chẳng biết cái nào là xuôi cái nào là ngược”. Phật bảo ông A-nan: “Nếu người thế gian cho đây là ngược, vậy họ cho thế nào là xuôi?”. Ông A-nan thưa: “Đức Như Lai dựng cánh tay Đẩu-la-miên lên, ngón tay chỉ lên hư không, thì gọi là xuôi”.


    Đức Như Lai xuôi một cánh xuống để chỉ dạy, vì để phát “cơ mi kiếm” (việc gấp ý không kịp nghĩ), tức để chỉ ra trạng thái điên đảo, mà ông A-nan không biết ngay đó lãnh hội, mới suy nghĩ thế giới cho đây là nghịch, lại suy nghĩ thế gian cho dựng lên là thuận, có thể là ngay mặt lầm qua, Mẫu-đà-la Trung Hoa dịch là Ấn Chứng Chân Sao nói là tay Kiết Ấn, dùng để chế phục thiên ma và ngoại đạo. Phật liền dựng cánh tay lên bảo ông A-nan: “Cái điên đảo là như thế. Chỉ là đầu đuôi thay đổi lẫn nhau, mà các người trong thế gian cả bọn đều xem thấy thế ấy. Câu “Cái điên đảo là như thế”, là chỉ chung một cánh tay của Như Lai chẳng qua đổi đầu làm đuôi, đổi đuôi làm đầu, có gì là đồng là khác. Thế mà các người thế gian cả bọn xem thấy mà không tự giác, nên mỗi người sinh ra cái thấy khác. Chỗ này nếu ngộ được, đầu đuôi tự thay đổi lẫn nhau, chỉ một cánh tay không khác, liền khi đó cái danh từ điên đảo cũng không chỗ để. Chữ nhất là một người, chữ bội là nhiều người. Nên biết thân ông cùng với Pháp thân thanh tịnh của các đức Như Lai so sánh để phát minh: thân Như Lai gọi là Chính biến tri (biết chân chính trùm khắp), thân của các ông gọi là tính điên đảo, ông nên xét kỹ thân ông và thân Phật, cái danh từ điên đảo ấy ở chỗ nào gọi là điên đảo?”. Pháp thân thanh tịnh của Như Lai, chẳng chia có Báo thân và Hóa thân. Ba mươi tướng hiện tiền cùng với tất cả tùy loại ứng thân, tức tướng tức tính, tức có tức không. Biết tự nơi tâm hiện là “Chính tri”. Biết chỗ hiện ra (vật bị hiện) chỉ đều do tâm, là “biến tri”. Đây gọi là hính biến tri. Nếu chấp tâm ở trong thân, núi sông đại địa đồng ở ngoài thân, ngoài tâm này có pháp tức là chỗ điên đảo. Nhân chỗ mà đặt tên, nên gọi là tính điên đảo. Chữ “so sánh”, so sánh một cánh tay của Như Lai xuôi xuống hay dựng lên, mà mọi người đều cho là ngược là xuôi, nên mới xét cùng loại để phát minh. Nên biết thân Như Lai chẳng phải chính biến tri, do đây đặt tên. Thân các ông tính chẳng phải điên đảo, dùng đây để kêu gọi. Tên Chính biến tri, gọi tính điên đảo đều là điên đảo cả. Thế nên nói: “Thân ông thân Phật gọi là điên đảo, danh từ ấy ở chỗ nào gọi là điên đảo?”. Tên Thánh tên Phàm đều là tiếng rỗng. Thân đẹp (thù), thân xấu (liệt) đều là chất huyễn. Ý tôi cùng các nhà giải có chỗ trái nhau. Song so với ý Thánh sẽ có trúng chút ít. Chẳng dám nói theo đuôi. Chờ ý kiến bậc minh triết.

    CHI 3. CHÍNH CHỈ CÁI ĐIÊN ĐẢO

    Khi ấy ông A-nan và cả Đại chúng sửng sốt nhìn Phật không nháy mắt, chẳng biết nơi thân tâm này cái điên đảo ở chỗ nào? Phật khởi lòng từ bi thương xót A-nan và cả Đại chúng phát ra tiếng hải triều bảo khắp hội chúng: “Này các thiện nam tử! Tôi thường nói: Sắc tâm, các duyên, và các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên đều do tâm hiện. Thân ông, tâm ông đều là vật ở trong Chân Tâm Diệu Minh (diệu minh chân tinh diệu tâm) hiện ra. Tại sao các ông lại bỏ sót mất Tâm Tính vốn nhiệm mầu sáng suốt ấy (bản Diệu Viên Diệu Minh Tâm, Bảo Minh Diệu Tính) mà nhận cái mê ở trong cái ngộ?


    Sắc là chỉ cho mười một món sắc pháp. Tâm là chỉ cho tám thức tâm vương. Các duyên chỉ cho hai mươi bốn món bất tương ưng hành. Tâm sở sử là chỉ 51 món tâm sở. Các sở duyên tức là sáu món vô vi. Năm vị cộng thành một trăm pháp, bao trùm tất cả pháp. Tất cả pháp ở đây thảy đều do tâm hiện. Nên nói “Thân ông, tâm ông đều là vật ở trong chân tính diệu minh tâm hiện ra” để chỉ cho ông Anan hiện nay, chấp cái tướng vọng tưởng làm thân, cái mờ tối lăng xăng (vọng niệm) làm tính, nó đồng hiện ở trong diệu minh chân tinh, mà chẳng tự biết, luống đồng như sót mất. Đây gọi rằng nhận mê ở trong ngộ. Diệu tâm mà nói là diệu minh chân tinh, vì nó vốn diệu mà minh (nhiệm mầu và sáng suốt). Đây nói minh chân tinh là để giản trạch nó chẳng phải hư vọng vậy. Bản diệu viên diệu minh tâm, bản diệu tâm này viên dung tịch chiếu để giản trạch nó chẳng phải là tính giác minh (vì tính giác minh có năng sở, có hư vọng). Bảo minh diệu tính, tính này nó minh mà diệu, toàn dụng đều qui về thể. “Nhìn sửng” là mắt không nháy. “Mông” (mờ) là dáng mạo không biết. Mờ tối thành có hư không, trong cái hư không mờ tối ấy, kết cái mờ tối làm sắc, sắc xen tạp với vọng tưởng, lấy cái tướng của vọng tưởng làm thân. Nhóm các duyên dao động bên trong, dong ruổi theo cảnh vật bên ngoài, rồi lấy cái tướng mờ mịt lăng xăng đó làm tâm tính. Một khi mê chấp làm tâm tính thì quyết định lầm cho tâm ở trong thân. Hối muội (mờ tối) tức là căn bản vô minh. Cái mờ tối của vô minh bản tính là mênh mang không ngằn mé, nên nói do mê vọng mà có hư không. Trong hư không kết cái mờ tối, đây là vô minh năng biến. Nương nơi hư không mà khởi ra tính thấy, nên nói tưởng lặng xuống thành cõi nước. Lại do những sắc tướng “sở biến” ánh ra thành năng, nên nói sắc xen tạp với vọng tưởng, lấy tướng vọng tưởng làm thân. Đã thành căn thân, tức cái sắc ấm này nắm giữ sáu trần thành bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức). Dao động bên trong, dong ruổi bên ngoài, nên gọi là mờ tối lăng xăng. Đây chính là chi mạt vô minh. Một phen mê làm tâm tính, thì ắt lầm cho là tâm ở trong thân. Chúng sinh và thế giới theo đó mà chấp lộn ngược thành ra đồng như sót mất.

    Chẳng biết sắc thân cho đến núi sông hư không và thế giới bên ngoài đều là vật ở trong Diệu Minh Chân Tâm. Thí như bỏ đi trăm ngàn biển lớn trong lặng, chỉ nhận một bọt nổi cho là nước toàn bể cả. Các ông tức là một nhóm người trong mê, như cánh tay tôi rủ xuống không khác. Như Lai nói là đáng thương xót!”.

    Sắc thân tức là căn thân, hư không đại địa tức là khí giới. Căn thân khí giới đều là nội thức biến hiện in tuồng như có, vốn không tự tính chỉ là nhất tâm. Nên nói đều là vật ở trong diệu minh chân tâm. Trăm ngàn biển lớn tức là dụ cho diệu minh chân tâm. Một bọt nổi là dụ cho lầm chấp tâm ở trong thân, tức là trước đã nói, “thân ông và tâm ông”. “Bỏ” tức là sót mất. “Bội nhân” (nhóm người) tức là một nhóm người xem thấy. Còn nói “một nhóm người mê này” như cánh tay ta rủ xuống mà mỗi người lại thấy là ngược là xuôi, giống hệt không khác. Luận về người mê theo tiền trần bởi do không phân biệt được cảnh vật và cái thấy, nên cảnh còn thì cái thấy sinh, cảnh diệt thì cái thấy mất. Tuy sinh chẳng phải thật sinh, diệt chẳng phải thật diệt, song tâm tính ở trong mê đợi nhân duyên rồi sau mới có, thì khi đối hiện trước mắt, đuổi theo cảnh vật để rồi trở thành không. Do đó tâm năng suy này (tâm phân biệt), rời tiền trần không có tính phân biệt. Khách trần tự chẳng dừng, ông chủ và hư không thì lặng lẽ. Thân giới hạn có thời gian tuổi tác, cái thấy không có trẻ già. Cũng có thể do đó ngộ được cái thấy nghe hẳn không sinh diệt. Song, bỗng nhiên xoay tâm lại, tuy hay thoát được duyên của thân tâm và thế giới mà cái thấy rời trần chưa dễ gì dung hội được với ý lao lự phân biệt, vì tự cho là chân tính rốt ráo không có vật gì khác. Ôi! Đâu biết rằng cái điên đảo thật khó tự biết. Pháp giới nguyên không có ta và người (bỉ ngã). Bể cả (bột hải) chẳng dừng được bọt nổi, mới cho là tâm ở trong thân. Há tin trước sắc chẳng phải vật, chỉ tự tâm hiện, tính biển vốn đủ sóng mòi, vật bị hiện (sở hiện) chỉ do tâm. Trăng dưới nước toàn về trời xanh, thể muôn tượng nhiệm mầu, ánh sáng của mặt gương tự đủ, xoay nhìn theo vọng mà có thân sơ, trọn thành ra đồng khác, thì đâu chẳng phải sót mất chân tính làm việc điên đảo hay sao? Ngài Khánh Hỷ chỉ nói cái thấy nghe vốn không sinh diệt. Phải biết mê ngộ còn cách thiên viên. Ngộ thì toàn ngộ, hội muôn vật trở về chính mình, bóng trong gương há có hai ba! Mê thì trọn mê, giữ sở đắc mà dứt tiền trần, trong tính không mỗi mỗi khó quên. Cả bọn người ở trong mê, chính chẳng phải chỉ riêng bậc hiền xưa (ông A-nan) vậy.



  2. #42
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC II _ ĐOẠN X
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN X

    GIẢN TRẠCH TÂM DUYÊN ĐỂ CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỖ TRẢ VỀ


    CHI 1. TRƯỚC BÀY CHỖ NGỘ CHẲNG DÁM TỰ NHẬN

    Ông A-nan vâng nghe lời Phật từ bi cứu độ chỉ dạy, khóc lóc vòng tay bạch Phật: “Tuy con vâng nghe tiếng pháp nhiệm mầu của Phật như thế, ngộ được tâm thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trụ sẵn có, song con ngộ được pháp âm của Phật vừa dạy, cũng dùng tâm phan duyên để nhận biết mà thỏa mãn chỗ ước mong. Con luống được tâm này nên chưa dám nhận là tâm địa vốn sẵn có (Bản nguyên tâm địa) của con. Cúi mong Phật thương xót tuyên lời viên âm chỉ dạy, nhổ sạch gốc nghi cho con để trở về Đạo Vô Thượng”.


    Đây là nói “tâm sở ngộ”, vốn từ tính diệu minh viên mãn thường trụ, mà “tâm năng ngộ” hiện nhận lãnh pháp âm theo phan duyên mà khởi. Quán trở lại nơi sở ngộ chưa thấy chân thật thiết yếu, nên gọi là luống được mà chưa dám nhận. Viên âm nghĩa là tất cả thứ tiếng là một thứ tiếng, một thứ tiếng là tất cả thứ tiếng. Lại một khi nói ra là diễn đạt được cùng tột (nghĩa lý) và đều đồng tất cả.

    CHI 2. TRÁCH NHẬN NGÓN TAY DÙNG ĐỂ GIẢN TRẠCH TÂM PHÂN BIỆT ĐỀU CÓ CHỖ TRẢ VỀ

    Phật bảo ông A-nan: “Các ông còn dùng tâm phan duyên nghe pháp, thì pháp này cũng là sở duyên (vọng) chẳng phải được Pháp Tính.


    Chỗ Phật nói về cái rất nhiệm mầu tròn sáng và thường trụ (diệu viên thường trụ), chính là chỉ cho cái tâm địa vốn sẵn có của A-nan. Đây là pháp tính vậy. Nếu ông A-nan nghe nói liền ngộ ý chỉ của Phật, trở lại được bản tâm chẳng do hiểu biết phân biệt. Đây là nhận được pháp tính. Nay dùng tâm phan duyên hiện tiền duyên nơi pháp âm của Phật, thì pháp âm này cùng với tâm phan duyên theo đó mà có hoặc không, nên nói chẳng phải được pháp tính. Bộ Tông Cảnh nói: “Ông A-nan còn nhận tâm phan duyên nghe pháp âm của Phật, cho là thường trụ chân âm, chấp giữ định chỉ (ý chỉ nhất định) của Phật”. Riêng tôi hiểu, ông A-nan dùng chân tâm thường trụ chấp giữ định chỉ của Phật, mà thật chưa dám nhận. Bởi vì ông tự biết mình hiện dùng tâm phan duyên mà thỏa mãn chỗ ước mong. Ấy là tâm sở ngộ và tâm năng ngộ chưa từng trở về, nên có cái nghi thưa hỏi. Như người dùng ngón tay trỏ mặt trăng để chỉ cho người khác, người kia phải nhân ngón tay mà nhìn lên mặt trăng. Nếu lại xem ngón tay cho là thể mặt trăng thì người này đâu những chỉ quên mất mặt trăng mà cũng quên luôn cả ngón tay. Vì sao? Bởi lẽ cho ngón tay chỉ là mặt trăng sáng thì, đâu những chỉ quên ngón tay mà cũng lại chẳng biết tối và sáng. Vì sao? Vì lấy thể ngón tay cho là tính sáng của mặt trăng, thì cũng không rõ được hai tính tối và sáng. Lời dạy bảo của đức Như Lai như ngón tay, tâm tính như mặt trăng. Mục tiêu của ngón tay chỉ là muốn khiến thấy mặt trăng, lập bày giáo lý là để chỉ nguồ tâm. Nhân nơi giáo mà biết tâm, mới biết ba thừa, mười hai phần giáo, chỉ là lời chỉ dấu vết. Nếu nhân nơi giáo (sở thuyên) luống dùng tâm phan duyên làm chỗ ngộ, thì rõ ràng trước mắt đều là nhận ngón tay, vì lấy ngôn giáo làm chỗ hiển phát. Đây quí ở chỗ ngay đó liền tiến trở về (ngộ nhập) lý của ngôn giáo (sở thuyên) cùng với tâm người nghe, bên linh diệu, bên tối tăm hoàn toàn khác (sáng tối khác). Chỗ ngón tay chỉ cùng với chỗ mặt trăng, tối sáng tự phân chia, nên lại có cái thí dụ quên mất ngón tay vậy. Ông cũng lại như vậy, nếu lấy cái phân biệt tiếng tôi nói pháp làm tâm của ông, thì tâm ấy tự rời cái phân biệt tiếng nói pháp vẫn có tính phân biệt. Nhân nghe nói pháp mà sinh phân biệt, thì tâm phân biệt này phải có toàn tính. Tuy rời phân biệt vẫn lặng yên trong sáng thường trụ, chẳng theo thanh trần khởi diệt. Nếu không có toàn tính thì phân biệt đều không, khiến rơi vào thuyết minh đế. Ngoại đạo tu tập lầm lẫn rối loạn, phần nhiều đều do chỗ này, văn sau tự rõ.

    Thí như có người khách đến ngủ nhờ trong quán trọ, tạm dừng rồi đi, trọn chẳng ở mãi; mà ông chủ quán thì không đi đâu, (do không đi đâu) nên gọi là chủ. Đây cũng như vậy, nếu thật là tâm của ông thì không đi đâu, làm sao rời tiếng lại không có tính phân biệt? Nói như thế chẳng những tâm phân biệt các tiếng và cái phân biệt về hình dung của tôi, rời các sắc tướng thì không có tính phân biệt. Như thế cho đến cái phân biệt đều không, chẳng phải sắc, chẳng phải không, mà bọn Câu-xá-ly vv… lầm cho là Minh Đế. Nếu rời các pháp trần cũng không có tính phân biệt, thì tâm tính của ông đều có chỗ trả về, vậy lấy cái gì làm chủ?”. Đây nói tâm phân biệt, nếu chẳng phát minh toàn tính thì lý sở duyên và tâm năng duyên trọn không thể an trụ, như người khách trọ kia tạm nghỉ rồi đi. Tại sao chẳng đối với trước khi chưa duyên pháp âm, sau khi đã duyên pháp âm và chính khi duyên pháp âm, liền đó quán trở lại xem cái gì là chủ quán? Chính phải một phen tự ngộ vậy. Nếu chỉ nhận tâm phân biệt tiếng (nói pháp) và hình (của Phật), thì khi tiếng và hình dung đã mất, tâm phân biệt cũng mất theo. Ở chỗ không phải sắc, không phải không này ít ai chẳng lầm cho là Minh Đế. Đây là chỗ bọn Câu-xá-ly vv… đều lầm lẫn, tu tập rối loạn. Rời các duyên không có thật tính, đều trả về chỗ vô chủ. Bởi do lấy tính phân biệt duyên trần bất giác làm khách, rời trần tự được làm chủ. Đây là trong cái bất giác thúc cho họ tự nhận, chứ chẳng phải thật không chủ vậy.




  3. #43
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC II _ ĐOẠN X
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN X

    CHI 3. CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỖ TRẢ VỀ


    TIẾT A. HỎI CHỖ KHÔNG TRẢ VỀ

    Ông A-nan thưa: “Nếu tâm tính của con đều có chỗ trả về, thì tại sao đức Như Lai dạy tâm diệu minh sẵn có không trả về đâu? Cúi mong Phật thương xót chỉ dạy cho điều ấy”.


    Trả về ở đây, tức là nói cái trả về trong tám chỗ trả về ở sau. Nói không trả về cũng tức cái không trả về đâu, trong câu “sẽ muốn trả về cho cái gì” ở sau. Tâm phan duyên của ông A-nan qua nghĩa khách trần, Phật đã khai thị ông đã biết cái lầm từ vô thỉ lầm nhận bóng dáng trần cảnh làm tâm. Song hiện tại khi nghe pháp còn dùng tâm phan duyên, nên chỗ ngộ vẫn là chấp cái định chỉ (ý chỉ cố định) của Phật mà chưa tiêu trở về chính mình (chưa hết ngã chấp) thì tâm tính này sẽ trả về cho tiếng pháp chớ chẳng được thường trụ. Nên ông thỉnh Phật chỉ cái tâm diệu minh sẵn có không chỗ trả về.

    TIẾT B. CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG PHẢI BÓNG

    Phật bảo A-nan: “Vả lại, cái tính thấy vốn sáng suốt của ông thấy tôi, thì cái tính thấy này tuy chẳng phải là cái diệu tinh minh tâm, nó như mặt trăng thứ hai, không phải bóng mặt trăng”.


    Vả lại cái tính thấy vốn sáng suốt của ông thấy tôi là Phật muốn chỉ cho ông A-nan chính khi dùng tính thấy để thấy Phật. Tính thấy này gọi là nguyên minh do ở trong nhãn căn chiếu rõ, được chỗ không yêu ghét, thật nguyên là tính giác. Chỉ vì chưa được phát minh, chẳng thể gọi là tâm diệu tinh minh được, nên nói là mặt trăng thứ hai. Nếu duyên theo trần phân biệt, trần còn thì sinh, trần đi thì diệt, chỗ này gọi là bóng mặt trăng. Nhân ông A-nan đã ngộ cái lỗi duyên theo bóng mà tâm năng duyên chưa rõ, còn kẹt nơi phân biệt, nên lại dùng cái tính thấy hiện tiền chẳng rơi vào suy lường (tư lương) khiến cho ông tự nhận. Nếu ngay đó phát minh, tức là tâm diệu tinh minh lại không riêng có cái thể nào khác nữa!

    TIẾT C. NÊU TÁM THỨ TRẦN TƯỚNG

    Ông hãy nghe cho kỹ, nay tôi sẽ chỉ cho ông chỗ không thể trả về. A-nan, cửa đại giảng đường này, mở rộng về phương Đông, khi mặt trời lên thì chiếu sáng; giữa đêm không trăng mây mù mờ mịt thì tối tăm; chỗ có các cửa thì thấy thông suốt; khoảng tường ngăn thì thấy bít lấp; chỗ phân biệt được thì thấy cảnh sắc duyên; trong chỗ trống rỗng toàn là hư không; cảnh tượng mịt mù là bụi tối; mưa tạnh trời thanh lại thấy trong.


    Ngài Chân Tế nói: “Muốn cầu cái không chỗ trả về, trước chỉ tướng có thể trả về”.

    TIẾT D. CHỈ TÁM THỨ TRẢ VỀ

    A-nan, ông hãy xem các tướng biến hóa này, nay tôi đều trả về bản nhân của nó. Thế nào là bản nhân? Anan, các tướng biến hóa này, sáng trả về cho mặt trời. Vì sao? Vì nếu không mặt trời thì không sáng. Nguyên nhân cái sáng thuộc về mặt trời, cho nên trả về cho mặt trời. Cái tối trả về cho đêm không trăng; thông suốt trả về cho cửa; ngăn bít trả về cho tường vách; sắc duyên trả về cho phân biệt; rỗng không trả về cho hư không; mù mịt trả về cho bụi; trong sáng trả về cho trời tạnh. Tất cả vật có ra trong thế gian đều không ngoài các thứ này.


    Đây là nêu tám thứ tướng có chỗ trả về để chỉ ra cái tính thấy (kiến tinh).

    TIẾT E. CHÍNH CHỈ CÁI KHÔNG THỂ TRẢ VỀ

    Còn tính thấy sáng suốt của ông thấy tám thứ kia, ông muốn trả nó về đâu? Vì sao? Vì nếu trả về cho sáng, thì khi tối đến cũng không thấy tối. Tuy sáng tối mỗi mỗi đều sai khác, nhưng cái thấy không sai khác. Các thứ có thể trả về được, tự nhiên chẳng phải ông. Cái ông không thể trả về được, chẳng phải ông thì là gì? Ắt biết tâm ông vốn nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt mà ông tự mê muội, bỏ mất tính bản nhiên, đành chịu luân hồi, thường bị trôi nổi chìm đắm trong sinh tử. Thế nên, Như Lai nói là đáng thương xót vậy!”.


    “Ông sẽ muốn trả về đâu?”. Đây là phân biệt rõ ràng để chỉ thẳng, rồi sau lại nói các thứ sai khác, tính thấy không sai khác. Cái sai khác có thể trả về, còn cái không sai khác kia há là người nào khác! Tâm ông là chỉ cho tính thấy. Chữ bản là căn cứ nơi tính thấy mà nói. Nguyên tính thấy này, cội gốc từ tính diệu minh hiển lộ, ngay đó biết trở về, thì chẳng bị cái phân biệt làm mê lầm. Nơi đây mà lầm qua tức là bỏ mất tính bản nhiên, thường bị trôi nổi chìm đắm, nên đáng thương xót! Ông A-nan nghe Phật nói, tâm tính ông đều có chỗ trả về, liền thấy được rõ ràng tâm phân biệt này cũng trả về cho tiếng Phật nói pháp, do ông tự biết mình hiện dùng tâm phan duyên để làm thỏa mãn chỗ ước mong. Thật rất trúng vào gốc nghi không thể tự mê muội, cho nên lại dùng cái tâm vốn nhiệm mầu sáng suốt để thưa thỉnh. Đức Thế Tôn bảo: “Còn tính thấy của ông thấy tám thứ kia sẽ muốn trả về đâu?” là rời các tướng mà hiển bày căn tính; cũng có thể rời phân biệt mà chỉ thức tâm, mới bảo rằng tâm tính kia đều có chỗ trả về. Vì sao? Phải biết tính thấy, thấy được tám thứ kia, tùy thấy liền biết, chẳng rơi vào suy lường, tuy đều chưa từng phát minh, không có chỗ tiêu nhập trở về. Song cái vọng thức xen lẫn kia ở nơi đây đồng với hiện lượng mà Thánh ý nhận lấy chính cùng với tính diệu tinh tịnh minh, thể dụng tương tợ để mong ngay đó tự nhận, tức đồng như cái sẵn được (bản đắc). Có thể gọi là nhờ chút ít phương tiện liền chứng Bồ-đề. Suy đây mà biết câu nói của người đời “có được nơi tâm mới làm ra sự vật”, sáng tối hai đường, một buông, một thu lăng xăng đứt nối, đều là tâm tính mỗi mỗi có chỗ trả về vậy.




  4. #44
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC II _ ĐOẠN X
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN XI

    LỰA RIÊNG TRẦN CẢNH ĐỂ NÊU RA TÍNH THẤY


    TIẾT A. HỎI CHỖ KHÔNG TRẢ VỀ

    CHI 1. VẬT KHÔNG PHẢI TA

    A-nan thưa: “Con tuy biết tính thấy này không trả về đâu, nhưng làm sao biết nó là Chân Tính của con?”.


    Trước đã phá tâm phan duyên năng ngộ, nay hỏi chỗ sở ngộ nhiệm mầu sáng suốt. Làm thế nào khiến cho con biết được ngay cái kiến tính này, chính là cái diệu minh chân tính của con, là ý ông A-nan vẫn chẳng dám tự nhận.

    Phật bảo A-nan: “Nay tôi hỏi ông, hiện nay ông chưa được quả Vô Lậu Thanh Tịnh, do nương theo oai thần của Phật mà thấy được cõi Sơ thiền không bị chướng ngại; ông A-na-luật-đà thì thấy cõi Diêm-phù-đề như xem trái yêm-ma-la để trong bàn tay; các vị Bồ-tát vv… thấy cả trăm ngàn cõi thế giới; mười phương Như Lai đều thấy cùng tận các cõi nước thanh tịnh như số vi trần không sót chỗ nào; còn chúng sinh xem thấy không quá gang tấc.

    Trong Bổ Di nói: “Cái chuẩn đích của tiểu quả A-la-hán chỉ xem thấy một tiểu thiên thế giới”. Nay ông Anan mới chứng được sơ quả mà xem thấy ngang bằng một tiểu thiên thế giới. Sơ quả mà thấy được là nhờ thần lực của Phật. Nếu thấy riêng sức họ chỉ thấy đến cõi Sơ thiền. Kinh Tịnh Danh nói: “Ông A-na-luật trả lời với Phạm Vương Nghiêm Tịnh: “Tôi thấy cõi nước của Phật Thíchca Mâu-ni gồm ba ngàn đại thiên thế giới này như xem trái yêm-ma-lặc để trong bàn tay”. Ở đây nói Diêm-phù-đề là tất cả cõi Diêm-phù-đề. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả cõi Diêm-phù-đề đều nói ở trong cõi Phật”. Diêm-phù-đề do lấy tên một thứ cây mà đặt tên cõi. Trái yêm-ma-lặc giống như trái đào hay trái lý xứ ta. Chính khi đang cầm trái ấy, nên lấy để thí dụ. Quả Sơ địa thấy một trăm cõi Phật, Nhị địa thấy một ngàn cõi Phật, Thập địa thấy vô lượng cõi Phật.

    Kinh Duy-ma-cật nói: “Các Phật Thế Tôn được chân thiên nhãn, thường ở trong chính định, đều thấy các cõi nước của chư Phật không có hai tướng”. Bởi vì hàng Nhị thừa ở trong định thì thấy, xuất định chẳng thấy; Như Lai thì chưa từng chẳng định, cũng chưa từng chẳng thấy, nên nói thường ở trong chính định. Chúng sinh cách tấm giấy mỏng chẳng thấy vật bên ngoài. Đây là đem chúng sinh đồng liệt kê ra, để chỉ chỗ thấy có rộng hẹp chẳng đồng, mà tính hay thấy thì không khác.


    A-nan, lại tôi với ông cùng xem cung điện của Tứ Thiên Vương, ở khoảng giữa xem khắp những vật dưới nước, trên mặt đất và trong hư không (thủy lục không hành), tuy có nhiều hình tượng tối sáng khác nhau, nhưng đều là cảnh tiền trần phân biệt ngăn ngại. Ông hãy ở nơi đó phân biệt cái gì là mình, cái gì là vật? Nay tôi cho ông lựa trong cái thấy, cái gì là Tâm Thể của ông (ngã thể), cái gì là hình tượng của sự vật? A-nan, cùng tột sức thấy của ông từ mặt trời mặt trăng, chính là vật chẳng phải ông; cho đến thất kim sơn xem xét cùng khắp, tuy có những thứ hào quang cũng là vật chẳng phải ông, lần lần xem đến mây kéo chim bay, gió động, bụi dấy, cây cối, núi sông, rau cỏ, người, thú thảy đều là vật chớ chẳng phải ông.

    Trong cái thấy lựa ra, nghĩa là lựa ra trong chỗ thấy, cái nào là thể của ta (ngã thể), cái nào là hình tượng của sự vật, kia đây cho rõ ràng. Thể của ta (ngã thể) tức là tính thấy. Cái nào là phải, cái nào chẳng phải là khiến cho ông A-nan tự chọn lấy. Cho đến “là vật chứ chẳng phải ông”, chính là thay ông để lựa ra, lại cũng là phương tiện của đức Như Lai vậy.

    CHI 2. HIỂN BÀY TÍNH THẤY CHẲNG PHẢI VẬT

    A-nan, tính chất của các vật xa gần tuy có sai khác, nhưng đều là vật do tính thấy trong sạch của ông xem thấy. Vậy các loại kia tự có sai khác, mà tính thấy của ông không sai khác. Tính thấy sáng suốt nhiệm mầu này quả thật là tính thấy của ông.


    Trước từ nơi thể của ta và hình tượng của sự vật lựa ra rõ ràng. Đây chính là trở về tính thấy. Lại nói: “Thật là tính thấy của ông” là khiến tự đảm đang lấy. Tính thấy của ông mà nói là thanh tịnh, là để giản trạch nó không phải xen lẫn với vọng thức.

    Ngài A-nan tuy biết tính thấy không có chỗ trả về, mà vẫn còn chưa biết là chân tính của mình. Bởi do chưa phân biệt được sự vật và cái ta, nên không thể nơi tính thấy kia hoát nhiên biết được chỗ trở về. Xét về chúng sinh hằng ngày, thân ở trong vật, nên chỗ nhận thấy đều là vật, tức hay phản quán mà lại xen lẫn với vọng thức. Thế nên đức Thế Tôn ta xác định chỉ rõ những vật tượng hiện có, nói rằng chính là vật chứ chẳng phải ông, là vạch rõ không cho nghĩ tưởng vật khác. Nhiên hậu mới nói, các vật có tính tuy có sai khác nhưng đồng là vật do cái thấy trong sạch của ông xem thấy. Cái thấy (kiến tinh) mà nói trong sạch là khiến cho biết một tính thấy này chẳng cùng xen tạp với các vật. Nó vốn nhiệm mầu như thế, đều dứt hết tướng vọng tưởng, chỉ thuần một tâm chân thật. Trong khoảng sát na bên trong tự chứng biết, chẳng theo phân biệt.


    Nếu tính thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái thấy của tôi. Nếu khi đồng thấy sự vật mà gọi là thấy cái thấy của tôi, vậy khi tôi không thấy, sao ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu ông thấy được cái không thấy, thì tự nhiên nó không phải là tướng của cái không thấy kia. Nếu ông không thấy được chỗ không thấy của tôi, thì cái thấy bản nhiên không phải là vật, sao lại không phải là ông?

    Đây nói tính thấy ắt không phải vật, nên chỉ tính thấy chính là ông A-nan. Nhân đó đề cập đến cái không thấy cũng là ông A-nan. Tóm lại đều chẳng phải vật khác. “Nếu tính thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy được tính thấy của tôi”, là nói mỗi người đều có tính thấy ắt không thể thấy lẫn nhau, bởi có thể thấy tức thành ra vật rồi. Dẫu cho nói: “Nếu khi đồng thấy vật này, tức do đồng thấy, mà gọi là thấy tính thấy của tôi”. Trái lại, “khi tôi không thấy” là để gạn cùng tính thấy ắt không thể thấy. Tóm lại thấy và không thấy cũng đều là ông A-nan. Lại dẫu cho ông nói: Nếu thấy được cái không thấy thì tự nhiên không phải là tướng của cái không thấy kia. Đây là chỗ ông A-nan thấy chẳng phải người khác. Cuối cùng dẫu nói: “Nếu chẳng thấy chỗ không thấy của tôi”, đây là chỗ chẳng thấy của ông A-nan, chung lại không phải là người khác. Nói “tôi” là do đức Như Lai tự nói. Nói “kia” là thay cho ông A-nan mà nói.

    CHI 3. CHỈ RÕ VẬT VÀ TA KHÔNG LẪN LỘN

    Lại như cái thấy là vật thì đương khi ông thấy vật đó, ông đã thấy được vật, thì vật cũng thấy được ông. Thế thì thể tính xen lộn, ông và tôi cùng các thế gian không thành lập được.


    Đây là nói vật và ta không xen lẫn nhau, để chứng minh tính thấy ắt không phải vật. Nếu tính thấy là vật, thì vật cũng phải thấy. Vậy ông hay thấy vật, vật cũng hay thấy ông, không phân tự tha, vật thể và tính thấy lẫn lộn, ắt hữu tình vô tình không thể phân định vị trí của nó được. Các thế gian nghĩa là chúng sinh và khí thế gian, tức chỉ cho hữu tình và vô tình vậy.

    A-nan, nếu khi ông thấy thì chính ông chứ chẳng phải tôi, tính thấy trùm khắp đó chẳng phải ông chứ là ai?

    Đây chính là lời Phật khuyến cáo. Bởi vì tính thấy tuy đồng, nhưng mỗi người đều có sự thọ dụng riêng. Ngàn sông một mặt trăng, muôn bóng (mặt trăng) đồng tròn, ông nên tự biết chẳng vay mượn nhau.

    Tại sao ông nghi Chân Tính của ông? Tính của ông mà ông chẳng tự nhận lấy, lại cầu tôi chỉ giùm cho ông?”.

    Đây là lời Phật quở trách, tính của ông chẳng tự nhận lấy. Nghĩa là trong tính có ông, như trên mặt biển có sóng, chưa từng rời khác. Ông ở trong tính ấy dường như đứng trên sóng mà lại mong được thấy mặt biển, nên liền hồ nghi. Nếu biết ông và tôi đồng nguồn, đều tự nhận lấy chỗ chân thật, tâm mắt đồng chứng, đâu nhờ hỏi người khác.
    Bởi do tự chứng phần, rồi sau khởi ra kiến phần, tướng phần mới có sắc và tâm. Tâm tức là tám thức thuộc về kiến. Sắc tức là căn trần thuộc tướng. Nên biết kiến phần và tướng phần vốn tự đồng nguồn, vật và ta khó phân từ xưa đến nay đã lâu rồi vậy. Ông A-nan không thể tự nhận tính thấy, đây là cái chấp câu sinh xưa nay như vậy. Gá vào vật tức là bỏ sót tự tâm. Ngược cái thấy trở lại vẫn còn thừa cái phân biệt. Nếu chẳng phải triệt để biết trở về, ắt không thể đối trước muôn vật, thoạt nhiên riêng thoát. Như nước đổ xuống đá, như sắt gieo trên không, vốn chẳng rời nhau, cũng không hợp nhau. Đây vẫn là cảnh giới riêng chứng của bậc Thánh, tức ngay nơi việc hằng ngày của phàm phu. Khi thấy sắc, nghe tiếng có gì là đồng là khác. Mắt sáng vẫn tròn đủ rõ ràng trước mắt. Tính nghe thông suốt, tiếng và vang chẳng xen tạp. Ở đây tuy chẳng nhờ tu trì, cũng phải một phen tự nhận được. Đức Như Lai xem xét kỹ mới nói, bởi thấy cái khó kia, nên mới đinh ninh nói cái dễ vậy.




  5. #45
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC II _ ĐOẠN X
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 4. NGHI CÁI THẤY CÓ LỚN NHỎ ĐỨT NỐI

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, nếu tính thấy này nhất định là con chẳng phải vật khác, thì khi con cùng đức Như Lai xem kho tàng bảo điện thù thắng của Tứ Thiên Vương, ở cung mặt trời mặt trăng, cái thấy này trùm khắp cả cõi Ta-bà; lui về tinh xá chỉ thấy vườn chùa, đến khi thanh tâm nơi phòng chái, thì chỉ thấy một chái nhà.Bạch Thế Tôn, cái thấy này như thế, thể nó xưa nay khắp giáp một cõi, nay ở trong nhà chỉ thấy nội trong nhà. Vậy cái thấy này rút lớn làm nhỏ, hay bị tường vách ép lại khiến cho đứt đoạn. Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào? Cúi mong Thế Tôn mở rộng lòng từ vì con diễn nói rõ”.


    Tiếp văn trên nói, tính thấy khắp giáp ắt là ta chẳng phải vật khác. Ở đây lại nhân chỗ thấy có rộng hẹp, nên nghi tính thấy có co giãn. Ta-bà, Trung Hoa dịch là nhẫn độ (cõi nhẫn). Già-lam nói đủ là Tăng-già-lam-ma, Trung Hoa dịch là Chúng viên (vườn chùa).

    CHI 5. CHỈ TIỀN TRẦN LÀM NGĂN NGẠI

    TIẾT A. DỤ ĐỒ VẬT VÀ HƯ KHÔNG

    Phật bảo A-nan: “Tất cả các thứ trong ngoài lớn nhỏ ở thế gian đều thuộc về tiền trần, chẳng nên nói tính thấy có co giãn.


    Một câu “đều thuộc về tiền trần” đã giải thích được ý nghĩa của cái nghi, để ví cho chúng sinh chẳng hay xoay lại tính thấy, đều bị tiền trần làm ngăn ngại. Sau đây sẽ phát minh ý chỉ này.

    Thí như món đồ vuông, trong ấy thấy hư không vuông, nay tôi lại hỏi ông, trong món đồ vuông này nhìn thấy hư không vuông, là nhất định vuông hay không nhất định vuông? Nếu nhất định vuông, thì khi ở trong món đồ tròn, hư không đáng lẽ chẳng tròn. Nếu không nhất định thì khi ở trong món đồ vuông đang lẽ hư không chẳng vuông. Ông nói chẳng biết nghĩa này thế nào, nghĩa tính là như thế, sao còn hỏi là thế nào?

    Nhất định vuông thì bị hạn cuộc trong món đồ. Nếu chẳng nhất định vuông thì hư không có thật thể. Dùng để thí dụ tính thấy chẳng bị vật làm chướng ngại, mà cũng hay tùy vật làm phép tắc (khuôn phép), há lại bị cái lượng của pháp giới giới hạn sao? “Nghĩa tính” là nghĩa của tính thấy. “Sao còn hỏi là thế nào?” (vân hà vi tại), nói tính thấy là như vậy, chẳng theo vật mà có tướng.

    TIẾT B. BỎ ĐỒ VẬT VUÔNG TRÒN

    A-nan, nếu muốn nhập được tính không vuông tròn, chỉ trừ bỏ cái vuông của đồ vật, thì biết thể hư không vốn không vuông; không nên nói phải bỏ cái tướng vuông của hư không.


    Cái tính không vuông tròn là hư không, dùng để thí dụ cho tính thấy. Nhập (vào) nghĩa là chứng nhập. Nếu muốn chứng nhập tính thấy, chỉ bỏ cái thấy tiền trần thì tính thấy tự như. Chẳng phải “bỏ tướng vuông của hư không” là hư không ở trong món đồ vuông tròn, nhân mỗi món đồ vuông tròn mà đều nghi hư không. Kinh Lăng Già Tâm Ấn nói: “Bỏ vọng thì gồm chân đều bỏ”. Đâu biết cái thấy do đối với vật mà hiển bày. Vật tự có đến đi, chẳng phải tính thấy có hay không, chẳng có còn hay không còn, nên chẳng dụng công trừ bỏ vậy.

    Nếu như ông hỏi: Khi vào nhà cái thấy rút nhỏ lại, vậy khi ngước xem mặt trời, há ông kéo tính thấy giãn ra ngang với mặt trời? Nếu bị tường vách ngăn ép, tính thấy phải đứt đoạn, thì khi xoi một lỗ nhỏ sao không thấy dấu nối? Nghĩa ấy chẳng đúng!

    Đây là nói tính thấy không thể rút lại, cũng không thể giãn ra. Tính thấy cũng không đứt, không nối.

    CHI 6. KHAI THỊ VỀ CHUYỂN ĐƯỢC VẬT

    Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, mê mình làm vật, bỏ mất bản tâm (Chân Tâm sẵn có), bị vật xoay chuyển, nên ở trong ấy lại xem có lớn nhỏ.


    Tính Như lai tạng một phen rơi vào “chuyển thức” và “hiện thức” thì tâm và sắc rõ ràng. Bởi mê tính bản minh nên chỗ thấy đều là vật. Ban đầu cảnh từ tâm sinh, sau đó tâm theo cảnh chuyển. Tính hư không luống có, thì cái thấy vuông tròn khó trừ. Xem thấy có lớn, nhỏ bởi từ đây mà hiện.

    Nếu hay chuyển được vật tức đồng Như Lai, thân tâm tròn sáng chẳng rời nơi đạo tràng, trên đầu một mảy lông có thể chứa đựng được mười phương cõi nước.

    “Chuyển vật” là chuyển tất cả vật làm chính mình. Tất cả muôn pháp chỉ do tâm hiện đều không tự tính, duy có nhất tâm. Chỉ rời phân biệt tức là Bát-nhã (trí tuệ), Bát nhã trùm khắp thì thân tâm tròn sáng. Tâm tròn sáng thì nhiếp sự về lý, thường chiếu thường tịch, tám thứ gió(1) không động. Thân tròn sáng thì thể lý đều là sự. Một tức tất cả, tất cả tức một. Mảy lông và cõi nước bỗng nhiên hiện tiền, chẳng nhờ thần thông mà diệu dụng. Pháp ấy (nhĩ) dung nhiếp.

    Tóm lại, do ông A-nan chẳng hay tự nhận tính thấy nên bị tiền trần làm ngại. Đức Thế Tôn trước đã chỉ bày tính thấy đó là ông, nay mới phát minh bốn chữ “bị vật xoay chuyển” là gốc của bệnh. Bệnh này đã hết thì tính thấy trùm khắp gồm chứa cả pháp giới, do một phen phản quán mà được. Chỉ vì chẳng hay phản quán thì tính thấy này chỉ thấy có trước mắt. Trước mắt nếu thấy rỗng rang (rộng lớn) thì cho là tính thấy lớn, trước mắt nếu thấy chật hẹp (ép bức) thì cho là tính thấy nhỏ. Nhưng chẳng biết rỗng rang hay nhỏ hẹp đều thuộc về tiền trần. Giống như trong đồ vuông thì thấy hư không vuông, riêng trong đồ tròn thì thấy hư không tròn, mà chẳng biết tướng vuông tròn đều thuộc đồ vật. Do hư không không vuông tròn nên nhận biết tính thấy không có lớn nhỏ … chỉ hay chẳng theo tiền trần mà khởi tri kiến (phân biệt) gọi là chuyển vật, ngay đó tròn sáng, tuy còn ở nơi thân tâm chúng sinh, nhưng cùng với Phật không hai.

    (1) Lợi, suy, hủy nhục, đề cao, khen, chê, khổ, vui.



  6. #46
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC III _ ĐOẠN I
    __________________________________________________ ______________________________________


    MỤC III:

    NÊU TÍNH THẤY RA NGOÀI NGHĨA PHẢI VÀ CHẲNG PHẢI

    ĐOẠN I

    NGHI CÁI THẤY HIỆN Ở TRƯỚC MẮT


    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, nếu tính thấy này nhất định là tính nhiệm mầu của con, thì diệu tính đó phải hiện ở trước mắt con, cái thấy đó hẳn thật là con, vậy thân tâm con hiện nay là vật gì?


    Ông A-nan vẫn còn chấp tính diệu minh sở ngộ chưa dám tự nhận, bởi tâm phan duyên năng ngộ phân biệt chưa an. Tuy nương lời đức Như Lai chỉ dạy tính thấy không chỗ trả về, tiền trần lưu ngại, mà thân tâm phân biệt vẫn còn thì tính thấy hiện tiền luống cách xa. Nếu chấp hiện tiền thì trái lại dư thừa thân tâm (ngã) hiện nay. Bệnh tại vật và ta chưa tiêu dung, thị và phi còn xen lẫn. Có các năng nhập (hay vào) thì trái với tâm giác ngộ thanh tịnh. Nếu không còn tính thấy (hay thấy) và các duyên (vật bị thấy), thì tự nhiên đến nhất chân pháp giới (Phật). Vì muốn chỉ chỗ rốt ráo, nên tạm mượn đương cơ (ông A-nan).

    Nhưng hiện nay thân tâm con thật có phân biệt, còn cái thấy kia không phân biệt được thân con. Nếu thật là tâm con, khiến cho con hiện nay có thấy, vậy tính thấy ấy thật là con, còn thân này không phải con, thì khác nào trước kia đức Như Lai gạn hỏi: “Vật hay thấy được con”. Cúi mong Đấng Đại Từ chỉ bày cho chỗ chưa ngộ”.

    Chẳng hay tự nhận được tính Diệu Minh (tính thấy) thì cái thân tâm phân biệt vẫn còn làm chủ tể, nên nói là có thật. Tuy ngộ được tính thấy không chỗ trả về, theo cảnh đối hiện, tính không phân biệt rõ ràng mà chẳng dùng được, ấy là chỗ tính thấy đã ngộ được là khách, thân tâm phân biệt vẫn làm chủ. Chủ hay phân biệt được khách, khách chẳng hay phân biệt được chủ vậy. Nếu cho đây là ta thì thân tâm này chẳng phải ta, đó là cái thấy và thân tâm chia làm hai thể. Nên nói là: “Vật hay thấy được con”, cũng rất rõ ràng kia (A-nan) không thể tự nhận vậy.

    ĐOẠN II

    CHỈ RA KHÔNG CÓ CÁI GÌ TỨC LÀ CÁI THẤY

    CHI 1. NÊU TƯỚNG ĐỂ GẠN HỎI CÁI THẤY

    Phật bảo A-nan: “Nay ông nói cái thấy ở trước mặt ông, nghĩa ấy không đúng! Nếu thật ở trước mặt ông và ông thật thấy, thì tính thấy này đã có chỗ nơi đều chỉ ra được. Vậy nay tôi cùng ông ngồi trong rừng Kỳ-đà xem khắp rừng suối, nhà cửa, phía trên đến mặt trời mặt trăng, phía trước là sông Hằng, nay ông ở trước tòa sư tử của tôi, hãy đưa tay chỉ rõ ra các thứ tướng ấy: chỗ mát là rừng cây, chỗ sáng là mặt trời, chỗ ngăn ngại là vách, chỗ thông suốt là hư không, như thế cho đến cỏ cây mảy mún lớn nhỏ tuy có sai khác, nhưng đã có hình tướng đều có thể chỉ ra được. Nếu nhất định cái thấy kia hiện trước mắt ông, ông nên lấy tay chỉ rõ cho chính xác cái nào là cái thấy? A-nan, ông nên biết, nếu hư không là cái thấy, đã thành cái thấy rồi, cái gì là hư không? Nếu vật là cái thấy, đã là cái thấy thì cái gì là vật? Ông nên chín chắn phân tích trong muôn vật lựa ra tính thấy sẵn có sáng suốt thanh tịnh nhiệm mầu để chỉ rõ cho tôi, cùng các vật kia một cách rõ ràng không lầm lẫn”.


    Cái thấy ở trước là để gạn cùng không có cái phải, toan muốn đoạt cái sở ngộ kia. Lại gạn cùng không có cái chẳng phải, trọn dùng để đoạt cái năng ngộ kia. Cho đến tính thấy chỗ sở ngộ liền quên, phân biệt năng ngộ cũng dứt, thì pháp giới hiện tiền, không có phải và chẳng phải, mới là rốt ráo. Đây là trước gạn cùng cái thấy ở trước “phi” mở ra, “bác” là chẻ (tách ra).

    CHI 2. ĐÁP KHÔNG PHẢI CÁI THẤY

    A-nan thưa: “Nay con ở trong giảng đường này, nhìn xa thấy sông Hằng, trên thấy mặt trời mặt trăng, đưa ngón tay chỉ ra, dẫu dùng mắt nhìn xem chỗ chỉ ra được đều là vật không phải là cái thấy. Bạch Thế Tôn, đúng như lời Phật vừa dạy, chẳng những hàng Thanh văn sơ học hữu lậu chúng con, cho đến Bồ-tát cũng không thể đối trước hiện tượng của muôn vật vạch ra được cái thấy, rời tất cả vật riêng có tự tính”. Phật nói: “Đúng thế! Đúng thế!”


    Cái thấy nghe hằng ngày của mọi người đều nương nơi thanh sắc mà được tạm hiện, cũng như điện chớp, thoạt chiếu vào thì sáng soi phân biệt rành rẽ. Tính phân biệt này chấp làm tâm ta, làm thân ta, cũng đã lâu rồi! Bỗng nhiên khiến rời các phân biệt, trở lại chỉ ra cái thấy nghe, tuy được có chỗ ngộ vẫn còn ở trước mắt như cũ. Muốn xả thân tâm mà khó quên chấp ngã. Toan xét cái phân biệt chấp ngã chẳng phải vật khác, nên trước dạy chóng trừ cái thấy ở trước mắt. Đức Như Lai sở dĩ gạn cùng nơi không chỗ chỉ bày, nhiên hậu ngay nơi thân tâm này y nhiên như cũ. Xét về tất cả vật tượng đều do tính thấy mà có. Nếu tính thấy này đồng với vật có thể chỉ bày, thì vật từ đâu mà hiển lộ, tính thấy từ đâu mà nương gá? Riêng chỉ ra đều là vật, chính vì toàn thể là vật mà không phải tính thấy. Nếu ở trong mê không thể tự thấy, giả sử được thâm ngộ trở lại đồng với vật. Lý này rất sâu xa mầu nhiệm, nếu chẳng phải Bồ-tát thì không thể chứng biết. Ngài Khánh Hỷ xem đồng như Thanh văn, hoặc ở nơi đây có thể thấy đại khái vậy.



  7. #47
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC III _ ĐOẠN III
    __________________________________________________ ______________________________________




    NÊU TÍNH THẤY RA NGOÀI NGHĨA PHẢI VÀ CHẲNG PHẢI

    ĐOẠN III

    CHỈ RA KHÔNG CÓ CÁI GÌ NGOÀI CÁI THẤY


    CHI 1. NÓI CÁI KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐỔI LẠI GẠN HỎI CÁI GÌ CHẲNG PHẢI CÁI THẤY

    Phật lại bảo A-nan: “Như ông đã nói, không có cái thấy rời tất cả vật riêng có tự tính, thì trong tất cả vật ông chỉ ra được, chỉ là vật chứ không phải cái thấy. Nay tôi lại hỏi ông: Ông cùng Như Lai ngồi trong rừng Kỳ-đà lại xem vườn rừng, cho đến mặt trời mặt trăng, các thứ hình tượng sai khác, nhất định không có cái thấy mà ông có thể chỉ ra được. Ông hãy phát minh trong các vật này cái gìchẳng phải cái thấy?”.


    Ở đây trước ấn chứng không có cái phải, nhiên hậu lại gạn hỏi không có cái chẳng phải. Không phải tính thấy thì sở ngộ đã tiêu. Không chẳng phải tính thấy thì tâm phan duyên liền hết. Pháp ấn vô thượng, văn sau tự thấy.

    CHI 2. ĐÁP KHÔNG CÁI GÌ CHẲNG PHẢI CÁI THẤY

    A-nan thưa: “Con thật xem khắp trong rừng Kỳđà này chẳng biết trong ấy cái gì chẳng phải là cái thấy. Vì sao? Nếu cây chẳng phải cái thấy thì làm sao thấy được cây? Nếu cây là cái thấy thì sao lại gọi là cây? Như thế cho đến nếu hư không chẳng phải cái thấy thì làm sao thấy được hư không? Nếu hư không là cái thấy thì sao lại gọi là hư không? Con lại suy nghĩ, trong muôn vật đây chín chắn phát minh không có cái gì chẳng phải là cái thấy?”.
    Phật nói: “Đúng thế! Đúng thế!”.


    Như chỗ thấy trong mộng cho là thật có các vật, đến khi thức mới biết thảy do mình mộng thấy. Há cho rằng tức chưa thức là ngã chứ chẳng phải vật, chỉ là không người hiểu biết. Việc hiện tiền trong thế gian cũng như người nằm mộng thấy, thật không phải việc khác. Ở đây nếu xem được thấu đáo lại không cùng với ngã làm duyên đối đãi, cũng chẳng ngại toàn khi thức tức là toàn ở trong mộng, cùng tất cả mộng làm nhân duyên cho thức. Kinh Pháp Hoa nói: “Chẳng như ở trong ba cõi mà thấy tướng trong ba cõi, Như Lai thấy rõ không có lầm lẫn”. Nếu hay thấy rõ không có gì chẳng phải cái thấy, thì ba cõi hiện tiền phải quán như thế nào? Không thể lại có danh tự và tướng mạo. Ban đầu gạn cùng không phải cái thấy để dứt cái thấy hiện tiền chẳng đồng với vật. Đã như thế thì gạn cùng không có cái gì chẳng phải cái thấy, khiến cho biết rõ ràng cái phân biệt chẳng phải người nào khác. Nếu có thể đối với việc này, một phen buông hết (phóng hạ) thì thân tâm ngay đó cùng với gốc xưa không hai, đều là cái nghĩa không “phải và chẳng phải” ở văn sau mà trước đã một phen trừ sạch.

    ĐOẠN IV

    NGÀI VĂN-THÙ THỈNH PHẬT PHÁT MINH HAI NGHĨA

    CHI 1. ĐẠI CHÚNG LO SỢ

    Khi ấy trong Đại chúng những vị chưa chứng quả vô học nghe Phật nói lời này đều mờ mịt chẳng biết nghĩa ấy trước sau thế nào, nên đều lo sợ mất chỗ bình thường. Cái ngã của tính thấy chóng trừ, vật phân biệt cũng hết. Chẳng phải ngã chẳng phải vật là chỗ chứng ngộ của bậc đại trí, chẳng phải hàng sơ tâm có thể biện được, nên hoang mang chẳng biết nghĩa ấy trước sau thế nào. Đây tức là hai nghĩa văn sau sẽ nói: “Nếu là cái thấy thì đáng lẽ có chỗ chỉ ra được. Nếu không phải cái thấy thì đáng lẽ không thấy”.


    CHI 2. PHẬT NÓI LỜI THẬT ĐỂ AN ỦI

    Đức Như Lai biết Đại chúng lo sợ, nên sinh lòng thương xót, liền an ủi ông A-nan và cả Đại chúng rằng: “Các Thiện nam tử! Đấng Vô Thượng Pháp Vương nói lời chân thật, như tính Chân Như mà nói, đều chẳng hư dối, chẳng phải như bọn Mạt-già-lê dùng bốn thứ luận nghị “kiểu loạn bất tử”. Ông nên chín chắn suy nghĩ, chớ phụ lòng thương mến của tôi!”.


    Toan diễn bày đại pháp, trước khen ngợi lời Phật, khiến cho lòng tin kia được vững chắc. Đức Như Lai có năm thứ ngữ (lời nói). Ngài Tư Trung nói: “Không nói tà vạy là nói chân; nói xứng lý gọi là nói thật; nói chẳng thay đổi gọi là nói Như; tâm cảnh tương ưng (hợp nhau) gọi là nói không dối; xa thấy chưa rõ thì không nói, gọi là không nói sằng”. “Bốn món kiểu loạn” nghĩa là: Cũng thay đổi cũng thường hằng, cũng sinh cũng diệt, cũng có cũng không, cũng tăng cũng giảm là chấp giữ hai bên không có nghĩa quyết định, để rõ ý Phật dạy, thị phi đều lìa, tâm cảnh đều bỏ, để hiển bày tính chân thật nhiệm mầu vốn không hý luận. Ai mộ nghĩa là tình thương xót và ngưỡng mộ, ý nói phải suy nghĩ chín chắn chớ phụ lòng thương mến của đức Như Lai.

    CHI 3. NGÀI VĂN-THÙ THỈNH PHẬT PHÁT MINH

    Khi ấy, ngài Văn-thù Sư-lợi Pháp Vương Tử thương xót bốn chúng, ở trong Đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Đại chúng đây không nhận được chỗ đức Như Lai phát minh hai nghĩa “phải và chẳng phải” (thị phi thị), nơi hai thứ “cái thấy” và “sắc không”.


    Ngài Văn-thù xuất hiện ở đây là mượn trí tuệ lớn để hỗ trợ làm cho sáng tỏ đại pháp (pháp lớn), chẳng phải hàng Thanh văn, Quyền thừa Tiểu thừa có thể làm được. “Tinh kiến sắc không” là đối với sắc không ở trên để biện biệt tính thấy. Hai thứ (nhị chủng) tức chỉ nghĩa “phải và chẳng phải” (thị và phi). “Phải” tức là nghĩa không phải tính thấy. Văn sau có nói: Nếu là tính thấy đáng lẽ phải có chỗ chỉ ra được. “Chẳng phải” tức là nghĩa không gì chẳng phải tính thấy. Văn sau nói: “Nếu không phải tính thấy, đáng lẽ không chỗ thấy”. Lẫn xem liền thấy.

    Bạch Thế Tôn, các hiện tượng sắc không vv… nơitiền cảnh, nếu là cái thấy thì đáng lẽ có chỗ chỉ ra được; nếu chẳng phải là cái thấy thì đáng lẽ không thể thấy. Mà nay chẳng biết nghĩa này về đâu nên mới có lo sợ, chứ chẳng phải vì trước đây căn lành mỏng ít. Cúi mong đức Như Lai mở lòng đại từ chỉ rõ các vật hiện tượng này và cái thấy nguyên là vật gì mà ở trong ấy không có cái “phải” và “chẳng phải”.

    Câu “nguyên là vật gì?” là thầm bảo: Nguyên là thể giác ngộ thanh tịnh nhiệm mầu sáng suốt. Biết đồng một thể thì vật ngã đều như nhau, không lời có thể nói, không thức có thể phân biệt, nên nói “trong ấy không có cái phải và chẳng phải”.



  8. #48
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC III _ ĐOẠN V
    __________________________________________________ ______________________________________




    NÊU TÍNH THẤY RA NGOÀI NGHĨA PHẢI VÀ CHẲNG PHẢI

    ĐOẠN V

    CHÍNH CHỈ CÁI THẤY KHÔNG CÓ CÁI “PHẢI” VÀ “CHẲNG PHẢI”

    CHI 1. HỘI CHUNG KIẾN VÀ TƯỚNG NGUYÊN LÀ BỒ-ĐỀ

    Phật bảo ngài Văn-thù Sư-lợi và cả Đại chúng: “Mười phương Như Lai và đại Bồ-tát khi tự trụ trong chính định kia,


    Bộ Tông Cảnh chép: “Nếu chưa trụ trong chính định (tam-ma-địa) thì chẳng tin ngoài tâm không pháp. Do trí phân biệt tâm hiểu biết chưa quên, chỉ duyên cảnh khác chưa an trụ chỗ của chính mình”. Đại Bồ-tát là chỉ cho hàng Thập địa về sau. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tammuội nói: “Phật nói Chính định ấy chẳng phải bậc Cửu địa trở xuống và hàng Nhị thừa có thể biết được”. Chính định này, tức là Chính định Thủ Lăng Nghiêm. Cái thấy và cảnh bị thấy cùng với các tướng tưởng đều như hoa đốm giữa hư không vốn không thật có. Cái thấy và cảnh bị thấy này (duyên), nguyên là thể giác ngộ nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt. Cớ sao trong ấy lại có cái nghĩa “phải” và “chẳng phải”. Cái “thấy” (kiến) là chỉ cho “căn”, “cảnh bị thấy” (kiến duyên) là chỉ cho “trần”, “tướng tưởng” là chỉ cho “thức”. Căn, trần, thức… cả ba đều như huyễn không sinh diệt, vì không tính và chẳng phải tính, nên tất cả đều chỉ có tâm. Chỗ đạt được của người trí tuệ, ở trong ấy không khởi tưởng, nói và nghĩ thảy đều lìa.

    CHI 2. PHẬT DẠY NGÀI VĂN-THÙ ĐỂ TIÊU BIỂU KHÔNG HAI TƯỚNG

    Này Văn-thù, nay tôi hỏi ông, như ông là Văn-thù, lại có Văn-thù phải là Văn-thù hay không phải Văn-thù?”.
    - Đúng như thế, bạch Thế Tôn! Con nay thật là Văn-thù, không có phải là Văn-thù. Vì sao? Vì nếu có phải là Văn-thù thì có hai Văn-thù. Song con hiện nay chẳng phải là không Văn-thù, trong ấy thật không có hai tướng “phải” hay “chẳng phải”.


    Phật cùng ngài Văn-thù đã nêu rõ hai tướng để chứng minh nghĩa này, thật chẳng phải hư dối vậy. Phật hỏi: “Ông là Văn-thù chăng?”. Ngài Văn thù thưa: “Bạch Thế Tôn! Con thật là Văn-thù!”. Phật hỏi: “Lại có Văn-thù phải là Văn-thù chăng?”. Ngài Văn-thù thưa: “Không có phải là Văn-thù. Nếu có phải là Văn-thù thì có hai Văn-thù”. Phật hỏi: “Là không Văn-thù chăng?”. Ngài Văn-thù thưa: “Nhưng hiện nay con không phải là không Văn-thù”. Nên biết chỉ có một Văn-thù đây, ngoài ra không thêm không bớt. Lấy đây để ví cho tính thấy biết sáng suốt nhiệm mầu vừa rơi vào ý tứ và ngôn ngữ (phân biệt) bèn thành lầm lẫn vậy.

    CHI 3. CHÍNH PHÁT MINH TÍNH THẤY ĐỂ CHỈ RA NGHĨA “PHẢI” HAY “CHẲNG PHẢI”

    Phật dạy: “Tính thấy nhiệm mầu sáng suốt này, cùng với hư không và tiền trần cũng lại như vậy. Vốn là chân tâm giác ngộ vô thượng thanh tịnh tròn sáng nhiệm mầu, mà vọng làm ra sắc, không và thấy nghe; ví như (người dụi mắt thấy) mặt trăng thứ hai thì cái nào phải mặt trăng, cái nào không phải mặt trăng? Này Văn-thù, chỉ có một mặt trăng thật, trong khoảng giữa vốn không có gì là mặt trăng hay không phải mặt trăng.


    Tính thấy, hư không, tiền trần vốn là chân tâm nhiệm mầu sáng suốt, là chỉ cho sắc, không và thấy nghe đều bỗng nhiên phát sinh hư vọng. Đã nói mặt trăng thứ hai lại nói cái gì “phải”, cái gì “chẳng phải”. Ắt biết chúng sinh hiện tiền căn trần xen lẫn, ngay đó rõ biết thì cái gì là “phải”, “chẳng phải”. Chớp mắt lầm qua, trở thành ấn mắt.

    Thế nên hiện nay ông xem cái thấy và trần cảnh, các thứ phát minh đều gọi là vọng tưởng, không thể ở trong ấy chỉ ra nghĩa “phải” và “chẳng phải”.

    Các thứ phát minh còn cho rằng đây là sắc, không, đây là nghe thấy. Đã chẳng như thế thì nên quán như thế nào? Người trí đối với việc này phải tự hiểu rõ ngoài cái nghĩa “phải” và “chẳng phải”. Bởi do Tính Giác sáng suốt nhiệm mầu ấy, hay khiến cho ông ra ngoài nghĩa “chỉ ra được hay chẳng chỉ ra được”. Ngài Vương Đỉnh Thuấn nói: “Ra ngoài nghĩa chỉ ra được, chẳng chỉ ra được”, nghĩa là thấy mặt trăng mà quên ngón tay. Ngài Ôn Lăng Tuyết Lãng đều lấy dụ ngón tay chỉ để giải thích, ngược lại càng tăng thêm rối rắm. Đối với chân lý vô thượng (vô thượng chân thuyên) há Trang Tử có thể sánh. Thấy nhiều càng thất niệm vậy. Cái thấy và cảnh vật bị thấy, như hoa đốm giữa hư không. Cái thấy và cảnh vật này nguyên là thể giác ngộ thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Tất cả các đức Như Lai và đại Bồ-tát khi trụ trong chính định thể ấy vốn như vậy, vốn không có hai tướng “phải” và “chẳng phải”. Ông A-nan chẳng hay tự nhận tính thấy mới bị vật làm chướng ngại. Đã vậy thì tính thấy ở trước mắt, thì cái thấy và cảnh vật bị thấy không thể như hoa đốm giữa hư không. Nếu không thể như hoa đốm giữa hư không thì thấy nghe không cùng tột, sắc và không sồ sộ; lại đâu có thể an trụ nơi tính giác ngộ thanh tịnh sáng suốt. Nếu (xem cảnh vật) như hoa trong gương, như bóng cây dưới nước, rỗng rang ngoài nghĩa “phải”, “chẳng phải”! Do đây nên Cổ nhân có nói: Như sóng nắng (dương diệm), như hoa đốm trong hư không, chẳng rơi vào “có không”. Chỉ thú này rất sâu xa và mầu nhiệm, chính phải một phen tự ngộ, chẳng thể chỉ nói suông (ngôn thuyết).




  9. #49
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC IV _ ĐOẠN I
    __________________________________________________ ______________________________________




    MỤC IV

    ĐOẠN I

    NGHI TÍNH GIÁC ĐỒNG VỚI TỰ NHIÊN NHƯ THẦN NGÃ

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, thật như Đấng Pháp Vương đã nói, tính giác duyên khắp mười phương cõi nước vắng lặng thường trụ, tính giác ấy chẳng sinh chẳng diệt.


    Ngài Ôn Lăng nói: “Giác duyên tức là tính thấy, hay thấy được sáng, tối, thông, bít khắp tất cả chỗ”. Trước đã nói tính thấy khắp giáp, lại nói thân tâm tròn sáng hàm chứa khắp cõi nước, tức là tính giác duyên khắp cả mười phương cõi nước vắng lặng thường trụ.

    (Điều ấy) so với thuyết của Phạm Chí Ta-tỳ-ca-la ngày xưa nói về Minh đế, hay các thuyết ngoại đạo như Đầu hôi vv… nói có chân ngã đầy khắp cả mười phương, có gì sai khác?

    Ngoại đạo không đạt được tính chân thật của duy thức, luống cho chỗ duy thức biến in tuồng như có cảnh hiện, tức là chấp thức thứ bảy chủ tể, thức thứ sáu duyên tiền trần làm thật ngã khắp tất cả chỗ, dường như lạm dụng chân giác trùm khắp mười phương thế giới. Chẳng biết ngoại đạo kia lập thuyết minh sơ sinh tính giác, tức là ở đây nói thức thứ tám bất giác vọng động thành nghiệp tướng. Họ lấy bất giác làm Minh đế, lấy nghiệp tướng vọng động làm thần ngã, mê lầm lý vô tính, thành ra có cái tai hoạn về thân kiến, rồi tùy theo chỗ mà đổi dời, chỉ đồng với sinh diệt. “Đầu hôi” tức là di chủng của Ta-tỳ-ca-la.

    Ở núi Lăng Già, Thế Tôn cũng từng vì ngài Đại Huệ vv… giảng rộng nghĩa này: Bọn ngoại đạo kia thường nói tự nhiên, còn tôi (Phật) nói nhân duyên chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo kia.

    Phật ở nơi Lăng Già nói: “Do nhân duyên sinh ra các pháp là để phá chấp tự nhiên của ngoại đạo. Cũng ước chỉ chỗ khởi ra có căn thân và thế giới trong thế gian, chứ chẳng phải đệ nhất nghĩa. Văn sau lại có cái nghi về lý nhân duyên.

    Nay con xét kỹ tính giác này tự nhiên, chẳng sinh, chẳng diệt, xa lìa tất cả hư vọng, điên đảo, in tuồng chẳng phải nhân duyên mà cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo kia. Xin Thế Tôn chỉ dạy thế nào để chúng con khỏi rơi vào các tà kiến, được tâm tính chân thật giác ngộ trong sạch nhiệm mầu sáng suốt”.

    Câu “Cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo kia. Xin Phật chỉ dạy thế nào để chúng con khỏi rơi vào các tà kiến”, phải đọc luôn một mạch. Nghĩa là tính thấy này tự nhiên khắp giáp, in tuồng như chẳng phải nhân duyên, bởi ý đồng với tự nhiên kia. Thế nên nói cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo kia. Xin Phật khai thị thế nào khiến được phân biệt chẳng rơi vào các tà kiến.

    ĐOẠN II

    CHỈ RA CHẲNG PHẢI TỰ NHIÊN

    Phật bảo A-nan: “Nay tôi dùng phương tiện chỉ dạy như thế, chân thật bảo ông mà ông còn chưa ngộ, lầm cho là tự nhiên. A-nan, nếu nhất định là tự nhiên, thì ông phải xét rõ có cái thể tự nhiên.

    Bàn quanh dẫn dụ gọi là phương tiện, rốt ráo không hai gọi là chân thật. Ý nói: Phật chỉ dạy lý quyền, lý thật đều đầy đủ. Chữ “Chân” là xem xét rõ ràng, ý nói là phải suy nghĩ cứu xét cùng tột thể tự nhiên. Thể tự nhiên nếu không thì thuyết thần ngã của ngoại đạo lập ra bị phá.

    (A-nan) ông hãy xét trong tính thấy sáng suốt nhiệm mầu này, lấy cái gì làm tự thể. Tính thấy này lấy sáng làm tự thể, hay lấy tối làm tự thể? Lấy hư không làm tự thể, hay lấy ngăn bít làm tự thể? A-nan, nếu lấy sáng làm tự thể thì đáng lẽ (khi tối đến) chẳng thấy tối. Nếu lại lấy hư không làm tự thể, thì đáng lẽ chẳng thấy ngăn bít. Như thế cho đến lấy các tướng tối v.v… làmtự thể, thì khi sáng tính thấy phải diệt mất, làm sao thấy sáng?”.

    Đây là nói tính thấy không có tự thể. Nếu có tự thể thì chẳng nhập vào cái khác được. Nếu chẳng nhập (vào cái khác được) thì “tự” không thể biến khắp. Nếu đều nhập (vào cái khác được) thì nghĩa “tự” chẳng thành.



  10. #50
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHÌ PHẦN CHÍNH TÔNG _MỤC IV _ ĐOẠN IV
    __________________________________________________ ______________________________________




    MỤC IV

    ĐOẠN IV

    CHỈ RA TÍNH THẤY KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN

    VÀ KẾT LUẬN TÍNH THẤY RỜI DANH TƯỚNG

    Phật bảo: “Ông nói nhân duyên, tôi lại hỏi ông, nay ông nhân thấy, tính thấy hiện tiền, vậy cái thấy này nhân nơi sáng mà có thấy, hay nhân nơi tối mà có thấy, nhân nơi hư không mà có thấy, hay nhân nơi bít lấp mà có thấy? Này A-nan, nếu nhân nơi sáng mà có, thì đáng lẽ chẳng thấy được tối. Như nhân nơi tối mà có, đáng lẽ chẳng thấy được sáng. Như thế cho đến nhân nơi hư không, nhân nơi ngăn bít cũng đồng như sáng và tối. Lại nữa A-nan! Cái thấy này lại duyên nơi sáng mà có thấy, hay duyên nơi tối mà có thấy? Duyên nơi hư không mà có thấy, hay duyên nơi bít lấp mà có thấy? A-nan, nếu duyên nơi hư không mà có thấy, đáng lẽ chẳng thấy chỗ bít lấp. Nếu duyên chỗ bít lấp mà có, đáng lẽ chẳng thấy hư không. Như thế, cho đến duyên nơi sáng, duyên nơi tối cũng đồng như hư không và bít lấp. Phải biết tính thấy nhiệm mầu sáng suốt này chẳng phải nhân, chẳng phải duyên, cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải chẳng tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phải (bất phi), không có cái phải (thị) và không phải (phi thị), rời tất cả tướng, tức tất cả pháp (sự vật). Nay ông làm sao ở trong ấy lầm đem các danh tướng hý luận thế gian mà dùng tâm phân biệt được? Như lấy tay chụp bắt hư không chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao để cho ông nắm bắt!”.

    Câu “Nay ông nhân cái thấy” là bởi tính thấy hiện tiền làm năng nhân hay năng duyên để đợi sau sẽ gạn phá. Nên nói cái thấy này lại nhân nơi sáng vv… mà có, hay duyên nơi sáng vv… mà có. Nếu nơi đây phát minh, chẳng phải nhân nơi sáng mà có, chẳng duyên nơi sáng mà có, thì cái thấy này xét kỹ chẳng phải nhân duyên vậy. Đã gạn cùng nghĩa nhân duyên, lại cũng chẳng phải tự nhiên, rời tất cả tướng, tức tất cả pháp (sự vật). Như ngọc Ma Ni chiếu đủ năm màu, chẳng phải tức, chẳng phải ly, pháp giới chỉ một chân thật vẫn còn cái thấy cách ngại.

    ĐOẠN V

    LẠI NGHI NHÂN DUYÊN

    Ông A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, tính giác nhiệm mầu này nhất định chẳng phải nhân, chẳng phải duyên, tại sao đức Thế Tôn thường chỉ dạy các thầy Tỳ-kheo: Tính thấy có đủ bốn thứ nhân duyên, nghĩa là nhân hư không, nhân ánh sáng, nhân tâm, nhân mắt. Nghĩa ấy thế nào?”.

    Ông A-nan ban đầu nghi nghĩa tự nhiên đã được Phật chỉ dạy. Do vì thuyết nhân duyên sẵn có trong Kinh Lăng Già nên nhất định không có chỗ lầm. Nay lại nương nơi lời bác phá của Phật, nên dẫn lời Phật để cầu xin chọn lựa quyết định vậy.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •