DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 19/27 ĐầuĐầu ... 91718192021 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 181 tới 190 của 264
  1. #181
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    101.- Ma ha điệp đa.

    102.- Ma ha đế xà.

    103.- Ma ha thuế đa xà bà ra.

    104.- Ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nễ.

    105.- A rị gia đa ra.

    106.- Tỳ rị câu chi.

    107.- Thệ bà tỳ xà gia.

    108.- Bạt xà ra ma lễ đế.

    109.- Tỳ xá rô đa.

    110.- Bột đằng võng ca.

    111.- Bạt xà ra chế hát na a giá.

    112.- Ma ra chế bà bát ra chất đa.

    113.- Bạt xà thiện trì.

    114.- Tỳ xá ra giá.

    115.- Phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa.

    116.- Tô ma rô ba.

    117.- Ma ha thuế đa.

    118.- A ri gia đa ra.

    119.- Ma ha bà ra a bát ra.

    120.- Bạt xà ra thương yết ra chế bà.

    121.- Bạt xà ra câu ma rị.

    122.- Câu lam đà rị.

    123.- Bạt xà ra hát tát đa giá.

    124.- Tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca.

    125.- Hốt tô mẫu bà yết ra đá na.

    126.- Bệ rô giá na câu rị gia.

    127.- Dạ ra thô sắt ni sam.

    128.- Tỳ chiết lam bà ma ni giá.

    129.- Bạt xà ra ca na ca ba ra bà.

    130.- Rô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá.

    131.- Thế đa giá ca ma ra.

    132.- Sát xa thi ba ra bà.

    133.- Ế đế di đế.

    134.- Mẫu đà ra yết noa.

    135.- Sá bệ ra sám.

    136.- Quật phạm đô.

    137.- Ấn thỏ na mạ mạ tả.

    138.- Ô huân.

    139.- Rị sắt yết noa.

    140.- Bát lạt xá tất đa.

    141.- Tát đát tha già đô sắt ni sam.

    142.- Hổ huân.

    143.- Đô rô úng.

    144.- Chiêm bà na.

    145.- Hổ huân.

    146.- Đô rô úng.

    147.- Tất đam bà na.

    148.- Hổ huân.

    149.- Đô rô úng.

    150.- Ba ra sắt địa gia tam bát xoa noa yết ra.




  2. #182
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    151.- Hổ huân.

    152.- Đô rô úng.

    153.- Tát bà Dược-xoa hát ra sát sa.

    154.- Yết ra ha nhã xà.

    155.- Tỳ đằng băng tát na yết ra.

    156.- Hổ huân.

    157.- Đô rô úng.

    158.- Giả đô ra thi để nẫm.

    159.- Yết ra ha sa ha tát ra nẫm.

    160.- Tỳ đằng băng tát na ra.

    161.- Hổ huân.

    162.- Đô rô úng.

    163.- Ra xoa.

    164.- Bà già phạm.

    165.- Tát đát tha già đô sắt ni sam.

    166.- Ba ra điểm xà cát rị.

    167.- Ma ha sa ha cát ra.

    168.- Bột thụ sa ha tát ra thất rị sa.

    169.- Câu chi sa ha tát nê đê lệ.

    170.- A tệ đề thị bà rị đa.

    171.- Cha cha anh ca.

    172.- Ma ha bạt xà rô đà ra.

    173.- Đế rị bồ bà na.

    174.- Mạn trà ra.

    175.- Ô huân.

    176.- Sa tất đế bạc bà đô.

    177.- Mạ mạ.

    178.- Ấn thỏ na mạ mạ tả.

    179.- Ra xà bà dạ.

    180.- Chủ ra bạt dạ.

    181.- A kỳ ni bà dạ.

    182.- Ô đà ca bà dạ.

    183.- Tỳ sa bà dạ.

    184.- Xá tát đa ra bà dạ.

    185.- Bà ra chước yết ra bà dạ.

    186.- Đột sắt xoa bà dạ.

    187.- A xá nễ bà dạ.

    188.- A ca ra mật rị trụ bà dạ.

    189.- Đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ.

    190.- Ô ca ra bà đa bà dạ.

    191.- Lạt xà đàn trà bà dạ.

    192.- Na già bà dạ.

    193.- Tỳ điều đát bà dạ.

    194.- Tô ba ra noa bà dạ.

    195.- Dược-xoa yết ra ha.

    196.- Ra xoa tư yết ra ha.

    197.- Tất rị đa yết ra ha.

    198.- Tỳ xá giá yết ra ha.

    199.- Bộ đa yết ra ha.

    200.- Cưu-bàn-trà yết ra ha.




  3. #183
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    201.- Bổ đan na yết ra ha.

    202.- Ca cha bổ đan na yết ra ha.

    203.- Tất kiền độ yết ra ha.

    204.- A bá tất ma ra yết ra ha.

    205.- Ô đàn ma đà yết ra ha.

    206.- Sa dạ yết ra ha.

    207.- Hê rị bà đế yết ra ha.

    208.- Xã đa ha rị nẫm.

    209.- Yết bà ha rị nẫm.

    210.- Rô địa ra ha rị nẫm.

    211.- Mang sa ha rị nẫm.

    212.- Mế đà ha rị nẫm.

    213.- Ma xà ha rị nẫm.

    214.- Xà đa ha rị nữ.

    215.- Thị tỷ đa ha rị nẫm.

    216.- Tỳ đa ha rị nẫm.

    217.- Bà đa ha rị nẫm.

    218.- A thâu giá ha rị nữ.

    219.- Chất đa ha rị nữ.

    220.-Đế sam tát bệ sam.

    221.- Tát bà yết ra ha nẫm.

    222.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    223.- Kê ra dạ di.

    224.- Ba rị bạt ra giả ca hất rị đảm.

    225.- Tỳ đà dạ xa sân đà dạ di.

    226.- Kê ra dạ ni.

    227.- Trà diễn ni hất rị đảm.

    228.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    229.- Kê ra dạ di;

    230.- Ma ha bát thâu bát đát dạ.

    231.- Rô đà ra hất rị đảm.

    232.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    233.- Kê ra dạ di.

    234.- Na ra dạ noa hất rị đảm.

    235.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    236.- Kê ra dạ di.

    237.- Đát đỏa già rô trà tây hất rị đảm.

    238.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    239.- Kê ra dạ di.

    240.- Ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đảm.

    241.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    242.- Kê ra dạ di.

    243.- Ca ba rị ca hất rị đảm.

    244.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    245.- Kê ra dạ di.

    246.- Xà gia yết ra ma độ yết ra.

    247.- Tát bà ra tha sa đạt na hất rị đảm.

    248.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    249.- Kê ra dạ di.

    250.- Giả đốt ra bà tỳ nễ hất rị đảm.




  4. #184
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    251.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    252.- Kê ra dạ di.

    253.- Tỳ rị dương hất rị tri.

    254.- Nan đà kê sa ra già noa bát đế.

    255.- Sách hê dạ hất rị đảm.

    256.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    257.- Kê ra dạ di.

    258.- Na yết na xá ra bà bà noa hất rị đảm.

    259.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    260.- Kê ra dạ di.

    261.- A-la-hán hất rị đảm tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    262.- Kê ra dạ di.

    263.- Tỳ đa ra già hất rị đảm.

    264.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    265.- Kê ra dạ di bạt xà ra ba nễ.

    266.- Cụ hê dạ cụ hê dạ.

    267.- Ca địa bát đế hất rị đảm.

    268.- Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di.

    269.- Kê ra dạ di.

    270.- Ra xoa võng.

    271.- Bà già phạm.

    272.- Ấn thỏ na mạ mạ tả.

    273.- Bà già phạm.

    274.- Tát đát đa bát đát ra.

    275.- Na mô tụy đô đế.

    276.- A tất đa na ra lạt ca.

    277.- Ba ra bà tất phổ tra.

    278.- Tỳ ca tát đát đa bát đế rị.

    279.- Thập phật ra thập phật ra.

    280.- Đà ra đà ra.

    281.- Tần đà ra tần đà ra sân đà sân đà.

    282.- Hổ huân.

    283.- Hổ huân.

    284.- Phấn tra.

    285.- Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra.

    286.- Sa ha.

    287.- Hê hê phấn.

    288.- A mưu ca gia phấn.

    289.- A ba ra đề ha đa phấn.

    290.- Bà ra ba ra đà phấn.

    291.- A tố ra tỳ đà ra ba ca phấn.

    292.- Tát bà đề bệ tệ phấn.

    293.- Tát bà na già tệ phấn.

    294.- Tát bà Dược-xoa tệ phấn.

    295.- Tát bà càn thát bà tệ phấn.

    296.- Tát bà bổ đơn na tệ phấn.

    297.- Ca tra bổ đan na tệ phấn.

    298.- Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn.

    299.- Tát bà đột sáp tỷ rê hất sắt đế tệ phấn.

    300.- Tát bà thập bà rị tệ phấn.




  5. #185
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    351.- Ra sát sa yết ra ha.

    352.- Bế lệ đa yết ra ha.

    353.- Tỳ xá giá yết ra ha.

    354.- Bộ đa yết ra ha.

    355.- Cưu-bàn-trà yết ra ha.

    356.- Tất càn đà yết ra ha.

    357.- Ô đát ma đà yết ra ha.

    358.- Sạ dạ yết ra ha.

    359.- A bá tát ma ra yết ra ha.

    360.- Trạch khư cách trà kỳ ni yết ra ha.

    361.- Rị phật đế yết ra ha.

    362.- Xà di ca yết ra ha.

    363.- Xá câu ni yết ra ha.

    364.- Mỗ đà ra nan địa ca yết ra ha.

    365.- A lam bà yết ra ha.

    366.- Càn độ ba ni yết ra ha.

    367.- Thập phạt ra yên ca hê ca.

    368.- Trụy đế dược ca.

    369.- Đát lệ đế dược ca.

    370.- Giả đột thác ca.

    371.- Nặc đề thập phạt ra bí sam ma thập phạt ra.

    372.- Bạc để ca.

    373.- Tị để ca.

    374.- Thất lệ sắt mật ca.

    375.- Sa nễ bát đế ca.

    376.- Tát bà thập phạt ra.

    377.- Thất rô cát đế.

    378.- Mạt bà bệ đạt rô chế kiếm.

    379.- A ỷ rô kiềm.

    380.- Mục khư rô kiềm.

    381.- Yết rị đột rô kiềm.

    382.- Yết ra ha yết lam.

    383.- Yết noa thâu lam.

    384.- Đạn đa thâu lam.

    385.- Hất rị dạ thâu lam.

    386.- Mạt mạ thâu lam.

    387.- Bạt rị thất bà thâu lam.

    388.- Bí lật sắt tra thâu lam.

    389.- Ô đà ra thâu lam.

    390.- Yết tri thâu lam.

    391.- Bạt tất đế thâu lam.

    392.- Ô rô thâu lam.

    393.- Thường già thâu lam.

    394.- Hát tất đa thâu lam.

    395.- Bạt đà thâu lam.

    396.- Sa phòng áng già bát ra trượng gia thâu lam.

    397.- Bộ đa bí đá trà.

    398.- Chà kỳ ni thập bà ra.

    399.- Đà đột rô ca kiến đốt rô cát tri bà lô đa tỳ.

    400.- Tát bát rô ha lăng già.




  6. #186
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ............

    401.- Thâu sa đát ra sa na yết ra.

    402.- Tỳ sa dụ ca.

    403.- A kỳ ni ô đà ca.

    404.- Mạt ra bê ra kiến đá ra.

    405.- A ca mật rị đốt đát liễm bộ ca.

    406.- Địa lật lạt tra.

    407.- Bí rị sắt chất ca.

    408.- Tát bà na câu ra.

    409.- Tứ dẫn già tệ yết ra rị Dược-xoa đát ra sô.

    410.- Mạt ra thị phệ đế sam sa bệ sam.

    411.- Tất đát đa bát đát ra.

    412.- Ma ha bạt xà rô sắt ni sam.

    413.- Ma ha bát lạt trượng kỳ lam.

    414.- Dạ ba đột đà xá dụ xà na.

    415.- Biện đát lệ noa.

    416.- Tỳ đà gia bàn đàm ca rô di.

    417.- Đế thù bàn đàm ca rô di.

    418.- Bát ra tỳ đà bàn đàm ca rô di.

    419.- Đá điệt tha.

    420.- Úm.

    421.- A na lệ.

    422.- Tỳ xá đề.

    423.- Bệ ra bạt xà ra đà rị.

    424.- Bàn đà bàn đà nễ.

    425.- Bà xà ra báng ni phấn.

    426.- Hổ huân đô rô úng phấn.

    427.- Sa bà ha.



    Ngài Trường Thủy nói: “Thần chú gồm có 427 câu. Các số câu trước chỉ là quy mạng chư Phật, Bồ-tát chúng Hiền Thánh v.v… và tỏ bày chú nguyện gia bị xa lìa các nạn ác ma, bệnh tật v.v.. Đến câu 419 nói: “Đát điệt tha”, Trung Hoa dịch là “Tức thuyết chú viết" (Liền nói chú rằng). Từ chữ “ÚM”, câu 420 trở đi mới là chú. Như trước đã nói, sáu thời hành đạo tụng tâm chú này, mỗi thời tụng 108 biến, tức là chính tụng tâm chú này. Hoặc như tụng suốt hết càng tốt. Song ở đây tức là bí mật Thủ Lăng nghiêm vậy.

    Từ xưa đến nay thần chú không phiên dịch, lược có năm ý:

    1/- Vì là mật ngữ của chư Phật: Chỗ bí mật đó, chỉ có Phật với Phật mới tự hiểu được nhau, chẳng phải các bậc Thánh khác có thể thông đạt.

    2/- Vì là môn tổng trì: Mỗi chữ, mỗi câu hàm xúc nhiều nghĩa, như câu “bà dà bà” nói đủ có sáu nghĩa.

    3/- Hoặc là tên các loài quỉ thần, gọi khiến họ ủng hộ người tu hành.

    4/- Vì là mật ấn của chư Phật. Như ấn tín của nhà vua, không chỗ nào đến mà chẳng thông, kẻ u người hiển đều tuân theo phụng hành, Phật Phật truyền nhau không được thay đổi.

    5/- Vì có sức gia trì không thể nghĩ bàn. Chỉ mật tụng, tức có thể diệt hết những lỗi lớn, mau chứng Thánh vị. Như vua ban hồng ân, thì những tội lỗi lớn đều được ân xá; nếu có công, thì được thăng chức, ở đây cũng lại như vậy. Thế nên, từ xưa đến nay không ai giải thích.

    Bản chú hoặc có đồng và khác, đều do ba tạng ở Trung Quốc biên chép lời nói có khác, âm thanh có chút ít sai biệt. Nên chỉ theo một bản mà trì tụng không nên lựa chọn.




  7. #187
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN III: KHAI THỊ VỀ XUẤT SINH CHƯ PHẬT HÀNG MA VÀ RỘNG GIA BỊ

    A-nan, những câu nhiệm mầu, những kệ bí mật “Tát Đát Đa, Bát đát ra” của hóa thân nơi hào quang trên đảnh Phật đó, vốn sinh ra tất cả mười phương chư Phật. Mười phương Như Lai nhân chú tâm này được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác. Mười phương Như Lai trì chú tâm này uốn dẹp các ma, chế phục ngoại đạo. Mười phương Như Lai vận chú tâm này ngồi hoa sen báu ứng hiện trong cõi nước như số vi trần. Mười phương Như Lai ngậm chú tâm này ở trong các cõi nước như số vi trần chuyển đại pháp luân. Mười phương Như Lai trì chú tâm này hay ở trong mười phương xoa đảnh thọ ký, tự mình chưa thành quả vị cũng có thể nơi mười phương nhờ Phật thọ ký. Mười phương Như Lai nương chú tâm này, có thể ở trong mười phương cứu vớt các khổ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, đui, điếc, câm, ngọng, các khổ về oán hờn gặp gỡ, các khổ về yêu thích chia lìa, các khổ về cầu không được toại nguyện, khổ về năm ấm xí thạnh; những tai nạn hoặc lớn hoặc nhỏ đồng thời giải thoát. Nạn giặc, nạn bệnh, nạn vua, nạn tù giam, nạn gió, lửa, nước, cho đến đói, khát, nghèo thiếu liền được tiêu tan. Mười phương Như Lai tùy theo chú tâm này, có thể ở trong mười phương phụng sự thiện tri thức, trong bốn oai nghi cúng dường đều như ý. Ở trong pháp hội hằng sa Như Lai được suy tôn làm vị đại pháp vương tử. Mười phương Như Lai thực hành chú tâm này, hay ở trong mười phương nhiếp thọ các thân nhân, khiến cho các Tiểu thừa nghe tạng bí mật không sinh kinh sợ. Mười phương Như Lai tụng chú tâm này thành đạo Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ-đề vào đại Niết-bàn. Mười phương Như Lai truyền chú tâm này, sau khi diệt độ rồi phó chúc Pháp sự của Phật được trụ trì rốt ráo, giới luật nghiêm tịnh thảy đều trong sạch.


    “Tát đát đa, Bát đát ra” Trung Hoa dịch là “bạch tán cái”, 'Bạch" nghĩa là không nhiễm, không tạp. “Tán cái”, nghĩa là che mắt. Căn cứ nơi nghĩa mà nói, thể đó thuần trắng không nhuộm. Có thể che phủ tất cả. “Chú tâm”, chú tức là tâm, tâm tức là chú. Thế thì phàm người trì chú đều nên đầy đủ tâm ấy chăng? Đáp: Đủ mà không biết. Do không biết, nên cho là chú tâm của Như Lai mà cũng có thể nương nơi sức oai thần của Như Lai, diệt tất cả tập quán cũ và thành tựu tất cả tâm nguyện, nên biết chú tâm tức là tâm Như lai tạng, tức là tâm đại bát Niết-bàn, tức là tâm chú của tất cả, nên còn gọi là đại tổng trì Đà-la-ni-môn. Tất cả mười phương ba đời chư Phật, Bồ-tát từ đây mà xuất sinh, do đây mà thành chính biến tri, uốn dẹp các ma, chế phục ngoại đạo. Do chú tâm này mà ngồi hoa sen báu, ứng hiện các cõi nước như số vi trần, chuyển bánh xe đại pháp. Do tâm chú này vì chư Bồ-tát, Thanh văn mà thọ ký, tức từ quả chưa thành do đây mà được Phật thọ ký. Nên chú tâm này, nhân địa và quả địa đều nương nơi sức hồng ân của Phật mà được viên mãn, nhổ tất cả khổ, giải thoát tất cả nạn thảy lấy đây làm chỗ nương. Cho đến mười phương Như Lai từ khi bổ xứ về sau, chỉ dạy Bồ-tát làm vị Pháp Vương Tử, phụng thờ chư Phật, bốn việc thảy đều đầy đủ, nhiếp thọ kẻ thân nhân, pháp quyền, pháp thật đều dùng. Thị hiện Niết-bàn, truyền trao cho đời vị lai, không ai có thể rời chú tâm này mà được thành tựu. Do nó rộng lớn như vậy, trùm khắp như vậy, nên người trì chú tâm này, thật không có hai tâm, chỉ tại đương nhân tâm miệng cách nhau, nếu hay tự giác ngộ thì cùng với Như Lai thể dụng không hai. Nếu không hiểu biết mà chỉ nương nhờ thần thông và diệu dụng, thì đều không đầy đủ vậy. “Năm ấm xí thạnh” nghĩa là năm ấm che đậy chân tính, không để cho hiển phát. “Thạnh” nghĩa là thạnh hành và rộng lớn. Tám khổ cùng với các kinh khác không đồng. Ở đây căn cứ nơi tam đồ, các căn bị thiếu khuyết phối hợp với bốn khổ sau gọi là “bát khổ”. Các tai nạn ngoài cái khổ đã nhiếp trong tám nạn cũng khác hơn các kinh. Ở đây, lấy nạn giặc, nạn binh, nạn vua, nạn ngục, nạn gió, nước, lửa, đói là tám nạn. Nghèo thiếu cũng gồm nhiếp trong các nạn vậy.


    ĐOẠN IV: KHAI THỊ CHÚ TÂM NÓI RỘNG KHÔNG CÙNG TỘT

    Nếu tôi nói chú “Phật Đảnh Quang Tụ Bát đát ra”, từ sáng đến tối các tiếng nối nhau trong đó những chữ, những câu cũng không trùng lặp, trải qua kiếp số như cát sông Hằng trọn không thể hết, chú này gọi tên là Như Lai Đảnh.


    Luận về chú tâm đã có nói, thì có khi không nói mà ở đây vẫn nói, “ta nói chú Phật Đảnh Quang Tụ Bát đát ra từ sáng đến tối các tiếng nối nhau trong đó những chữ những câu cũng không trùng lặp, trải qua kiếp số như số cát sông Hằng, rốt cuộc cũng không thể hết”. Ở đây nếu ngộ mới biết thường tại trước mắt, không lúc nào chẳng nói, nên nói “chú tâm này cũng gọi tên là Như Lai Đảnh”. Chỗ Phật khai thị rất sâu kín, ở đây chẳng phải tức chú tâm không phải rời chú tâm, người học phải thầm khế hội vậy.



  8. #188
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN V:

    KHAI THỊ SỨC CỦA THẦN CHÚ THÀNH TỰU ĐƯỢC THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN, THÊM TRÍ TUỆ, TIÊU NGHIỆP CHƯỚNG

    Các ông là hàng hữu học, chưa hết luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A-la-hán, nếu không trì chú tâm này, khi ngồi đạo tràng khiến cho thân tâm xa rời các ma sự, thì không thể được.

    Đây nói người lậu chưa hết, muốn cầu được dứt hết các lậu, hẳn phải nương nơi chú tâm này mới khởi ma sự. Đạo tràng ở đây tức là ở trước đã dạy an trí đạo tràng chuyên trì tụng chú vậy.

    A-nan, nếu các thế giới có những chúng sinh tùy chỗ những cõi nước mình sinh ra có các thứ như cỏ cây hoa lá cây bối, giây trắng, bạch điệp dùng để chép viết chú này đựng trong đãy thơm. Nếu người ấy tối tăm chưa thể nhớ tụng được, thì hoặc đeo trên thân, hoặc viết trong nhà ở, phải biết người ấy trọn đời tất cả các thứ độc không thể hại được.

    Đây là vì người tâm còn tối tăm không thể ghi nhớ thọ trì được, nên nói rộng và rõ ràng để họ nhiếp thọ. “Bạch điệp” là loại giấy, sản xuất ở Thiên Trúc (Ấn Độ).

    A-nan, nay tôi vì ông tuyên lại chú này để cứu giúp trong thế gian, được đại vô úy và thành tựu trí tuệ xuất thế gian cho chúng sinh.

    Đây là người phát tâm trì chú và có chí quyết định cầu trí tuệ xuất thế gian. Nói xa lìa các chướng, từ đây đến ngộ vô sinh pháp nhẫn, ở trong khoảng giữa đó việc đúng như pháp, không đúng như pháp đều đồng thanh tịnh. Song nếu người không tâm quyết định, chưa chắc có thể ứng hiện đúng vậy.

    Nếu sau khi tôi diệt độ, chúng sinh đời mạt pháp, có người hay tự mình tụng, hoặc dạy người khác tụng chú này, phải biết những chúng sinh trì tụng chú như vậy, lửa không thể đốt cháy, nước không thể nhận chìm, các thứ độc lớn, độc nhỏ đều không thể hại được. Như thế cho đến các hàng thiên, long, quỉ, thần, tinh kỳ, ma mị, có những thú dữ đều không thể nhập. Nếu tâm người ấy được chính thọ thì tất cả thần chú nguyền rủa, yếm cổ, thuốc độc, kim độc, ngân độ và độc khí muôn vật, như cỏ cây sâu rắn khi vào miệng người đó đều thành vị cam lộ, tất cả sao dữ và các quỉ thần lòng dữ hại người đối với người ấy cũng không thể khởi tâm ác được. Tần-na, Dạ-ca các quỉ vương dữ khác cùng với quyến thuộc đều nhận lãnh ân sâu thường giữ gìn ủng hộ.

    “Tâm được chinh thọ” đây là người cầu trí tuệ xuất thế gian do cảm ứng mà phát hiện ra. “Yếm cổ” chính trong kinh Pháp Hoa nói là “cổ hồ”. Kinh Duy Ma cũng có “yêu cổ”. “Kim ngân độc” tức trong kinh Phạm Võng nói là sinh kim và ngân độc vậy. “Tần-na”, “Dạ-ca”, đây là hai sứ giả. “Trư đầu và Tương tỷ” chính là Bồ-tát ủng hộ Phật pháp. “Nhận lãnh ân sâu”, tức là mong nhờ chú lực vậy.

    A-nan, nên biết chú này thường có 84.000 Na-do-tha hằng sa câu chi chủng tộc Kim Cang Tạng Vương Bồ-tát. Mỗi mỗi đều có những chúng Kim Cang làm quyến thuộc ngày đêm theo hầu. Giả sử có chúng sinh với tâm tán loạn chưa được vào Tam-ma-đề, tâm ghi nhớ, miệng trì tụng chú này, thì Kim Cang Vương đó thường tùy theo bên thiện nam tử kia, huống nữa là người có tâm Bồ-đề quyết định thì đối với những người này Kim Cang Tạng Vương Bồ-tát đó dùng tịnh tâm thầm xúc tiến, phát huy thần thức họ, người ấy liền khi đó tâm nhớ lại được 84.000 hằng hà sa kiếp, rõ biết cùng khắp không nghi lầm.

    Dùng tâm tán loạn ghi nhớ trì tụng để hiển phát tâm cầu trí tuệ xuất thế gian, riêng có cảm thông. Nên biết, Bồ-tát ủng hộ thần chú không lựa chọn, nếu người chí thành nơi tâm ghi nhớ, rõ biết cùng khắp. Là do ở trong Tam-ma-địa, nhờ chú lực của Như Lai, tự lực của hành giả và Bồ-tát có sức hộ trì, nên được thầm gia bị, nếu thời tiết phù hợp.

    Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, trong mỗi đời người ấy không sinh trong loài Dược-xoa, La-sát và Phú-đơn-na, Ca-trá-phú-đơn-na, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-giá v.v… và các loài ngạ quỉ có hình, không hình, có tưởng, không tưởng, cả thảy những chỗ dữ như thế, thiện nam tử hoặc tụng, hoặc đọc, hoặc viết, hoặc chép, hoặc đeo, hoặc giữ, hoặc cúng dường nhiều cách chú này thì kiếp kiếp không sinh vào những nơi bần cùng hạ tiện, chỗ không thể ưa thích.

    Kiếp thứ nhất nghĩa là từ kiếp hiện tại phát khởi tâm quyết định, đến thân cuối cùng một đời bổ xứ ở trong khoảng giữa ấy, không sinh vào những nơi không ưa thích. “Phú-đơn-na”, Trung Hoa dịch là “Tân Kỳ Xá Ngạ” (hôi hám đói khổ lạ lùng) lại thân Ca-trá là quyến thuộc vậy. “Đới” là đeo trên thân. “Tàng” là cất giữ trong nhà.

    Các chúng sinh này dẫu tự thân không tạo phước nghiệp, mười phương Như Lai có các công đức thảy đều cho họ hết. Do đó họ được ở trong những kiếp hằng hà sa số không thể nói, không thể nói hết, thường cùng với chư Phật đồng sinh một chỗ, không lường công đức nhóm lại như trái ác xoa, đồng chỗ huân tu, hằng không phân tán.

    Phật cho công đức, được sinh cõi Phật. Ở đây tuy trì tâm chú cùng với Phật thầm thông, nhưng cũng phải cầu trí xuất thế mới thành chiêu cảm. “A-tăng-kỳ”, Trung Hoa dịch là “Vô số” không thể nói là số “A-tăng-kỳ”, cho đến không thể biết, không thể nói hết vậy.



  9. The Following User Says Thank You to vietlong For This Useful Post:

    uubatac (05-18-2020)

  10. #189
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vậy nên, có thể khiến người phá giới, giới căn được thanh tịnh, người chưa được giới, khiến cho được giới; người chưa tinh tấn khiến cho tinh tấn, người không trí tuệ khiến được trí tuệ; người không thanh tịnh khiến mau thanh tịnh; người không trì trai giới, tự thành có trai giới.

    A-nan, thiện nam tử ấy, khi trì chú này giả sử có phạm cấm giới đối với lúc chưa thọ giới, khi trì chú về sau các tội phá giới không luận nhẹ hay nặng một thời đều tiêu diệt. Dù đã uống rượu, ăn năm thứ cay hôi (ngũ vị tân) các thứ không sạch, tất cả chư Phật, Bồ-tát, Kim Cang, thiên tiên quỉ thần, không cho là có lỗi. Dù mặc y phục rách nát không sạch, thì một cái đi một cái đứng thảy đồng như thanh tịnh. Dẫu không lập đàn, không vào đạo tràng, cũng không hành đạo, thì tụng chú này, lại đồng như vào đạo tràng hành đạo công đức không khác. Dù tạo những tội trọng ngũ nghịch vô gián và tội “tứ khí” “bát khí” của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, tụng chú này rồi cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều diệt trừ không còn sót một mảy may.

    A-nan, nếu có chúng sinh, từ vô lượng vô số kiếp đến nay, có tất cả các tội chướng hoặc nặng hoặc nhẹ từ đời trước đến giờ chưa kịp sám hối, nếu hay đọc tụng biên chép chú này đeo trên thân, hoặc để chỗ ở như trang trại nhà vườn, quán thì những nghiệp chứa nhóm từ trước, cũng như nước nóng tiêu băng không bao lâu đều được ngộ vô sinh pháp nhẫn.


    Đây chính là chuyển kết, người phát tâm trì chú quyết định cầu trí xuất thế đã được thành tựu. “Ngộ vô sinh nhẫn”, Đại thừa viên giáo ngay khi ở vị sơ trụ, trước đã rõ biết kiếp trước. Bởi căn cứ sự trì tụng được thuần nhất, nên định lực cảm phát, đây mới thật chứng sơ tâm, nghĩa là quyết định tự biết thành Phật không sai chạy vậy.

    Nếu có chúng sinh mắc các tội phá giới là đều chỉ cho khi chưa thọ giới, hoặc khi chưa sám hối, từ khi trì chú về sau đều được tiêu diệt. Cho đến mặc y phục rách nát và uống rượu, ăn năm thứ cay hôi, không vào đạo tràng, chẳng hành đạo đây đều là hạn cuộc nơi thời gian và địa phương, hoặc gồm cả tại gia và xuất gia, hoặc đã phát minh, hoặc chưa phát minh, nên đặc biệt mới khai ra nơi đây. Việc này có thể dùng ý mà nhận được vậy.

    “Tứ khí”, tức là Dâm, Sát, Đạo, Vọng. Tỳ-kheo-ni cộng thêm bốn giới sau là: Xúc, Kỳ, Phú, Tùy vậy.



    ĐOẠN VI: KHAI THỊ TRÌ CHÚ ĐƯỢC MÃN NGUYỆN, SINH CHỖ THÙ THẮNG

    Lại nữa, A-nan, như có người nữ chưa sinh con trai con gái, muốn cầu mang thai, nếu hay chí tâm nhớ niệm hoặc đeo chú Tát Đát Đa Bát Đát Ra này, trên thân thì liền sinh những con trai con gái có phước đức trí tuệ; hoặc cầu sống lâu thì được sống lâu; cầu quả báo mau viên mãn, thì được mau viên mãn, cho đến thân mạng sắc lực cũng lại như thế, sau khi mạng chung tùy nguyện vãng sinh trong mười phương quốc độ, chắc chắn không sinh nơi biên địa hạ tiện, huống nữa là các tạp hình.


    Quả báo và phước lợi được quả báo. Bởi suy cầu về nam nữ trường thọ ngoài ra tất cả đều là quả báo. Đây đều do đức Như Lai phương tiện khiến người thọ trì để trồng nhân xa cho quả Bồ-đề. Song về chỗ mong cầu của thế tục để thân sau được vãng sinh cũng đều tùy thuận theo nguyện đại bi khéo dùng để dẫn đường, nên không chỗ nào mà chẳng đến vậy.


    ĐOẠN VII: KHAI THỊ CHÚ LỰC CÓ THỂ TIÊU QUỐC NẠN DÂN TAI

    A-nan, nếu các quốc độ như các châu, huyện, làng, xóm có những tai nạn, như đói khát, dịch lệ, hoặc ở những nơi có nạn giặc cướp đao binh, đấu tranh cùng tất cả những chỗ có ách nạn khác, nên viết thần chú này để nơi bốn cửa thành và các tháp hoặc trên các Thoát-xà (đài cao) để cho các chúng sinh hiện có trong cõi nước kính thờ chú này lễ bái, cung kính nhất tâm cúng dường, lại khiến trong nhân dân mỗi người đều đeo chú trên thân, hoặc mỗi người đều để nơi chỗ mình ở, thì tất cả những tai ách thảy đều tiêu diệt.

    A-nan, chúng sinh trong nước, tùy chỗ nào mà có thần chú này, thì thiên, long hoan hỷ, mưa gió thuận thời tiết, ngũ cốc trúng mùa, dân chúng đều an vui. Lại cũng hay trấn giữ tất cả các thứ ác tinh, nó tùy nơi biến ra những điều kỳ lạ, tai chướng không khởi lên, người không hoạnh tử (chết yểu). Gông cùm, xiềng xích không dính vào thân được, ngày đêm ngủ yên, được thường không có mộng dữ.

    A-nan, cõi Ta-bà này có 84.000 tai biến ác tinh, hai mươi tám đại ác tinh làm thượng thủ, lại có tám đại ác tinh làm chủ, khi hiện ra trong đời với nhiều hình trạng có thể sinh ra các thứ tai nạn khác lạ cho chúng sinh. Nếu chỗ nào có thần chú này, thì tất cả đều tiêu diệt. Lấy mười hai Do-tuần làm vòng kiết giới, các tai biến hung dữ hẳn không thể vào được.


    Từ câu: “Nếu các nước… cho đến những tai biến hung dữ hẳn không thể vào được”, là nói cùng tột sức của thần chú, tại chỗ tiêu diệt những tai chướng, có thể khiến cho quốc độ an ninh, nhân dân lợi lạc. “Các-chi-đề”, Trung Hoa dịch “Khả cúng dường xứ” (chỗ nên cúng dường). Lại nếu chỗ có để Xá-lợi thì gọi là “tháp”, chỗ không để Xá-lợi thì gọi là “chi đề”. “Thoát-xà”, Trung Hoa dịch là “tràng” (cột cờ) cũng dịch là “thành”, là chỗ đài cao nổi bật. 84.000 ác tinh là so với 84.000 phiền não của chúng sinh. Xét về tinh thần kiết hung đều ứng theo việc của người, như hai mươi tám vị tinh tú làm giềng mối cho bốn phương. Căn cứ nơi sao Mão mà suy ra, thì sao Mão là đứng đầu, thường lưu hành trên hư không trải qua bốn thiên hạ, thường đem đến các điều lành. Nên biết chúng sinh đều do nghiệp chủng sâu dày, nên có sự cảm ứng lỗi lầm sai trái, kiếp hung ác đua nhau phát khởi, thiện ác vẫn không nhất định. Sách Thiên Quan nói: Phàm các tinh tú đều do ngũ tinh làm chủ, tức gọi là Ngũ Hành và sao La Hầu, sao Kế Đô, sao Chổi cộng thành tám thứ. Nếu chỗ nào có thần chú này trước hết đề cập đến chúng sinh, thì chúng sinh ấy các chướng đều tiêu, các tai nạn khác cũng tùy theo đó mà diệt. Khi xưa các quân tướng, khi thấy các hiện tượng như sao Chổi, sao Phướn có thể lấy đức hạnh tu hành để tiêu trừ nó, huống chi trong Phật pháp ư? “Do-tuần”, chính là “Du Thiên Na”. Ở đây không chính thức phiên dịch là một cái nhà để cho vị Luân Vương đi tuần thú dừng nghỉ, số có lớn nhỏ, hoặc bốn mươi dặm, hoặc hai mươi dặm trong các kinh luận phần nhiều dùng con số nhỏ.



  11. #190
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN 7 PHẦN 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN VIII: KHAI THỊ ĐỂ BẢO HỘ SƠ TÂM LÌA MA CHƯỚNG TÂM CHỨNG KHAI NGỘ

    Vậy nên, Như Lai tuyên dạy chú này, vì để bảo hộ hàng sơ học tu hành đời vị lai được vào Tam-ma-địa. Thân tâm thơ thới, được rất an ổn, lại không bị tất cả các ma, quỉ thần và những oan khiên đời trước, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ tới nay đến khuấy hại nhau. Ông và các người hữu học trong chúng cùng các người tu hành đời vị lai y như lời dạy của tôi mà lập đàn tràng đúng theo pháp trì giới, gặp được tăng thanh tịnh chủ trì trong việc thọ giới đối với chú tâm này không sinh lòng nghi hối, thì những thiện nam tử ấy, chính nơi cái thân cha mẹ sinh ra đây, mà không được tâm thông thì mười phương Như Lai bèn là nói vọng.


    Phật nói chú này, vốn vì gia bị cho hàng sơ học đời mạt pháp, nên nay chuyển kết ba phen đinh ninh khiến không sinh tâm nghi hối. Tâm thông là chỉ cho ở trước an cư ngồi yên nghiêm chỉnh trải qua một trăm ngày, nếu người lợi căn không rời chỗ ngồi chứng được quả Tu-đà-hoàn, tức ngay thân còn sống mà chứng quả sơ trụ. Đây là lời nói chân thật của Phật phải nên tin chắc.

    Như lai tạng ở trong tám thức của chúng sinh mà lầm làm thấy nghe. Mê nơi phân biệt rồi tùy theo phân biệt hư vọng, do đó mà có nổi chìm trong sáu đường, ra vào trong bốn loài, nghe tùy theo tiếng mà động, thấy theo sắc mà hiển bày, rõ ràng như việc ngày hôm qua. Từ lực của mười phương Như Lai gia bị, cũng là gia bị chỗ này mà thôi. Tất cả chúng sinh do lòng bi ngưỡng chiêu cảm, cũng là chiêu cảm chỗ này mà thôi. Song lời chỉ dạy của Phật rất thiết tha, chỉ tại chỗ thấy nghe mà đương cơ nương lời chỉ dạy liền dùng tâm phân biệt, rồi nghi cho là nhân duyên hay tự nhiên. Trải qua năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới cho đến cuối cùng là bảy đại rửa sạch cùng tột, mà rốt cuộc cũng chỉ ra ở trong mộng nghe tiếng chày giã gạo chính mới rõ vậy. Nói tóm lại cũng chỉ là cái thấy nghe mà thôi, lại không riêng chỉ cái gì khác nữa. Xét cùng cái phân biệt chỉ tại trước mắt, tột chỗ tu chứng, trọn không phải việc khác. Đức Như Lai nói: “Căn và trần đồng một cội nguồn, triền phược và giải thoát không có hai. Thức tính hư vọng như hoa đốm giữa hư không”. Lại nói: “Thấy biết mà lập thêm có “cái biết” (phân biệt) tức là gốc của vô minh. Thấy biết mà không lập thêm có “cái thấy” (phân biệt) tức đây là Niết-bàn”. Nhân địa giác tâm này cũng không phải bỏ cái thấy, nghe thanh tịnh mà riêng có Như lai tạng. Đến như chỗ tự trình bày về tính Viên Thông, cũng gọi rằng ban đầu ở trong tính nghe xoay cái nghe trở vào chân tính mà quên tiếng bị nghe (nhập lưu vong sở), thì há không phải là tính nghe sao? Lại nói: “Do ta không tự quán âm, dùng quán mà quán lại người hay quán”. Lại nói: “Quán cái nghe xoay trở lại”. Lại nói: “Đoạn diệt vọng tưởng” thì há không phải bên ngoài dứt thanh trần, bên trong hàng phục phân biệt mà riêng bày tính nghe sao? Ngài Văn Thù nói: “Chúng sinh quên cái nghe sẵn có mà chạy theo tiếng, nên bị lưu chuyển”. Lại nói: “Đem cái nghe thọ trì các danh hiệu Phật, đâu bằng tự nghe lại tính nghe”. Lại nói: “Xoay cái nghe, nghe lại tự tính, tính ấy thành vô thượng”, thì lại há không phải nhân địa giác tâm, ắt không thể bỏ tính nghe thanh tịnh này mà riêng có Như lai tạng tinh ư? Ban đầu ở nơi phát minh, cuối cùng ở nơi tu chứng đều dứt hết các phân biệt, riêng lộ cái thấy nghe vào dòng tính nghe, bên ngoài thoát khỏi thanh trần nghe cùng tột giác tâm, bên trong không trụ nơi tuệ không, tức là đến được sơ tâm, tột chỗ rốt ráo do đây mà đồng được viên mãn. Đến bốn phần chỉ dạy cao siêu và huyền diệu để phòng ngừa ma Ba-tuần trong đời mạt pháp. Kế lại dùng chú tâm khai ngộ chỉ chỗ bí mật cho đương nhân. Nếu khởi chấp hồng ân của Như Lai gia bị thì hiện tiền đã lầm qua. Đức Như Lai nói là chương cú vi diệu Phật đảnh quang tụ, tát đát đa Bát-đát-ra, bí mật già đà hay xuất sinh ra mười phương tất cả chư Phật. Mười phương Như Lai cũng do chú tâm này mà được thành tựu vô thượng chính biến tri giác. Lấy đây mà quán, thì gọi là phát minh tính nghe, tức là phát minh chỗ này vậy. Nói bên ngoài dứt thanh trần, bên trong hàng phục phân biệt mà riêng bày tính nghe, tức là riêng bày chỗ này vậy. Chỗ đến của hàng sơ tâm tức là đến chỗ này vậy. Chỗ rốt ráo viên mãn, tức là viên mãn nơi đây vậy. Vi diệu già đà không ngờ toàn thân đầy đủ sáng chiếu rành rõ mà chẳng biết nó sáng suốt cùng khắp cả hằng sa. Ở đây đâu phải là chỗ hàng sơ học ngăn tà mà thật chính là chỗ thầm chứng Bồ-đề, rõ biết cùng khắp không phải nhân nơi khác mà phát ra; quyết định thành Phật không nhờ nơi đạo tràng. Mới biết “hiển” là dùng để chỉ dấu vết, “mật” thì phải tự lãnh thụ. Tôi cố theo thứ tự trình bày con đường thông thường từ sơ tâm đến cứu cánh mà trở về gốc, ở nơi chú tâm thầm khai thị. Bởi vì đã thấy rõ đức Như Lai ba phen đinh ninh dạy bảo vậy.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •