GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY PHẦN BỐN PHẠM VI TRUNG BÌNH _ Ngày thứ MƯỜI BỐN
__________________________________________________ ______________________________________
Nói cách khác, mặc dù luôn luôn chắc chắn kẻ thù là thù, bạn là bạn, ta thực sự không thể bảo đảm: ở đầu đời là bạn mà cuối đời có thể thành thù, thù có thể thành bạn. Về giàu nghèo cũng thế: người giàu hôm qua có thẻ thành ăn mày hôm nay vì bị cướp, v.v… Những điều này thật rõ: mọi sự luôn luôn thay đổi.
(Khi ấy Pabongka Rinpoche kể chi tiết câu chuyện gia chủ Shrijata.)
Shrijàta trông thấy một con rắn quấn quanh thân một phụ nữ, 1 cây lớn bị côn trùng ăn, 1 người đàn ông bị đánh đập bởi những sứ giả mang nhiều mặt nạ của Diêm vương và bộ xương của một thủy quái to bằng một dãy núi có thể che cả mặt trời.
Mục Liên bảo ông: “Con rắn là tái sinh của 1 phụ nữ quá tham luyến thân xác mình. Cái cây là 1 người lạm dụng gỗ của tăng chúng. Người bị đánh là tái sinh của 1 thợ săn. Bộ xương là chính xương của ngươi trong đời quá khứ, này Shrijàta.”
Ngày xưa 1 vị quan hỏi vua làm sao xử lý một tội nhân. Vua đang mãi mê chơi cờ, nói: “Giết theo luật.” Do vậy người ấy bị tử hình. Khi xong ván cờ, vua hỏi ông ta làm gì với tội nhân, và được trả lời đã hành quyết. Vua rất ân hận, nhưng vẫn bị tái sinh làm 1 thủy quái vì tội để cho người kia bị hành quyết. Một thời gian trôi qua, vài thương gia đi biển tiến về phía cái miệng của con quái vật. Các thương gia kinh hãi quy y Phật. Con quái nghe lời quy y bèn ngậm miệng lại và bị chết đói. Thân nó được các Long vương đưa vào bờ.
Vậy Shrijàta lúc đầu sinh làm vua, sau làm thủy quái, rồi lại làm người trở lại. Sinh tử bất trắc là thế.
a-2. Không toại ý
Loài bướm mê màu sắc, loài nai mê âm thanh, loài ong mê mùi, loài voi mê xúc giác. Cũng vậy hạnh phúc cõi sinh tử như uống nước mặn - uống bao nhiêu cũng không đỡ khát. Giả sử 1 người khi có được 1 đồng vàng sẽ nghĩ “Bao giờ cho tôi có được 10 đồng?” Khi có10 đồng, lại nghĩ chừng nào tôi mới được trăm đồng. Nếu đã được trăm đòng, y lại mong được ngàn đồng. Dù có bao nhiêu y cũng không toại ý. Kinh Màn Kịch Lớn nói:
Nay đại vương, nếu một người
Có được tất cả lạc thú
Ở cõi trời và cõi người
Thì nó vẫn chưa thấy đủ
Nó còn khao khát có thêm.
Ta hãy lấy ví dụ hạnh phúc trời, người. Vua Màbhvàtà cai trị cả 4 châu lục và các cõi trời, thế mà ông vẫn chưa thỏa mãn. Cuối cùng khi công đức ông đã khánh tận, ông rời vào lục địa Diêm phù đề và trút hơi thở cuối cùng.
Lạc thú không bao giờ làm thỏa mãn, đó là nỗi sầu khổ không gì lớn hơn.
Khi đã làm chủ một cõi, bạn mong muốn làm chủ hai cõi. Bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn dù có làm vua bao nhiêu xứ sở. Dù giàu cách mấy, bạn cũng muốn giàu thêm và sẵn sàng kiệt lực để có thêm của cải. Nếu bạn không hỷ túc thì dù đã có nhiều tài sản của cải đến bao nhiêu, bạn cũng không khác gì một kẻ ăn xin. Ở Ấn Độ ngày xưa có một người ăn mày Sùrata lượm được 1 viên ngọc vô giá, và bảo rằng y phải đem cho một kẻ ăn mày khác. Y đem đến cho vua Ba tư nặc (Prasenajit) mà nói: “Này đại vương, vua không biết đủ, nên là người nghèo nhất.”
Nếu bạn hài lòng với cái mình có, thì mặc dù không có tài sản bạn vẫn giàu. Long Thụ nói:
Hãy luôn luôn hỷ túc
Dù bạn không tài sản
Nếu bạn biết hỷ túc
Là bạn có tài sản thanh tịnh nhất.
Drogoen Tsangpa Gyarae nói:
“Người hỷ túc ấp những cái trứng của tài sản trong nhà ấp. Những người nhiều ham muốn thì không thể cảm nghiệm điều này.” Nói cách khác, nếu bạn không hỷ túc thì sự bất mãn của bạn thực vô bờ bến. Sự thiếu hỷ túc, sự bất mãn là điều hại lớn nhất.
a-3. Nỗi tệ hại là cứ phải bỏ lại thân xác
Bạn có mang thân xác như thế nào đi nữa, nó cũng không đáng tin cây cậy. Long Thụ nói:
Dù bạn có được phúc lạc to lớn
Của các vị vua trời, ngay cả đến
Lạc thú không ràng buộc của Phạm thiên -
Thì sau đó bạn vẫn làm mồi
Cho lửa địa ngục Vô gián
Ở đấy sự thống khổ liên miên bất tận.
Dù bạn có là chúa tể mặt trời, trăng
Thân thể bạn tuôn ra ánh sáng
Chiếu khắp mọi thế gian
Về sau bạn không trông rõ được bàn tay mình.