DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/37 ĐầuĐầu ... 5678917 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 370
  1. #61
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nói cách khác, đấy là điều tệ hại nhất có thể xảy ra đến người học thật nhiều (về Lam-rim) mà không thực hành. những người đã học các giáo lý khác mà không ăn thua gì, có thể được nhiếp phục nhờ pháp Lam-rim. Nhưng nếu họ chai lì đối với pháp Lam-rim, thì họ hết phương cứu chữa. Bởi thế các bạn phải ý thức điều này.

    Hãy học những gì bạn sẽ thực hành, và hãy liên kết những gì bạn học vào với dòng tâm thức bạn. Dromtoenpa, ông vua về Pháp, đã nói như sau về sự phối hợp học, chiêm nghiệm và thiền quán:

    Càng học, tôi càng chiêm nghiệm về thiền quán.

    Càng chiêm nghiệm, tôi càng tăng sự học và thiền.

    Càng thiền quán, tôi càng tăng sự học và chiêm nghiệm.

    Từ một căn bản, tôi tăng cả ba,

    Như vậy tôi biết cách xem Pháp là con đường tu tập của mình.

    Tôi một hành giả Kadampa không làm việc nửa vời

    Người mang đai da lớn thường bị lầm

    Ai hiểu rõ điều này mới đúng hành giả Kadampa.


    Nếu những người cùi với tay chân dị dạng chỉ uống thuốc một hai lần, thì tình trạng của họ sẽ không thay đổi; họ càng phải uống thuốc thật mạnh trải qua một thời gian dài. Từ vô thỉ chúng ta đã nhiễm chứng bệnh vô minh trầm kha độc hại, cho nên thật không thấm vào đâu nếu chúng ta chỉ thực hành ý nghĩa của lời chỉ giáo một hai lần mà thôi. Chúng ta phải làm việc với những giáo lý ấy một cách nghiêm túc và kiên trì như giòng nước chảy. Bậc thầy Chandragomin nói:

    Tâm ta đã luôn luôn bị mù quáng

    Bởi căn bệnh kinh niên kéo dài;

    Làm sao một bệnh cùi đã co quắp chân tay

    Có thể thấm thuốc chút nào

    Nếu nó chỉ uống một hai lần rồi bỏ.

    Ta cần phải thực hành ngay những gì đã học, như Geshe Chaen Ngawa. Ngài đang đọc một chương Luật tạng nói về da thuộc và da sống; và thấy rằng luật cấm một tỷ kheo đã thọ giới không được dùng da thú. Tình cờ lúc ấy ngài đang ngồi trên một tấm da thú. Ngài lập tức bỏ nó ra. Rồi khi đọc tiếp ngài thấy luật này có thể “khai” tại các xứ xa xôi (biên địa), ở đấy các vị tỷ kheo được phép sử dụng da thú. Khi ấy ngài mới lấy lại tấm da để trải ngồi.

    Khởi tâm nghĩ tưởng thầy mình như Phật

    Con người đầu tiên giảng dạy Pháp cho chúng ta là Đức Phật, đấng Đạo sư đã khai thị con đường và kết quả của sự đi trên con đường ấy. Ngài đã giảng dạy một cách thích đáng, dạy cho ta thay đổi lối hành xử của mình. Giáo lý ấy thuần tịnh không chút lầm lỗi. Như thế, Ngài là người có thẩm quyền về Pháp. Vậy nên mỗi khi nhớ lại sự kiện này về Đức Phật, ta phải nghĩ, “Làm sao sự giảng dạy của Ngài về Pháp có thể lầm lẫn được?” đi xa hơn ta có thể nói rằng một bậc Thánh giảng dạy theo đúng truyền thống ấy cũng chính là một vị Phật. Khi ấy ta nên nghĩ rằng: “Thầy ta, người thánh thiện này, chính là một hóa thân của Đức Thích Ca Như Lai.”
    Om Mani Padme Hum !

  2. #62
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khởi tâm mong cho truyền thống pháp này tồn tại dài lâu

    Sau khi nghe pháp, cần phải có thái độ mong mỏi như sau: “Thật kỳ diệu thay nếu nền giáo lý của Đấng Chiến thắng sẽ tồn tại dài trên thế gian này!”

    Năm thái độ đầu là để nhớ tưởng lòng từ bi của Đức Như Lai. Thái độ thứ sáu cuối cùng là để báo đền ân đức ấy.

    Lắng nghe diệu pháp là điều cốt tủy. Lý do đi nghe Pháp là để gây một áp lực tác động trên dòng tâm thức bạn, nếu tâm bạn vẫn ù lì như cũ. Nhưng nếu sau khi nghe giáo lý mà bạn vẫn không thay đổi chút nào, thì quả giáo lý ấy không tuyệt đối không có ích lợi gì cho bạn, dù sự giảng dạy thật thâm thúy sâu xa, và bạn đã nghe rất chăm chú. Hãy lấy ví dụ: Bạn phải nhìn vào gương để thấy mặt mình có sạch hay không, rồi mới có thể tẩy hết vết dơ mà bạn thấy trên mặt. Bạn xét dòng tâm thức của bạn trong tấm gương Pháp, lắng nghe Pháp xem Pháp ấy nói tâm bạn có những khuyết điểm gì. Nếu bạn tìm thấy khuyết điểm nào, bạn cảm thấy buồn bã nghĩ: “Tâm ta đến thế rồi sao?” Và khi ấy bạn sẽ cố tìm mọi cách có thể, để tẩy trừ những khuyết điểm. Bản Sanh Truyện nói:

    Khi thấy được những hành vi xấu ác của tôi

    Một cách rõ ràng trong tấm gương Pháp

    Tâm tôi bị ray rứt vô cùng.

    Bây giờ tôi xin quay về với Pháp.

    Sudàsaputra đã nói với thái tử Chandra như trên. Câu chuyện về thái tử là tấm gương cho tất cả chúng ta.

    Khi Đức Thế Tôn còn ở trên đạo lộ của bậc Hữu học, Ngài tái sanh làm Bồ tát là Thái tử Chandra. Có một người tên Sudàsaputra chuyên môn giết người để ăn thịt. Một ngày kia, Thái tử đi vào rừng, gặp một người Bà la môn đa văn tiến lại. Khi Thái tử đang thọ giáo một bài pháp với người này, thì bổng họ nghe một tiếng động lớn. Những người hầu được phái đi xem có chuyện gì xảy ra, và họ biết Sudàsaputra đang tiến lại.

    Những cận vệ của Thái tử nói: “Sudàsaputra ăn thịt người. Y là một kẻ đáng sợ; quân đội chúng ta đã rút lui mặc dù có nhiều ngựa, voi và xe. Bây giờ chúng ta phải làm sao? Đã đến lúc ta phải đối đầu với tên ấy.”

    Ý nghĩ ấy làm cho Thái tử thích thú, nên mặc những lời năn nỉ của vợ con quyến thuộc, ngài vẫn tiến đến nơi có cuộc náo loạn xảy ra. Thái tử thấy Sudàsaputra đang lồng lộng rượt theo đạo quân nhà vua, gươm và mộc dơ cao. Nhưng Thái tử không ngần ngại sợ hãi, ngài nói: “Tôi là Thái tử Chandra. Hãy đến với tôi.”

    Sudàsaputra vừa chạy lại phía Thái tử vừa nói: “ Ngươi chính là người mà ta đang cần!” tên ăn thịt người vác Thái tử lên vai mà chạy về sào huyệt của y. Nơi ấy đầy những bộ xương người; máu loang đỏ đất, không gian đầy những tiếng kêu ghê rợn của những loài cầm thú ăn thịt hung hãn như chồn, chim thứu, và chim quạ. Sào huyệt thì đen thui vì khói của những thây bị nướng. Sudàsaputra đặt Thái tử xuống để nghỉ. Mắt y không rời tấm thân xinh đẹp của ngài.
    Om Mani Padme Hum !

  3. #63
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thái tử nghĩ, “Ta chưa có dịp cúng dường cho vị Bà la môn đa văn ấy về bài pháp mà ta đã nghe được trong khu rừng.” Ý nghĩ ấy làm cho Thái tử khóc.

    Sudàsaputra bảo: “Nín đi, Ngươi, Thái tử Chandra, vốn nổi tiếng gan dạ. Thế thì thật lạ bây giờ ngươi phải khóc khi rơi vào tay ta. Người ta bảo rằng gan dạ cũng vô ích khi trải qua sự đau khổ; sự học không giúp ích gì khi đau đớn. Ai bị đòn cũng phải co rúm lại. Bây giờ ta mới thấy lời nói này quả thật không sai. Hãy nói thật đi, có phải ngươi sợ vì ta sắp giết ngươi không? Có phải ngươi sợ phải xa lìa những bạn bè thân quyến vợ con cha mẹ không? Nói thật đi, tại sao ngài khóc?

    Thái tử trả lời: “Tôi đang thọ giáo với một Bà la môn mà chưa thể cúng dường ông ta được. Hãy để cho tôi đến cúng dường ông ấy chút gì, rồi tôi nhất định trở lại đây với ông.”

    Sudàsaputra nói: “Chuyện đó không thể có được, dù ngươi nói gì đi nữa. Sau khi đã thoát khỏi hàm thần chết, ai còn dại gì trở lại nạp mạng?”

    “Tôi đã hứa sẽ trở lại mà? Tôi là thái tử Chandra, tôi tôn trọng sự thật như chính bản thân của tôi.”

    “Ta không tin ngươi đâu, nhưng ta sẵn sàng làm thí nghiệm. Thôi ngươi hãy trở về đi, rồi ta sẽ xem ngươi có tôn trọng lời hứa thật không. Hãy đi về hoàn tất những công chuyện gì của ngươi với lão Bà la môn ấy đi, rồi mau trở lại đây. Ta sẽ nhóm lửa sẵn chờ để quay thịt nhà ngươi.”

    Thái tử trở về nhà đem bốn ngàn vàng đem tặng người Bà la môn để trả cho ông ta bốn câu kệ ông đã đọc. Thân phụ Thái tử tìm hết cách ngăn cản, nhưng vô hiệu; Thái tử vẫn đi đến sào huyệt của tên ăn thịt người.

    Thái tử nói: “Ông có vẻ ngạc nhiên khi trông thấy tôi đi từ xa. Nào bây giờ ông có thể ăn thịt tôi đi.”

    Sudàsaputra nói: “Ta biết đã đến lúc ăn thịt nhà ngươi. Nhưng ngọn lửa hãy còn nhiều khói, nếu nướng nhà ngươi bây giờ thì hôi khói lắm, chẳng còn mùi vị gì. Vậy trong lúc chờ đợi, hãy nói ta nghe người Bà la môn đã nói cái gì mà nhà ngươi quý giá đến thế? Ta muốn Thái tử hãy nói lại cho ta nghe với.”

    Thái tử nói: “Người Bà la môn hùng biện đã nói làm cách nào để phân biệt pháp với phi pháp. Nhưng lối hành xử của ông còn tệ hơn là quỷ ăn thịt người. Sự học có ích lợi gì cho ông đâu?”

    Sudàsaputra không chịu nổi lời nhận xét ấy. “Im đi! Bọn vua chúa các ngươi cũng dùng khí giới giết hại thú vật chớ bộ. Điều này dĩ nhiên cũng trái với chánh pháp.”

    Thái tử trả lời: “những ông vua giết thú vật là trái với chánh pháp; nhưng ăn thịt người lại càng tệ hơn. Con người quý hơn muôn vật. Và nếu ăn xác người chết cái chết tự nhiên đã là sai quấy, thì làm sao việc giết người để ăn thịt đã là đúng pháp được?”

    Khi ấy Sudàsaputra nói: “Bạn đã không học được gì từ nơi Kinh điển khi bạn trở lại tôi.”

    “Tôi đã trở lại vì lời hứa, như vậy tôi đã học nhiều từ Kinh điển.”

    “Những người khác khi rơi vào nanh vuốt của tôi đều rất sợ hãi; nhưng bạn đã tỏ ra thật anh hùng. Bạn không mất bình tĩnh cũng không sợ chết.”

    Thái tử nói: “Những người ấy tràn trề hối hận vì họ đã phạm tội. Nhưng tôi đã không nhớ đã làm gì quấy, nên tôi không sợ. Tôi đến nạp mình cho ngài, cứ ăn thịt tôi đi.”
    Om Mani Padme Hum !

  4. #64
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lúc ấy kẻ ăn thịt người đã phát sinh tịnh tín đối với Thái tử. Mắt y đẩm lệ và lông tóc dựng ngược, y sợ hãi nhìn Thái tử và thú hết tội lỗi của mình. Y nói: “Cố ý xúc phạm một người như ngài thì chẳng khác nào như uống độc dược mạnh. Xin ngài hãy dạy cho tôi những gì như người Bà la môn đã dạy ngài.” Y cũng thốt lên bài kệ đã trích dân ở trên:

    Khi thấy được những hành vi xấu ác của tôi

    Một cách rõ ràng trong tấm gương Pháp

    Tâm tôi bị ray rứt vô cùng.

    Bây giờ tôi xin quay về với Pháp.


    Thái tử Chandra thấy kẻ ăn thịt người đã trở thành một pháp khí thích hợp để chứa đựng chánh pháp, nên bảo y:

    Hãy uống những giọt cam lồ chánh pháp

    Trong khi ngồi trên một chiếc ghế thấp

    Cung cách ngươi đã được đìều phục một cách kỳ diệu

    Mắt ngươi chiếu sáng niềm vui

    Hãy phát sinh niềm tôn kính,,

    Nhất tâm lắng nghe những lời này

    Như một con bệnh chú tâm lắng nghe thầy thuốc.

    Và hãy rút ra từ lời dạy nguồn cảm hứng vô cấu

    Hãy lắng nghe với niềm cung kính Pháp.


    Khi ấy Sudàsaputra cởi chiếc áo choàng trải ra trên tảng đá để mời Thái tử ngồi, đoạn ông ngồi trước mặt Thái tử thưa: “Hỡi người thánh thiện, xin giảng dạy cho tôi.”

    Thái tử Chandra bắt đầu:

    Dù có bao nhiêu tham dục,

    Bạn chỉ cần gặp bậc Thánh một lần.

    Không cần quen biết vị ấy lâu ngày

    Điều ấy vẫn làm cho tâm bạn kiên cố.


    Vân vân. Bằng sự giảng Pháp, Thái tử đã làm cho tâm của Sudàsaputra được điều phục. Để đền ơn, Sudàsaputra hiến tặng cho Thái tử chín mươi mốt ông vua mà y đã bắt cầm tù để ăn thịt. Y phát nguyện hành trì chánh hạnh và từ đấy trở đi sẽ từ bỏ sát sanh và ăn thịt người.

    Bởi thế, khi nghe pháp, bạn luôn luôn phải thăm dò tâm mình. Nếu làm thế tâm thức bạn sẽ được điều phục, dù một tâm thức hoang dã như Sudàsaputra. Nhưng nếu trong lúc nghe pháp mà tâm bạn vẫn trơ lì bất động, thì bạn sẽ không rút được lợi lạc nào, dù bậc thầy có giỏi bao nhiêu, dù lời chỉ giáo có sâu xa cách mấy.
    Om Mani Padme Hum !

  5. #65
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong khi nghe Pháp có nhiều người tự hỏi: “Cái gì ông thầy nói mà ta chưa biết, chưa học?” Nghe pháp kiểu đó thì không có lợi gì cả.

    Một số người lại chỉ chú ý đến những mẫu chuyện lý thú, và không xem trọng, những lời chỉ giáo sâu xa. Ví dụ như sau: Khi Kaelzang Gyatso, vị Đức Dalai Lama thứ bảy thuyết giảng về Lam-rim, người ta nghe có một người nhận xét: “Hôm nay mình biết thêm một tin tức mới. Đức Đức Dalai Lama kể cho chúng ta nghe rằng cái pháo đài ở quận Paenpo còn có tên là pháo đài Mayi Cha.”

    Lại có những người vừa nghe pháp vừa kiểm chứng xem những lời giảng của vị thầy có hợp với Kinh hay không. Lama Tsechogling Rinpoche, một thầy giáo đạo cho một trong những vì Đức Dalai Lama, đã nói: “Ngày nay các đệ tử dường như muốn kiểm chứng sự chính xác của vị thầy. Nghe pháp kiểu đó thì không bao giờ được cái gì cả. Điều quan trọng nhất là bạn phải thăm dò tâm bạn trong khi nghe pháp. Khi những bậc thầy giảng pháp, thì họ không quan tâm chuyện có lầm lỗi gì hay không, mà giảng pháp cốt yếu là một phương tiện để điều phục tâm ý của đệ tử.

    Người đệ tử không nên nghe pháp bằng những cách như trên, bất cứ gì vị thầy nói đều phải xem như một thử thách đối với mình mới được. Hãy nghe pháp chỉ chỉ cốt để điều phục tâm ý bạn. Nếu làm thế, bạn sẽ phát triển được những thực chứng đầu tiên ngay trong buổi giảng. Đây là một điều không xảy ra khi vị thầy đến thăm trú xứ bạn và bạn dâng cho thầy một tách trà, dù cho vị ấy là một Lạt ma thuyết giảng từ một pháp tòa thật cao. Dù bạn nghiên cứu một mình những gì bạn học cũng sẽ không có ảnh hưởng lớn bằng khi nghe giáo lý.

    Bất cứ gì Geshe Potowa giảng dạy cũng làm cho những người nghe được lợi lạc, dù là ngài chỉ nói chuyện về chim chóc. Cũng có một học giả vĩ đại khác tên là Geshe Choekyi Oezer, nhưng giảng dạy của ngài không lợi lạc cho tâm người nghe, mặc dù rất sâu rộng. Có người nói lại điều này cho Potowa nghe. Ngài nói: “Tất cả những lời giảng dạy của ngài đều tuyệt hảo, nhưng có sự khác biệt giữa hai lối giảng.” Người ta xin ngài giải thích khác nhau chỗ nào, Potowa nói: “Ngài ấy giảng dạy để thông tin những sự kiện, còn tất cả pháp tôi nói đều hướng về nội tâm. Đó là sự khác nhau.”

    Tiến sĩ Choekyi nghe thế liền đến xin thọ giáo với ngài. Những lời dạy của ngài đã chứng tỏ rất lợi lạc cho vị này mặc dù không một điều gì ngài nói mà vị học giả chưa biết đến. Về sau ông bảo: “Tôi hiểu được những điều gì mà trước đây tôi chưa từng hiểu.”

    Chúng ta nên làm như Geshe Dromtoenpa nói:

    “Tôi sẽ nói những bậc đạo sư trong Đại thừa có nghĩa gì. Họ đem lại cho người nghe nhiều tri kiến; họ dạy những pháp thực tiễn giúp người ta thực hành sau khi nghe giảng dạy. Và họ chỉ nói những gì có lợi lạc trực tiếp.

    Câu “sau khi nghe giảng dạy” được giải thích nhiều cách. Theo lời giảng khẩu truyền của bậc tôn sư tôi, thì nó có nghĩa rằng, dù bạn giảng dạy bất cứ giáo lý gì, nó cũng phải lợi lạc cho dòng tâm thức của người đệ tử sau khi sự giảng dạy chấm dứt.

    Loạt tiêu đề đặc biệt này chứa đựng những chỉ giáo về làm cách nào để nghe những giáo lý của đường tu. Như tôi đã nói, bất cứ lỗi lầm nào ở giai đoạn này rất tai hại, như khi tính nhầm ngày mồng một thì cũng nhầm luôn những ngày khác cho đến rằm. Dù có thọ giáo những pháp sâu xa rộng rãi đến đâu, bạn cũng biến thành con ma trong Phật pháp, pháp bạn nghe được chỉ tổ tăng thêm vọng tưởng nơi bạn mà thôi. Tôi nghĩ chuyện này thật quá quen thuộc. Các bạn phải thận trọng.
    Om Mani Padme Hum !

  6. #66
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    B. CÁCH GIẢNG DẠY PHÁP

    Có bốn phần (1) nghĩ về những lợi lạc của việc giảng dạy pháp; (2) kính pháp và bậc thầy giảng pháp; (3) cần nghĩ và làm gì trong khi giảng dạy; (4) khác nhau giữa những người bạn nên dạy và những người bạn không nên dạy.

    1. Nghĩ về những lợi lạc của việc giảng Pháp

    Điều cốt yếu là người giảng pháp không nên biến sự bố thí Pháp thành một cái gì do vô minh làm động lực. Vasubandhu (Thế Thân) nói:

    Đừng để hành vi bố thí Pháp trở thành một hành vi ngu si.

    Hãy giảng dạy Kinh điển thuần tịnh một cách như pháp.


    Nếu bạn dạy với hy vọng được cúng dường, cung kính, được nổi tiếng là học giả, vân vân, thì sự giảng dạy của bạn thay vì lợi lạc lại rất có hại. Bạn còn mất bớt công đức nữa. Vậy, bạn chỉ nên vì lòng bi mẫn mà giảng pháp, vì muốn lợi lạc cho đệ tử, ngay cả không kể tới hậu quả nghiệp mà bạn có thể đón nhận do sự giảng dạy của bạn. Chuzang Lama Rinpoche Yeshe Gyatso nói:

    Tôi nghe lỏm ông ta giảng dạy

    Và làm phép quán đảnh;

    Ông ấy làm mọi sự tốt

    Nhưng ông ta làm cho tôi ngao ngán

    Tột đáy sâu của tim tôi

    Khi ông hăng hái

    Yêu cầu đóng góp tiền bạc.


    Nói cách khác, điều này không được xảy ra. Sự giảng dạy là tốt nhất khi giảng sư không màng gì đến sự cúng dường vật thực.

    Kinh Lời Khuyên Hành Vị Tha đề cập đến hai mươi lợi ích:

    Này Di Lặc, một sự Pháp thí không nhằm được cung kính cúng dường, có hai mươi lợi ích: Một, ta sẽ có trí nhớ tốt; hai biết phân biệt; ba thông minh; bốn kiên trì, năm có trí tuệ; sáu sẽ đạt xuất trí; bảy bớt chấp thủ; tám bớt sân; chín bớt si; mười Ma không thắng nổi; mười một được Phật thương tưởng; mười hai được phi nhân phù hộ; mười ba chư Thiên hỗ trợ sự sáng suốt; mười bốn kẻ thù không làm hại được; mười lăm không bị xa lìa thân quyến; mười sáu lời nói có sức mạnh; mười bảy được sự vô úy; mười tám tâm hồn thoải mái; mười chín được những học giả ca ngợi; hai mươi hành vi bố thí pháp ấy sẽ trở nên đáng nhớ.

    Đầu tiên “có trí nhớ tốt” nghĩa là ta sẽ không quên Pháp. “Biết phân biệt” là niềm xác tín có được do những hình thức thiền định tối hậu. “Thông minh” ám chỉ niềm tin có được do những phép quán thông thường. “Kiên trì” có nghĩa là không thể bị lay chuyển. “Có trí tuệ” ám chỉ thế tục trí đạt được trong đạo lộ tích tập và chuẩn bị; “xuất thế trí” là trí đạt được trong những đạo lộ kiến đạo và thiền quán.

    Sáu trong hai mươi lợi lạc này là kết quả tương ứng với nguyên nhân đầu tiên. Bốn lợi lạc khác là do những trạng thái tách rời states of separation. Sáu lợi lạc là y báo, và có một quả do sự thuần thục của nghiệp (xem ngày thứ mười ba, trang...)

    (Pabongka Rinpoche nói nhiều về chi tiết đề tài này).

    Những lợi ích khác được nói trong Kinh do Ugra Thỉnh Vấn, trong đó nói dù một vị Tỷ kheo chỉ bố thí một câu Pháp cũng có nhiều công đức hơn một cư sĩ bố thí vô số của cải vật chất.

    Các bạn nên ghi nhớ những lợi lạc này trong tâm, và bạn sẽ mong muốn giảng Pháp và cảm thấy rằng nói Pháp đã là một nguồn vui cho chính bạn. Đây không chỉ là những lợi ích do sự giảng Pháp đem lại khi ngồi trên một pháp tòa thật cao; mà những vị thầy dạy cho đệ tử cũng không lợi lạc như thế. Lại nữa, khi bạn đọc một bản Kinh, hãy tưởng tượng rằng mình đang đọc cho thính chúng trời, rồng, phi nhân, vân vân đang ở quanh mình. Bạn cũng sẽ được lợi lạc tương tự nếu như làm như thế. Khi bạn muốn học thuộc lòng một bản Kinh bạn cũng làm như vậy. Bạn cũng được lợi lạc do nói chuyện pháp thoại với những người khác bằng cách dạy cho họ những điểm nòng cốt để thay đổi cách cư xử của mình. Nhưng có điều khác nhau cần để ý là, bạn có phải là bậc thầy của người nghe bạn hay không ?.
    Om Mani Padme Hum !

  7. #67
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Kính Pháp và người giảng Pháp

    Ngagwang Dragpa ở Dagpo nói: “Đức Phật đấng Đạo sư chúng ta đã dựng ngai Phật tòa cho chính ngài giảng dạy về Bà Mẹ của Chư Phật.” Nghĩa là khi đức Thế Tôn dạy Kinh Bát nhã, Ngài đã làm ngai pháp cho Ngài bằng chính bàn tay Ngài, những bàn tay mang đủ tướng quý của một đức Phật và đẹp như nhánh cây bằng vàng ròng. Vì Pháp đã gợi sự quý trọng của ngay cả chư Phật như thế nên quả thực chúng ta phải hết sức tôn kính khi nói và nghe Pháp ấy.

    Trong đại hội đầu tiên để kết tập Kinh điển, A nan và nhiều vị tụng đọc khác nhau đã được ngồi trên một chồng năm trăm tấm y vàng do những vị A la hán khác cúng, để tỏ dấu tôn trọng Pháp. (Ở đây tôi phải nói thêm rằng, ba tấm y của Tỷ kheo do Phật chế định, thế mà ngày nay có người sử dụng để lau chùi hoặc để làm gối dựa, đó là điều rất sai quấy.)

    Pháp phải được tôn quý vì tính vĩ đại của Pháp. Ta lại phải nhớ những đức của bậc Đạo sư và lòng từ bi của ngài, để khởi phát niềm kính trọng.

    3. Phải nghĩ và làm những gì trong khi giảng dạy pháp

    a. Phải nghĩ gì ?

    Ngagwang Dragpa ở Dagpo nói:

    Từ bỏ tính bủn xỉn, tự kiêu,

    Hôn trầm trong lúc dạy, bàn lỗi của người,

    Trì hoãn việc giảng dạy, và lòng ganh tị.

    Hãy có lòng thương tín đồ và giảng dạy cho đúng pháp

    Bằng cách duy trì năm thái độ

    Hay nghĩ hạnh này sẽ đem lại cho bạn hỉ lạc.


    Nghĩa là bạn không được giữ lại những điểm then chốt của giáo lý, vì đấy là một kiểu bủn xỉn về pháp. Trong khi giảng pháp, bạn không nên tự ca tụng mình như nói: “Trong quá khứ tôi đã làm điều này điều kia vân vân.” Bạn cũng không được lừ đừ ngủ gục trong khi nói pháp. Không nên bàn lỗi của người khác với động lực là tham hoặc sân. Không nên lười biếng trì hoãn việc giảng dạy vì không muốn giảng. Và bạn nên từ bỏ lòng ganh tị khởi lên vì nghi ngờ người khác được lên chức.

    Bạn phải có lòng từ bi đối với những người nghe pháp, và giữ năm thái độ. Năm thái độ này cũng giống như sáu điều trên, trừ cái điều rằng sự chuyên cần thực hành Pháp sẽ chữa lành bạn. Nghĩa là năm thái độ như sau: họ là những con bệnh, Pháp là thuốc, bạn là y sĩ, vân vân. Rồi bạn nên nghĩ rằng công đức phát sinh do sự giảng Pháp với năm thái độ như trên sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn.

    Sở dĩ bỏ điều thứ sáu vì nó áp dụng cho người nghe pháp hơn là người giảng dạy.
    Om Mani Padme Hum !

  8. #68
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    b. Phải làm gì trong khi giảng dạy

    Trước hết, nên tắm rửa sạch sẽ; dáng dấp của bạn phải chỉnh tề, y phục mới. Ngồi trên một pháp tòa cao. Cung cách bạn phải vui hòa. Giảng dạy bằng ví dụ, trích dẫn, và biện luận để làm rõ ý nghĩa.

    Tuy vậy, tôi rất bối rối và khổ sở khi ngồi trên tòa cao này, trong khi những vị Lạt ma cao cấp tái sinh đang ngồi chỗ thấp. Nhưng tôi phải ngồi đây vì lòng thượng tôn sự vĩ đại của chánh pháp. Quả thật là điều kỳ diệu khi tục lệ này không mai một ở các tỉnh miền Trung và ở vùng Tsang. Nếu tục lệ này không còn, và vị giảng sư ngồi ở chỗ thấp trong khi giảng pháp, thì người ta sẽ lấy làm lạ khi ông ta bảo, “Tôi đã hấp thụ dòng truyền thừa này từ nhiều vị Lạt ma vĩ đại,” như có câu chuyện đã kể.

    “Cung cách vui hòa” là bạn nên mĩm cười với thính giả khi bạn giảng. Longdoe Lama Rinpoche trái lại thường la rầy đệ tử và cầm roi hăm dọa trong khi ngài giảng dạy.

    Nếu bạn lẫn lộn thứ tự những tiêu đề, thì sự giảng pháp của bạn sẽ hỗn độn như một cái tổ quạ. Nếu bạn bỏ qua những điểm khó mà chỉ giảng dạy những tài liệu dễ, thì giáo lý bạn nói chỉ như hồ cháo dành cho người già ăn. Những giảng sư không am tường ý nghĩa sâu xa của giáo lý mà phải đoán mò để giảng thì chẳng khác nào người mù phải chống gậy. Điều này thật không tốt.

    Bậc tôn sư tôi, nơi nương tựa tối thượng của tôi, đã dạy cho tôi như sau. Khi sắp giảng dạy, ta phải khởi một động cơ cho đúng pháp trong lúc bước từ phòng riêng ra giảng đường. Hãy quán tưởng tất cả những vị Tổ sư trong truyền thống của bạn đang an vị trên pháp tòa dành cho bạn, hết vị này đến vị khác. Hãy đảnh lễ pháp tòa ba lạy. Quán tưởng những vị Tổ tan biến vào một vị là vị thầy bổn sư của bạn; và khi bạn bước lên pháp tòa thì quán tưởng vị bổn sư của của bạn thể nhập vào trong bạn. Rồi khi bạn ngồi xuống, hãy búng tay mà niệm một bài kệ vô thường như:

    Như ngọn đèn dầu leo lét

    Không kéo dài bao lâu

    Hạnh phúc cũng hư ảo

    Mong manh như giọt nước

    Như chiêm bao, như chớp nhoáng,

    Hoặc như một ngày qua;

    Như thế đấy là các pháp hữu vi.

    Bạn nên nghĩ: “Đây chỉ là vài phút ngắn ngũi, một cái gì thật vô thường.” Bạn phải chế ngự bất cứ cảm giác hãnh diện nào bạn có thể có, nếu không, bạn có thể phát sanh tâm kiêu mạn khi ngồi trên pháp tòa, và nghĩ rằng “Bây giờ, ta thật là một nhân vật quan trọng.”
    Om Mani Padme Hum !

  9. #69
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người ta nói với bạn nên tụng chú để đuổi quỷ, nhưng theo truyền thống, chúng tôi tụng Bát nhã Tâm Kinh và vỗ tay ba lần. Je Drubkang Geleg Gyatso thường theo truyền thống tán tụng sáu điều để chuẩn bị. Quả thế, khi giảng dạy Lam-rim, ngài áp dụng phương pháp tụng rất chậm lễ dẫn nhập này. Nhiều người xin ngài giảm bớt nghi thức chuẩn bị, vì nó kéo dài thời gian giảng pháp, nhưng ngài trả lời: “Sự thành tựu của buổi giảng hoàn toàn tùy thuộc vào nghi thức chuẩn bị này,” và bởi thế ngài không rút ngắn.

    Như tôi đã nói, bạn có thể phát sinh thực chứng Lam-rim ở mức đầu tiên trong buổi nghe giảng. Nhưng bạn phải tạo cơ hội cho sự thực chứng ấy, và điều này tùy thuộc vào sự tích tập công đức và trí tuệ sơ khởi của bạn, vào sự thanh lọc chướng ngại, vào sự cầu nguyện v.v... Đây là tư tưởng đằng sau sự thực hành những nghi lễ chuẩn bị trong một thời gian giảng pháp. Trong lúc thực hành những nghi thức này, bạn không nên trải qua suốt buổi để tâm lang thang mắt nhìn dáo dác, miệng lẩm nhẩm thần chú một cách máy móc. Hãy thực hành nghiêm túc sự tích tập công đức này, sự thanh lọc bản thân và sự cầu nguyện này, sự thanh lọc bản thân và sự cầu nguyện này, vì nó quan trọng để phát sinh một vài tuệ quán đi sâu vào những đề tài thiền định trong phạm vi bạn tham dự buổi học pháp.

    Bây giờ hãy trở lại việc làm cách nào để điều khiển một buổi giảng dạy giáo lý. Sau khi cúng dường một madala (đồ hình) của vũ trụ (xem Ngày Thứ Năm trang...), hãy đưa quyển Kinh lên đầu (tỏ dấu kính trọng và ban phước) và lại khởi động lực. Hãy cầu xin rằng những gì bạn sắp làm lợi lạc cho dòng tâm thức của những người nghe bạn. Drubkang Geleg Gyatso thường làm sự cầu nguyện như thế không những lúc ông đặt quyển Kinh trên đầu và cả những lúc ông đội mão.

    Phần đông đều biết khi sắp giảng pháp thường có chút ít thay đổi trong bài kệ quy y. Bài này thường như sau:

    Cho đến khi giác ngộ, con xin quay về

    Nương tựa Phật, Pháp và Tăng

    Với công đức con có được

    Nhờ bố thí, vân vân.

    Mong sao con đạt Phật quả vì tất cả chúng sinh.


    Vị giảng sư nói: “Với công đức con có được do hành vi bố thí pháp...” trong khi những đệ tử thì nói: “Với công đức con có được khi nghe Pháp...”

    Một điều khác tôi muốn nói là, có truyền thống đọc lớn bản Kinh văn về Lam-rim sắp giảng ngày hôm ấy. Tốt nhất là chính giảng sư đọc mỗi ngày, hoặc vài ngày; sau đó đệ tử chính của vị ấy có thể làm thay.

    Trong khi giảng pháp, bạn nên tưởng tượng Trời, Rồng và Phi nhân vân vân đến nghe. Bạn nên làm dáng điệu như đang thuyết pháp cho họ và đọc bài:

    Chư Thiên A tu la

    Và Dược xoa, vân vân,

    Ai đến nghe Phật pháp

    Tất cả hãy hết lòng

    Hộ trì Phật pháp ấy,

    Bằng cách thường tinh tấn

    Thực hành lời Phật dạy.

    Ai đến đây nghe Pháp

    Hoặc ở trên mặt đất

    Hoặc ở trong hư không,

    Với thế giới loài người,

    Hãy thường khởi từ tâm,

    Bản thân thì ngày đêm

    Sống đúng với Phật pháp.

    Nguyện cầu mọi thế giới

    Luôn luôn được an ổn

    Bằng cách phước và trí

    Đều đem làm lợi người,

    Để bao nhiêu vọng nghiệp

    Đều được tiêu tan cả

    Siêu thoát mọi khổ đau

    Quy về đại Niết bàn,

    Hãy xoa khắp cơ thể

    Bằng hương thơm giữ giới

    Lại mặc cho cơ thể

    Bằng y phục thiền định

    Thì hoa đẹp bồ đề

    Làm rực rỡ tất cả

    Bất cứ ở nơi nào

    Cũng thường được an lạc.


    (Theo bản dịch HT Trí Quang)

    Dĩ nhiên là chư Thiên không thể ngồi trên đất, bởi thế giảng sư quán tưởng mình đang cho phép họ cứ ở giữa không trung và lắng nghe, những người lãnh trọng trách bảo trì chánh pháp hãy nhớ kỹ truyền thống này.
    Om Mani Padme Hum !

  10. #70
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN MỘT NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ KHỞI _ Ngày thứ ba
    __________________________________________________ ______________________________________


    4. Khác nhau giữa người nào bạn nên dạy người nào không nên

    Nói chung, như Luật đã dạy, “Không nên giảng dạy cái gì người ta chưa yêu cầu mình giảng.” Nói cách khác là thực không đúng pháp nếu mà bạn dạy một điều mà bạn chưa cầu xin. Hơn nữa, bạn cũng không nên nhận lời ngay khi người ta yêu cầu. Vì đức khiêm tốn bạn phải nói: “Đề tài này tôi không am hiểu lắm, tôi không kham giảng dạy” hoặc “ Làm sao tôi có thể giảng dạy cho những người vĩ đại như quý vị?” Bạn phải thử thách lòng ngưỡng chánh pháp của người ta; và chỉ khi nào bạn chắc chắn họ là pháp khí thích hợp thì bạn mới nên giảng pháp cho họ. Kinh Tam Muội Vương nói:

    Này Prakàska, trước hãy nói với chúng rằng:

    “Tôi không được học.”

    Rồi, nếu bạn có biết, có tài

    Thì hãy nói: “Làm sao tôi có thể nói chuyện này

    Trước những con người vĩ đại như chư vị?”

    Tuy nhiên, vì một lý do cấp bách nào đó, đôi khi bạn buộc lòng phải dạy cho vài người một điều gì mặc dù họ không yêu cầu. Je Tsongkapa nói: “Nếu bạn biết họ là pháp khí xứng đáng để dạy, thì có thể giảng dạy cho họ dù họ không yêu cầu.”

    Người ta bảo bạn còn phải tuân theo 26 điều đề ra trong Luật tạng, như không được nói pháp cho người đang ngồi trong khi bạn đang đứng, hoặc cho người đang nằm, hoặc cho người đang ngồi chỗ cao hơn bạn, vân vân.

    Đến đây, chúng ta đi đến tiêu đề chính thứ ba là:

    C. ĐIỀU GÌ CẢ THẦY LẪN TRÒ CÙNG NÊN LÀM CUỐI THỜI GIẢNG

    Sau khi dâng một Mandala tạ ơn, giảng sư và thính giả nên hồi hướng công đức, cầu cho giáo lý được lưu tuyền và cho chính mình được giác ngộ hoàn toàn, bằng cách tụng bài cầu nguyện của Lam-rim (trích trong tác phẩm của Tsongkapa, Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ, xem trang....). Sau buổi giảng, không nên mạnh ai nấy ùa ra cửa, mà nên từ từ đi ra từng người, làm như thể là không muốn rời giảng sư và buổi giảng.
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •