DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 29/37 ĐầuĐầu ... 192728293031 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 281 tới 290 của 370
  1. #281
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    b. Bạn được danh hiệu là con của chư Phật.

    Trong quyển Hành Bồ Tát Hạnh có nói:

    Từ lúc những chúng sinh đáng thương

    Bị vướng vào ngục tù sinh tử

    Biết phát tâm bồ đề,

    Là họ được gán danh hiệu

    “Con của chư Phật.”


    Và:

    Ngày nay tôi đã được sinh vào dòng họ của Phật

    Tôi đã trở thành người con Phật.


    Như vậy, bạn có thể trở thành con Phật hay không chỉ tùy thuộc vào một điều này. Nếu bạn chưa phát tâm bồ đề thì bạn không phải là một Bồ tát, hay một người con của Phật, mặc dù bạn có thể là người có thần thông, có được ngũ minh, đạt được tri kiến trực tiếp về tánh không, hoặc đã hoàn toàn dứt trừ vọng tưởng. Bạn sẽ không được vào hàng ngũ của Đại thừa. Nhưng bạn đã phát tâm bồ đề trong dòng tâm thức là bạn đã đã vào hàng ngũ Đại thừa, mặc dù bạn là một con thú, chẳng hạn như con chó hay con heo, hay cả đến một người không được cái gì và ngu ngốc như một con lừa.

    Khi bạn phát tâm bồ đề, quả đất rung động và tất cả pháp tòa của chư Phật rung động, vì đại địa được sinh ra do cộng nghiệp của hữu tình, khi một người nào phát bồ đề tâm thì điều ấy quả đất không thể chịu đựng, nó rung lên vì người có bồ đề tâm ấy sẽ dẫn đạo nhiều hữu tình và gây nên một chấn động trong cõi sinh tử.

    Chư Bồ tát xem bất cứ người nào phát tâm bồ đề như là anh chị em của họ. Chư Phật mười phương hoan hỷ như làm một vị vua chuyển luân khi có con kế nghiệp do đó người ấy trở thành người con của chư Phật. Nếu khi nào họ thối thất tâm bồ đề, tức là họ dã tự đóng cửa mình ra ngoài đại thừa. Trong quá khứ chúng ta đạt nhiều loại thần thông nhưng rốt cuộc chúng chẳng làm lợi ích gì cho ta cả; tốt hơn nên học hiểu Lam-rim. Có thần thông, thấu thị thật không phải là chuyện phi thường hay lợi lạc gì: Người ta bảo chúng ta nhận được những năng lực này trong cõi trung ấm sau khi ta giã từ mỗi kiếp tái sinh.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #282
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    c. Bạn sáng chói hơn cả Thanh văn và Duyên giác

    Một quyển Kinh nói:

    “Như châu ngọc trong biển cả sáng hơn tất cả những đá sỏi của lục địa phương Nam, những người phát tâm bồ đề trong dòng thức của họ sáng chói hơn tất cả Thanh văn và Duyên giác.

    Kinh về cuộc đời đức Di Lặc nói rằng cũng như một vị hoàng tử dù còn bé cũng hơn hẳn một toán đình thần lớn tuổi, hoặc như một con Kim sí điểu (Garuda) cũng hơn một bầy chim khác, một vị bồ tát đã phát tâm bồ đề trong dòng tâm thức sáng chói hơn toàn thể Thanh văn và Duyên giác. Đấy là nhờ năng lực lòng vị tha. Hơn nữa dù một viên kim cương có vết cũng vẫn được gọi là kim cương, vẫn sáng chói hơn những thứ ngọc khác và vẫn là một tài sản cho bạn. Cũng tương tự, những người đã phát tâm bồ đề có thể chưa tu tập những việc làm của người con Phật, nhưng họ vẫn được gọi là con của đấng Chiến thắng do tâm bồ đề trong dòng tâm thức của họ. Trong tất cả sự tích lũy đức hạnh, sự tích lũy của họ tốt nhất, sáng chói hơn tích lũy công đức và trí tuệ của Thanh văn, Duyên giác. Và người ta bảo rằng sự nghèo khó trong sinh tử đều được xua tan bởi tâm bồ đề.

    Một mình tâm bồ đề nên được xem như là tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp tụ. Atìsha nói: “Hãy từ bỏ đời này! Hãy chỉ quen thuộc với từ, bi và tâm bồ đề.”

    d. bạn trở thành mục tiêu tối thượng của sự cúng dường

    Khi bạn phát triển bồ đề tâm trong dòng tâm thức, “thì nhân loại và chư thiên đều chắp tay cung kính.” Nói cách khác, bạn trở thành một mục tiêu tối thượng cho sự cúng dường của chư Thiên và loài người. Tuy nhiên bạn không phát tâm bồ đề càng luyện tâm ấy trong một thời gian ngắn. Ngay cả Atìsha vĩ đại cũng đã luyện tâm ấy trong 12 năm. Hãy nhìn những người chỉ thiền quán về chư thiên và tụng chú, mà cũng kiên trì vào những việc ấy trong nhiều năm, thế thì chúng ta lại càng nên cố gắng nhiều hơn để phát tâm bồ đề. Những người phái Kadampas ngày xưa nói rằng mọi người đều có những hình ảnh chư thiên để quán tưởng, mỗi người đều có thần chú để tụng; nhưng điều đáng buồn là không ai có một pháp nào để tu.

    Điều cốt yếu là bạn cần phải gieo vào tâm thức càng nhiều bản năng về bồ đề tâm càng tốt. Ngày xưa có 500 con ngỗng chỉ nhờ nghe tiếng nói của Phật mà được tái sinh làm chư Thiên. Vua A xà thế có được bản năng mạnh mẽ về tánh không. Một ngày kia vào buổi trưa ông cố dâng cúng Đức Văn Thù những tấm y trị giá một ngàn lượng vàng, nhưng ông không cúng được, bởi vì ngài biến mất. Chính vua khi mặc những tấm y và ông cũng tan biến. Điều này khiến ông thực chứng được tánh không. Điều này xảy ra là do một bản năng về tánh không đã gieo vào ông trong đời quá khứ.

    Phạm vương, Đế thích… đều đến cúng dường khi một người phát tâm bồ đề; đem lại cho họ vẻ sáng chói của chư Thiên và giúp họ thỏa mãn những ước nguyện. Người ta cũng bảo rằng ngay cả chư Phật cũng tôn trọng những vị Bồ tát bởi vì các ngài cũng đã từng là Bồ tát và đã từng đào luyện tâm bồ đề. Trong Kinh cũng nói:

    “Nên tôn trọng vừng trăng mới mọc hơn là vừng trăng tròn. Cũng thế, người nào tôn trọng ta hãy nên kính lễ các vị Bồ tát thay vì kính lễ các đức Như Lai… Khi một vị Bồ tát bước lên một chiếc xe, thì chư Phật sẽ cung cấp cho họ các khoái lạc năm giác quan, và làm cho họ vui thích. Nếu không có ai đẩy xe thì chính chư Phật sẽ kéo xe ấy với một sợi dây cột quanh cổ của các Ngài.”

    Người ta bảo rằng những bậc thánh như Xá Lợi Phất dù nhập vào định tịnh chỉ hoàn toàn trong nhiều kiếp mà chư Phật cũng không kính trọng nhiều đến thế.

    Ngay cả những chuyện như sau đã được kể. Có lần đức Phật không cúng cho Đức Văn Thù miếng đầu tiên của phần ăn khất thực trong bình bát của ngài, nên cái bát bị đất nuốt mất tiêu.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #283
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    e. Bạn dễ dàng tích lũy một số lượng công đức khổng lồ.

    Nyugrumpa nói:

    “Khi một người tìm cách phát triển được một ít bồ đề tâm thì điều ấy đã xây dựng được sự tích lũy công đức đầu tiên, tịnh trừ được những chướng ngại của họ.”

    Tsongkapa nói:

    Như hòn đá của một bậc hiền trí

    Cho hai sự tích lũy:

    Bồ đề tâm đem lại cho bạn công đức

    Để tập hợp một kho lớn đức hạnh.


    Và muốn thâu nhặt một kho công đức lớn bằng cách dễ dàng, Shantideva giải thích:

    “Nó giống như viên đá của bậc hiền trí tối thượng:

    Vì nó biến thân thể bất tịnh của bạn

    Thành một cái gì vô giá -

    Đó là thân của một đức Phật.

    Bởi thế hãy luôn luôn duy trì điều này

    Mà chúng ta gọi là Bồ đề tâm…

    Những đức hạnh khác giống như cây chuối

    Một khi đã có quả thì không còn sanh thêm quả

    Bồ đề tâm giống như một cây sống

    Tiếp tục tăng trưởng và kết trái.


    Nói cách khác, không có gì tốt hơn bồ đề tâm để hoàn tất sự tích lũy công đức. Nếu bạn bố thí cho hàng trăm ngàn chúng sinh trong hàng trăm ngàn kiếp và làm đầy hàng tỷ thế giới với ngọc ngà châu báu để bố thí mà không có tâm bồ đề, thì nghiệp báo của việc này cuối cùng cũng sẽ đi đến chấm dứt. Nó cũng không phải là việc của bồ tát và sẽ không làm nhân cho bạn thành Phật quả. Nhưng với tâm bồ đề mà bạn cho con chó một miếng ăn, thì quả báo của hành vi ấy sẽ không bao giờ cùng tận. Đấy sẽ là việc của người con Phật và sẽ là một cái nhân cho bạn thành Phật. Nếu với tâm bồ đề bạn đốt dù chỉ một cây hương để dâng cúng, người ta bảo công đức cũng bằng như cúng cho tất cả hữu tình mỗi người một cây. Nếu bạn có tâm bồ đề mà chỉ tụng đọc một câu Om Mani Padme hum thì lợi lạc ấy bằng sự lợi lạc của thần chú ấy một số lần bằng số lượng của tất cả hữu tình.

    Vào thời Phật có lần một người ăn mày đã cúng Phật một cây đèn dầu nhỏ kèm với tâm bồ đề. Đức Anan đã không dập tắt được cây đèn ấy. Như Lai đã nói rằng ngay cả ngọn cuồng phong thời kiếp tận cũng không thể thổi tắt được nó do sự tăng trưởng liên tục của công đức.

    Hành Bồ Tát Hạnh nói:

    Bất cứ ai giữ giới này

    Để hoàn toàn giải thoát

    Vô lượng hữu tình đủ hạng

    Sẽ không còn lui sụt

    Vì có tâm bồ đề.

    Họ dã phát bồ đề tâm thuần tịnh

    Sau đó, dù ở trong giấc ngủ

    Vào lúc không canh chừng.

    Công đức của bạn sẽ có năng lực,

    Phước đức đến với họ luôn luôn

    Và trở thành to lớn như hư không.


    Om Mani Padme Hum !

  4. #284
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nói cách khác một khi bạn đã phát tâm bồ đề hoặc trong tâm nguyện, hoặc là dưới hình thức dấn thân, bạn sẽ được nhận một dòng thiện đức liên tục, ngay cả trong lúc ngủ hoặc khi không để ý. Nếu muốn làm cho một hữu tình hết cơn đau đầu đã là một điều lợi lớn, thì làm sao ước nguyện giải thoát tất cả hữu ình ra khỏi vô lượng khổ đau và bệnh tật lại không công đức? Quyển Hành Bồ Tát Hạnh cũng nói tương tự.

    Nếu tư tưởng giải thoát chúng sinh

    Thoát khỏi cơn đau đầu

    Là một tư tưởng lành

    Khiến người ta có vô lượng công đức,

    Thế thì cần gì nói đến

    Ước nguyện giải cứu tất cả hữu tình

    Thoát khỏi vô lượng đau khổ,

    Bằng cách dạy họ phát triển mọi điều lành?

    Đem thực phẩm cho một ít chúng sinh,

    Hành vi bố thí thức ăn

    Chỉ kéo dài chốc lát,

    Vậy mà người làm đầy những cái bụng trong nửa ngày

    Cũng được ca tụng là người có đức hạnh,

    Huống gì một người

    Trải qua một thời gian dài nỗ lực,

    Làm thỏa mãn tất cả ước vọng

    Của vô lượng hữu tình

    Bằng phúc lạc vô song của các đấng Thiện Thệ?


    Nói tóm lại, khi bạn được điều động bởi tâm bồ đề, người ta bảo rằng công đức nào bạn làm sẽ đem lại cho bạn một số lợi lạc bằng số lượng của hữu tình.


    Om Mani Padme Hum !

  5. #285
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    f. Bạn nhanh chóng tịnh hóa các tội lỗi và chướng ngại

    Không gì hơn tâm bồ đề để tịnh hóa tội lỗi.

    Hành Bồ Tát Hạnh nói:

    Bất cứ tội lỗi có năng lực lớn lao khó dung tha nào

    Cũng sẽ mạnh hơn bất cứ đức hạnh nào

    Ngoài trừ bồ đề tâm tối thượng.


    Nếu là bạn có thể phạm một tội lỗi to lớn không cách nào sám hối, nhưng tội ấy sẽ tiêu tan nếu bạn phát tâm bồ đề. Điều này được chứng minh bằng câu chuyện của bậc thánh Vô Trước. Trong một sát na khởi tâm đại bi ngài đã tịnh hóa nhiều tội lỗi nghiệp chướng hơn cả mười hai năm tu tập các thiện hành. Hơn nữa:

    Bạn có thể có vài tội khó dung tha,

    Nhưng khi bạn nương vào tâm bồ đề

    Bạn sẽ giải thoát ngay khỏi tội lỗi,

    Cũng như bạn thoát khỏi nguy hiểm lớn lao

    Khi nương tựa một vị anh hùng.

    Ai là người phòng xa

    Lại không nương tựa tâm bồ đề?


    Nói cách khác, cũng như bạn không cần sợ một cuộc phục kích khi đi ngang qua đường hiểm nếu bạn đi chung với một người rất dũng cảm, bạn cũng không sợ hậu quả của tội lỗi và chướng ngại nếu có bồ đề tâm.

    Tội lỗi lớn chắc chắn tiêu tan trong một chốc

    Như bị đốt trong ngọn lửa thời kiếp tận.


    Nghĩa là, dù bạn có một đống tội lỗi cao ngất, nó cũng được tịnh hóa như thể đốt cháy trong đống lửa ở cuối thời kiếp.

    Vì những lý do ấy, muốn phá hũy tội lỗi của bạn, tốt hơn nên thiền quán về tâm bồ đề một thời gian hơn là cố gắng trăm năm để tịnh hóa những tội lỗi ấybằng phương tiện khác không có tâm bồ đề.

    g. Bạn thành tựu được bất cứ gì bạn muốn

    Khi phát tâm bồ đề, bạn thành tựu được môt cách không khó nhọc tất cả mọi ước muốn tạm thời và tối hậu. Điều tốt nhất nên mong muốn sẽ là mong tất cả hữu tình từ bỏ những khổ đau họ không muốn va hành tựu được hạnh phúc mà họ mong muốn. Hành Bồ Tát Hạnh nói:

    “Với bồ đề tâm, vô biên hữu tình sẽ dễ dàng đạt đến hạnh phúc tối thượng.”

    Nếu bạn đã phát triển tâm bồ đề trong dòng tâm thức thì bạn dễ dàng thành công trong những việc mà người thường sẽ thất bại, như là biết thần chú hay mật chú để làm mưa, chấm dứt mưa đá, v.v… Người thường không làm được do thiếu bồ đề tâm. Như vậy nếu bạn muốn trừ bệnh cho mình và cho người khác và muốn có khả năng lớn hơn, bạn sẽ phát tâm bồ đề. Không nên nghĩ rằng chỉ giáo về lời chú là không linh nghiệm vì không có tác dụng đối với bạn.

    Bạn không cần nhờ đến thần chú hay những đồ phụ tùng về mật tông. Bạn có thể làm những việc này bằng cách chỉ cần thốt lên một lời thề: Bồ tát Sadà Prarudita làm cho thân thể của ông lành lặn trở lại bằng một lời thề như vậy. Có lần ở Lhasa con sông Kichu sắp tràn bờ không ai ngăn nổi. Ngài Moenlam Paelwa viết những chữ này trên những tảng đá: “Nếu tôi thực sự là một bồ tát thì nước hãy rút xuống!” Ngài đem tảng đá ấy đến bờ sông và nước liền rút. Ngài đã ngăn được cơn lũ lụt nhờ thốt lên những lời thề ấy.

    Như vậy với bồ đề tâm, bạn có thể thành tựu điều thù thắng nhất, ước muốn chính của bạn tức là trạng thái toàn tri; bạn cũng sẽ thành công trong những bùa chú lặt vặt.


    Om Mani Padme Hum !

  6. #286
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    h. Bạn không ngán vì những chướng ngại hay điều hại


    Khi một vị vua chuyển luân đi ngủ, ông ta được canh gác bởi Kim cương Thủ, Pham vương, Đế Thích, Tứ Thiên vương. Nhưng những bồ tát có nhiều người che chở gấp hai lần vua chuyển luân, và bồ tát được che chở cả đêm lẫn ngày. Họ không bao giờ bị hại, không bao giờ bị ác ma quấy nhiễu. Nếu chúng ta không có tâm bồ đề mà hô triệu quần thần linh bằng trống kèn để che chở cho ta, chúng ta không chắc họ có đến thực không. Nhưng nếu chúng ta đã phát tâm bồ đề, thì dù không mời Tứ Thiên vương vẫn đến canh gác cho ta như những tôi tớ trung thành. Kinh Trái Rơm nói:

    “Nếu bạn thoa vào thân thể thuốc trị bá bệnh thì không một bệnh gì có thể hại bạn. Nếu bạn dùng vua của các loại thuốc hoa, rắn sẽ tránh bạn. Nếu bạn dùng thứ dược vương làm cho kẻ khác trở thành vô năng, kẻ thù không thể làm gì bạn. Cũng thế khi bạn có tâm bồ đề, bạn không lây bệnh vọng tưởng, vân vân.”

    Khi geshe Kamlungpa sống ở Yungwai Pur thuộc miền Paenpo, trải qua thời gian để thiền quán về bồ đề tâm, phi nhân ở vùng ấy muốn tấn công ngài nhưng một con ma nói: “Ổng thương ta còn hơn chính bản thân. Ổng khóc mãi. Làm sao ngươi có thể nghĩ đến chuyện làm hại ông ta?”

    Bậc Đạo sư đầy từ mẫn của chúng ta đánh bại đạo quân ma nhờ năng lực của từ bi nơi Ngài. Năm Dạ xoa không thể giết những người chăn bò trong cung vua Maitrobala vì lòng đại bi của vua.

    Vua Pehar cúng cho Butoen Rinpoche là Lama Dampa những cây bút sắt để viết trên đá bảng nhưng vua lại không thể cúng cho Ngulchu Togme Sangpo (xem Ngày Hai Mươi Mốt). Và có lần Butoen Rinpoche bị ốm, ông ta mời Ngulchu Togme Samgpo đến. Vị này thiền quán về tâm bồ đề làm cho ông ta đỡ đau.

    Những chuyện như thế làm sáng tỏ vô số lợi lạc ngoài sự không bị quấy nhiễu bởi những hiểm nguy và chướng ngại. Chỉ cần nói rằng những người đã thiền quán về tâm bồ đề không bị phiền nhiễu về phi nhân cũng đủ.

    i. Bạn nhanh chóng hoàn tất mọi giai đoạn của đạo lộ

    Khi bạn theo đuổi thiền định về chính kiến mà không có tâm bồ đề, bạn chỉ có thể thành tựu sự tích lũy về căn bản trí mà không tích lũy công đức. Chính nhờ năng lực tâm bồ đề tương đối mà bạn hoàn tất được hai thứ tích lũy và trừ được hai thứ chướng ngại (là tri chướng và hoặc chướng hay sở tri chướng và phiền não chướng - DG), cùng với những bản năng (tùy miên) của chúng. Nếu bạn có tâm bồ đề, bạn có thể giác ngộ trong một đời nhờ các mật chú, nhưng nếu không tâm bồ đề, thì bạn còn không thể đạt được cả đến trình độ thấp nhất của đạo lộ Đại thừa về sự tích lũy, dù có sử dụng mật điển.

    Nói tóm lại, khi bạn có bồ đề tâm, gốc rễ của sự tu tập tất cả thiện pháp; thì mọi đức hạnh bạn làm, ngay cả việc cho con quạ một miếng ăn, cũng làm nhân cho sự thành Phật của bạn; bởi thế mà nói, bạn sẽ nhanh chóng hoàn tất con đường tu tập.

    k. Bạn trở thành một nguồn suối dồi dào hạnh phúc cho kẻ khác.

    Tác phẩm Hành Trung đạo nói:

    Chư Phật nhiều năng lực

    Đã sản xuất được Thanh văn, Độc giác

    Nhưng chính chư Phật

    Lại từ Bồ tát mà phát sinh ra…


    Nói cách khác, tất cả hạnh phúc trên thế gian, tất cả Thanh văn, Độc giác, Chuyển luân Thánh vương, vân vân đều do năng lực của chư Phật mà có. Chư Phật thì phát xuất từ bồ tát. Bồ tát phát xuất từ bồ đề tâm. Không những bồ đề tâm là gốc rễ duy nhất của tất cả hạnh phúc hữu tình, mà nó còn là tinh chất của tám muôn bốn ngàn pháp. Đấy là pháp tu chính yếu mà những người con Phật tập trung vào. Sự thù thắng của các mật điển phát sinh từ năng lực của tâm này.

    Geshe Dromtoenpa hỏi thăm một người về tin tức ba anh em Kamdampa; người ấy nói với Drom về từng người một và những hoạt động về Pháp của họ. Drom nói: “Thật tuyệt! Thật cả ba đều tuyệt vời!” Rồi người kia nói về Geshe Kamlungpa: “Ông ta sống trên đầu một cái vực. Đôi khi mắt ông hơi nhắm; đôi khi ông khóc. Đấy, ông ta chỉ làm chừng ấy việc.” Drom chắp hai tay và nói: “Ngài chính thực đang tu tập diệu pháp!”

    Hành Bồ Tát Hạnh nói: “Đó là chất đề hồ (bơ) rút được nhờ nhào nặn sữa Diệu Pháp.” Nghĩa là, bồ đề tâm là tính chất của các pháp. Bởi thế tôi xin mọi người hãy bất cứ phương pháp nào có thể, để phát sinh được tâm bồ đề.

    Một giáo lý phải là đại thừa hay không là do trong đó có bồ đề tâm hay không. Hãy gạt sang một bên tất cả những pháp khác mà mọi người cho là sâu xa vi diệu, và chi thực hành tâm bồ đề một cách nghiêm chỉnh. Nhưng có nhiều hành giả thuộc mọi phái Sakya, Gelug, Kagyu, và Nyingma không hiểu được điểm này, mà vẫn mong muốn Phật quả. Họ thiền quán về hai giai đoạn của mật điển, bất cần bồ đề tâm, mà vẫn muốn tiến nhanh trên đạo lộ. Họ hành động như một người “có cục bướu dư thừa trên cần cổ quý báu” như câu tục ngữ nói. Chư Phật trong ba đời không vị nào thành Phật mà không cần tâm bồ đề là chuyện chưa ai từng nghe tới. Bởi thế, ai không có tâm bồ đề thì sẽ không đạt thành Phật quả mong cầu; và nếu họ thiếu bồ đề tâm tức là họ không có mong cầu đạt thành Phật quả. Bởi thế bạn phải xét điều này một cách nghiêm túc.

    Giáo thọ Rego nói với Drubkang Geleg Gyatso: “Mỗi khi ông đến, chúng ta sẽ nói chuyện về tâm bồ đề. Chắc chắn tôi sẽ được một ngày vui. Những câu chuyện như thế đối với người bây giờ thực hoàn toàn xa lạ.”

    Trong chúng ta rất ít người thực hành bồ đề tâm. Một vài người nói: “Bồ đề tâm thật khó phát” và bởi thế gạt qua bên một chuyện phát tâm bồ đề. Những người khác lại nói: “Đấy là phần thông thường của Đại thừa; chúng tôi thiền quán về những đề tài sâu xa hơn như hai giai đoạn của mật điển Du già tối thượng: và cũng dẹp tâm bồ đề qua một bên. Chuyện này cũng giống như một người đi tìm viên ngọc ước trong một vũng bùn do dấu chân trâu để lại thay vì đi tìm trong biển cả. Đức Tsongkapa nói:

    “Vì hiểu như vậy nên những người con anh dũng của chư Phật đã lấy tâm bồ đề quý vô thượng này làm pháp tu chính yếu của họ.”

    Như vậy, chỉ có bồ đề tâm được ca tụng như là pháp thực hành căn bản. Ngày nay một số người thường bảo rằng pháp tu căn bản của họ là quán một vị thần nào đó. Những người khác lại bảo họ chuyên môn về sách thiên văn của Trung Quốc. Những người khác thì tụng chú v.v… để giải quyết những vấn đề riêng tư. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thành tựu Phật quả nếu bạn không có bồ đề tâm.

    Atìsha nghĩ rằng Suvarnadvìpi là bậc thầy tốt nhất trong những bậc thầy của ngài. Và khi ngài ốm, ngài đã bảo đệ tử Dromtoenpa: “Tâm của ông hiền thiện; ông hãy gia trì cho tôi.” Atìsha muốn nói đến tâm bồ đề.

    (Kyabje Pabongka Rinpoche kể câu chuyện về bậc thầy Pháp Hộ lúc trước là một người theo phái Tỳ Bà Sa, về sau trở thành một người theo Trung quán nhờ tâm bồ đề của ngài.)

    Những thiện sự của Atìsha lan xa và rộng ở Ấn cũng như ở Tây Tạng đều là nhờ năng lực tận tụy của ngài đối với những bậc thầy và tâm bồ đề của ngài. Như những người phái Kadampas ngày xưa nói:

    “Bạn có thể đạt đến mức tịnh chỉ sâu xa đến đạo lộ trống đánh bên tai cũng không nghe, những điều ấy vô ích nếu bạn không có tâm bồ đề.”

    Bậc thày Rahulagupta cũng nói:

    “Dù có thấy được hình ảnh các vị thần bảo hộ, dù đạt được các thần thông và thiên nhãn, hoặc có được định lực vững như núi cũng không ăn thua gì. Hãy thiền quán về tâm từ và tâm bi!”

    Trong các kinh điển, bồ đề tâm được xem như xe báu của Chuyển luân hay sinh lực của một người nào đó, hay như những bàn tay.

    Trong quyển Dòng Tương Tục Vi Diệu của Đại thừa nói:

    “Sự quý mến Tối thượng thừa là hột giống của trí tuệ, đó là bà mẹ sinh ra chư Phật.”

    Điều này được ví dụ như sau. Một người cha có tác dụng như nguyên nhân quyết định của một dòng họ, còn bà mẹ giống như một nguyên nhân không thể quyết định. Bồ đề tâm quý báu như thế, như nguyên nhân quyết định để thành Phật; còn trí tuệ đạt được tánh không là nguyên nhân bất định cho bất cứ loại giác ngộ nào trong ba loại (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) bởi thế trí tuệ về tánh không là nhân cho sự Giác ngộ trong bất cứ cỗ xe nào tình cờ bạn gặp, như Đại thừa và Tiểu thừa. Như vậy, người nào chỉ có hiểu biết về bồ đề tâm cũng được giác ngộ sớm hơn một người thiếu tâm bồ đề mà thiền quán về các pháp Đại thủ ấn, Dzogchen (thiền đốn ngộ), hay quán về một bộ loại chư thần. Tâm bồ đề là cốt tủy, và đây là thông điệp của đức Atìsha vĩ đại, một người thấu triệt tất cả nền diệu pháp và đã tu tập bồ đề tâm. Ngài nói: “Hãy thiền quán về từ, bi, và tâm bồ đề.”

    Vì lý do ấy, đừng đặt hết hy vọng của bạn vào việc thiền quán về chư thần và tụng chú mà thôi. Bạn phải nỗ lực về bồ đề tâm. Phát triển tinh túy này của Phật pháp trong dòng tâm thức bạn đã là chuyện đáng nỗ lực để làm và bạn chắc chắn sẽ phát tâm bồ đề nếu bạn thiền quán về tâm ấy, vì các pháp hữu vi không luôn luôn cố định; nguyên nhân chính sẽ phát sinh hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trước khi Atìsha đến Tây Tạng, thì ở Tây Tạng đã hiện hữu một nghi lễ để truyền trao sự phát bồ đề tâm. Khởi đầu buổi lễ, mọi người sẽ tụng: “Tôi sẽ đạt thành Phật quả vì lợi ích của tất cả hữu tình đã từng là mẹ của tôi.” Họ đã thay thế bồ đề tâm bằng công đức suông. Muốn phát tâm bồ đề trong dòng tâm thức của bạn, bạn phải luyện tâm: Nếu không có sự luyện tâm thì thật khó để làm ngay cả cái việc làm quen với tâm bồ đề, chứ đừng nói đến sự phát sinh trong tâm bồ đề một cách tự nhiên như kiểu bạn được trao truyền giới Biệt giải thoát. Một lần Atìsha đã nói với những người Tây Tạng một cách mỉa mai rằng “Những người mà người người Tây Tạng các ông xem là bồ tát thật chưa từng biết đến từ hay bi gì!” Những người Tây Tạng hỏi lại: “Thế thì chúng tôi phải làm sao?” Ngài trả lời: “Hãy tu tập theo từng giai đoạn.”

    Phát bồ đề tâm mà không phải trải qua lòng thương xót rộng lớn thật là điều hoàn toàn bất khả, nên bạn cần phải luyện tập tâm qua từng giai đoạn.


    Om Mani Padme Hum !

  7. #287
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    2.3.2. CÁCH PHÁT TÂM BỒ ĐỀ.

    Có hai tiêu đề phụ: (1) Luyện tâm nhờ chỉ giáo về nhân quả gồm bảy phần; (2) Luyện tâm nhờ đổi địa vị mình với kẻ khác.

    “Chỉ giáo về nhân quả gồm 7 phần” khởi đầu bằng cách nhìn hữu tình đều đáng mến. Đây là phương pháp được sử dụng bởi Atìsha, Chandrakirti, Chandragomin, Shantarakshita, và những người khác. Hệ thống của Shantideva là luyện tâm bằng sự đổi địa vị mình với người khác. Bạn có thể phát tâm bồ đề bằng luyện tập theo một trong hai cách chỉ giáo này, vì đấy là những hệ phái bắt nguồn từ đấng đạo sư được truyền xuống qua Di lặc và Văn Thù.

    Tác phẩm Ngọn đèn soi đường của Atìsha và những tác phẩm của ngài đưa ra những chỉ giáo của Suvarnadvipi, bậc thầy đã gìn giữ cả hai dòng chỉ giáo nói trên. Hệ thống 7 phần nhân quả rất thịnh hành vào thời các phái Nyingma và Kadampa, nhưng những chỉ giáo về sự đổi địa vị mình với người thì được truyền trong vòng bí mật. Bằng cách ấy, sự truyền thừa của nó xuống đến Tsongkapa. Giáo lý của Ngài dạy cách luyện tâm trong cả hai loại chỉ giáo; bạn phải thực hành phối hợp cả hai cách. Tuy nhiên mặc dù hai cách này phải được phối hợp trong sự thiền quán của bạn, khi bạn luyện để có tâm bồ đề thì hai phương pháp này lại được thảo luận riêng rẽ.

    Có tám đoạn trong.

    a-1. Sự Luyện Tâm nhờ những chỉ giáo nhân quả 7 phần.

    (1) Xả vô lượng; (2) Hiểu rằng tất cả hữu tình là mẹ của mình; (3) Nhớ lại sự tử tế của họ; (4) Trả ơn họ; (5) Tâm từ để nhận thấy sự dễ thương của họ; (6) Tâm bi; (7) Tâm vị tha; (8) Tâm bồ đề.

    Sáu điều từ (2) đến (7) là nhân; đưa đến quả bồ đề tâm. Đấy là cách tất cả những điều ấy tác động như nhân và quả; nhưng trước khi bạn có thể phát sinh ước muốn thành Phật để lợi lạc tất cả hữu tình, bạn phải có tâm vị tha để đảm nhận trách nhiệm đem lại an vui cho mọi người. Hơn nữa, bạn không thể phát triển tâm vị tha nếu bạn không có lòng bi mẫn đến độ không thể chịu nổi thấy mọi hữu tình đang bị nỗi thống khổ dày xéo. Muốn phát sinh tâm bi thì bạn phải phát sinh tâm từ nhờ năng lực lôi cuốn bạn đến với hữu tình như là con cái ruột thịt của mình. Trước khi có được tâm ấy bạn phải xem tát cả hữu tình như người thân, đối với họ bạn có sự lôi cuốn mà bạn không có đối với kẻ thù. Vì hình ảnh thân thiết nhất của bà mẹ, nên bạn sẽ thương yêu tất cả hữu tình nếu bạn có thể chứng minh họ quả thực là những người mẹ, nhờ lại sự tử tế của họ, và mong muốn đền đáp.

    Đó là lý do chỉ giáo này được gọi là chỉ giáo về “nhân quả,” vì mỗi bước là điều kiện tiên quyết cho bước kế. Không nên thiển cận nghĩ rằng tiến trình này quá dài: bạn chắc chắn có thể phát tâm bồ đề nếu luyện tập theo những bước ấy. Những chỉ giáo của phái Kadampas thường rất sâu sắc, nhất là đối với giáo lý của Tsongkapa: ngài đã thụ giáo trực tiếp từ Đức Văn Thù, những giáo lý này đề cập toàn bộ kinh giáo và mật giáo một cách hoàn toàn vô cấu. Họ còn sâu sắc hơn cả những tiền bối của họ. Bậc tôn sư tôi, nơi nương tựa, người che chở tôi, nói:

    “Dường như những giáo lý ở Tây Tạng trong quá khứ đã sửa soạn mảnh đất cho giáo lý của Tsongkapa tiếp theo như vàng ròng.”

    Tagtsang Lotsawa nói:

    Con ca tụng kho tàng hùng biện chưa từng có của thầy

    Về tất cả kinh giáo và mật giáo

    Nhưng nhất là về Kim cang thừa;

    Về tất cả loại mật điển

    Nhưng nhất là mật điển tối thượng;

    Về tất cả mọi phần của hai giai đoạn.

    Nhưng nhất là về thân huyễn.


    Hoặc, như Dzogchen Paelge nói: “Ôi hỡi Tsongkapa, ngài là nguồn suối hùng hồn của kinh điển và mật điển…” Những lời ca tụng này xuất phát từ những vị tu chứng rất cao.

    “Trao truyền Phật quả” dường như là hơi nhiều, dù là trao truyền địa vị thấp nhất trong đạo lộ tích lũy đã là chuyện khá khó khăn. Nhưng bạn lại được truyền trao quả Phật nếu bạn nương vào Lam-rim. Tuy nhiên bạn sẽ không triển khai được Phật quả nếu không tu tập theo thứ tự của đạo lộ. Vậy trước hết cần phải luyện để thấy tất cả hữu tình đều đã từng là mẹ mình. Nếu bạn không luyện tập bằng sự nghĩ tưởng như thế một cách nghiêm túc, nếu bạn không đặt nỗ lực vào đấy, thì dù bạn muốn thành Phật, việc tu hành của bạn cũng hóa ra điên đảo từ sau ra trước. Bạn cũng sẽ như những người mong muốn sung sướng mà lại làm quấy. Bạn có thể nỗ lực tu hành các mật điển, con đường rất nhanh, nhưng bạn phải chịu khó trong những kỹ thuật luyện tâm bồ đề. Nếu không, bạn sẽ như một người muốn đến tỉnh Tsang, mà cứ việc leo lên một con ngựa hay bất cứ con gì khác, rồi nhắm mắt phi nước đại, với cảm tưởng rằng mình đang đi đến tỉnh Tsang. Rốt cuộc anh ta lại không đến Tsang, mà có thể đến Kongpo hay Rong!

    Làm sao bạn khởi sự phát sinh tri kiến xem tất cả hữu tình như mẹ, có thể xác minh bằng hình ảnh sau. Nếu bạn không chuẩn bị cái nền cho bức họa, thì bức họa sẽ không xuất hiện. Nếu bạn không phát tâm xả đối với tất cả hữu tình, thì cho dù bạn thiền quán về từ, bi, hay bất cứ gì khác, thì bạn chỉ có phát sinh một hình thức méo mó về những tâm này. Bởi thế trước hết bạn cần phát sinh tâm xả vô lượng.

    Pháp luyện tâm bằng chỉ giáo bảy lớp nhân quả không bao gồm mọi sự chứa đựng trong pháp luyện đổi địa vị mình với người, trong khi pháp sau này có bao gồm cả pháp trước.


    Om Mani Padme Hum !

  8. #288
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    a-1.1. Xả vô lượng

    Xả vô lượng là điều đầu tiên cần thiền quán trong chỉ giáo về bảy lớp nhân quả. Chúng ta cần có tâm xả đối với tất cả hữu tình, nhưng hiện tại dòng tâm thức ta không có thái độ bình đẳng trước tất cả: chúng ta giận ghét một số người và ưa thích một số khác. Chúng ta có thể dùng những người xa lạ làm đối tượng đầu tiên để luyện tâm, rồi tiến đến những người bạn, và đến kẻ thù. Hoặc ta có thể lấy cả ba hạng làm đối tượng cho chúng ta. Tôi nghĩ cách sau này được áp dụng rộng rãi hơn.

    Chúng ta nên thiền quán về kẻ thù, bạn và người xa lạ, tưởng tượng họ trước mặt. Chúng ta có ba phản ứng khác nhau đối với họ:ghét, ưa và dửng dưng. Trước hết ta tức giận những người mà hiện tại ta cho là kẻ thù của ta. Khi ấy ta nhìn sâu vào bản chất những sự bực bội của mình, và nghĩ về nguyên nhân của chúng - rằng những người ấy đã làm hại ta. Kế tiếp, ta thiền quán về tính chất những sự bực bội của mình, và nghĩ về nguyên nhân của chúng - rằng những người ấy đã làm hại ta. Kế tiếp, ta thiền quán về tính bất trắc của mọi sự, như đã bàn trong phần “Nghĩ Về Những Thống Khổ Chung Trong Sinh Tử.” Chúng ta quán tưởng những kẻ thù ấy có thể đã thân thiết với ta nhiều đời trong quá khứ. Hơn nữa, mọi người mà hiện tại ta cho là bạn hay thù thì chỉ “có vẻ” như vậy mà thôi. Ta không chắc họ sẽ luôn luôn như vậy.

    Có hai quan điểm: quan điểm cho ta và quan điểm cho người. Về phần ta, thật vô lý nếu ta thương hay ghét người nào. không những tất cả hữu tình đều bình đẳng trên phương diện này, mà về phần họ, tự bản chất họ cũng bình đẳng. Tất cả họ đều đáng thương như nhau. Tất cả đều muốn hạnh phúc, không muốn khổ đau. Bởi thế, từ quan điểm của người, tất cả hữu tình cũng đều bình đẳng và đáng được đối xử một cách không thiên vị.

    Trên một khía cạnh khác, bạn có thể nghĩ rằng giữa họ có sự khác nhau vì một vài người trong đó làm lợi ích cho bạn trong đời này, trong khi những người khác đã làm hại bạn. Không phải thế. Lợi ích trong quá khứ với lợi ích ở hiện tại không khác gì nhau. Hại gây ra trong quá khứ với hại gây ra trong hiện tại cũng đều giống nhau cả. Ví dụ, nếu một người nào đánh vào đầu bạn năm ngoái với đánh đầu bạn năm nay thì sự hại vẫn là một. Năm ngoái cho bạn một hộp trà với năm nay cho bạn một hộp trà thì cũng chẳng khác gì. Hãy lấy ví dụ mười người ăn xin. Khi họ đến nhà bạn xin ăn, về phần họ, họ đều đáng thương ngang nhau vì đều đói khát và đang xin một thứ giống nhau. Về phần bạn, tất cả đều giống nhau ở chỗ trong số họ, không ai làm hại bạn.

    Nếu bạn có được tâm xả đối với kẻ thù, bạn, và người dưng nhờ quán như trên, thì bạn có thể trải tâm ấy đến tất cả hữu tình. Khi bạn có tâm xả đối với hữu tình, thì bạn không phân loại chúng thành thù hay bạn. Điều này sẽ vĩnh viễn ngăn bạn làm những hành động tà ác thuộc thế gian như hàng phục kẻ thù, nâng đỡ người thân. Nếu không có tâm xả, thì bạn sẽ tách riêng từng người mà cho rằng người nọ người kia cần đặt ngoài câu “tất cả hữu tình.” Người nào phân biệt như thế sẽ không bao giờ phát tâm bồ đề được. Bạn phải nỗ lực làm việc với tâm xả này hết năm này qua tháng khác mới được, vì nếu bạn chỉ có thiền quán vài thời mà thôi thì bạn sẽ không tiến bộ chút nào; những hi vọng đặt nền tảng cho giác ngộ của bạn khi ấy vẫn chỉ là một mong mỏi trong ý tưởng. Nếu bạn nỗ lực luyện tâm bồ đề, thì tôi có thể đoán chắc với bạn là nó lợi ích hơn là nỗ lực vào các thứ ích lợi cho hao mòn đời người của bạn, như thiền quán về chư thần, tụng chú, hoặc cố cải thiện khả năng thiền định của bạn.

    (Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche ôn lại tài liệu trên)


    Om Mani Padme Hum !

  9. #289
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________

    PHẦN NĂM - PHẠM VI LỚN

    NGÀY MƯỜI BẢY

    Kyabje Pabongka Rinpoche nói về một số lợi ích của tâm bồ đề.

    Shàntideva, một vị Pháp vương tử nói:

    Kính lễ những vị bồ tát
    Đã phát tâm bồ đề tôn quý
    Dù có gặp những sự tệ hại nào.
    Họ vẫn không bỏ chúng ta.
    Suối nguồn của hạnh phúc ấy
    Là chỗ nương của tôi.


    Nói cách khác, người nào đã phát tâm bồ đề trong dòng tâm thức có thể bị lăng nhục vân vân, nhưng họ vẫn làm việc vì lợi ích của kẻ lăng nhục họ, và dẫn người ấy đến hạnh phúc vĩnh cữu:

    (Khi ấy ngài kể một chuyện ngắn để chúng tôi khởi động lực chính đáng)

    Tóm lại, bất cứ hành vi nào bạn làm có kèm theo bồ đề tâm đều là pháp Đại thừa, và đều làm nhân cho quả Phật. Như vậy, chỉ thiền quán về chư thần hay tụng chú thì không phải là cách tu có hiệu quả, và bạn không nên làm việc cách ấy. Pháp Lam-rim là căn bản của một pháp tu hiệu nghiệm; trong đó sự thực hành bồ đề tâm là điều cần thiết. Nếu thiếu bồ đề tâm thì dù bạn trải qua suốt đời trên một ngọn núi, sự thiền định của bạn cũng chỉ là nông cạn và bạn không tiến gần hơn đến Phật quả chút nào.

    “Kyabje Pabongka Rinpoche nói làm thế nào chúng tôi cần phải lấy bồ đề tâm làm pháp tu chính, và chỉ giáo sự luyện tâm là thiết yếu cho sự phát tâm bồ đề, vân vân. Sau khi kể câu chuyện ngắn để giúp chúng tôi khởi động lực, ngài ôn lại những tiêu đề đã bàn, nhắc lại lợi lạc của bồ đề tâm và thiền quán về tâm xả.

    a-1.2. Luyện tâm gồm bảy điểm

    Phần đầu về chỉ giáo gồm bảy giai đoạn luyện tâm bồ đề gọi là “Hiểu Tất Cả Hữu Tình đã là Mẹ Ta.” Điều này quả rất khó triển khai, nhưng nếu không có nó, thì nhân và quả đưa đến chuyện “Đền Đáp Sự Tử Tế Của Hữu Tình” sẽ không tiếp theo sau đó. Bởi thế hãy xem việc này rất quan trọng.

    a-1.2.1. Nguyên nhân thứ nhất: mọi hữu tình đã là mẹ ta.

    Bạn phải hiểu rằng tất cả hữu tình đã từng là hình ảnh của một người bạn hay bà con thân thiết nhất - ví dụ bà mẹ của bạn. Bạn không có dịp nào có được bồ đề tâm nếu bạn không triển khai được một sự hiểu biết như vậy. Bạn có thể dùng nhiều lý luận để nghĩ về những đề tài sâu xa như tánh không, v.v… nên chúng không khó hiểu. Nhưng nếu chỉ suy tư sâu xa mà thôi thì rất khó hiểu được dù chỉ một câu đơn giản trong kinh. Tuy thế đối với những người lợi tuệ, thì mọi sự phải được chứng minh bằng lý lẽ. Thật khó mà đạt thực chứng trong phần này vì nó chỉ có một dòng lý luận độc nhất. Lý luận ấy được nói trong tác phẩm của Pháp Xứng (Dharmakìti) Luận Về Những Pháp Có Giá Trị:

    Khi một người đã được tái sinh,

    Thì thật phi lý nếu hơi thở,

    Các cơ quan, tâm ý của nó

    Chỉ phát triển từ thân thể mà thôi,

    Không phụ thuộc vào

    Những vật đồng loại với nó…

    Om Mani Padme Hum !

  10. #290
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ MƯỜI BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________


    Điều cần chứng minh ở đây là bản chất vô thủy của tâm ta. Tâm hôm nay là tiếp nối tâm hôm qua, và cái tâm hôm qua là cái tâm tiếp nối trước đấy. Chừng ấy là dễ hiểu. Cái tâm ngay sau khi sinh ra là tiếp tục của tâm nằm trong bào thai. Cái tâm ngay sau khi nhập thai là tiếp tục của một cái gì đi vào đấy. Khi sinh tử trở lui về thời gian cho đến vô tận, thì bạn không thể tìm một khởi điểm nào cho tâm này. Điều này chứng tỏ rằng những tái sinh của bạn cũng phải trở lui về thời gian vô tận. Do vậy, số lượng những tái sinh của bạn cũng vô cùng. Nghĩa là bạn đã tái sinh vô số lần. Cũng như trong đời này bạn có mẹ, thì mỗi lần tái sinh trong quá khứ bạn cũng có mẹ, dù bạn sinh từ trứng hay sinh từ thai. Mỗi lần sinh ra như thế, bạn phải có một bà mẹ, một trăm lần sinh ra có trăm bà mẹ, ngàn lần sinh ra có ngàn bà mẹ, v.v… Bạn phải đã có vô số bà mẹ, nên thật không thể nào hữu tình không từng là mẹ bạn.

    Bạn có thể cãi: “Đã đành tôi phải từng có nhiều mẹ, nhưng thật phi lý nếu bảo tất cả hữu tình đều là mẹ tôi, vì hữu tình thì vô số kể.” Nói chung, bạn đã có rất nhiều tái sinh; hơn thế nữa, bạn đã sinh ra vô số lần trong hình hài của mỗi loài hữu tình. Có thể bạn đã tái sinh nhiều lần hơn số lượng hữu tình hiện tại; và trong mỗi loại tái sinh này, bạn cần số lượng tương đương những bà mẹ. Bởi thế không những tất cả hữu tình để chỉ làm mẹ bạn một lần mà thôi. Long Thụ nói:

    “Nếu bạn đếm tất cả những bà mẹ

    Bằng những viên đất vo tròn nhỏ,

    Thì quả đất cũng không đủ để tính…”


    Đoạn này nói đến dọc trực tiếp những bà mẹ, nghĩa là bà ngoại, bà cố, vân vân. Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ giải thích lại theo tuyền thống khẩu quyết của bậc thầy. Hãy đem tất cả đại địa mà vo tròn thành từng hạt đất bằng hột anh đào; mỗi hột kể là một bà mẹ trong mỗi đời tái sinh. Khi bạn vo hết cả quả đất lại thành từng viên nhỏ như thế, bạn vẫn chưa đếm hết số lượng những bà mẹ mà bạn đã từng có. Nếu tất cả hữu tình không phải đã làm mẹ bạn, thì sẽ có sự chênh lệch.

    Hơn nữa, vì tất cả hữu tình chắc chắn sẽ đạt giác ngộ thì sẽ đến lúc không còn một hữu tình nào. Nhưng, vì vòng luân hồi đối với bạn không có khởi thủy, nên bạn đã có nhiều lần tái sinh hơn số lượng các hữu tình hiện có. Vậy, nếu tất cả chúng sinh đã không từng là mẹ bạn vô số lần, thì sẽ có sự so le. Bởi thế tất cả chúng sinh đã từng là mẹ bạn nhiều lần.

    Không có một hình thức hữu tình nào mà bạn chưa từng tái sinh trong đó; hãy nghĩ bạn đã từng tái sinh vô số lần trong những hình thức ấy. Lấy ví dụ sinh làm người. Không một nơi nào trong lục địa này mà ở đấy bạn chưa từng sinh làm người, và đã làm vô số lần. Cũng cách ấy, bạn đã tái sinh trong mỗi thế giới hệ ở phương đông, tây, nam, bắc v.v… Vì bạn đã có nhiều tái sinh hơn số lượng hữu tình, nên không những họ đã từng làm mẹ bạn, mà còn mỗi một loài trong số ấy cũng đã từng làm mẹ bạn trong những kiếp tái sinh thân người, bởi thế, có thể kết luận rằng tất cả hữu tình đều là mẹ bạn.

    Nếu sau khi quán như trên mà bạn không phát triển được tri kiến, thì hãy tự hỏi: “Trong đời đã qua ta có mẹ không?” Rồi bạn nghĩ, rõ ràng trong đời này ta có mẹ, vậy thì đời trước cũng có. Rồi bạn tiếp tục quán đời trước nữa, vân vân.

    Các Lam-rim Con Đường Dễ và Con Đường Nhanh chỉ đề cập ngắn gọn làm thế nào bạn nên thiền quán về tri kiến “tất cả chúng sinh này đều là mẹ ta.” Nhưng tôi muốn giải rộng tiêu đề này, dùng những chỉ giáo tôi đã hấp thụ với tôn sư tôi. Muốn cho sự tu tập không thối giảm, thì điều cốt yếu là những người thực hành đều đặn pháp này, hoặc những người nhận trách nhiệm giảng dạy, phải quán như sau, để dễ làm cho người triển khai thực chứng trong Lam-rim này.
    Om Mani Padme Hum !

  11. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    votam (06-28-2020)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •