GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
__________________________________________________ ______________________________________
Còn có một chỉ dẫn truyền khẩu rất đặc biệt về cách làm thế nào để sắp xếp những bậc thầy thuộc trường phái Kadampas cũ và mới (xem Ngày Thứ Sáu, trang…). Chừng ấy cũng đủ cách quán tưởng các bậc thầy.
Kế tiếp, tòa sen ở tầng thứ nhất có bốn cánh. Hãy đặt ba mươi hai vị thần thuộc Kim cương bộ của A Súc bệ thuộc nhóm Guhyasamàja trên cánh hoa mặt trước; mười ba thần thuộc mật bộ Yamàntaka đứng trên cánh hoa bên phái của Guhyasamàja; 62 thần thuộc mật bộ Heruka (theo bản của Luipa) ở trên cánh hoa bên trái). Chín vị thần của mật bộ Hevajra (theo bản Kàpàlin) đứng trên cánh hoa phía sau.
Theo một truyền thống khác, bạn quán Guhyasamàja - cha đẻ của mật bộ - đứng trên cánh hoa bên phải của nhân vật chính. Chư thần huộc Heruka - mẹ đẻ của mật bộ - đứng bên trái nhân vật chính. Chư thần thuộc Yamàntaka - mật điển có đủ tất cả điểm then chốt của hai mật điển cha và mẹ - đứng trên cánh hoa giữa ở trước mặt nhân vật chính.
Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng phải quán toàn thể madala (đồ hình) của mỗi mật bộ cùng với chư thần trong đồ hình. Nếu điều này quá sức bạn, thì hãy quán chư thần chính yếu và toàn bộ quyến thuộc mà không cần quán madala của họ. Nếu chuyện này bạn cũng không thể làm, thì hãy quán chư thần chính yếu mà thôi.
Ở tầng thứ hai phái dưới, hãy quán chư thần khác thuộc pháp Tối thượng Du già, với thần Kàlachakra ở mặt trước. Chư thần của mật điển Du già ở tầng thứ ba. Chư thần thuộc mật điển hành động (Charya) đứng ở tầng thứ tư. Chư thần thuộc mật điển Kriyà (thiên về Quán - DG) ở tầng thứ năm. Trên tầng thứ sáu, chúng ta có chư Phật dưới dạng ứng thân thù thắng. Tầng thứ bảy là những Bồ tát, thứ tám Duyên giác, thứ chín Thanh Văn. Thứ mười là những nam thần nữ thần. Và ở tầng thứ mười một, hay quán chư thần hộ pháp.
Những chủng tự biểu tượng cho thân khẩu ý giác ngộ có thể nhìn thấy trên ba điểm của thân thể các hình tượng trong ruộng phước; một chữ O… màu trắng bản chất của kim cương thân và Phật Tỳ lô giá na, nằm ở đỉnh đầu các vị ấy; một chữ ÀH màu đỏ biểu tượng kim cương ngữ và Phật A Di Đà nằm ở yết hầu; và một chữ HUM màu xanh biểu tượng Kim cương ý và Phật A Súc bệ nằm ở tim. Mặc dù bài tụng không nói rõ, chúng ta được biết phải có chữ SVÀ màu vàng nằm ở rốn: đây là bản thân bản thân đức Phật Bảo sanh; và một chữ HA màu lục phải nằm ở hạ bộ của mỗi hình tượng: đó là bản thân Phật Amoghasiddha hay Bất không thành tựu. Ba Kim cương trên chỉ đặc biệt chư Phật mới có. Bởi thế, bạn phải xem tất cả ruộng phước chất đều là chư Phật - cả đến những vị Thanh văn, Duyên giác, vân vân ở đấy cũng đều là những hình ảnh chư Phật hóa thân. Và bạn cũng phải hiểu rằng tất cả không trừ một vị nào, đều là những hóa thân của bậc thầy của bạn.
Chúng ta còn phải phát triển ba thái độ đối với ruộng phước: tính rõ rệt của những hình tượng hiện ra đập vào mắt, chúng ta xem tất cả như là có thật, và tin tưởng rằng thật kỳ diệu để cúng dường các vị ấy.
Sau khi quán tưởng như vậy xong, bạn hãy triệu thỉnh những thực thể trí tuệ ấy. Kỳ thực các vị ấy không cần phải hiệu thỉnh, họ đã hiện ra trước mặt bạn khi bạn quán tưởng. Một kinh nói: “Chư Phật sẽ hiện ra trước mặt bất cứ ai cố hết sức quán tưởng ngài.”
Trong khi tranh luận chúng ta thường nghe lời cả quyết rằng “không một chỗ nào mà trí Phật không soi đến.” Chúng ta phải sử dụng tốt những lời cả quyết ấy. Chúng ta có thể sẵn sàng so sánh điều này với một nhận xét của mật tông: đối với những thực thể đã đạt đến phúc lạc của sự hợp nhất, thì thân giác ngộ và ý giác ngộ đã trở thành một thực thể duy nhất.