DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/37 ĐầuĐầu ... 91011121321 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 370
  1. #101
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật ngồi trong hư không trên cao giữa những vầng mây và cầu vồng; sắp thành hình cái quạt xòe ra phía trái và phải của những bậc đạo sư. Dưới những đức Phật an tọa những vị Bồ tát, Thanh văn, Độc giác, dưới những vị này là Thần Hộ pháp.

    Dưới các vị thầy chính của bạn có ba hoa sen nhiều màu. Trên cái hoa ở giữa, có Thần Mahakala (Đại Hắc) sáu tay đứng trên một nhật luân (dĩa mặt trời). Ông ta hiện hình Kurukellejnana, là chúa tể của Pháp thuộc Phạm Vi Lớn. Bên phải ông là Vaishravana đứng trên một đóa sen và nguyệt luân. Ông là chúa tể các pháp thuộc Phạm Vi Trung Bình. Bên trái của Mahakala là Kamayama đứng trên một nhật luân và hoa sen. Ông là chúa tể của Pháp thuộc Phạm Vi Nhỏ.

    Lý do xem những vị ấy là chúa tể Pháp thuộc ba phạm vi là thế này. Hình dạng Kurukellejnana của đức Mahakala kỳ thực là Quán Tự Tại, hiện thân của Tâm đại Bi của tất cả chư Phật khởi lên dưới hình thức một vị Thần hộ pháp. Ý nghĩa ở đây muốn nói, người ta sẽ phát triển nhanh chóng tâm Từ và tâm Bi trong khi theo Phạm Vi Lớn nếu ta nương tựa vào vị Thần này. Trong Phạm Vi Trung Bình, người ta phải thực hành cốt yếu ba môn học tăng thượng mà nhất là tăng thượng Giới. Đại vương Vaishravana đã hứa trước Phật sẽ bảo hộ Luật tạng và sự trì Giới. Nếu người ta nương tựa vị Thần hộ pháp này, thì sẽ phát triển được những phần ấy của đạo lộ trong dòng tâm thức của mình. Ông vua Pháp Yama (Diêm Vương) biểu trưng tính vô thường của mọi tái sanh; ông cũng phân loại các hạng người theo Luật nhân quả và theo tội phước người ta đã làm. Nếu ta nương tựa vị Thần hộ pháp này, ta sẽ dễ dàng phát triển thực chứng vào Phạm Vi Nhỏ - nghĩa là thực chứng về vô thường, nhân quả, vân vân.

    Đây là cách bạn liên hệ với những vị Thần hộ pháp, khi họ dẫn dắt bạn qua những đạo lộ. Có vô lượng điều bí mật sâu xa về cái cách của những bậc Thầy, chư Thiền Thiên, vân vân, thúc dục bạn trên đường, đưa bạn đi nhanh đến giác ngộ. Đức Văn Thù giảng dạy những điều này cho Tsongkapa, nhưng ở đây chưa phải lúc để bàn đến.

    Những Thần Hộ pháp khác đứng hai bên ba vị chúa tể của Ba Phạm Vi này. Tòa sen của ba ngài cao thấp khác nhau, tòa của Mahàkala cao nhất.

    Phương pháp để vào trong tim bạn sự quy y và những sự khác nhau như trên. Hệ phái đặc biệt này có thêm một đoạn cầu khẩn như sau: “Hởi bậc thầy và ba ngôi báu, con xin quay về nơi nương tựa và đảnh lễ các ngài. Xin ban phước cho dòng tâm thức con.” Đoạn này căn cứ trên chỉ giáo khẩu truyền của Sakya Rinpoche vĩ đại.
    Om Mani Padme Hum !

  2. #102
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN HAI

    NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ

    NGÀY THỨ NĂM

    Pabongka Dorje Chang đề cập vắn tắt cách làm thế nào để khởi lên những động lực tốt. Ngài trích dẫn lời Long Thụ (Nàgàrjuna):

    Thật ngu ngốc nếu vứt bỏ hôi thối
    Vào một bình chứa bằng vàng ngọc
    Nhưng còn ngu hơn nữa là phạm tội
    Sau khi đã được sinh làm người.


    Bạn chỉ nên lắng nghe giáo lý này sau khi đã khởi động lực thích đáng theo đúng cách. Pháp mà bạn sắp được nghe là Pháp sẽ đưa những người may mắn đến ngang hàng chư Phật.

    Khi ấy Rinpoche nhắc lại những tiêu đề ngài đã giảng:

    Tiêu đề chính thứ tư của Lam-rim là: “Trình tự theo đó nhưng đệ tử phải được giảng Những Chỉ Dẫn Thực Thụ.” Tiêu đề này có hai tiêu đề phụ: một là cách phụng sự bậc thầy. Trong pháp danh trì đặc biệt này có sáu nghi lễ chuẩn bị cần theo. Tôi đã giảng sáu nghi lễ chuẩn bị theo một bài giảng ngắn gọn, nghĩa là Con Đường Nhanh. Hôm qua tôi đã nói đến ba nghi lễ đầu tiên. Nghi lễ thứ tư như sau.

    1.1.4. Khẩn cầu ruộng phước.


    Như đức Tsongkapa vĩ đại có nói, khi tâm ta rất chậm lụt, - nghĩa là học mà không thể nhớ, suy nghĩ mà không hiểu ý nghĩa, thiền quán mà không phát sinh được gì trong dòng tâm thức - thì chúng ta nên nương tựa vào năng lực của ruộng phước.

    Chúng ta bị đè nén bởi một lớp nghiệp chướng sâu dày; ta lâm vào tình trạng tuyệt vọng vì không nhớ được những danh từ đã học, quán sát mà không hiểu sâu ý nghĩa, thiền định mà không thực chứng được điều gì trong tâm thức. Nhưng nếu ta khẩn cầu phước điền đặc biệt này, tích lũy công đức, và thanh lọc nghiệp chướng, thì chúng ta sẽ đạt đến kết quả. Đức Tsongkapa vĩ đại hỏi Đức Văn Thù nên theo phương pháp nào để mau phát sinh thực chứng trong dòng tâm thức. Văn Thù nói phải tập trung vào sự phối hợp ba điều: cần xin bậc Thầy của mình; xem Thầy không khác chư Thiền Thiên trong khi cố gắng tích lũy công đức: và tiếp tục chính yếu là đưa nội tâm những đề mục thiền mà mình hành trì.

    Vậy sự xây dựng kho công đức và thanh lọc chướng ngại sẽ làm thuần thục dòng tâm thức bạn. Bạn sẽ không phát sinh thực chứng nếu bạn cố đưa vào nội tâm những đề tài thiền quán Lam-rim mà không cầu khẩn sự ban phước của Phước điền; dù bạn kiên trì bao nhiêu, bạn cũng chậm tiến một cách thảm hại. Nhưng nếu bạn làm thuần thục dòng tâm thức, bạn sẽ phát sinh thực chứng rất nhanh, không khó nhọc, và những lỗi lầm của bạn sẽ chín rất nhanh (nghĩa là, thọ quả báo ngay hiện tại - DG chú) như là bạn nặn cho máu mủ chảy ra hết. Những thiền đức của bạn cũng chín rất nhanh và sẵn sàng cho bạn hưởng, như trái chín trên cây đến thời rụng. Đức Tsongkapa vĩ đại đã nêu gương cho chúng ta với sự tích lũy công đức và tịnh hóa bản thân tại Oelga Choelung bằng cách lễ bái, dâng cúng Madala vũ trụ, vân vân. Sau đó ngài có một linh kiến về đức Long Thụ và bốn đệ tử của vị này. Một trong những đệ tử ấy - Buddhapàlita - ban phước cho Tsongkapa bằng cách đặt trên đầu ngài một quyển luận sớ bằng Phạn ngữ của Buddhapàlita nhan đề Sự Tầm Cầu Phật Quả. Ngày hôm ấy Tsongkapa muốn đọc luận sớ này, và khi đọc đến chương mười tám, ngài triển khai thực chứng về tri kiến vô cấu mà phái Pràsangikas đã nói. Ngài đã đọc luận này nhiều lần trước đấy nhưng rõ ràng là lần này dòng tâm thức của ngài mới thuần thục để thực chứng.
    Om Mani Padme Hum !

  3. #103
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Có nhiều chuyện xảy ra như thế trong đời các bậc Thánh quá khứ. Je Kaelzang Taenzin là một trong những bậc Thầy đã thừa kế Pháp này. Một ngày kia khi sắp đến làng Hrunggpa ở Dagpe để đọc kinh tại một nhà gia chủ, Ngài xin Kaelzang Kaedrub một quyển Kinh để đem đi, và được trao tuyển tập của phái Kadammmpa trong đó có bài ca Kim cương dựa trên pháp luyện tâm. Vừa khi đọc bài ấy ngài chân thật phát Tâm Bồ đề trong dòng thức. Hôm sau, lúc khẩn cầu ruộng phước ở nghi lễ chuẩn bị, đọc đến đoạn gọi những tên tác giả của Lam-rim mở đầu bằng “Hỡi những bậc hiền thánh, những người luôn thương yêu săn sóc tất cả hữu tình…,” ngài bỗng nghe một cảm giác nóng bỏng nơi trán.

    Như vậy, khi dòng tâm thức chúng ta đủ thuần thục, ta có thể đột nhiên triển khai thực chứng do một hoàn cảnh tầm thường nhất. Như Dolpa Rinpoche nói:

    “Nếu bạn cam đảm xây dựng những kho công đức, thanh lọc bản thân cho hết những nghiệp chướng, và khẩn cầu những bậc thầy và chư vị Thần linh, thì bạn sẽ phát khởi được những thực chứng tưởng chừng như không bao giờ phát khởi được dù có nỗ lực một trăm năm. Như thế đấy là các pháp hữu vi: chúng không phải luôn luôn cố định.”

    Và những bậc Thánh trong quá khứ đã cho lời chỉ giáo khẩu truyền này trong truyền thống: “Bạn giống như một hạt giống không có chất ẩm khi bạn không xây dựng kho công đức.” Vậy sự tích lũy công đức, sự thanh lọc bản thân. Và cầu khẩn phước điền là những việc cốt tử. Những người trong các tu viện lớn không chỉ có tranh biện suốt buổi: họ còn tụng Kinh rất nhiều trong những cuộc hội họp, thực tập, tranh luận, vân vân. Người ta phải xem trọng những việc này, vì chúng cốt để tích lũy công đức và thanh lọc nghiệp chướng.

    Bạn cầu khẩn ai để tích lũy công đức và thanh lọc bản thân? Bạn cầu khẩn Phước điền. Phép thiền quán về ruộng phước bởi thế là chính yếu, nên nó có riêng một tiêu đề. Danh từ “phước điền” có nghĩa pháp quán này là một thửa ruộng phì nhiêu để xây dựng kho công đức của bạn. Người ta đánh giá cao một thửa ruộng thông thường vì nó có cho mùa gặt tốt; còn ruộng phước đem lại năng lực lớn lao cho những sự tích lũy công đức, thanh lọc bản thân, và cho sự khẩn cầu của bạn. Bởi thế bạn phải xem trọng phần quán phước điền này. Một thửa ruộng thông thường chỉ sản xuất một ít giạ lúa. Ruộng công đức sẽ sản xuất hậu quả của vô số năng lượng từ cái hạt giống li ti. Ruộng đất chỉ có thể trồng trọt vào một vài thời tiết trong năm; còn ruộng công đức (phước điền) thì luôn luôn sẵn sàng để được trồng bằng những hạt giống của sức khỏe và hỉ lạc. Thật đáng tiếc xiết bao nếu bạn để cho ruộng này khô cằn vì không gieo hạt giống công đức nào trong đó. Như đức Tsongkapa vĩ đại có nói:

    Có Kinh dạy rằng: “Ruộng Thánh linh này - nguồn suối của tất cả sức khỏe và hạnh phúc - luôn luôn sẵn sàng để gieo trồng những hạt giống sức khỏe và hạnh phúc vào mọi thời tiết và mọi mùa. Bởi thế bạn hãy cuốc lật thửa ruộng này bằng cái cày đức tin. “Thật đáng tiếc xiết bao nếu người ta bỏ trống thửa ruộng này, không làm gì với nó.
    Om Mani Padme Hum !

  4. #104
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Và:

    “Chúng ta không xem trọng ruộng công đức, thửa ruộng tối thượng, như chúng ta xem trọng những thửa ruộng thông thường. Chúng ta không hành xử đúng cách.”

    Nếu sự cầu khẩn ruộng công đức là chuyện cốt tử đến thế, thì bạn có thể tự hỏi, “Tôi phải khởi sự làm sao để làm việc này?” bởi thế tôi sẽ giải thích tiến trình này, khởi đầu bằng lối giải thích trong tác phẩm Con Đường Nhanh về ruộng công đức, vì mỗi bản văn Lam-rim nói một cách khác nhau về nghi thức chuẩn bị.

    Ở điểm này các bạn có thể tự hỏi, “Trước khi tôi có thể khởi sự quán ruộng công đức, tôi phải giải tán pháp quán quy y. Làm sao tôi làm chuyện này, vì những sách chỉ dẫn không nói rõ?” Quả thế có ba chỉ giáo khác nhau về sự giải tán pháp quán quy y, những chỉ dẫn này không được bàn một cách minh bạch để cho bạn một vài lối thoát. Những chỉ dẫn này là: pháp quán quy y trở thành ánh sáng vàng nghệ tan vào khoảng trống giữa hai lông mày của bạn; hoặc bạn tưởng tượng pháp quán trở thành một sự trống rỗng không có trung tâm; hoặc toàn thể hình tượng quán quy y đều thăng hư không, và sau khi bạn quán ruộng công đức ở dưới đó, bạn hòa nhập pháp quán quy y vào ruộng công đức cho những thực thể trí giác đi vào ruộng. Những chỉ dẫn này được để mơ hồ như thế bạn phải thụ giáo bằng khẩu truyền.

    Bước đầu để quán ruộng công đức là sự thánh hóa mặt đất. Bạn đọc lời sau đây (trích từ quyển Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn):

    Xin cho mặt đất khắp nơi

    Không còn sỏi đá gai góc

    Có bản chất của ngọc lưu ly

    Nhưng vẫn mềm dịu.


    Bạn đừng có nghĩ tưởng rằng tất cả những gì sau đây diễn tiếp trong phạm vi căn phòng chật hẹp của bạn. Bạn quán mặt đất rộng bao la, như thể bạn đang đứng giữa một bình nguyên bát ngát. Mặt bằng ấy phẳng lì, hoặc làm bằng vàng ròng nạm những hoa văn bằng ngọc lưu ly, hoặc làm bằng ngọc lưu ly nạm vàng. Mặt bằng này rất mềm mại khi chạm tới nó, và trở lại hình dáng cũng khi hết chạm.

    Mặt bằng ấy sờ đến là đầy phúc lạc. Rải rác đó đây những cây báu, nhiều giống chim thần đang đậu trên cây hót lên diệu pháp. Có nhiều ao hồ với đáy trải cát bằng vàng ròng. Toàn thể bình nguyên này được vây quanh bằng những núi ngọc ngà châu báu. Hãy quán theo trong Kinh nói về Sự Trải Bày Ruộng Thanh Tịnh. Mặt bình nguyên này thật hoàn hảo về môi trường, không bị hỏng vì những vết nứt rạng hay hầm hố.

    Khi ấy bạn phải dâng đồ cúng. Trong thực tế bạn chỉ có thể cúng bảy chén nước và thắp một cây hương, nhưng nếu trong thiền định bạn quán tưởng toàn thể đất trời đầy những phẩm vật cúng dường như của Bồ tát Phổ Hiền - bạn sẽ được công đức tương xứng với sự dâng cúng ấy. Như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Phần lớn vật cúng đường là những tàn lọng…” nghĩa là những thứ bạn cúng dường là tàn, lọng, tràng phan bảo cái v.v… bạn cũng nên cúng thêm hoa, hương, đèn, trầm, thực phẩm v.v… Chẳng hạn, thực phẩm thì phải được quán là có nhiều hào quang vây quanh. Nên đọc thần chú biến hóa thành nhiều đồ cúng hoặc chú cúng dường.

    Om nama bhagavate, vajra sara pramardane tathagàtaya, arhate samyaksam buddhaya, tadyathà, om vajre, vajre mahà vajre, mahà tejra vajre, mahà vidya vajre mahà bodhicita vaje, sarva bodhi mandopa samkramana vajre, varva karma àvarana vishodhana vajre svàhà
    Om Mani Padme Hum !

  5. #105
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người ta bảo nếu bạn tụng thần chú này thì một số lượng khổng lồ phẩm vật dâng cúng sẽ mưa xuống trên chư Phật - những Đấng Chiến thắng - và các Pháp tử của ngài, mặc dù bạn chỉ có thể cúng rất ít vật phẩm có thực.

    Rồi bạn hô triệu năng lực của chân lý (trích từ quyển Trang Hoàng Yết Hầu… của Jampael Lhuendrub):

    “Do sự thật về Ba ngôi báu, do năng lực ban phúc của tát cả chư Phật Bồ tát, cùng với năng lực của sự thanh tịnh bất khả tư nghì của pháp giới, nguyện cho tất cả vạn pháp trở thành chân như.”

    Khi bạn đọc, “…nguyện cho tất cả vạn pháp trở thành chân như,” sự quán tưởng của bạn trở về chân như - dù bạn quán tưởng lớn hay nhỏ đến đâu.

    Bây giờ đến phần bàn về tiến trình thực sự quán ruộng phước. Theo bản kinh Con Đường Nhanh, có hai cách quán ruộng phước. Một cách theo những bài giảng ngắn gọn; cách kia theo bản văn Cúng Dường Đạo sư - một chỉ giáo kỳ diệu rút từ tác phẩm Những Quyển Sách Thần Diệu Của Phái Gelugpas. Pháp hành trì này là pháp thiền du già (yoga) của Gyelwa Ensapa va Choekyi Dorje, một bậc thánh giả vĩ đại khác. Họ đạt đến sự hợp nhất với chân lý chỉ trong một đời bằng cách nương vào pháp quán dâng hiến, tuệ giác và thiền định, thực thể này lồng vào bên trong thực thể kia.

    Ở điểm này hãy tụng (tút từ Trang Hoàng Yết Hầu…):

    Trong không gian, đại lộ mà chư thần sử dụng,

    Được thấy như là phối hợp của phúc lạc và Tánh không

    Giữa những đồ cúng dường của Phổ Hiền

    Như những lớp mây trùng trùng điệp điệp.

    Có cây ước trang hoàng bằng lá hoa và trái.

    Trên đỉnh cây có một bảo tòa rực rỡ năm màu;

    Trên bảo tòa một đóa sen to lớn

    Với những vầng nhật nguyệt,

    Trên đó an tọa vị thầy gốc của tôi

    Người đã ba lần tử tế với tôi.

    Ngài tự bản chất vốn là tất cả chư Phật;

    Nhưng mang dáng vẻ một thầy tu ào vàng

    Với một gương mặt, hai bàn tay

    Và một nụ cười tỏa rạng.

    Bàn tay phải của thầy bắt ấn thuyết pháp;

    Tay trái bắt ấn nhập định

    Trong khi cầm một bình bát đựng đầy cam lồ

    Ngài mặc ba thứ Pháp y màu vàng chói

    Đầu đội mũ học giả hiền trí màu vàng.

    Nơi tim ngài là Thích Ca Mâu Ni và Kim Cương Trì

    Dưới dạng một mặt hai tay đang cầm chuông và kim cương chùy

    Ngài cũng ngồi với Dhatvoshvarì;

    Họ thưởng htức vừa đại lạc vừa Không thánh

    Họ mang trang sức quý giá và thiên y lụa là.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #106
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ở điểm này, tâm thức bạn nắm được trí tuệ cốt tủy về sự bất khả phân giữa đại lạc và Không tánh; trí tuệ này mang hình dạng của hư không, “đại lộ mà chư Thầy xử dụng.” Trong khoảng không ấy bạn làm pháp quán ruộng phước. Lý do bạn làm bước đầu tiên này là để thấy được vạn pháp như một hợp nhất giữa đại lạc và chân không liên hệ đến ý nghĩa của thần chú evam (như thị) rồi trong sự thấu hiểu ấy, bạn xuất hiện như một vị Trời. Nhưng vì trong thính chúng ở đây có nhiều người chưa được khai thị vào Mật pháp Tối thượng Du già, cho nên thật chưa phải lúc để bàn những chuyện ấy, và tôi chỉ có thể nói đến chừng này mà thôi. Dù sao các bạn cũng phải quán những đồ cúng của đức Phổ Hiền trên những lớp mây trời như sóng cuộn.

    Ở giữa mặt đất báu ấy có một cái hồ sữa trong đó có một cây ước đứng, làm bằng bảy thứ quý: rễ bằng vàng, thân bằng bạc, cành bằng lưu ly, lá bằng thủy tinh, hoa bằng hổ phách, cánh hoa bằng ngọc bích. Và trái bằng kim cương. Tất cả mọi thành phần của cây ấy, ví dụ rễ cây, đều có số lượng vàng số bảy nhân lên nhiều lần. Cây ấy làm thỏa mãn tất cả ước muốn của bạn đồng lúc và đúng như bạn mong. Tiếng xào xạc của lá cây cũng nói lên bốn pháp ấn là vô thường, vô ngã, khổ và niết bàn. Một bảo tòa đứng ở giữa thân cây trên một đóa hoa khổng lồ, tòa ấy được nâng bởi tám con sư tử có ý nghĩa như sau. Chư đại Bồ tát hóa hình sư tử và đỡ pháp tòa này để tỏ sự tôn kính, v.v…; và cũng như sư tử là chúa tể các thú vật trong rừng, Phật là chúa tể của tất cả Trời Thần và Ngoại đạo ở thế gian. Có tám con sư tử để tượng trưng tám của cải, và chúng họp thành bốn đôi để ám chỉ Bốn Vô úy.

    Phía trên bảo tòa này có mười một tòa sen. Tòa càng cao thì khoảng cách càng lớn giữa hai tầng tòa. Tòa trên chót đỉnh có bốn cánh. Một nhật luân làm bằng thủy tinh quý giá an vị trên gương sen. Một nguyệt luân làm bằng thủy tinh an vị trong nhật luân. Hai dĩa tròn này giống như hai mặt da trống.

    Hoa sen biểu trưng sự từ bỏ. Nó mọc trong bùn như không nhuốm mùi bùn. Sự từ bỏ cũng thế, không bị nhiễm bởi những lỗi lầm của sinh tử. Mặt trời làm chín cái chưa chín, nên nhật luân biểu tượng cho hậu quả chín mùi mà Bồ đề tâm tuyệt đối (nghĩa là Trí tuệ thấy được Tánh không, (xem Ngày Hai Mươi Hai, trang…) có được trong dòng tâm thức của ta. Ánh sáng trắng của mặt trăng làm dịu cơn nóng bức; vừng nguyệt luân tượng trưng cho Bồ đề tâm tương đối (nghĩa là tâm mong cầu giác ngộ)- một cái gì bản chất trắng bạch, làm tiêu tan cảm giác hận thù. Những tòa sen bởi thế được làm bằng ba thành phần ấy để biểu trưng rằng những hình đứng ấy đều là những bậc Thầy của ba căn bản của đạo lộ. Hoa sen cũng tượng trưng cho Phạm Vi Nhỏ Và Trung Bình, Nhật luân, Nguyệt luân tượng trưng cho Phạm Vi Lớn.

    Kế tiếp bạn phải quán nhân vật chính ở trên tòa sen này. Ai là nhân vật chính trong Ruộng phước của pháp Cúng dường Đạo sư? Người thì nói đó là Tsongkapa, người thì cho là bổn sư của hành giả, người lại gọi vị ấy là “Vị Thầy trong pháp Cúng Dường Đạo sư.” Nhưng ngài được gọi là “Lama Lozang Tubwang Dorje Chang.” Ngài có danh hiệu “Lama” (thầy) vì là bổn sư của bạn; danh hiệu “Lozang” vì là Tsongkapa (pháp danh của ngài là Lozang Dragpa); “Tubwang” vì là đấng đạo sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta; và “Dorje Chang” vì là Phật Kim cương trì (Vajradhara). Bởi thế ngài là cả bốn, nhưng bốn cương vị này không rời nhau. Đây là nhân vật chính trong pháp quán ruộng phước. Điều này có nghĩa là bốn dòng tâm thức khác nhau. Đây là nhân vật chính trong pháp quán ruộng phước. Điều này có nghĩa là bốn dòng tâm thức khác nhau phối hợp hay không? Thực sự không phải vậy, vì làm sao ta có thể nhập bốn dòng làm một! Cả bốn vốn dĩ là một ngay từ đầu. Chúng ta có thể nghĩ đấy là những dòng tâm thức khác nhau, nhưng có những chứng cứ trong kinh luận chứng minh cho bạn thấy cả bốn chỉ là một.
    Om Mani Padme Hum !

  7. #107
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bốn vị là một thực thể duy nhất. Nhưng với chúng ta Kim cương trì màu xanh, cầm kim cương chùy và chuông, mặc y phục của báo thân Phật; Thích Ca Mâu Ni có đầu cao, đi chân không, mặc y phục của Ứng thân Phật. Thế nên chúng ta không bao giờ liên kết hai người với nhau. Điều ấy không đúng. Đức Phật hiển bày Ứng thân tối thượng (Thắng ứng thân) của ngài mỗi khi ngài thuyết tạng Luật hay tạng Kinh. Khi ngài dạy tạng Mật, thì ngài hiển bày thân Kim cương trì. Lại nữa, khi Ngài dạy Mật điển Guhyasamàja, ngài xuất hiện dưới dạng Kim cương trì có ba đầu sáu tay. Khi giảng Mật điển Huruka có bốn mặt mười hai tay vân vân. Ngài hóa hiện vô số thân hình phù hợp với Kinh điển hay mật điển Ngài dạy, nhưng Ngài vẫn là Thích Ca Mâu Ni. Như vậy Thích Ca và Kim cương trì tuy hai mà một, đấy không phải là hai dòng tâm khác nhau. Khi Thích Ca Mâu Ni không còn một đệ tử nào trực tiếp nữa, thì Ngài nhập Niết bàn. Nhưng ngay cả về sau đó, Ngài vẫn xuất hiện nhiều lần ở Ấn làm những hiền giả và thánh giả, giảng Pháp dưới những hình thức ấy. Trong lần truyền giáo đầu tiên tại Tây Tạng, Ngài hóa làm Shàntarakshita, Padmasambhava vân vân, để giảng Pháp. Trong lần truyền giáo thứ hai trên đất Tây Tạng, Ngài hóa thân làm nhiều học giả hiền trí để dạy Pháp: Atìsha, Je Tsongkapa, vân vân. Nhưng Je Lozang Dragpa tự bản chất là một với Thích Ca Mâu Ni.

    Đức Phật dạy rằng trong đời vị lai, Thích Ca Mâu Ni - Kim cương trì sẽ hóa hình làm những đạo sư thời mà năm thứ suy đồi thắng thế.

    (chú thích của DG: “ngũ trược ác” năm thứ suy đồi là:

    1. Kiếp trược - thời đại dơ uế - nghĩa là vào cuối một thời kiếp, thì mọi sự đều xấu, thường gọi là thời hắc ám so với thời kiếp gọi là thời hoàng kim thì cái gì cũng tốt.

    2. Kiến trược, là cái thấy hay quan niệm dơ uế, “điên đảo” như vô thường cho là thường, khổ cho là vui, v.v…

    3. Phiền não trược, là nhiều tham sân si hơn ở đâu đầu thời đại.

    4. Chúng sinh trược, nghĩa là những gì sanh ra vào thời mạt pháp đều nhuốm ít nhiều sự nhơ uế này nên không thù thắng như vào thời hoàng kim.

    5. Mạng trược là mạng sống ngắn ngủi, chỉ trên dưới một trăm năm, không thọ như đầu thời kiếp.)

    Bạn có thể tự hỏi, “Vậy ai là hóa thân của Thích Ca Kim cương trì, người được xem như là đang làm việc để cứu tôi?” Bạn không cần phải tìm đâu xa hơn ngoài vị thầy của bạn. Mật điển Shrikhasama nói:

    Tất cả những vị ấy đều là hiện thân của năm vị Phật thiền

    Họ xuất hiện dưới nhiều hình thức hóa thân

    Cũng như nhiều tấm ảnh khác nhau của một người.

    Họ vẫn hiện thân của cùng một nguồn đại lạc.

    Họ cùng cảm thức một nguồn đại lạc ấy

    Nhưng khoác nhiều hình dạng khác nhau.


    Bạn có thể hiểu đoạn trích này theo nhiều cách. Nó có thể áp dụng cho sự tách riêng về thân thể trong giai đoạn viên mãn, hoặc bạn có thể áp dụng nó vào cách mà bạn nên thờ bậc thầy như sau:

    Giả sử một vũ công đứng đầu (trong một cuộc lễ ở tu viện) mặc dù trang phục màu đen đội mão đen xuất hiện, người ta sẽ la lên: ‘Đấy là Hắc Mạo” nhưng đấy chỉ là vũ công. Rồi khi y đi vào hậu trường, khắc mặt nạ của Diêm vương mà đi ra, người ta sẽ hô: “Đó là Diêm vương.” Nhưng kỳ thực cũng là một vũ công ấy, mặc dù trang phục và tên gọi có khác nhau. Phật hay Kim cương trì cũng vậy, xuất hiện dưới dạng Thích Ca Mâu Ni. Je Tsongkapa, hoặc bậc thầy của chính bạn. Tất cả những vị này chỉ là một.
    Om Mani Padme Hum !

  8. #108
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạn phải quán tưởng nhân vật chính của ruộng phước với niềm tin chắc như thế. Vậy nhân vật này đã được danh hiệu là “Lama Lozang Tubwang Dorje Chang.” Nhưng ngài còn nhiều hơn thế nữa, “Ngài, tự bản chất, là tất cả chư Phật.” Bạn phải tin chắc rằng bậc thầy là một thực thể chứa đựng tuệ giác cốt yếu của tất cả chư Phật hiện thân trong một hình hài vật lý duy nhất. Tôi sẽ bàn chi tiết điều này trong đoạn nói về phụng sự một bậc thầy.

    Nếu không hiểu thấu đáo những điều ấy, thì những phép quán của bạn về Du già đạo sư cũng chỉ là một mớ tư duy mờ nhạt, dù bạn thiền định nhiều đến đâu đi nữa. Chúng ta đọc thấy câu sau đây trong Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ:

    “Ta nên hiểu những điều nói trên đây là chỉ giáo nổi tiếng về thiền pháp gọi là Đạo sư Du già. Nhưng sẽ không ăn thua gì nếu người ta chỉ thiền quán về đề mục ấy vài lần mà thôi.”

    Sự tụng đọc đề cập ba sự tử tế của bậc thầy. Theo truyền thống Kinh tạng, đó là: giới pháp, truyền thụ, và giảng Kinh. Trong truyền thống Mật điển, đó là cho những pháp quán đảnh chính yếu, bàn Mật điển, và chỉ giáo. Chúng ta nói “ba lần tử tế” vì ta nhận cả ba thứ ấy từ một bậc Thầy.

    Bên ngoài, nhân vật chính có hình dạng của Phật Tsongkapa vĩ đại - một tu sĩ khoác y vàng. Cái y đặc biệt này có màu hơi đỏ, đó là màu tấm y ngoài cùng ngài mặc. Tay phải ngài bắt ấn thuyết pháp; tay trái ngài cầm bình bát đầy nước Cam lồ trong khi bắt ấn nhập định. Ngón cái và ngón trỏ cả hai tay đều cầm những cọng sen xanh đang nở trọn vẹn, những cánh hoa ngang tầm vai ngài. Gươm trí tuệ dựng trên đóa hoa ở bên phải ngài. Đầu gươm bốc lửa. Một quyển Bát nhã Bát Thiên Tụng ngồi trên đóa hoa bên trái ngài; quyển Kinh này tự nói lên nội dung của nó. Bạn cũng có thể tưởng tượng quyển Kinh ấy là quyển bạn đang chuyên môn trong việc học, quán tưởng và thiền định của bạn.

    Ba y ngài mặc có màu vàng hoe. Có ba loại màu vàng: vàng nghệ, vàng hơi đỏ, và đỏ. Những màu này đi với cái khăn quàng của ngài, y trên không tay, và y dưới. Ngài đội mão học giả màu vàng; cái mũi nhọn của nó dựng đứng. Tất của những màu sắc này hàm ẩn nhiều chuyện, nhưng sẽ mất quá nhiều thì giờ nếu bạn luận về chúng. Bạn hãy đọc những chi tiết này trong những bài giảng về pháp Quán Một Trăm Vị Thần cõi Đâu Suất và pháp Đạo sư Du già

    Hãy quán Thích Ca ngồi trong tim Tsongkapa, Kim cương trì ngồi trong tim Thích Ca. trong tim Kim cương trì an tọa thực thể của định là âm HÙM màu xanh. Những hình ảnh này không phải là những thực thể tách rời ngồi bên cạnh nhau, như một dãy pháp khí. Thích ca được đặt trong tim Tsongkapa để chứng tỏ rằng bậc thầy bên ngoài đường như có hình dạng một thầy tu, mà bên trong chính là Thích Ca Phật. Và Kim cương trì ngồi trong tim Thích Ca để chứng tỏ rằng bậc đạo sư bí mật là Kim cương trì. Chúng ta nói “ba thực thể ngồi trong tim của nhau,” nên bạn có thể tưởng rằng chỉ có ba hình ảnh trên đây là đủ. Tuy nhiên, hai vị đầu là những thực thể dấn thân hành động, còn Kim cương trì là thực thể trí tuệ. Vậy, cần phải đặt một chữ HUM màu xanh nơi tim vị ấy dùng để ám chỉ đấy là một thực thực thể của thiền định. Pháp quán ba thực thể này là một trong những chìa khóa sâu xa nhất của mật điển, nên tôi không dám bàn ở đây.
    Om Mani Padme Hum !

  9. #109
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bài tụng tiếp tục như sau: (trích từ Trang Hoàng Yết Hầu…):

    Thầy tôi có những tướng quý và tướng phụ

    Tỏa ra hàng ngàn tia sáng

    Một áng cầu vồng ngũ sắc bao phủ ngài.

    Ngài ngồi thế hao sen; năm uẩn thuần tịnh của ngài

    Là năm vị Phật thiền;

    Tứ đại của ngài là bốn bà vợ;

    Giác quan, mạch máu, bắp thịt và khớp xương ngài

    Thực sự là những Bồ tát; những lỗ chân long nơi ngài

    Là hăm mốt ngàn Ha hán;

    Chân tay ngài - chư thần phẫn nộ.

    Những tia sáng từ thân thể ngài là thần bảo hộ các phương.

    Đế Thích, Phạm Thiên và chư thiên khác

    Đều lạy dài dưới chân ngài. Xung quanh ngài an tọa

    Những bậc thầy của tôi, rất nhiều vị thần hộ mạng,

    Mandala của họ, chư thiên tùy tùng thị giả họ,

    Chư Phật và Bồ tát,

    Nam thần Dakas và những thần Hộ pháp.

    Tất cả ba cửa (thân, khẩu, ý - DG) của họ đều có dấu ấn kim cương.

    Những tia sáng hình lưỡi câu tỏa ra từ những chữ HUM nơi họ.

    Đem lại những thực thể trí tuệ từ chỗ ở tự nhiên

    Bỗng tan hòa vào nhau không thể phân biệt, và đọng lại.

    Bậc thầy ngồi kiết già, bạn quán năm uẩn của ông (xem Ngày Hăm Hai, trang…) là năm Phật thiền, v.v… Phật thiền này rút từ mật điển gốc của mandala về thân của Guhyasamàja. Tôi sẽ bàn vắn tắt về điểm này. Chỉ giáo này nói chi tiết trong Chuỗi Hoa Kim Cương mật điển bình giải về Guhyasamàja. Pháp thiền hiện tại của chúng ta giống như madala thân của đức Guhyasamàja ba mặt sáu tay. Nếu bạn không quán nổi, thì cứ quán theo hình ảnh một mặt hai tay như nói trong các mật điển Du già. Sắc uẩn (biểu tượng) của bậc thầy trải từ nhục kế (đỉnh đầu nhô cao) cho đến chân tóc của ngài; uẩn này trong bản chất chính là Phật Tỳ lô giá na. Thọ uẩn của thầy trải từ đường tóc xuống đến yết hầu; uẩn này trong bản chất chính là đức Phật A Di Đà. Vân vân, (như tả trong mật điển Guhyasamàja)

    Như thế, năm uẩn, biểu trưng của năm Phật thiền, ngồi chồng lên nhau. Mỗi nhục kế của ngài ngồi dưới chạm vào đáy tòa sen của vị Phật thiền ngồi trên. Hãy phát khởi phép quán này từ nơi rốn của thân thể bậc thầy - như cái lõi của một thân cây. Bốn đại của thầy được biểu trưng bằng bốn bà vợ ôm lấy năm vị Phật, tám Bồ tát - Địa tạng (Kshitagarbha) vân vân - tượng trưng cho mạch máu, bắp thịt khớp xương cũng như sáu căn của thầy. Những mạch máu và bắp thịt của thầy bản chất chính là Di Lặc, đang ngồi trên nhục kế của thầy. Phổ Hiền ngồi trên tám khớp xương chính. Bài tụng không nói rõ năm bà vợ Kim cương - Kim cương sắc (Vajraùpà), v.v… - nhưng cũng như trong Mandala thân của Guhyasamàja, họ đang giao hợp một số Bồ tát nam tánh này.
    Om Mani Padme Hum !

  10. #110
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ năm
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bản văn nói “những lỗ chân lông nơi ngài là hăm mốt ngàn La hán.” Những vị La hán này không phải là Thanh văn hay Duyên giác, mà là La hán Đại thừa, nghĩa là những vị Phật thánh. Quả thế mỗi lỗ chân lông của nhân vật chính này là một cõi Phật. Hãy tưởng tượng trong cõi này, có vô số Phật đang thực hành mười hai hạnh: vị thì đang hàng ma, vị thì đang chuyển Pháp luân, vân vân. Đây là ý nghĩa câu “tất cả cõi Phật hiện ra trong một thân Phật.” (xem ngày Mười Hai, trang…). Một mật điển về đức Thánh Quan Tự Tại cho ta biết danh hiệu từng cõi Phật trong những lỗ chân lông ấy, cũng như danh hiệu đức Như Lai ngự trong ấy. Bạn phải áp dụng chỉ dẫn này cho tất cả hình ảnh Phật. Phần nhiều văn bản đưa ra số hai mươi mốt ngàn, nhưng con số thật sự thì không nhất định.

    Hãy quán mười vị thần phẫn nộ trên mười đoạn của tứ chi ngài, ví dụ như thần Diêm vương (Yamàtaka) trên bàn tay phải.

    Bây giờ có năm vị thần ở trái tim của hình trung ương. Họ được định vị trí như sau. Lớn nhất là A Súc Bệ (Akshobhy - Phật thiền). Thích ca an tọa trong trái tim của vị này, Kim cương trì ở trong trái tim Thích Ca. Nữ thần Màmakì ngồi trước mặt A Súc bệ, trong dáng giao hợp với ngài. Văn Thù (một trong tám vị Bồ tát) ngồi sau lưng A Súc bệ, mặt hướng về trước.

    Thân thể của nhân vật chính tuôn ra những đạo hào quang, đầu mỗi hào quang có những hóa thân như chư thần bảo hộ bốn phương, vân vân. Quán tưởng những vị chư thiên vĩ đại như Pham Vương, Đế Thích lạy dài dưới chân của nhân vật chính.

    Mặc dù có thể bạn không quán được tất cả những hình ấy một cách rõ rệt cho lắm, song điều cốt tử là đạt đến niềm xác tín rằng năm uẩn của bậc thầy bạn, bốn đại, sáu giác quan, v.v… của ông thực sự là năm Phật thiền, bốn bà vợ, chư thần phẫn nộ, vân vân. Thế đấy là cách bạn quán tưởng hình ảnh chính yếu. Bây giờ hãy nói đến cách quán tưởng quyến thuộc của ông ta.

    Những luồng ánh sáng tuôn từ tim của nhân vật chính. Vài luồng đi về phía tay phải và tỏa rộng ra - trên đó an tọa những bậc thầy thuộc Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại; những luồng sáng khác thì đi về phía trái và tỏa rộng cho những vị thầy thuộc Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa. Một vài luồng đi về phía trước cho những ông thầy đã đích thân dạy bạn giáo lý; những luồng khác đi về phía sau - những vị thầy thuộc Hệ Phái Dâng Hiến ngồi trên ấy, nhưng hơi cao hơn những nhóm khác.

    Bây giờ, có nhiều điểm sâu sắc tôi có thể nói về cách bạn sắp xếp những vị hành giả thuộc Hệ Phái Dâng Hiến. Những vị nổi tiếng của dòng này là Kim cương trì, Tilopa, Nàropa, Dombhìpa, Atìsha, vân vân. Nhưng, như Drubkang Geleg Gyatso đã nêu, những vị thuộc hai hệ phái kia đã truyền xuống hệ phái Dâng Hiến từ một bậc thầy này đến bậc thầy khác không để cho truyền thống bị thoái hóa. Bởi vậy ta không cần phải quán thêm một hệ phái nữa. Trái lại Kardo Lozang Gomchung tuyên bố rằng Hệ Pháp Dâng Hiến gồm những thành phần thuộc các dòng dõi của Guhyasamàja, Heruka và Yamàtaka. Je Ngagwang Jampa và Lama Yongdzin Rinpoche cho rằng dòng này gồm hai hệ phái chính: Mười sáu Droplets của phái Kamdampas và dòng Bí mật của Hoàng mạo phái (Gelugpa). Đức tôn sư tôi cho một lời chỉ giáo sâu sắc để phối hợp những cách giải thích khác nhau ở trên. Bây giờ tôi sẽ trao lại cho các bạn không giữ lại một điều gì. Hãy quán một hàng thẳng đứng gồm những nhân vật trong nhóm này - trừ Kim cương trì ở trên hết - đều có hình dạng Đức Văn Thù, khởi đầu với chính Văn Thù, và xuống dần cho đến vị thầy của bạn. Bên phải hàng dọc này là những bậc thầy của mật điển Guhyasamàja và Yamàtaka. Mỗi hệ phái trong hai hệ này có hàng dọc riêng. Bên trái của Đức Văn Thù là những hệ phái của mật điển Heruka và mật điển Mười sáu Drops. Mỗi hệ phái này cũng có hàng dọc riêng. Bên trái của Đức Văn Thù là những hệ phái của mật điển Heruka và mật điển Mười sáu Drops. Mỗi hệ phái này cũng có hàng dọc riêng. Je Sherab Gyatso cũng mô tả một sự sắp xếp tương tự trong những trước tác của ngài. Có nhiều chỉ dẫn khác nữa, nhưng muốn biết thêm chi tiết bạn phải tra cứu Quyển sách của Phái Kadampas, những tác phẩm của Kachen Namkha Dorje về Cúng Dường Đạo sư, những bài giảng ghi âm của thầy giáo đạo Tsongkapa về pháp Cúng dường Đạo sư, những tiểu sử của những bậc thầy trong hệ phái theo pháp hành trì này, và những trước tác đã nói trên của Sherab Gyatso.
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •