DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 60
  1. #31
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ sáu: THONGWA DHÖNDEN (1416-1453)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bengar Jampal Zangpo sống vào cuối thế kỷ 15 bước sang đầu thế kỷ 16, nhưng không rõ chính xác năm sinh và năm mất. Ngài sinh ra trong gia đình Nyemo Dzongpa, cha mẹ là các vị thành tựu giả ở Damshang, có lẽ thuộc miền đông Tây Tạng. Ngài bắt đầu việc học tập Kinh điển từ rất sớm. Năm 20 tuổi ngài bắt đầu nghiên cứu các Kinh điển Mật tông và Kim cương thừa với ngài Rongton. Sau đó, ngài được đức Karmapa truyền thụ giáo pháp dòng Karma Kagyu cùng với Sáu pháp thành tựu của ngài Naropa. Ngài thực hành chuyên nhất các phần giáo pháp này và đạt được sự chứng ngộ cao siêu, trở thành một bậc thầy uyên bác của dòng Karma Kagyu.

    Ngài Bengar Jampal Sangpo là thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ bảy. Tuy nhiên, người chính thức truyền thụ toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu cùng với quyền dẫn dắt tông phái cho vị Karmapa đời thứ bảy là đại sư Goshir Paljor Dhưndrup.

    Goshir Paljor Dhưndrup sinh năm 1427 tại Nyemo thuộc miền trung Tây Tạng. Dưới sự dẫn dắt của đức Karmapa đời thứ sáu là Thongwa Dhưnden, ngài được học tập giáo pháp của dòng Karma Kagyu, dòng Tengyu và của nhiều tông phái khác. Ngài đã nghiên cứu toàn bộ triết học Phật giáo và thực hành thiền định với sự chỉ dạy của đức Karmapa đời thứ sáu cùng với đại sư Bengar Jampal Sangpo và nhiều bậc thầy nổi tiếng khác. Sau đó, ngài được đức Karmapa chỉ định làm người trợ lý chính thức để trợ giúp đức Karmapa trong tất cả các hoạt động của ngài. Trong cương vị này, ngài đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động của đức Karmapa cũng như cho tông phái Karma Kagyu. Người ta tin rằng ngài Paljor Dhưndrup chính là hóa thân tái sinh lần thứ nhất của Gyaltsab Rinpoche.

    Ngài Paljor Dhưndrup là người chính thức nhận sự truyền thừa từ đức Karmapa đời thứ sáu và sau đó truyền lại cho đức Karmapa đời thứ bảy, Chưdrak Gyatso. Ngài viên tịch vào năm 1489, khi đức Karmapa đời thứ bảy được 25 tuổi. Vào lúc ngài viên tịch, người ta nhìn thấy nhiều hiện tượng khác thường và mầu nhiệm cho thấy sự chứng ngộ của ngài.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #32
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ bảy: CHÖDRAK GYATSO (1454-1506)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại sư thứ bảy.

    CHÖDRAK GYATSO (1454-1506)


    Đại sư Chodrak Gyatso sinh ra vào năm 1454 ở Chida thuộc miền bắc Tây Tạng, trong một gia đình mà cha mẹ đều là những vị tu tập pháp môn Tan-tra. Khi mang thai ngài, người mẹ nghe thấy ngài gọi tiếng mẹ (ama-la) từ trong bụng. Vào lúc sinh ra, ngài đã đọc lên câu chú bằng tiếng Sanskrit có hai âm là “ah hung”. Câu thần chú này được xem là biểu hiện tánh Không tuyệt đối bao trùm khắp vạn thể. Khi được 5 tháng tuổi, ngài đã nói: “Thế giới này không có gì khác ngoài tánh Không.”

    Khi ngài được 9 tháng tuổi, cha mẹ đưa ngài đến gặp đại sư Paljor Dhưndrup và vị này ngay lập tức căn cứ vào những chi tiết được để lại trong di thư của đức Karmapa đời thứ sáu để xác nhận cậu bé chính là hóa thân tái sinh của ngài. Đại sư Paljor Dhưndrup xin được giữ đứa bé lại trong tu viện để nuôi dưỡng và truyền dạy giáo pháp.

    Năm lên 4 tuổi, ngài được nhận các nghi lễ truyền pháp với đại sư Paljor Dưndrub, và đến năm 8 tuổi thì ngài được truyền thọ Ngũ giới và Bồ Tát giới, rồi bắt đầu học tập giáo pháp của dòng Karma Kagyu với các vị Bengar Jampal Zangpo và Goshir Paljor Dưndrub ở Karma Gưn.

    Năm 1465, ngài thực hiện một chuyến đi đến vùng biên giới phía đông bắc của Tây Tạng để hóa giải thành công những xung đột gay gắt giữa những người Phật tử với tín đồ đạo Bon ở đó. Nhân dịp này, ngài cũng truyền dạy những giáo pháp căn bản của đạo Phật cho tất cả cư dân địa phương. Dân chúng đã mang đến cúng dường ngài rất nhiều của cải, vàng bạc. Sau khi tiếp nhận sự cúng dường ấy, ngài phân phát tất cả cho những người nghèo trong vùng.

    Ngài không chỉ giới hạn sự tu tập của mình theo một truyền thống duy nhất. Ngoài những giáo pháp mật truyền của dòng Karma Kagyu, ngài cũng học hỏi và thực hành giáo pháp của nhiều tông phái Phật giáo khác tại Tây Tạng. Khi thực hành giáo pháp của Đoạn giáo (Chưd), ngài diệt trừ hoàn toàn bản ngã và quán thấy thân mình như một bộ xương.

    Đại sư Chưdrak Gyatso dành rất nhiều thời gian cho các giai đoạn tu tập ẩn cư. Năm 1417, ngài ngài đến Kawa Karpo để bắt đầu một giai đoạn ẩn cư và chuyên tu thiền định kéo dài trong 7 năm. Phần lớn thời gian trong cuộc đời ngài về sau cũng đều là những giai đoạn ẩn cư hoặc bán ẩn cư.

    Mặc dù vậy, ngài vẫn được thừa nhận là một trong các học giả vĩ đại, đã biên soạn nhiều bộ sách giá trị, chẳng hạn như bộ sớ giải Hiện quán trang nghiêm luận (abhisamaylaṅkra) được gọi tên là “Tam giới minh đăng” (Ngọn đèn sáng trong ba cõi). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là quyển “Nhân minh đại hải”, đưa ra những luận giải sâu xa về học thuyết Nhân minh luận của 2 vị Trần-na (Diṅnga) và Pháp Xứng (Dharmakỵrti).

    Trong một lần trú tại chùa Rawa Gang, ngài tham gia một cuộc tranh biện về giáo pháp với năm vị học giả nổi tiếng đương thời. Mặc dù vẫn còn trẻ tuổi hơn nhiều so với bọn họ, ngài đã tỏ rõ phong thái chững chạc của một bậc thầy, lắng nghe và tuần tự chỉ ra những chỗ yếu kém trong lập luận của từng người.

    Đức Karmapa đời thứ bảy là người đã thành lập nhiều trung tâm đào tạo Phật học chuyên sâu (tương đương bậc đại học) tại Tsurphu và nhiều nơi khác. Phật học viện do ngài sáng lập tại Tsurphu về sau trở nên một trường đào tạo Tăng sĩ cực kỳ nổi tiếng. Ngoài ra, còn có một Phật học viện được điều hành bởi Karma Thinleypa, một trong các đệ tử của ngài, cũng có những đóng góp quan trọng trong sự truyền bá giáo pháp.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #33
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ bảy: CHÖDRAK GYATSO (1454-1506)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngài cũng tôn tạo lại pho tượng Phật Thích-ca do đức Karmapa đời thứ hai là Karma Pakshi đã dựng lên ở Tsurphu từ cuối thế kỷ 13. Trong thời gian này, ngài cũng chấn chỉnh lại hoạt động của tăng chúng ở một số tự viện quanh vùng Tsurphu.

    Năm 1498, ngài đến hoằng hóa ở vùng Kongpo. Sau đó, ngài đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, để tham gia một hội nghị các lãnh đạo tông phái, với tư cách là người chủ tọa. Trong dịp này, ngài truyền dạy cho các thành viên tham gia hội nghị những phần giáo pháp bao quát trong Kinh luận. Sự uyên bác và sâu sắc trong các bài giảng của ngài được tất cả các tông phái khác kính phục và tiếp nhận.

    Ngài có một trí nhớ phi thường đến nỗi chưa bao giờ phải tra khảo về bất cứ vấn đề gì. Những gì ngài trích dẫn từ Kinh điển trong các bài giảng hoặc bài viết đều chỉ dựa theo trí nhớ, nhưng vẫn đạt một sự chính xác hầu như tuyệt đối. Khi đang đọc sách hay Kinh điển, nếu vì một nguyên nhân nào đó phải gián đoạn thì ngài luôn có khả năng ghi nhớ chính xác vị trí để trở lại sau đó mà không cần có bất cứ sự ghi chú hay đánh dấu nào.

    Ngài cũng là một nhà hoạt động xã hội tích cực không mệt mỏi. Ngài đã sử dụng uy tín và sự kính phục đối với ngài để hòa giải nhiều cuộc tranh chấp, trong đó có cả những tranh chấp dai dẳng giữa hai bộ tộc Nga và Bhutan ở vùng cực nam Tây Tạng. Ngài cũng tích cực hoạt động cho việc bảo vệ súc vật, xây dựng cầu cống, và gửi rất nhiều vàng đến thánh tích Bồ-đề Đạo tràng (Bodh Gaya) ở Ấn Độ để thếp lại pho tượng Phật nơi đức Phật Thích-ca đã thành đạo. Ngài cũng khuyến khích mọi người trì tụng thường xuyên câu chân ngôn “Án ma ni bát di hồng” (Om mani padme hum) như một phương thức kỳ diệu nhất để đối trị với tất cả những tâm niệm xấu ác.

    Mặc dù nhận được sự tôn kính hầu như tuyệt đối của tất cả mọi người chung quanh, nhưng đức Karmapa đời thứ bảy luôn sống một cuộc sống cực kỳ đơn giản và thậm chí đối với nhiều người có thể nói là khổ hạnh. Ngài ít ngủ, luôn ở trong trạng thái tỉnh thức, ngay cả trong những chuyến đi hoằng hóa ở xa xôi. Mặc dù rất uyên bác về mọi vấn đề, ngài không bao giờ nói ra bất cứ câu nào mà không có mục đích giáo hóa cụ thể. Ngài thường khuyên dạy các vị đệ tử đừng bao giờ để cho những câu chuyện vô nghĩa của thế tục xen vào đời sống người xuất gia.

    Trước khi viên tịch vào năm 1506, ngài để lại những chỉ dẫn chi tiết về lần tái sinh sắp tới, bao gồm cả tên cha mẹ và nhiều chi tiết khác. Ngài giao quyền lãnh đạo tông phái cho vị đệ tử lớn là Tashi Paljor.

    Tashi Paljor sinh ra với tên gọi là Denma Drubchen vào năm 1457, tại vùng Denma của xứ Derge, thuộc miền đông Tây Tạng. Khi lên năm tuổi, mỗi lần nghe nhắc đến danh xưng “Karmapa” là ông luôn biểu lộ sự tôn kính hết mực. Sau đó một năm, ông được gặp đức Karmapa đời thứ bảy, và được ban cho tên gọi là Tashi Paljor. Ông học tập giáo pháp tại Denma với vị học giả nổi tiếng là Sangye Pal. Năm 16 tuổi, Tashi Paljor quyết định đi theo đức Karmapa. Trong 7 năm sau đó, ông được đức Karmapa truyền dạy toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu. Sau đó, cũng theo sự chỉ dẫn của đức Karmapa, ông tìm đến các dãy núi ở xứ Kham thuộc miền đông Tây Tạng để thực hành giáo pháp, phát nguyện noi gương cuộc đời ngài Milarepa. Sau 20 năm tu tập trong điều kiện ẩn cư tuyệt đối, ông đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và được tôn xưng là vị Sangye Nyenpa Rinpoche thứ nhất.

    Ông là vị thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ tám, và cũng là người giữ quyền dẫn dắt dòng Karma Kagyu sau khi đức Karmapa đời thứ bảy viên tịch, rồi sau đó trao lại cho đức Karmapa đời thứ tám là Mikyư Dorje.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #34
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ tám MIKYÖ DORJE (1507-1554)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại sư thứ tám

    MIKYÖ DORJE (1507-1554)


    Đại sư Mikyo Dorje sinh năm 1507 tại một ngôi làng nhỏ tên là Satam, ở Kartiphuk, xứ Ngomchu, thuộc miền đông Tây Tạng, trong một gia đình mà cha mẹ đều tu tập pháp Du-già. Khi vừa sinh ra, người ta đã nghe thấy đứa trẻ nói “Karmapa”. Điều kỳ lạ này nhanh chóng được truyền ra khắp nơi và đến tai ngài Tai Situpa. Ngài tìm đến và xác nhận đứa bé này là vị Karmapa tái sinh. Tuy nhiên, ngài yêu cầu cha mẹ đứa bé hãy giữ bí mật về sự phát hiện này trong vòng 3 tháng để đảm bảo an toàn cho em. Sau đó, ngài thực hiện một cuộc kiểm tra trực tiếp với em bé. Mọi chi tiết đều phù hợp với di thư của đức Karmapa để lại. Và kỳ lạ thay, khi hoàn tất việc kiểm tra, đứa bé bỗng thốt lên: “Xin đừng nghi ngờ nữa, ta chính là Karmapa.”

    Ngay trong năm sau đó, đứa bé được đưa đến nuôi dưỡng tại tu viện Karma Gưn.

    Khi Mikyư Dorje được 5 tuổi, người ta nghe được những tin tức về một đứa trẻ sinh ra ở Amdo có những dấu hiệu của một vị Karmapa tái sinh. Người kế nhiệm của đức Karmapa đời thứ bảy khi ấy là ngài Gyaltsab Rinpoche, liền rời khỏi Tsurphu để lên đường thẩm định về tính xác thực của cả hai đứa bé. Tuy nhiên, ngay khi gặp Mikyư Dorje, ngài cảm thấy có một sự thôi thúc kỳ lạ buộc ngài phải quỳ xuống lễ bái đứa trẻ, và ngài biết chắc đây chính là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Ngay trong năm sau đó, ngài tổ chức một nghi lễ chính thức tại Tse Lhakhang để công nhận hóa thân tái sinh đời thứ tám của đức Karmapa.

    Vào năm 1516, tuy chỉ vừa được 9 tuổi nhưng vị Karmapa Mikyư Dorje đã nhận được lời thỉnh cầu của đức vua xứ Jang Sa-tham đến viếng thăm xứ này. Cùng với một đoàn tùy tùng, ngài đến đó và được đức vua tổ chức nghi lễ tiếp đón vô cùng trọng thể.

    Sau khi được tiếp xúc với vị Karmapa trẻ tuổi, đức vua vô cùng xúc động. Ông phát tâm bảo vệ và truyền bá rộng rãi Phật pháp trên toàn lãnh thổ do ông cai trị. Ông cũng hứa sẽ thực hiện lời dạy của đức Karmapa, áp dụng chủ trương bất bạo động trong việc giải quyết mọi tranh chấp chính trị. Sau đó. Sau khi truyền dạy giáo pháp, đức Karmapa từ biệt đức vua xứ Jang Sa-tham và hứa sẽ trở lại xứ này sau 7 năm.

    Năm 1517, Mikyư Dorje bắt đầu học tập những phần giáo pháp quan trọng nhất từ vị Đại thành tựu giả Sangye Nyenpa, tức Tashi Paljor, người đệ tử kiệt xuất của đức Karmapa đời thứ bảy.

    Ngoài Tashi Paljor, Mikyư Dorje cũng học tập với nhiều bậc thầy nổi tiếng khác như Dulmo Tashi Ưser, Dakpo Tashi Namgyal và Karma Trinleypa. Tuy nhiên, toàn bộ giáo pháp mật truyền của dòng Karma Kagyu đã được truyền lại từ chính ngài Tashi Paljor. Sau 3 năm nỗ lực truyền dạy toàn bộ cho vị Karmapa trẻ tuổi, đại sư Tashi Paljor viên tịch. Ngay trong buổi lễ hỏa táng nhục thân của ngài, vị Karmala đạt được sự chứng ngộ về giáo pháp đã được ngài truyền dạy.

    Vào thời gian này (khoảng năm 1520), hoàng đế nhà Minh là Minh Vũ Tông gửi lời thỉnh cầu ngài viếng thăm Trung Hoa. Ngài từ chối với lý do là vị hoàng đế này sẽ qua đời trước khi ngài kịp đến Trung Hoa. Lời dự báo này hoàn toàn chính xác, vì hoàng đế Minh Vũ Tông đã băng hà trong năm 1521.

    Karmapa Mikyư Dorje có nhiều nét tính cách rất giống với vị Karmapa đời thứ ba, Rangjung Dorje, đặc biệt là sự say mê nghiên cứu học hỏi và năng khiếu về ngôn ngữ học. Ngài được học Phạn văn (Sanskrit) với ngài Lotsawa Richen Tashi. Ngài cũng thể hiện năng khiếu nghệ thuật vượt bậc trong các lãnh vực thơ ca, hội họa và cả điêu khắc nữa. Tại Mar Kham, ngài làm một pho tượng đá để mô tả chính mình. Khi hoàn tất, ngài đặt pho tượng ở trước mặt và hỏi pho tượng xem có giống thật hay không. Người ta nghe thấy tiếng trả lời “Rất giống”. Khi ấy, ngài cầm lên một cục đá và bóp nặn lại như người ta nhào nặn khối bột nhão, rồi ngài in dấu bàn tay mình lên đó. Cả pho tượng và cục đá có in dấu bàn tay ngài hiện vẫn còn được giữ ở chùa Rumtek, xứ Sikkim.

    Năm 21 tuổi, ngài thọ giới cụ túc với Chodrup Senge để chính thức trở thành một vị Tỳ-kheo. Cùng tham gia buổi lễ truyền giới này có Lạt-ma Thinley.


    Om Mani Padme Hum !

  5. #35
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ tám MIKYÖ DORJE (1507-1554)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Karmapa Mikyư Dorje được xem như một trong các vị Karmapa nổi tiếng về mọi phương diện. Ngài là một bậc thầy vĩ đại về thiền định cũng như một học giả uyên bác và thông thái, tác giả của hơn 30 bộ sách giá trị, bao gồm cả những luận giải về kinh luận cũng như các bản lược giải những điểm tinh yếu trong kinh điển và các Tan-tra. Ngài cũng biên soạn nhiều nghi thức tu tập và các chỉ dẫn quan trọng cho các hành giả tu tập Mật tông. Về mặt nghệ thuật, ngài là người đầu tiên sáng tạo phong cách tranh lụa (thangka) được gọi là Karma Gadri, một trong các trường phái chính của nghệ thuật tranh lụa Tây Tạng.

    Đức Karmapa đời thứ tám có rất nhiều linh kiến về mối quan hệ không tách rời giữa những hóa thân của ngài và của vị đạo sư (Guru) Rinpoche. Chính đạo sư Rinpoche cũng là người thực hiện các Phật sự, được xem như các phương tiện mà đức Phật đã sử dụng để đạt đến sự giác ngộ. Đức Karmapa đời thứ tám nhận ra một điều là các hóa thân từ trước đến nay của ngài luôn có sự trùng hợp với các hóa thân của đạo sư Rinpoche, mà ngài tin là hóa thân của đức Phật Nhiên Đăng (Dỵpaṃkara), vị Phật đã thành đạo trước đức Phật Thích-ca. Kinh Phật dạy rằng trong Hiền kiếp đã có đến 1.000 vị Phật ra đời, và vì thế cả hai vị Karmapa và Guru Rinpoche đều có thể xem là sự hiển lộ của cả một ngàn vị Phật trong thế giới của chúng ta.

    Năm 1546, ngài thông báo với các đệ tử về sự viên tịch sắp tới của mình. Shamar Rinpoche và Pawo Rinpoche đã cùng nhau khẩn khoản xin ngài hãy tiếp tục công việc hoằng hóa thêm một thời gian nữa. Ngài chấp nhận lời thỉnh cầu chân thành ấy và cho biết là mình sẽ kéo dài đời sống thêm một thời gian nữa. Trong thời gian này, ngài thăm viếng các tự viện thuộc dòng Karma Kagyu để chấn chỉnh việc tu tập và tiếp xúc với nhiều người để truyền dạy giáo pháp. Ngài cũng yêu cầu các đệ tử giảm bớt một số lễ nghi để những ai muốn được diện kiến ngài đều có thể dễ dàng tìm đến.

    Năm 1554, một trận dịch bệnh lan tràn ở miền nam Tây Tạng. Ngài lập tức lên đường đến đó và bảo các đệ tử rằng ngài sẽ chấm dứt trận dịch. Sau khi đến nơi, ngài cho làm 5 cái tháp nhỏ và đặt trước mặt mình rồi nhập định chú tâm cầu nguyện và sử dụng năng lực của lòng đại bi để bao phủ cả vùng này. Sau khi ngài ra khỏi thiền định, dịch bệnh trong vùng tức thời chấm dứt. Tuy nhiên, ngài bảo cho các đệ tử biết rằng những nguyên nhân gây bệnh đã được hấp thụ cả vào trong người của ngài, và do đó ngài sẽ viên tịch ngay trong năm này. Đức Karmapa để lại một di thư báo trước những chi tiết về lần tái sinh sắp tới của ngài và giao thư ấy cho Shamar Konchok Yenlak.

    Ngài viên tịch trong năm 1554, khi được 47 tuổi. Các đệ tử thu thập xá-lợi của ngài sau khi hỏa táng tại Tsurphu và dựng một tháp bạc tại đây để thờ phụng.

    Trong số rất nhiều đệ tử của ngài, các vị nổi bật nhất là Shamar Konchok Yenlak, Pawo Tsuklak Trengwa, Gyaltshap Drakpa Paljor, Sitri Chokyi Gocha và Karma Thinley Legdrup.

    Trong di thư ngài để lại có đoạn viết: “Trong đời sống kế tiếp, tôi sẽ sinh ra với tên gọi là Wangchuk – vị vua vinh quang và tự lập của cả thế giới này. Tôi sẽ sinh ra ở vùng Tre-shư tuyết phủ thuộc miền đông Tây Tạng, ở một nơi mà người ta có thể nghe được tiếng nước chảy và tiếng giảng pháp. Tôi đã thấy trước được những dấu hiệu chứng tỏ một điều là không bao lâu nữa tôi sẽ sinh ra tại đó.”

    Người nối tiếp truyền thống Karma Kagyu sau khi ngài viên tịch là Kưnchok Yenlak. Vị này sinh năm Mộc Dậu (1526) tại Kyen, một vùng cao của Kongpo. Đức Karmapa đời thứ tám đã xác nhận ông là hóa thân tái sinh đời thứ năm của Shamar.

    Kưnchok Yenlak học tập với đức Karmapa đời thứ tám và Pawo Tsuklak Trengwa, một đệ tử lớn của ngài. Ông trở thành một học giả lớn và một bậc thầy về thiền định. Ông đã nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu, và chính đức Karmapa đã giao phó cho ông trách nhiệm dẫn dắt tông phái. Kưnchok Yenlak có nhiều trước tác Phật học quan trọng. Ông cũng chính là người thực hiện việc nhận biết đức Karmapa đời thứ chín và trở thành vị thầy dạy chính của ngài. Ông viên tịch vào năm 1583, khi được 57 tuổi. Ông đã thực hiện việc truyền lại toàn bộ truyền thống của dòng Karma Kagyu cho đức Karmapa đời thứ chín: Wangchuk Dorje.


    Om Mani Padme Hum !

  6. #36
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ chín WANGCHUK DORJE (1555-1603)
    __________________________________________________ ______________________________________

    Đại sư thứ chín

    WANGCHUK DORJE (1555-1603)


    Đại sư Wangchuk Dorje sinh năm 1555, tại vùng Tre-shư thuộc miền đông Tây Tạng, đúng như lời dự báo của đức Karmapa đời thứ tám trước khi viên tịch. Trong khi mang thai, người mẹ nghe có tiếng tụng Kinh, trì Chú vang ra từ trong bụng. Sau khi sinh ra, đứa bé ngồi ở tư thế kiết già trong suốt 3 ngày liền. Và không bao lâu sau đó, đứa bé tuyên bố với mọi người: “Ta là Karmapa.”

    Những chi tiết kỳ lạ về đứa bé được mọi người kể cho nhau nghe và truyền đi nhanh chóng đến tai ngài Tai Situpa Chưkyi Gocha, vì ngài đang ở cách nơi ấy không xa. Căn cứ vào những chi tiết được ghi trong di thư của đức Karmapa đời thứ tám, ngài nhanh chóng xác định đứa bé chính là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Sự việc sau đó một năm được xác nhận lần nữa bởi Sharmapa Konchok Yenlak.

    Khi Wangchuk Dorje được 6 tuổi, Shamarpa Konchok Yenlak tổ chức một nghi lễ chính thức để công nhận ngài chính là hóa thân tái sinh của vị Karmapa. Kể từ đó, Wangchuk Dorje được truyền dạy đầy đủ các phần giáo pháp căn bản và chuyên sâu của tông phái.

    Ngài thọ giới sa-di với Pawo Rinpoche và Shamar Rinpoche trong một nghi lễ long trọng. Sau đó, ngài bắt đầu học về giáo pháp Đại thủ ấn và Sáu pháp Naropa.

    Sau khi hoàn tất việc học tập toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu, ngài Wangchuk Dorje bắt đầu công cuộc hoằng hóa với việc truyền dạy giáo pháp khắp đất nước Tây Tạng. Buổi giảng pháp đầu tiên của ngài có sự tham dự của 1.800 vị tăng và nhiều quan chức chính quyền miền trung Tây Tạng. Cũng nên biết một điều là vào thời ấy, những mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị tại Tây Tạng đã được thiết lập chặt chẽ đến mức không một tông phái nào thoát khỏi được các ảnh hưởng chính trị. Chính các quan chức ở miền trung Tây Tạng cũng có tham gia trong việc công nhận trường hợp tái sinh của vị Karmapa.

    Ngài chính thức thọ giới Tỳ-kheo với Shamar Rinpoche vào năm 1580. Từ đó, ngài dành thời gian để nghiên cứu Luật tạng và giáo pháp của các vị Karmapa đời trước. Ba năm sau đó (1583), vị đạo sư Shamar Rinpoche viên tịch. Ngài tổ chức tang lễ và thu thập xá-lợi của thầy để nhập tháp thờ phụng tại chùa Yangbachen. Những vật sở hữu của vị đạo sư để lại được chia đều cho Tăng chúng.

    Phần lớn thời gian trong cuộc đời hoằng pháp của ngài được dành cho những chuyến đi du hóa khắp mọi nơi. Ngài thăm viếng rất nhiều tu viện ở miền nam và khuyến khích Tăng sĩ phải chú tâm nhiều hơn đến việc thực hành thiền định. Ngài không viếng thăm Trung Hoa, nhưng có thực hiện những chuyến đi quan trọng đến Mông Cổ và Bhutan. Ngài giảng dạy giáo pháp và khơi dậy tinh thần tu tập ở các trung tâm tu học, tự viện trên đường ngài đi qua.

    Đức Karmapa đời thứ chín cũng nhận được lời thỉnh cầu đến viếng Sikkim. Mặc dù không thể trực tiếp đi, nhưng ngài đã cho một vị đệ tử lớn thay ngài đến đó và theo đúng sự hướng dẫn của ngài để thành lập 3 tu viện lớn là Rumtek, Phodong và Ralang. Đức Karmapa tổ chức nghi thức cầu nguyện và ban phép lành cho các tu viện này từ Tây Tạng. Về sau, Rumtek trở thành trụ sở của các vị Karmapa ở Ấn Độ vào những năm đầu thập niên 1960.

    Đức Karmapa đời thứ chín Wangchuk Dorje không dành nhiều thời gian cho việc biên soạn, trước tác. Mặc dù vậy, trong số các tác phẩm để lại của ngài có nhiều bản luận giải Kinh điển và Tan-tra quan trọng. Trong số đó có 3 tập luận giải về Đại thủ ấn là Đại hải quyết định nghĩa, Triệt phá vô minh và Hiển bày Pháp thân. Các tác phẩm này đã giữ một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và truyền thừa giáo pháp Đại thủ ấn tại Tây Tạng.


    Om Mani Padme Hum !

  7. #37
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ chín WANGCHUK DORJE (1555-1603)
    __________________________________________________ ______________________________________



    Vào lúc bấy giờ, sự phân chia tông phái ở Tây Tạng ngày càng đi theo chiều hướng sai lệch, rối rắm hơn. Những khác biệt giữa các tông phái dần dần chuyển thành cách biệt rồi mâu thuẫn, công kích nhau. Đức Karmapa đời thứ chín đã giữ một vai trò tích cực trong việc hòa giải và xóa đi những cách biệt giữa các tông phái. Ngài và ba vị Karmapa tiếp theo sau đó (đời thứ 10, 11 và 12) được lịch sử Tây Tạng ghi nhận là đã có những đóng góp tích cực trong việc duy trì sự ổn định và hòa bình cho đất nước.

    Nhằm mục đích khơi dậy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Tây Tạng từ thời những vị vua sùng tín, ngài tổ chức trùng tu các ngôi cổ tự được xây dựng từ những thời kỳ này như Srongtsen Gampo và Trisong Detsun.

    Đức Karmapa đời thứ chín đặc biệt quan tâm đến việc giáo hóa những người dân thường. Khi đến vùng Nagakphu, ngài tổ chức lễ xuất gia cho rất nhiều người dân địa phương. Sự thuyết giảng của ngài khơi dậy nhận thức từ bi và tôn trọng sự sống. Ngài khuyên mọi người nên từ bỏ các nghề nghiệp như săn bắn và đánh cá, cũng như biết tôn trọng sự sống của súc vật. Ngài cũng vận động xây dựng và sửa sang rất nhiều cầu cống, đường giao thông.

    Đức Karmapa đời thứ chín viên tịch vào năm 1603, khi được 48 tuổi. Ngài để lại một di thư nói rõ về sự tái sinh trong đời kế tiếp và giáo quyền dẫn dắt tông phái cho vị Shamarpa đời thứ sáu là Chưkyi Wangchuk. Sau lễ hỏa táng, xá-lợi của ngài được thu thập và thờ phụng ở Tsurphu.

    Chưkyi Wangchuk là một trong các vị đệ tử lớn của đức Karmapa đời thứ chín. Ông sinh năm 1584 tại vùng Drikhung thuộc miền trung Tây Tạng. Đức Karmapa đời thứ chín đã xác nhận ông là Shamar tái sinh đời thứ sáu.

    Từ nhỏ ông đã được theo học với đức Karmapa đời thứ chín và nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu. Ông trở thành một trong các vị học giả nổi tiếng nhất của Tây Tạng vào thời bấy giờ, với sự tinh thông và uyên bác về kinh điển. Ông đã biên soạn rất nhiều bản luận giải quan trọng.

    Ông là đạo sư của Desi Tsangpa, người cai trị miền trung Tây Tạng vào thời đó. Ông đã có công xây dựng lại tu viện ở Kampo Neynang. Khi du hóa ở tỉnh Kham thuộc miền đông Tây Tạng, chính ông đã phát hiện và rồi trở thành thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ mười. Ông là người đã truyền lại toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu cho đức Karmapa đời thứ mười: Chưying Dorje.

    Ông cũng đã có những chuyến đi du hóa rất lâu dài gian khổ đến tận Trung Hoa và Nepal. Là một học giả uyên bác, ông giảng dạy giáo pháp cho đức vua Laxman Naran Singh và những Phật tử thuần thành ở Nepal bằng tiếng Sanskrit nguyên thủy. Ông viên tịch trên dãy núi Helambu tại Nepal vào năm 1629.

    Đức Karmapa đời thứ chín còn có rất nhiều vị đệ tử nổi tiếng khác. Trong số đó có Lotsawa Taranatha, người đã có công biên soạn một quyển lịch sử Phật giáo Ấn Độ, và các vị như Situ Chokyi Gyaltsen, Pawo Tsuglak Gyaltsho, Drigung Karma Kagyupa Chokyi Rinchen Namgyal, Taglung Karma Kagyupa Chokyi Kunga Tashi... Họ đều là những người nối tiếp sự nghiệp hoằng hóa của ngài, truyền dạy giáo pháp của dòng Karma Kagyu ra khắp mọi nơi.


    Om Mani Padme Hum !

  8. #38
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ mườiCHÖYING DORJE (1604 - 1674)
    __________________________________________________ ______________________________________

    Đại sư thứ mười

    CHÖYING DORJE

    (1604 - 1674)

    Đại sư Choying Dorje sinh ngày 8 tháng 3 năm Mộc Thìn (1604) tại vùng Golok, cực bắc Tây Tạng. Trong thời gian mang thai ngài, người mẹ có nhiều giấc mơ xuất hiện như những điềm lành. Tương truyền, ngay sau khi sinh ra ngài đã đứng dậy bước đi bảy bước như khi đức Phật Thích-ca vừa đản sinh.

    Sau đó, ngài được vị Shamar Chokyi Wangchuk nhận biết là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Vì đức vua xứ Tsang là người sùng kính giáo pháp của dòng Karma Kagyu nên sau đó ngài liền được đưa vào nuôi dưỡng trong lâu đài của một vị hoàng tử ở Machu là Chang Mowa, và ngay từ khi còn bé đã được đối xử như một vị đạo sư phi thường.

    Chỉ vào năm 6 tuổi ngài đã biểu lộ tài năng xuất chúng khi vẽ những bức tranh đẹp hơn tất cả các vị thầy dạy của mình và thể hiện tài năng của một nhà điêu khắc tài hoa. Đồng thời ngài cũng sớm thể hiện tâm từ bi vô hạn ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Một hôm, ngài nhìn thấy những người thợ cạo lông cừu. Ngài xúc động rơi nước mắt và khẩn khoản đến xin những người thợ hãy dừng ngay việc ấy. Một ngày khác khi ngài đang dạo chơi, một con nai đang bị săn đuổi đã chạy đến chỗ ngài để tìm sự che chở. Ngài đứng chắn trước con nai để nó không bị chó săn làm hại, rồi dùng tâm từ bi làm chuyển hóa con chó săn, khiến nó trở nên hiền lành, không còn hung hăng như trước nữa. Khi người thợ săn đuổi đến, ngài thuyết phục ông ta hãy bỏ nghề và trao cho ông một số tiền. Người thợ săn cảm động trước tấm lòng từ bi của ngài đến nỗi ông ta thề sẽ không bao giờ làm nghề săn bắn nữa.

    Năm ngài được 8 tuổi, Shamar Chokyi Wangchuk tổ chức nghi lễ chính thức công nhận ngài là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Tiếp theo, một buổi lễ đăng quang được tổ chức long trọng tại tu viện Nyingche Ling để tất cả mọi người đều được biết đến sự ra đời của ngài.

    Sau đó, ngài lên đường đến Tsurphu để gặp đại sư Pawo Tsuglak Gyaltsho. Vị này đã truyền giới sa-di cho ngài cũng như truyền dạy các phần giáo pháp căn bản. Sau một thời gian nỗ lực học tập tại đây, ngài đã có thể nắm vững hầu hết những phần giáo pháp quan trọng nhất. Tiếp đó, ngài nhận lời thỉnh cầu đến viếng thăm vị hoàng tử xứ Tsang là Karma Phuntsog Namgyal, người hiện đang nắm quyền ở hầu hết các vùng lãnh thổ của Tây Tạng sau khi triều đại Rinpung sụp đổ.

    Năm 21 tuổi, ngài chính thức thọ giới cụ túc để trở thành một vị Tỳ-kheo. Vào thời điểm này, ngài đã nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu. Từ đó, ngài tập trung mọi nỗ lực tu tập vào việc thực hành thiền định.

    Vào thời đức Karmapa đời thứ mười, mối quan hệ giữa phái Gelugpa (Cách-lỗ) và phái Karma Kagyu không được tốt đẹp. Đức vua Desi Karma Tenkyong Wangpo của xứ Tsang là người tin theo phái Karma Kagyu và hiện đang nắm giữ quyền cai trị trên hầu hết các vùng lãnh thổ của Tây Tạng. Đức Karmapa Chưying Dorje đã dự báo trước về những cuộc chiến tranh và xung đột chính trị sắp xảy ra, khi phái Gelugpa (Cách-lỗ) muốn liên kết với người Mông Cổ để chống lại phái Karma Kagyu. Ngài nhận biết rằng sự quan tâm về chính trị sẽ lôi kéo quân đội Mông Cổ vào việc ủng hộ phái Gelugpa, và trong cuộc xung đột này ngài sẽ phải rời khỏi miền trung Tây Tạng trong một thời gian dài. Vì thế, ngài mang tất cả những tài sản sở hữu của mình phân phát cho người nghèo, và đồng thời chỉ định Goshir Gyaltsab làm người đại diện cho ngài.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #39
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ mườiCHÖYING DORJE (1604 - 1674)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quả nhiên, quân đội Mông Cổ do Đại Hãn Gushri chỉ huy đã tấn công Shigatse và sau đó tiếp tục tấn công hầu hết các vùng của Tây Tạng, gây ra những sự tàn phá và hủy hoại phần lớn đất nước, rồi cuối cùng bao vây và khống chế tu viện Tsurphu của đức Karmapa, nơi đặt trụ sở chính của phái Karma Kagyu.

    Đức Karmapa Chưying Dorje bị buộc phải rời khỏi vùng này. Vào đêm xảy ra cuộc chiến loạn, nhiều người nhìn thấy ngài nắm tay người tùy tùng của ngài và cả hai cùng bay bổng giữa không trung, vượt qua những đoàn quân lính đang vây chặt bên dưới. Bằng cách đó, ngài đã thoát khỏi sự vây hãm của quân đội và đi thẳng đến những vùng rừng núi hoang vắng của Bhutan và sống tại đây trong 3 năm. Sau đó họ đi đến vùng đất mà ngày nay là miền bắc của tỉnh Yunnan, thuộc Trung Hoa. Các tu viện ở đây vui mừng đón tiếp ngài và được ngài truyền dạy giáo pháp. Trong suốt thời gian sau đó, khi đức Karmapa đi qua bất cứ nơi nào ngài cũng đều truyền dạy giáo pháp và khơi dậy tinh thần tu tập, đồng thời ngài cũng thành lập được một số chùa và tu viện.

    Trải qua 20 năm sau đó, đức Karmapa đời thứ mười mới có thể trở về quê hương của mình. Vào lúc này, ngài phát hiện các hậu thân của Shamar Yeshe Nyingpo, Goshir Gyaltsab, và Pawo Rinpoche. Ngài công nhận các hậu thân này và truyền dạy giáo pháp của dòng Karma Kagyu cho họ.

    Vào thời điểm này, bối cảnh chính trị tại Tây Tạng đã thay đổi lâu dài. Đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ năm, Ngawang Lobsang Gyatso (1617-1682) đã trở thành người chính thức nắm giữ chính quyền, và vai trò này về sau tiếp tục được chuyển giao cho các hậu thân tái sinh của ngài. Mối quan hệ giữa hai phái Cách-lỗ và Karma Kagyu vì thế cũng không còn căng thẳng nữa.

    Đức Karmapa đời thứ mười, Chưying Dorje, viên tịch vào năm 1674, khi ngài được 70 tuổi. Ngài để lại một di thư báo trước về sự tái sinh của mình cùng những chỉ dẫn chi tiết để nhận biết. Goshir Gyaltsab Norbu Sangpo trở thành người thay thế tạm thời của ngài tại Tsurphu. Sau lễ hỏa táng, xá-lợi ngài được thu thập và nhập tháp thờ phụng tại Tsurphu. Shamar Yeshe Nyingpo được chọn làm người kế thừa giáo pháp của ngài.

    Shamar Yeshe Nyingpo sinh năm 1631 tại vùng Golok thuộc miền đông Tây Tạng. Ông được đức Karmapa đời thứ mười xác nhận là hậu thân tái sinh đời thứ bảy của Shamar. Ông hết sức thành tín và nỗ lực tu tập theo sự chỉ dẫn của đức Karmapa Chưying Dorje. Ông nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu và có nhiều biểu hiện chứng đắc về các pháp thiền định Đại thủ ấn (Mahamudra) cũng như Đại cứu cánh (Dzogchen). Yeshe Nyingpo viên tịch vào năm Thổ Tuất (1694), khi ông được 63 tuổi. Ông là người đã nhận biết và trở thành thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ 11: Yeshe Dorje.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #40
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
    Đại sư thứ mười một YESHE DORJE (1676- 1702)
    __________________________________________________ ______________________________________

    Đại sư thứ mười một

    YESHE DORJE

    (1676- 1702)


    Đại sư Yeshe Dorje sinh năm Hỏa Thìn (1676) ở vùng Mayshư thuộc miền đông Tây Tạng, trong một gia đình Phật tử thuần thành. Từ khi còn rất nhỏ, đứa bé đã thường kể cho cha mẹ nghe về những giấc mơ kỳ lạ của em. Ban đầu, mọi người rất thích thú với những câu chuyện do em kể lại, nhưng dần dần họ nhận ra là có những ý nghĩa rất sâu xa và mầu nhiệm trong hiện tượng lạ thường này.

    Khi tin đồn về một em bé với những giấc mơ kỳ lạ được lan ra, các vị Shamar Yeshe Nyingpo và Gyaltsab Norbu Sangpo đã gửi những người đại diện của họ đến tìm hiểu và xác nhận được nhiều chi tiết quan trọng. Tiếp theo đó, căn cứ vào những chỉ dẫn được để lại trong di thư của đức Karmapa đời thứ mười, Shamar Yeshe Nyingpo và Gyaltsab Norbu Sangpo nhận biết được em bé này chính là hóa thân tái sinh của đức Karmapa.

    Yeshe Dorje được đón tiếp long trọng tại chùa Dechen Yangbachen, do Shamar Rinpoche làm trụ trì. Sau đó, em được đưa đến Tsurphu ở miền trung Tây Tạng và chính thức trở thành vị Karmapa đời thứ mười một sau một nghi lễ đăng quang được tổ chức tại tu viện Tsurphu, dưới sự chủ trì của Shamar Yeshe Nyingpo.

    Yeshe Dorje thọ Ngũ giới với sự truyền thụ của Shamar Rinpoche. Sau đó, ngài bắt đầu việc học tập giáo pháp dưới sự chỉ dạy của các vị Shamar Rinpoche, Gyaltshap Rinpoche và Karma Thinleypa.

    Yeshe Dorje nhận sự truyền thừa Đại thủ ấn (mahamudra) và các giáo pháp khác từ vị Shamar. Ngài cũng được học về các giáo pháp bí truyền (Terma), là những phần giáo pháp của ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) nhưng từ lâu giấu kín và chỉ được khám phá gần đây do một số bậc thầy đủ cơ duyên. Ngài học các giáo pháp này với Yong-ge Mingur Dorje và Taksham Nden Dorje. Điều này tương ứng với lời dự báo của ngài Liên Hoa Sinh trước đây rằng vị Karmapa đời thứ mười một sẽ nắm giữ được một phần giáo pháp bí truyền.

    Sau khi Shamar Yeshe Niyingpo viên tịch, Karmapa Yeshe Dorje đến học với Yong-ge Mingur Dorje và Taksham Nden Dorje. Chính trong thời gian này ngài được tiếp thu trọn vẹn những phần giáo lý bí truyền do 2 vị này nắm giữ.

    Vào năm Thủy Tuất (1682), đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ năm viên tịch. Trong khi chờ đợi hậu thân tái sinh của ngài, vị nhiếp chính là Desi Sangye Gyalsho tạm thời nắm giữ mọi quyền hạn. Vị này vẫn tiếp tục chính sách hòa giải giữa các tông phái. Một trong những đệ tử của Karmapa Yeshe Dorje là Karma Tendzin Thargye cũng là người phụng sự cho đức Đạt-lai Lạt-ma.

    Karmapa Yeshe Dorje là một bậc đại đạo sư có khả năng thực hiện nhiều phép thần thông mầu nhiệm. Ngài đã nhận biết và xác nhận hóa thân lần thứ tám của vị Shamarpa là Palchen Chưkyi Dhondrup, được sinh ra gần ngọn núi Jomo Gangkar tại Nepal. Mặc dù đây là một địa điểm rất xa xôi, nhưng qua những linh ảnh nhìn thấy trong khi nhập định, ngài đã có thể đưa ra những chỉ dẫn chi tiết để phái đoàn tìm kiếm do ngài cử đến có thể dễ dàng tìm ra em bé hóa thân này. Em bé được đưa về Tsurphu và được chính đức Karmapa tổ chức nghi lễ công nhận em là người kế thừa dòng Shamarpa, với một vương miện màu đỏ được đội lên để tượng trưng cho vai trò đứng đầu phái này. Sau đó, Palchen Chưkyi Dhondrup trở thành đệ tử lớn của đức Karmapa và được giao trách nhiệm kế thừa dẫn dắt tông phái.


    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 07-13-2019 lúc 05:00 PM
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Thông báo ngưng sinh hoạt
    Gửi bởi Thanh Trúc trong mục Nội quy -Thông báo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 11-17-2017, 03:18 PM
  3. Phim Phật Giáo Về Luân Hồi _ Đi Tìm Vị Tiểu Phật Tái Sinh
    Gửi bởi trangsoiduong trong mục Giao lưu tư tưởng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-26-2016, 10:08 AM
  4. Canh dưỡng sinh
    Gửi bởi socnho trong mục Chia sẻ những bài thuốc hay
    Trả lời: 97
    Bài cuối: 01-28-2016, 04:31 PM
  5. Câu chuỵên tái sinh
    Gửi bởi muabuon trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-30-2015, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •