Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
colaihi (01-13-2019),duyngudocton (01-24-2019),gaiden (01-12-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-11-2019),lavinhcuong (01-25-2019),Ngọc Quế (01-12-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),socnho (01-11-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Dạ, con cũng không hiểu chỗ này :
Chúng ta tu hành theo đạo Phật, thường thì không dám mơ được khai thông đèn Trí huệ, nghĩa là chuyện được "sáng đèn Bát Nhã" là chuyện thành tựu tuyệt vời nhất, vượt trên điều mong ước.
Thế mà tại sao khi được "sáng đèn Bát Nhã" thì "khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc" ? Phải chăng Niết Bàn & Cực Lạc chỉ tựa như "lông rùa, sừng thỏ" ?
Chúng con thiệt không hiểu !
Kính !
Socnho
Lấy buông xả làm đạo hạnh
colaihi (01-13-2019),gaiden (01-12-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-12-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-13-2019),gaiden (01-12-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.
Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".
Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:
- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?
Kính !
caydendau (01-14-2019),gaiden (01-13-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Kính quý Tiền Bối ! Quý đạo hữu Chân Phật tử !
Con tra được :
Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂)
Niết Bàn là đích đến cuối cùng của những vị A La Hán. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết Bàn có 2 định danh :
1.-Hữu dư Niết-bàn (有餘涅槃; sa. sopadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. savupadisesa-nibbāna): Niết-bàn còn sắc thân, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn Ngũ uẩn, còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Tiểu thừa mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa) của Đại thừa.
2.-Vô dư Niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. nirupadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. anupadisesa-nibbāna): là Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ (sa., pi. āyatana), mười tám giới (sa., pi. dhātu) và các Căn (sa., pi. indriya). Niết-bàn vô dư đến với một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. parinirvāṇa).
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),gaiden (01-14-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoamacco (01-14-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Tiểu thừa cho rằng, thế giới này tồn tại thực sự, con người cũng tồn tại thực sự nên những khổ đau của con người cũng là có thật chứ không phải chỉ là những gì thuộc về cảm giác. Từ đó, họ đi tới kết luận, chỉ có thể giải thoát khỏi khổ đau bằng con đường lánh đời, thoát tục, xuất gia tu hành, lấy “diệt tận là cứu cánh” với phương châm diệt (diệt mọi phiền não), tận (chấm dứt mọi nghiệp sinh tử), ly (giải thoát khỏi nỗi khổ trong ba cõi), diệu (đạt tới Vô dư Niết bàn). Niết bàn mà Tiểu thừa hướng tới là Niết bàn xuất thế, lánh đời, đạt được bằng lối tu kham nhẫn. Với Tiểu thừa, vì vô ngã là Niết bàn nên muốn đến được Niết bàn, con người phải từ bỏ những thú vui trần thế, những yêu thương và khao khát “trở thành”. Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm. Lý tưởng Niết bàn Vô dư tịch tĩnh đã khiến Phật giáo mất dần sức hấp dẫn, khó thực hiện với mọi người, chỉ dành cho thiểu số người có cơ duyên đặc biệt.
http://philosophy.vass.gov.vn/nghien...-giao-280.html
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),gaiden (01-16-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoamacco (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-15-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-15-2019)
Cái cô Nguyễn thị Toan (Thạc sĩ triết học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định) nói tầm bậy !
"Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm".
Điều này gọi là "cá nói chuyện trên bờ", cô mang cái tâm phàm phu có quá nhiều buồn vui thương ghét để tưởng tượng về cái sống Niết Bàn. Dẹp ba cái Thạc sĩ Tiến sĩ MÙ ấy đi !
caydendau (01-16-2019),choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoamacco (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-17-2019),lavinhcuong (01-25-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-16-2019)
Nguoidien vậy mà còn tỉnh hơn cô Nguyễn thị Toan này !
Nếu bảo Niết Bàn của những vị A La Hán "là chốn tịch diệt, vắng lặng" thì còn chấp nhận được. Còn như bảo cô đơn, buồn tẻ và vô cảm thì quá sai lầm. Bởi tuy chưa phải là Đại Niết Bàn, nhưng Niết Bàn vẫn có đủ bốn đức THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH. Do không còn phàm tình, phiền não gì cả cho nên tự nhiên AN LẠC.
Vì có đủ 4 đức THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH, mặc dầu chưa HOÀN TOÀN THÔNG SUỐT, nhưng Niết Bàn của Tiểu Thừa vẫn là "Chân Lý cấp 1" của Phật Giáo.
"Năm xưa nghèo - còn có đất cắm dùi,
Năm nay nghèo - dùi cũng không !".
Hương Nghiêm Thiền sư
caydendau (01-16-2019),choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoamacco (01-17-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-23-2019),hungmanh (01-17-2019),lavinhcuong (01-25-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-18-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-17-2019)
Dạ, hôm nay con xin tra cứu lược qua về cụm từ Cực Lạc.
Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhavati, ja. gokuraku,bo. bde chen zhing བདེ་ཆེན་ཞིང་, Dewachen), còn được gọi là An lạc quốc (zh. 安樂國)
Cực Lạc nguyên nghĩa là sự vui sướng cùng tột, ở đây là nói gọn của cụm từ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là một cõi do Nguyện lực của đức Phật A Di Đà HÓA HIỆN ra, mọi cảnh vật và sự kiện đều tốt đẹp bậc nhất.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cách cõi Ta Bà này "mười vạn ức cõi Phật". Nơi đó mọi thành quách cung điện vườn rứng ao suối đều thượng diệu, đặc biệt là ao thất bảo, có chín phẩm sen vàng là nơi để 9 loại Thần Thức vãng sanh, tạm an trú khi vừa "nhập hộ khẩu". Ở đó tiếng thuyết pháp có thể vang ra từ lá cành, từ gió, từ chim .....
Ở cõi Cực Lạc không hề các cảnh KHỔ (Sanh Già Bệnh Chết, .......) như ở cõi Ta Bà này. Vị được vãng sanh thì sẽ được gặp Phật A Di Đà, được học Phật pháp từ chư vị Thánh (Phật, Bồ tát) mãi cho đến khi thành Phật (chỉ một kiếp duy nhất).
...........
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-17-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-17-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-18-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Mai (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-17-2019)
Cái câu màu đỏ đó là sự thêm thắt của mấy vị "Tổ sư dỏm" của Tịnh Tông (Hòa thượng Tịnh Không chẳng hạn), chứ ở cõi Cực Lạc không có Khổ, làm sao học "Khổ - Tập - Diệt - Đạo"; không có những kẻ Tà Mạng, làm sao học Bát Chánh Đạo ? Cho nên bắt buộc những "Chân Hoa tử" (những đứa con sinh ra từ Hoa Sen) sau khi học nhiều về lý thuyết phải từ giả cõi Cực Lạc để đi các cõi nhiều khổ nạn _ như cõi Ta Bà _ để thực nghiệm Giáo Lý. Như vậy thì đâu thể gọi là "chỉ một kiếp duy nhất là thành Phật" đâu !
Không ĐỘ KHỔ _ tức là độ sạch Phàm tâm _ thì đừng nói chuyện thành Phật !
Tuy nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh đồng cư", nhưng chuyện thành Phật thì phải "Sạch Phàm mới thành Thánh" được, chứ không thể "cá mè một lứa" được !
Có phải thế không nào, bạn nhỏ ?
caydendau (01-21-2019),choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),duyngudocton (01-24-2019),gaiden (01-18-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-20-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019)
Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)