PHÁP NGỮ- HÒA THƯỢNG HƯ VÂN (PHẦN 1)
PHÁP NGỮ- HÒA THƯỢNG HƯ VÂN (PHẦN 1)
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ- HÒA THƯỢNG HƯ VÂN (PHẦN 2 - HẾT)
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂNLời Giới Thiệu__________________________________________________ ______________________________________
Tuy thuyết pháp trong bốn mươi chín năm trường mà đức Phật Thích Ca tự bảo rằng Ta chưa từng nói một lời nào. Tuy truyền trao tâm ấn cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp qua hình ảnh "Niêm Hoa Vi Tiếu", mà đức Phật cũng chưa hề nói một chữ "Thiền". Tuy bao đời lịch đại tổ sư, thầy trò "Dĩ Tâm Truyền Tâm" với nhau, nhưng chưa từng nói rằng có một pháp nào để truyền thừa. Tiếp nối tông chỉ này, thiền sư Hư Vân, bậc minh nhãn thiện tri thức thời cận đại, tuy giảng kinh thuyết pháp, hoằng truyền tông giáo, khơi dậy mạch nguồn Thiền tông, tiếp thừa hệ phái ngũ gia (Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng), hóa độ hàng chục ngàn tăng ni và hàng triệu cư sĩ tại gia trải qua một thế kỶ, mà chính tự tay Ngài chưa từng viết một quyển khai thị hay pháp ngữ nào.
Mãi cho đến khi Ngài bị công an Cộng Sản Trung Quốc tra tấn dã man trong hai lần liên tục, chư đệ tử mới khẩn thỉnh Ngài tự thuật lại cuộc đời tu hành, hoằng pháp lợi sanh, hầu mong làm tấm gương sáng cho hậu thế. Vì lòng từ bi quảng đại, tuy bị trọng thương qua hai lần bị tra tấn cực hình, Ngài vẫn cố gượng kể lại cuộc đờI tu hành của mình, mà sau này chư đệ tử viết lại thành quyển "Biên Niên Tự Thuật" (đã được chúng tôi và anh Nguyên Phong phiên dịch cùng phóng tác ra Việt ngữ, qua quyển "Đường Mây Trên Đất Hoa"). Lại nữa, vì hương thơm đức hạnh tu hành của Ngài lan truyền khắp nơi, khiến chư đệ tử phải thâu thập những bài giảng thuyết, khai thị, pháp ngữ của Ngài, rải rác trong bao thập niên, rồi gom lại thành tập "Pháp Ngữ", để lưu truyền hậu thế.
Tuy bị công an Cộng Sản Trung Quốc tra tấn, chết đi sống lại hai lần, nhưng xuyên qua những bài pháp ngữ cùng trong quyển "Biên Niên Tụ Thuật", Ngài chưa từng đả kích hay lên án chế độ Cộng Sản, mà chỉ bảo là do nghiệp duyên tiền kiếp, nên nhẫn nhịn gánh chịu. Lịch đại tổ sư đã từng bị bao nghịch duyên oan trái như tôn giả Mục Kiền Liên bị ngoại đạo đánh chết, tổ Sư Sử bị vua Di La Quật chém đầu, tổ Bồ Đề Đạt Ma bị người hãm hại bằng thuốc độc, nhưng các ngài chẳng hề oán trách ai, mà chỉ vui lòng thọ nhận oan khiên tiền kiếp, vì đã nhận ra "Bổn Lai Diện Mục", tức chủ nhân ông trong thân tứ đại bọt bèo huyễn hóa. Ngược lại, phàm phu vừa bị một trong tám gió thổi đến, thì tham sân si bèn nổi lên.
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂNLời Giới Thiệu__________________________________________________ ______________________________________
Quyển Pháp Ngữ mà hiện tại quý độc giả đang cầm trên tay, được chúng tôi phiên dịch từ quyển "Hư Vân Hòa Thượng Khai Thị Lục" do pháp sư Tịnh Huệ, và một phần trong quyển "Hư Vân Văn Tập" do hai cư sĩ Hồng Khánh Sùng cùng Hoàng Khánh Lâm biên tập ghi chép lại.
Đối với hành giả Thiền Tông nói riêng và hàng Phật Tử thành tâm cầu đạo giải thoát nói chung, sẽ thấy quyển này vô vàn quý giá vì là kim chỉ nam và cẩm nang cho người tu tập pháp Tổ Sư Thiền, như những bài "Điều kiện tiên quyết khi tu thiền", hay "Phương pháp quán thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh", mà chính thiền sư Hư Vân đã "Thật Tu Thật Chứng". Lại nữa, nếu muốn thâm nhập vào ba môn vô lậu học, tức giới định huệ của Phật giáo Đại Thừa, hành giả phải nên đọc qua quyển Pháp Ngữ này, vì trong đây thiền sư Hư Vân giảng sâu rộng về phương thức trì giới thanh tịnh, thâm nhập chánh định, phát khởi trí huệ vô sư.
Ngoài ra, có đọc qua những bài pháp ngữ này, chúng ta mới cảm kích thâm sâu hạnh nguyện nhẫn nhục, tâm hồn vị tha vô ngã, đạo tâm kiên cố trường viễn, hành tung bình dị, hạnh tu đầu đà của thiền sư Hư Vân, một vị thánh tăng trong đời cận đại, cho dầu thế sự có đảo điên, hay "Nội Ưu Ngoại Hạn" của quốc gia dân tộc.
Phiên dịch quyển Pháp Ngữ này, chúng tôi hy vọng quý độc giả mến chuộng tu thiền sẽ nghiền ngẫm và áp dụng những lời vàng ngọc của thiền sư Hư Vân vào cuộc sống tu tập hằng ngày, hầu mong ly khổ đắc lạc, và sống lại với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình.
Kế đến, chúng con thành tâm đốt nén tâm hương kính lễ đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ Tát chư hiền thánh Tăng, đại lão hòa thượng Hư Vân, ân sư đại lão hòa thượng Tuyên Hóa trong cõi Niết Bàn thấu rõ và chứng minh cho bản dịch Pháp Ngữ này.
Trong Kinh thường dạy: "Hãy chí thành viết một chữ hay truyền cho kẻ khác chừng một câu thì công đức phước báu vô lượng". Vậy có bao nhiêu công đức do dịch quyển Pháp Ngữ này, chúng con thành tâm hồi hướng cầu nguyện cho quê mẹ Việt Nam và thế giới được thanh bình; Phật giáo Việt Nam và Thế Giới mãi được trường tồn; tất cả chúng sanh đồng phát tâm Bồ Đề chứng quả vị Phật.
Cuối cùng, chúng con thành tâm cầu xin chư vị thiện tri thức trong mười phương từ bi xá tội và chỉ dạy những lỗi lầm sơ suất trong bản dịch này.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mùa xuân năm 2000.
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt kính bút.
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂNPhần 1__________________________________________________ ______________________________________
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch
PHẦN I
I. Quý cư sĩ tại Thượng Hải thỉnh giảng năm 1911
Hôm nay, tôi được quý cư sĩ yêu cầu lược giảng Phật pháp. Bàn về việc này, lão nạp thật hổ thẹn muôn phần. Chướng duyên che lấp, tự mình chẳng có chút tu hành chân thật. Tuy đàm luận những lời thô thiển, nhưng không ngoài việc nhắc lại những lời dư thừa của cổ nhân mà chẳng có chút gì liên hệ với mình.
Nhớ lại khi xưa, đức Phật vì đại sự nhân duyên mà giáng thế, giáo huấn, và dạy bảo hơn tám mươi bốn ngàn pháp môn. Tất cả đều nhằm vào mục đích tùy theo căn bịnh mà cho thuốc. Thật ra, nếu không có bịnh thì dùng thuốc để làm gì ? Tuy nhiên, một khi còn bịnh thì chẳng thể không dùng thuốc. Các phương thuốc tại cõi Hoa Mạn này là những toa linh dược rất linh nghiệm mà không ngoài: Thiền-tông, Luật-tông, Giáo-tông, Tịnh-độ-tông, Mật-tông. Những phương thuốc đó đã từng một thời phát triển rạng rỡ ở phương này. Ngoài ra, có những Tông phái được xem là hưng thịnh một thời như tông Thiên Thai, tông Hiền Thủ, tông Duy Thức, Đông Mật, Tây Mật . Các tông phái đó tuy thù thắng vi diệu, nhưng chỉ có Thiền-tông và Luật-tông là nhiều người không chú ý đến.
Tuy nay là đời Mạt pháp, nhưng thực ra pháp không mạt tận, mà chỉ tại do người. Tại sao ? Người người chỉ lo đàm luận suông thiền này Phật nọ. Giảng Phật học rất nhiều, nhưng không chịu học Phật. Xem thường hạnh Phật, chẳng rõ nhân quả, phá giới luật Phật chế. Những tệ đoan xấu xa, đại khái phát xuất từ những nguyên nhân đó. Vì vậy, chúng ta, những người chân chánh vì sanh tử mà học Phật, phải cẩn thận chú ý, chớ xem thường bỏ qua.
Pháp môn tuy nhiều, nhưng mỗi mỗi đều vì cắt đứt sanh tử luân hồi. Kinh Lăng Nghiêm thuyết: "Xoay về nguồn tánh thì không hai, nhưng phương tiện lại có nhiều".
Trong hai mươi lăm vị Thánh, mỗi vị chuyên môn tu một pháp môn. Do đó, chư Tổ bảo rằng phải thâm nhập một pháp môn. Chư Thánh hiền nếu tham tu tập nhiều pháp môn thì e rằng không thể chứng đắc đạo viên thông. Vì vậy, thọ trì sáu mươi hai ức Hằng sa danh tự của các vị Pháp Vương Tử , không bằng thọ trì một danh tự Quán Âm Bồ Tát.
Người học Phật quý tại chân thật, chứ không biểu diễn tu đạo; phải thường dẹp trừ những tâm kiêu ngạo giả dối; chí nguyện phải kiên cố; chẳng tham đắm thần thông diệu dụng; tin sâu lý nhân quả; kiên trì giữ giới như giữ hạt sương mai buổi sớm; tận lực hành trì chẳng phạm giới pháp thì sẽ có ngày thành Phật mà tuyệt nhiên không có gì là kỳ lạ. Tâm, Phật, chúng sanh vốn không sai biệt. Tự tâm là Phật. Tự tâm làm Phật. Sao có tu chứng ? Vì do sự khác biệt giữa mê và ngộ, cùng tình ái, tập khí nặng nề, mới tạm phân thành mười pháp giới. Phải nên hiểu rằng mười pháp giới xuất phát từ một nguồn tâm, hay gọi là Phật. Vì thế, phải tận lực hành trì, tiêu diệt hoặc nghiệp. Tập khí và tật bịnh nếu được trừ hết thì tự nhiên không cần dùng đến thuốc. Người xưa bảo:
- Dẹp hết tâm phàm, thật không có chư Thánh giải thoát.
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂNPhần 1__________________________________________________ ______________________________________
Ví như khi nước dơ nếu bỏ phèn vào thì trở nên lắng trong. Tu đạo cũng như thế. Tập khí và tình ái như bụi trần; nước như tự tâm; phèn lọc nước dơ, khiến nước đó liền được lắng trong. Lúc tu hành, người phàm phu hãy cố gắng chuyển tánh phàm thành tánh Thánh. Tuy nhiên, phải phân rõ gì là chánh, và gì là phụ. Hoặc niệm Phật là chánh, còn các pháp môn khác là phụ trợ, rồi hồi hướng công đức tu hành về cõi Tịnh Độ. Niệm Phật quý nơi tâm và khẩu không khác biệt. Niệm niệm không gián đoạn. Niệm đến lúc không niệm mà niệm. Thức ngủ luôn nhất như. Dụng công như vầy, sao lo gì không đến cõi Cực Lạc ?
Tham thiền vốn là pháp môn siêu vượt hơn các pháp môn khác. Dâng cành hoa mỉm cười, khiến xuất sanh biết bao bậc minh tâm kiến tánh. Đây thật là tông chỉ truyền ngoài giáo lý của đức Như Lai mà phàm phu không thể hiểu nổi. Nếu chưa gặp được bậc minh tâm kiến tánh, chỉ nên nỗ lực tham quán một câu thoại đầu. Chớ nên đem tâm cầu giác ngộ, hay để tâm trống không, rồi ngồi khởi vọng tưởng, cùng tham nghĩa huyền diệu, công án, thần thông, v.v... Phải nên quét sạch tri kiến, chỉ trụ một câu thoại đầu, rời ngoài niệm ý thức. Lúc một niệm chưa sanh, hãy nhìn thẳng vào, dầu lâu chẳng thối và chẳng màng ngộ hay không ngộ. Khi nghi tình hiện rõ, tâm tự kết thành phiến. Lúc động tịnh nhất như , nếu gặp được cơ duyên, ngồi thiền liền cắt đứt mạng căn, như quả đã chín thì phải rụng, rồi mới thật tin rằng mình cùng Phật không khác. Ngài Quy Sơn bảo:
- Đời đời nếu không thối chuyển, quyết sẽ có kỳ đạt đến quả vị Phật.
Sao tự khi dối mình ! Mỗi suy nghĩ và cách nhìn đều không biết tông chỉ của Thiền-tông, nên lầm chấp giữ tà tín xằng bậy. Dùng cuồng thiền tà định, chế nhiễu hủy báng và bảo rằng Thiền-tông như thế này hay như thế nọ mà chẳng biết việc tốt xấu. Nào biết đâu, từ xưa đến nay, thành Phật làm Tổ như lột vỏ lúa, đơn độc chỉ có tông này siêu vượt hơn những pháp môn khác.
Luận về đời nay, trong Thiền-tông những bậc ngoại hộ thật ích sư tử hống thật rất hiếm có. Những tông phái khác cũng đều tệ hại như thế. Người đời nay chẳng có chút sự tinh tấn tu hành; cứ mắc bịnh nơi bảo ăn mà chịu không ăn, hay chỉ lo đếm trân bảo cho người khác, hoặc vứt bỏ luật nghi nhân quả, thật tệ hại quá lắm !
Nếu thiền gia dùng công phu tu thiền mà niệm Phật thành phiến, thì vẫn giống như người thường niệm Phật, sao lo gì không gặp Phật Di Đà ? Nếu người niệm Phật dùng tâm niệm đến lúc không niệm mà niệm, thức ngủ như nhau, để tham thiền như thiền gia thì lo gì không ngộ đạo ?
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂNPhần 1__________________________________________________ ______________________________________
Tổng quát, phải nên dốc tâm hành trì thâm sâu vào một pháp môn. Tu pháp môn nào cũng đều như thế. Nếu dụng công tu hành như vậy thì tôi dám bảo đảm rằng ai ai cũng sẽ thành Phật. Sao sợ nghiệp căn sâu dầy, tập khí thâm sâu, mà không được đốn ngộ giải thoát ? Ngoài những pháp này ra, nếu có những pháp thuật khác hay hơn, thật tôi không biết đến !
Những người học đạo khó tinh tấn hay khó đạt được ích lợi, phần nhiều vì tâm làm biếng và tham lam chưa dứt. Nay tham thiền, mai niệm Phật, rồi mốt lại trì mật chú, cùng tu bao loại pháp môn khác mà không phân biệt môn nào chánh, môn nào phụ. Luôn luôn thay đổi cửa ngõ môn đình mà vọng cầu thành Phật; chẳng hành chút hạnh Phật, chỉ tạo bao nghiệp ma, nên thường làm quyến thuộc ma. Tu đến khi tóc bạc mà chẳng thành, bèn trở lại phỉ báng chế giễu chánh pháp. Người xưa bảo:
- Nếu không muốn bị đọa vào ngục vô gián, chớ phỉ báng chánh pháp của Như Lai.
Hôm nay gặp thắng hội Đại Sĩ, mọi người đồng tâm làm lễ, và phải tự nhận ra đại sĩ Quán Tự Tại trong nhà mình. Đại sĩ Quán Tự Tại từ văn, tư, tu, rồi nhập vào Tam ma địa. Ngài A Nan vì Ỷ trí nhớ hay, nên không tránh khỏi tà tư. Dùng tánh nghe để trì danh hiệu Phật, sao không tự biết cái nghe ? Nghe lại tự tánh, tánh liền thành đạo vô thượng.
Hư Vân tôi vốn là kẻ nương núi rừng hoang dã, tri thức cạn cợt, chỉ vì do ý tốt của quý vị, thỉnh mời đến đây, để lược bày những việc hành trì thối thất và tăng ích của sự tu hành.
Hôm nay là ngày mười chín tháng chín, cùng với quý vị, dùng miệng thô tục niệm danh hiệu Quán Âm. Đại sĩ Quán Âm do từ cái nghe mà nhập vào cửa pháp, rồi xả bỏ mọi mắt, mũi, thân, ý, các vật sở hữu, và quên hết có, không, nơi chốn, thân mạng. Quý vị hãy tự tại mà quán tâm niệm !
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)