DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 20/20 ĐầuĐầu ... 10181920
Hiện kết quả từ 191 tới 196 của 196
  1. #191
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật đà vốn là người Ấn Độ. Ở Ấn Độ, một năm chia làm ba quý. Mỗi quý là bốn tháng. Nước Tàu mỗi năm chia làm bốn quý. Mỗi quý chia làm ba tháng. Nước Tàu có phân hiệu niên giáp, mà nước Ấn Độ lại không có. Vì vậy, chớ nên hàm đồ thay triều đổi niên đại không rõ ràng. Ngài Huyền Trang ở Ấn Độ mười tám năm, mà chưa từng xác định niên đại. Trải qua hơn hai ngàn năm, người xưa thường cử hành lễ Phật đản vào mồng tám tháng tư. Nếu sửa đổi thì rất bất tiện. Chúng ta là ai, mà lại dám tự sửa đổi?

    Tôi bàn luận với Lý Nhậm Triêu là những Phật tử xấu xa này, muốn cải đổi giáo chế của Phật đà. Nếu chánh phủ không tự chủ, dung túng những kẻ này, tạo những việc xằng bậy, thì Phật tử quốc tế sẽ sanh tâm hồ nghi.

    Đối với những kẻ manh tâm xằng bậy cải đổi quy chế giới luật Phật giáo, Lý Nhậm Triêu cùng các người khác khuyên tôi hãy nên nhẫn nhục với họ. Chánh phủ thấy việc tranh cãi lộn xộn, liền hỏi han về lý do muốn sửa đổi giới luật quy chế Phật giáo. Có người bảo rằng tăng ni phải nên mặc y hoại sắc. Chánh phủ hỏi rằng y hoại sắc là như thế nào? Năng pháp sư đáp rằng ca sa vốn là y hoại sắc, còn những y phục khác thì không phải. Mọi người nghe lời phân trần rõ ràng này, quyết định giữ lại y ca sa hoại sắc, hủy bỏ ý kiến của những kẻ muốn cải đổi Tăng bào. Tôi bảo rằng lời nói của Năng pháp sư là không sai. Tiếng Phạn gọi là Ca Sa. Tiếng Tàu gọi là y hoại sắc. Y ca sa có ba loại là y năm điều, y bảy điều, và đại y. Lại có một khỏa y và một cái quần. Chư tăng Ấn Độ dùng ba y và một cái quần tức là y khố chúng ta đang mặc ở nước Tàu.

    Những y ca sa và quần này luôn luôn mặc trên thân. Ngủ cũng mặc, mà chết cũng không rời. Tại Ấn Độ khí hậu nóng nực nên chỉ cần có ba y ca sa là đủ. Tại Tàu khí hậu lạnh lẽo, nên trong mình còn phải mặc thêm y phục thế tục, nhưng không được mặc y phục có nhiều màu sắc rực rỡ, mà phải nhuộm thành y hoại sắc. Nếu đi ra ngoài làm việc Phật sự thì phải đắp y ca sa. Y ca sa không thường đắp, nên khiến người nhìn khởi tâm tôn kính. Các triều đại như Tống, Kim, Nguyên đều sửa đổi y phục khác với đời Hán. Tăng nhân đến hôm nay vẫn chưa từng sửa đổi, tức dùng y ca sa đời Hán làm Tăng y. Đó gọi là đại y ca sa, cũng là y hoại sắc. Nếu cho rằng mặc loại y ca sa này khiến đi đứng bị hạn chế, thì không nên cải đổi. Nếu cải đổi Tăng y thì ranh giới giữa Tăng nhân kẻ tục khó phân định. Nghe những lời tôi phân trần, chánh phủ đồng ý tán trợ, và lại bảo rằng Phật luật Tổ quy không thể sửa đổi, mà phải giữ gìn bảo hộ.

    Sau đó, chánh phủ gọi tôi vào kinh đô, tiếp đãi các thân hữu Phật giáo quốc tế.

    Tạm cáo kết cuộc. Quý vị thấy không, có phải là Tăng sĩ tự hủy hoại Phật pháp chăng? Lão già Hư Vân này vô lực khuông phò Phật pháp. Ngưỡng vọng đoàn thể Tăng già chánh tri kiến, đồng tránh khỏi những phong ba bão táp, thì Phật pháp mới không bị hủy diệt.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #192
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    XVII. Mười hai bài kệ tham thiền

    "Tham thiền chẳng huyền bí "Tham thiền không học vấn

    Thể hội tận căn nguyên Học vấn tăng thấy nghe

    Ngoài tâm chẳng có pháp Ảnh hưởng không kham truyền

    Sao bảo trời ngoài trời". Ngộ đến dư là thừa".

    "Tham thiền không nghe nhiều "Tham thiền chớ nói rỗng

    Nghe nhiều thành thiền bịnh Người nói khách ngoài cửa

    Thương thay Quán Thế Âm Nhiều vị bảo đạt thiền

    Nghe lại tự tánh mình". Chứng rùa thành ba ba".

    "Tham thiền không nên nói "Tham thiền tham tự tánh

    Lúc nói không chỗ che Nơi nơi thường tùy thuận

    Lúc chứng bằng hư không Lại chẳng giả mài giũa

    Nói bụi cùng thuyết trần". Gốc vốn thường thanh tịnh".

    "Tham thiền như tìm báu "Tham thiền pháp thức tu

    Lúc vào núi nhà tìm Bảo quyết khỏi sanh tử

    Gặp kho hiện trước mặt Tử tế đưa lên xem

    Nhất định sẽ liễu đạo". Cười ngã lão Hàn Sơn".

    "Tham thiền phải nghi nhiều "Tham thiền không nói thiền

    Nghi lớn tuyệt đường rẽ Chỉ mê mới thuyết thiền

    Đạp đổ Diệu Cao Phong Tâm này nếu chưa ngộ

    Thì trời bay đất đổ". Phải gấp mau tham thiền".

    "Tham thiền không thân sơ "Tham thiền không giai cấp

    Mới là trân gia bảo Mau siêu lên đất Phật

    Mắt tai thân mũi lưỡi Tích trượng vừa đưa lên

    Diệu dụng thật khó bàn" Liền thấy nghĩa đệ nhất".


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. The Following User Says Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    gaiden (06-22-2019)

  4. #193
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phụ chú

    1/ Đại lão HT. Hư Vân tiếp nối mạch nguồn năm phái Thiền

    Vào mùa hè năm giáp tuất, có các trưởng lão và cư sĩ từ núi Quy Sơn đến gặp Ngài ở tại chùa Nam Hoa, như trưởng lão Nam Ngạc Bảo Sanh, thủ tọa Cửu Thành Liễu Chiếu, cư sĩ Tế Khoan Huệ ở thành Trường Sa, v.v... Họ là những vị tuổi cao lạp lớn, được chư sơn trưởng lão cung kính tín nhiệm. Vì thấy tông môn không có người thừa kế, tổ đình xiêu sụp, hoang tàn, họ đồng quyết định, đến thỉnh mời Ngài qua núi Quy Sơn để trùng tu tự viện, cùng kế thừa và phục hồi tông Quy Ngưỡng, hầu mong mạch pháp năm tông phái của Thiền tông được nối tiếp dài lâu. Vì thật khó từ chối, nên Ngài phải nhận lời. Tra cứu kỹ càng, nhận biết tông này do tổ Linh Hựu khai sáng, rồi truyền đến đời thứ tư, thiền sư Tư Phúc Như Bảo.

    Từ đó, tận hết hai mươi chữ truyền tông Quy Ngưỡng. Cuối cùng là chữ "Diệu", rồi không còn chữ nào tiếp dòng truyền. Song, theo sử sách thì dòng Quy Ngưỡng vẫn còn truyền đến hai ngài Tam Ngư Chí Khiêm và Hưng Dương Từ Đạt thuộc đời Tống, thì ngừng. Có thuyết nói rằng hai ngài là anh em, đồng thừa kế mạch phái từ thiền sư Báo Từ Đức Thiều, làm tổ thứ sáu của dòng Quy Ngưỡng. Có thuyết nói rằng thiền sư Chí Khiêm làm vị tổ thứ sáu, còn thiền sư Từ Đạt thì làm tổ thứ bảy. Hệ phái Quy Ngưỡng truyền thừa rất ít. Vì vậy, sau này không có chỗ căn cứ để kiểm nghiệm. Song, Ngài ghép nối pháp danh của thiền sư Từ Đạt với mình để trích diễn ra năm mươi chữ truyền tông phái, hầu mong hậu hiền tiếp nối không đứt đoạn. Kệ viết:

    "Từ đức tuyên diễn đạo đại hưng

    Giới đỉnh hình biến ngũ phân tân

    Huệ diễm di bố châu sa giới

    Hương vân phổ ấm xán cổ kim

    Từ bi tế thế nguyện vô tận

    Quang siêu nhật nguyệt lãng thái thanh

    Chấn khai điểm hoa hoằng quy thượng

    Viên tướng tâm đăng vĩnh xương minh".


    Dịch:

    "Từ đức tuyên diễn hưng đại đạo

    Hương giới tràn đầy khắp năm phần

    Đuốc huệ chiếu soi khắp pháp giới

    Mây hương bao trùm sáng cổ kim

    Từ bi cứu thế nguyện vô tận

    Sáng hơn nhật nguyệt trong xanh thẳm

    Cầm hoa chấn khai, hoằng Quy Ngưỡng

    Đuốc tâm tròn đầy mãi sáng soi".


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #194
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, khi ở chùa Nam Hoa, Ngài biết chốn tổ đình dòng Vân Môn, hương khói vô định, tức có lúc nối tiếp có lúc ngừng. Vì vậy, Ngài quyết tâm khôi phục lại dòng thiền Vân Môn. Kiểm lại dòng Vân Môn thì thấy rằng tông này phát khởi từ thiền sư Văn Yển, rồi truyền được mười một đời, cho đến thiền sư KỶ Am Thâm Tịnh tại chùa Quang Hiếu, tỉnh Ôn Châu, thuộc triều Tống thì dừng. Dòng kệ từ tổ Văn Yển truyền đến đời thứ tám là Ưu Hồng Tăng, có hai mươi chữ. Sau này, không biết ai lại thêm vào hai mươi chữ truyền hệ phái. Vì vậy, cổ phái lại phân thành ba. Nay muốn kế tục hoằng truyền, nhưng Ngài lại không biết phải bắt đầu từ chữ nào. Do đó, phải dùng pháp danh của Ngài, ghép với thiền sư Thâm Tịnh, để viết ra năm mươi sáu chữ, hầu mong các bậc hiền sĩ đời sau tấn bước, truyền đăng vô tận. Kệ viết:

    "Thâm diễn diệu minh diệu càn khôn

    Trạm tịch hư hoài hải ấn dung

    Thanh tịnh giác viên huyền trí cảnh

    Huệ giám tinh chân đạo đức dung

    Từ bi hỷ xả xương phổ hóa

    Hoằng khai điểm hoa tích truyền đăng

    Kế chấn Vân Môn quan nhất chỉ

    Huệ trạch thương sanh pháp vũ long".


    Dịch:

    "Thâm diễn diệu minh, sáng càn khôn

    Lặng lẽ u hoài, hình hải ấn

    Thanh tịnh viên giác, kính trí treo

    Huệ giám tinh chân, dung đạo đức

    Từ bi hỷ xả, xướng độ khắp

    Cầm hoa hoằng khai, tiếp truyền đăng

    Chấn thừa Vân Môn, chỉ nhất ải

    Nguồn huệ dồi dào, mưa pháp tràn".


    Mùa xuân năm Quý Dậu, thiền sư Minh Trạm từ Trường Đinh đến Nam Hoa, bảo rằng vừa sáng lập núi Bát Bảo tại Trường Đinh, chí nguyện muốn tiếp nối dòng Pháp Nhãn. Không biết lý do gì, thiền sư Minh Trạm lại khẩn thỉnh Ngài cứu vãn dòng hệ Pháp Nhãn. Đáp lời của thiền sư Minh Trạm, Ngài nói:

    - Tông này xuất phát tại núi Thanh Lương ở Kim Lăng, và bị thất truyền đã lâu, nên không dễ dàng mà khôi phục lại. Kể từ đời Tống, Nguyên, tiếp nối lưu truyền. Tra trong bộ điển tịch, thiền sư Văn-ích khai mở hệ phái, truyền được bảy đời, cho đến thiền sư Tường Phù Lương Khánh thì ngưng, nên không thể kiểm duyệt hệ phái được nữa. Từ thiền sư Văn-ích truyền đến thiền sư họ Quang đời thứ sáu, có hai mươi chữ. Sau này, không biết người nào lại thêm bốn mươi chữ. Tuy có hai phái, nhưng con cháu lại ngưng truyền. Tra lại hệ phái thì thấy rằng thiền sư Văn-ích xuất sanh ra quốc sư Đức Thiều ở núi Thiên Thai cùng thiền sư Thái Khâm tại núi Thanh Lương. Điều tra hệ phái thì có hai thuyết: Một là quốc sư Đức Thiều truyền xuống cho thiền sư Luơng Khánh. Một là thiền sư Thái Khâm truyền pháp xuống thiền sư Lương Khánh. Có nơi ghi bảy đời: "Ích, Thiều, Thọ, Thắng, Nguyên, Huệ, Lương".

    Có nơi ghi: "Ích, Khâm, Tề, Chiếu, Nguyên, Huệ, Lương".

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #195
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nay muốn tiếp nối kế thừa, thật khó mà khảo chứng. Vì vậy, phải chọn ra hệ phái từ quốc sư Đức Thiều, rồi ghép pháp danh của Ngài cùng thiền sư Lương Khánh, mà viết ra dòng chữ hệ phái, để hậu hiền mãi mãi tiếp tục tương truyền huệ đăng.

    Kệ viết:

    "Lương hư bổn tịch thể vô lượng

    Pháp giới thông dung quảng hàm tàng

    Biến ấn xum la viên tự tại

    Tắc không tình khí tổng chân thường

    Duy tư thắng đức chiêu nhật nguyệt

    Huệ đăng phổ chiếu động âm dương

    Truyền tông Pháp Nhãn đại tương nghĩa

    Quang huy địa cửu cố thiên trường".


    Dịch:

    "Hư không lặng lẽ, thể không cùng

    Pháp giới dung thông, chứa đầy tràn

    Ấn khắp xum la, tròn tự tại

    Tình khí lấp không, thảy chân thường

    Duy mình thắng đức, sáng nhật nguyệt

    Đuốc huệ chiếu khắp, thấu âm dương

    Truyền tông Pháp Nhãn, tương nghĩa lớn

    Rạng ngời khắp nơi, mãi dài lâu".


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #196
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại lão hòa thượng Hư Vân xuất gia tại núi Cổ Sơn. Từ đời Minh đến thời cận đại, hai tông Lâm Tế và Tào Động được tiếp nối tương truyền tại núi Cổ Sơn. Hòa thượng Diệu Liên dĩ nhiên là vị tiếp thừa hai tông Lâm Tế và Tào Động. Hòa thượng Diệu Liên truyền mạch pháp của hai tông này lại cho ngài Hư Vân.

    Do đó, ngài Hư Vân làm vị tổ dòng Lâm Tế, đời thứ bốn mươi ba, và tổ dòng Tào Động, đời thứ bốn mươi bảy.

    Dòng Quy Ngưỡng gần mấy trăm năm, không ai kế thừa. Do hòa thượng Bảo Sanh cùng chư sơn trưởng lão khẩn thỉnh, ngài Hư Vân làm vị tổ thứ tám, tính từ tổ khai sơn Quy Sơn Linh Hựu. Sau này, đại lão hòa thượng Hư Vân truyền lại cho đệ tử đắc pháp là ngài Độ Luân Tuyên Hóa (1918-1995), vị khai sơn chùa Vạn Phật Thánh Thành ở MỸ Quốc.

    Dòng Pháp Nhãn đã bị thất truyền rất lâu. Do hòa thượng Thanh Trì và thiền sư Minh Trạm ở núi Bát Bảo khẩn thỉnh, ngài Hư Vân tiếp nối mạch pháp của thiền sư Lương Khánh, tức làm tổ sư dòng Pháp Nhãn, đời thứ tám.

    Dòng Vân Môn cũng bị thất truyền đã lâu. Từ tổ khai sơn Văn Yển, truyền đến đời thứ mười một là thiền sư KỶ Am Thâm Tịnh. Vì muốn trùng hưng mạch phái Vân Môn, ngài Hư Vân tiếp thừa tông phái, làm tổ thứ mười hai, sau thiền sư KỶ Am Thâm Tịnh.

    2/ Nhân duyên của quyển Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

    Truy cứu từ đời Minh, bốn quyển Phật Tổ Đạo Ảnh do hai thầy Chân Tịch và Vân Phúc phát tâm sưu tập tất cả hình ảnh, pháp tướng, kệ cú của chư Thánh Tăng Ấn Độ và Trung Quốc, gồm có hai trăm bốn mươi tôn tượng, được lưu trữ tại tự viện núi Ngưu Thủ. Sau này, đại sư Hám Sơn tuyển chọn truyện tán; ngài Tử Bá khắc bản lưu truyền. Đời Thanh, niên hiệu Sùng Trinh, hòa thượng Vĩnh Giác tại chùa Dõng Tuyền, núi Cổ Sơn lại sưu tập thêm hơn một trăm ba mươi pháp tướng và kệ cú của chư Tổ Sư, rồi khắc bản lưu truyền, nhưng lâu ngày lại bị lạc mất hết. Niên hiệu Khang Hy, năm thứ tư, thầy Vi Lâm gom nhóm và bổ khuyết lại. Tất cả được một trăm hai mươi hai tôn tượng và kệ cú. Sau này được khắc in, gọi là bản Phật Tổ Đạo Ảnh.

    Thời cận đại, khi trụ trì tại chùa Dõng Tuyền, ngài Hư Vân phát hiện bản trân bảo này. Nhận thấy bản Phật Tổ Đạo Ảnh rất có giá trị về lịch sử Thiền tông, nên Ngài trùng tân chỉnh lý. Ngài lại đi khắp nơi sưu tập các tư liệu về tông phái của chư Tổ Sư, Thánh Tăng Ấn Độ và Trung Quốc. Cộng chung với bản cũ và tư liệu sưu tập, tất cả hơn ba trăm ba mươi vị Tổ Sư. Do đó, Ngài thêm truyện kệ cú tán, rồi xuất bản thành bốn quyển, được gọi là Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh Truyện Tán.

    Hiện nay, bốn quyển này được cố hòa thượng Tuyên Hóa, đệ tử truyền tâm ấn của đại lão hòa thượng Hư Vân, xuất bản tại chùa Vạn Phật Thánh Thành.

    HẾT


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. The Following User Says Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoangtri (06-28-2019)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •