DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 19/20 ĐầuĐầu ... 917181920 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 181 tới 190 của 196
  1. #181
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    10/ Kết khuyến

    Lúc lên đàn thọ giới, quý vị mỗi người phải thành tâm khẩn thiết, lễ bái cầu thỉnh chư Phật, chư Bồ Tát từ bi gia hộ. Lại nữa, phải thỉnh mời chư thiên, long thần, tám bộ quỷ thần, đồng lâm đến đàn tràng hộ giới. Tôi sẽ vì quý vị mà tác pháp hồi hướng.

    Quý vị mỗi người tại nơi bổn xứ, phải thanh tịnh ba nghiệp, chăm chú nhất tâm; trong mười hai thời, y theo pháp mà lễ sám. Phải nên dũng mãnh tinh tấn, chớ tham ăn ngủ, khiến tự mất lợi ích. Song, không nên khổ nhọc quá mức, đến nỗi phải sanh bịnh. Khi tĩnh tọa, phải điều hòa thân thể: "Ngồi thẳng niệm nhớ thật tướng". Thật tướng tức là bổn tâm. Bổn tâm tức là Phật. Nếu vọng tưởng không sanh thì đắc tịnh giới. Nếu giới thanh tịnh thì đắc định. Định sanh tức phát huệ.

    Phật thuyết Đại tạng giáo, tức là giới, định, huệ. Nếu đắc được bổn tâm này, thì cành nhánh không bị hư hoại. Nếu luôn y theo đó mà hành trì, thì không uổng là giới tử của đàn tràng, lại cũng không phụ niềm hy vọng của tôi. Xin đại chúng, hãy cùng nhau phấn tấn. Những vị bên ngoài vào núi, ngày mai nên hoan hỷ trở về quê quán. Mỗi người phải tự hành trì.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #182
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    XXIV. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông

    (Vào năm 1955, cư sĩ Lương Hàn Chiêu vào núi, cung thỉnh Ngài giải thích nguyên nhân phát khởi sự tranh luận giữa Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Dưới đây là lời giải thích về tông chỉ không hai khác của Thiền Tông và Tịnh Độ tông.)

    Hỏi: Khi hỏi rằng tham thiền có bằng niệm Phật không, thì thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ đáp:

    - Có Thiền không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc. Điển hình là Giới thiền sư, hậu thân làm Tô Đông Pha, cho đến Nhạc Đàng Tăng làm Thần Thị Tử Hội, v.v...

    Đáp: Trong Kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù sau khi chọn lựa pháp môn viên thông, liền thuyết kệ:

    - Xoay về nguồn tánh vốn không hai, nhưng phương tiện lại có nhiều pháp môn. Thánh tánh không thể chẳng thông. Thuận nghịch chỉ là phương tiện.

    Từ trong các pháp môn, Bồ Tát Văn Thù định ra nhĩ căn viên thông:

    - Đây là phương tiện chân thật của giáo thể ở phương này, vốn được thanh tịnh tại âm thanh. Nếu muốn đạt Tam ma đề (Chánh định), phải dùng tánh nghe mà nhập vào.

    Lại chỉ ra:

    - Những phương tiện khác, đều do thần thông ứng hóa của Phật cảm nên. Hiểu sự liền bỏ trần lao, chẳng phải chỗ thường tu học.

    Đối với niệm Phật Tam muội, ngài Văn Thù bảo:

    - Chư hành vốn vô thường, tánh chất của vọng niệm nguyên là sanh diệt, nay cảm thọ nhân quả sai biệt, sao được viên thông!

    Trong quyển Tứ Liệu Giản, thiền sư Vĩnh Minh viết: "Có Thiền không Tịnh Độ, mười người tu, lạc hết chín. Ấm cảnh hiện tiền, chớp mắt liền tùy nghiệp chuyển sanh. Không Thiền có Tịnh Độ, muôn người tu, muôn người vãng sanh. Thấy Phật A Di Đà, sao lo không khai ngộ! Có Thiền có Tịnh Độ, ví như hổ thêm sừng; đời này làm Thầy người, đời vị lai làm Phật Tổ. Không Thiền không Tịnh Độ, giường đồng cùng trụ sắt, muôn kiếp và ngàn đời, chẳng có nơi nương tựa".

    Gần đây, người tu Tịnh Độ đa số đều cố chấp vào quyển Tứ Liệu Giản này, mà thật ít có ai nghiên cứu Kệ Viên Thông, để đối chiếu, nên họ đều hiểu lầm ngộ giải, khiến chẳng những phụ bạc Bồ Tát Văn Thù lại còn làm lụy đến thiền sư Vĩnh Minh. Tựu chung, đối với những pháp môn Quyền Thật, họ không thể dung hội quán thông, nên thấy pháp Thiền và Tịnh, như lửa với nước, và băng với than. Bàn về việc này, Hư Vân tôi không thể lặng thinh. Kiểm lại thì thấy rằng tổ Vĩnh Minh Diên Thọ sanh vào đời Tống, là con cháu của Dư Hàng Vương. Ngài là một trong ba vị Tổ, có rất nhiều trước tác nhất ở Tàu. Trong cuốn Phật Tổ Thống Ký, quyển thứ hai mươi sáu viết: "Thời Ngô Việt Tiễn, Ngài làm quan thuế, nhưng thường dùng tiền của công khố, mua cua cá phóng sanh. Việc này bại lộ, nên bị bắt nhốt xử trảm. Ngô Việt Vương bảo quan quân:

    - Nếu thấy sắc mặt của ông ta biến đổi thì hãy chém, bằng ngược lại hãy thả.

    Khi sắp bị chém, sắc mặt Ngài vẫn bình thường, nên được tha mạng. Sau đó, Ngài theo thiền sư Tứ Minh Thúy Nham xuất gia. Ngài không đắp y phục tơ lụa, ăn không trọng mùi vị. Sau này, đến tham thiền với Thiệu quốc sư mà phát minh tâm địa... Kế đến, Ngài lên núi Trí Giả Nham, bốc thăm hai thẻ. Thẻ thứ nhất viết: "Suốt đời tu thiền định." Thẻ thứ hai viết: "Tụng kinh, hành muôn việc thiện, trang nghiêm Tịnh Độ".

    Ngài lại thành tâm cầu khẩn, rồi bốc được thẻ "Tụng kinh, hành muôn việc thiện, trang nghiêm Tịnh Độ", cho đến bảy lần.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #183
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngài là một vị thiền sư, đệ tử đời thứ ba của thiền sư Pháp Nhãn. Trước tác của Ngài có rất nhiều. Bài "Tâm Phú" và bài "Tâm Phú Lạc" giảng giải về việc minh tâm kiến tánh. Bài "Vạn Sự Đồng Quy" giảng giải về sự viên dung vô ngại của các pháp. Một trăm quyển "Tông Cảnh Lục", hoằng dương xiển lý "Dâng cành hoa ngộ tông chỉ" của Thiền tông, cùng dung hợp giáo lý các tông pháp, quy về nguồn Tâm.

    Ở Nhật Bản, có mười ba tông phái. Ở Tàu, có mười tông phái. Bộ Tông Cảnh Lục lấy tâm làm tông, và lấy việc ngộ đạo làm pháp tắc. Lời lẽ tuy có sâu cạn, nhưng muôn pháp đều cùng phát xuất từ một cội nguồn. Những điểm vi tế đều phát xuất từ tâm. Dẹp tà trợ chánh, khiến người sau không đi lầm lạc.

    Suốt đời, Ngài giảng thuyết rất nhiều, nhưng chưa từng bảo tu Thiền là dở. Ngài ngộ đạo từ Thiền tông, sao lại đi hoằng dương Tịnh Độ? Đối với người đại ngộ, pháp pháp đều dung thông; tham Thiền là tu đạo; niệm Phật cũng là tu đạo. Chúng ta lao động cuốc đất ở đây, cũng là tu đạo. Vì muốn cứu độ những người độn căn hạ liệt trong đời mạt pháp, nên cả đời Ngài hoằng dương pháp môn niệm Phật, và được người người tôn vinh là vị tổ thứ sáu của tông Tịnh Độ. Nơi chùa Tịnh Từ, tăng chúng kiến lập tháp kỷ niệm tôn thờ Ngài. Trong quyển Phật Tổ Thống Ký, viết: "Có vị tăng từ Lâm Xuyên đến, kể rằng lúc bị bịnh nặng, hồn nhập xuống cõi U minh, thấy vua Diêm La đảnh lễ trước tôn tượng của một vị Thánh tăng. Hỏi ra thì biết là vua Diêm La đang đảnh lễ tôn tượng thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ ở Hàng Châu. Ngài đã được vãng sanh vào hàng Thượng phẩm Thượng sanh ở cõi Tây Phương".

    Phật tử Tàu lấy ngày mười bảy tháng chạp làm ngày vía Phật A Di Đà. Vậy họ y cứ theo Kinh điển nào? Kinh A Di Đà thuyết: "Qua mười muôn ức cõi Phật về phía Tây, có Phật hiệu là A Di Đà".

    Vậy ai biết được mười bảy tháng chạp là ngày vía của Phật A Di Đà? Ngày này, vốn là ngày sanh nhật của thiền sư Vĩnh Minh, vì Ngài chính là Phật A Di Đà thừa nguyện hóa thân trở lại cõi Ta Bà.

    Tứ Liệu Giản vừa viết ra, hai tông Thiền Tịnh liền khởi tranh luận. Người tu Tịnh Độ bảo:

    - Có Thiền, không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc.

    Nếu chỉ tu theo Thiền tông thì không thể giải thoát khỏi sanh tử. Nếu chỉ tu theo tông Tịnh Độ thì "muôn người tu, muôn người được vãng sanh". Vừa Tham Thiền vừa niệm Phật thì như "hổ mọc sừng". "Không Thiền không Tịnh Độ", là kẻ ác trong thế gian.

    Người tu Tịnh Độ phê bình Thiền tông như thế. Ngày nay, họ vẫn còn náo nhộn không ngừng, tức thường bảo rằng Tham Thiền là việc xấu. Họ lại dẫn chứng:

    - Giới thiền sư, hậu thân làm Tô Đông Pha. Thanh Tảo Đường, hậu thân làm Tăng Lỗ Công. Tôn Trưởng Lão, hậu thân làm Lý Thị Lang. Nam Am Chủ, hậu thân làm Trần Trung Túc. Trí Tạng Mỗ, hậu thân làm Trương Văn Định. Nghiêm Thủ Tọa, hậu thân làm Vương Quy Linh. Thiền sư Tắc Thừa, hậu thân làm Hàn Thị Tử. Kính Tự Tăng, hậu thân làm Kỳ Phu Tử. Thiện Mân, hậu thân làm Đổng Ty Hộ Nữ. Hải Ấn, hậu thân làm Chu Phòng. Nhạn Đàng Tăng, hậu thân làm Tần Thị Tử Cối, do dựa quyền thế mà tạo các nghiệp ác. Những vị này, nếu xưa kia phát tâm cần cầu vãng sanh cõi Tịnh Độ, thì chắc sẽ không bị triển chuyển như vầy... Làm dân thường, làm người nữ, làm kẻ ác, hoặc chuyển thân làm quan thần, văn võ danh tiếng, nhiều không thể tính được. Ai ơi! Hãy nên vãng sanh qua cõi Tây Phương!

    Theo tôi nhận thấy, hậu thân của người tu hành, bị "triển chuyển hạ liệt" do người chớ chẳng phải do pháp. Thời vua Đường Hy Tông, có cô kỷ nữ tại Đĩnh Châu, nơi miệng thường thoát ra mùi hương hoa sen. Một vị tăng nước Thục bảo:

    - Cô này đời trước làm ni, thường tụng Pháp Hoa hơn hai mươi năm.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #184
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tụng kinh Pháp Hoa mà triển chuyển làm thân kỷ nữ, không thể đổ lỗi cho kinh Pháp Hoa. Cũng vậy, hậu thân của các vị thiền sư làm thường dân, người nữ, kẻ ác, v.v... không thể đổ lỗi cho Thiền tông được. Ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, tùy theo sở nguyện của chúng sanh mà hóa độ, hiện thân thuyết pháp. Vậy có thể nào bảo rằng ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm cũng bị "triển chuyển hạ liệt" được không? Phật A Di Đà hóa thân làm thiền sư Vĩnh Minh. Hậu thân thiền sư Vĩnh Minh làm tổ sư Thiện Kế. Hậu thân của tổ sư Thiện Kế làm cư sĩ Vô Tướng Tống Liêm. Tổ sư Thiện Kế tại chùa Bán Dong Thọ Thánh, ngoài thành Sương Môn, ở Tô Châu, viết nguyên bộ kinh Hoa Nghiêm bằng máu. Sự nghiệp hoằng pháp của Ngài chỉ bằng phân nửa sự nghiệp của thiền sư Vĩnh Minh. Lúc làm quan, Tống Liêm ít khi hành việc thiện, nên không thể sánh bằng tổ sư Thiện Kế.

    Như vậy, có thể bảo rằng Phật A Di Đà cũng "triển chuyển hạ liệt" được không? Tần Thủ Tọa tu thiền, đốt một cây hương liền ngồi tịch mất, nên không được hứa khả nơi núi Cửu Phong. Đề Y Đạo Giả đến đi tự tại, nhưng núi Tào Sơn cũng không thừa nhận. Do những câu chuyện này, người tu hành tông Tịnh Độ thường phê phán tu theo Thiền tông là sai, mà chẳng chịu tìm hiểu kỹ càng. Núi Cửu Phong và núi Tào Sơn vốn là những nơi xuất sanh chư thiện tri thức chánh tri chánh kiến của Thiền tông. Phải nên chú tâm đến Thiền tông, chứ sao lại đánh giá thấp như thế! Hiện tại, có ai trong chúng ta, ngồi thiền mà thị tịch không? Chúng ta chưa sánh bằng Tần Thủ Tọa, Đề Y Đạo Giả, sao lại dám khinh mạt Thiền tông? Thật ra, tông môn có sâu cạn. Pháp môn Hiển giáo và Mật giáo cũng có đốn tiệm tà chánh. Pháp môn niệm Phật cũng lại như thế.

    Bàn về sự khác biệt, có nhiều loại thiền định, như thiền ngoại đạo, thiền phàm phu, thiền Tiểu Thừa, thiền Trung Thừa, thiền Đại Thừa. Thiền tông ở Tàu là tổ sư thiền, hay thiền tối thượng, tức không đồng với các loại thiền khác. Song, người tu thiền trong đời mạt pháp, thật sự có tu lầm lạc, nên không lạ gì bị thiền sư Vĩnh Minh chê trách trong quyển Tứ Liệu Giản.

    Vì quyển Tứ Liệu Giản này được lưu truyền trong thiên hạ rất lâu, nên khi xem qua, tôi không dám phê bình là sai lầm. Mắng trách "có Thiền, không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc", có phải là Ngài phân Thiền Tịnh làm hai không? Người niệm Phật, nếu tâm tịnh thì cõi Phật thanh tịnh, tức thấy tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông vốn không hai. Song, người đời nay chỉ giới hạn, bảo rằng niệm Phật là tu Tịnh Độ, còn tham thiền là tu thiền.

    Xưa kia, đức Phật vượt thành xuất gia, vào núi Đan Đặc tu đạo. Đầu tiên, Ngài tu theo ông A Lam Ca Lam ba năm, học thiền định bất dụng xứ, nhưng nhận biết đó chẳng phải là pháp cứu cánh. Kế tiếp, Ngài đến tu với ông Uất Đầu Lam Phất ba năm, học thiền định phi phi tưởng xứ, và cũng biết định này chẳng phải là tối thượng. Ngài lại đến núi Hương Tượng, cùng tu với ngoại đạo; ngày ăn một hạt mè, trải qua sáu năm... Kế đến, Ngài tới dưới cội cây Bồ Đề ngồi thiền trong suốt bốn mươi chín ngày đêm. Rạng ngày mồng tám tháng chạp, khi sao mai vừa chớp sáng, Ngài liền đại ngộ, thành đẳng chánh giác, rồi ta thán:

    - Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí huệ Như Lai. Vì vọng tưởng chấp trước, nên không thể chứng đắc.

    Khi ấy, Thiền với Tịnh Độ xuất phát từ chỗ nào? Thuyết pháp trong bốn mươi chín năm trường, Ngài vẫn chưa cho đó là cứu cánh. Khi đưa cành hoa lên, mỉm cuời phó chúc cho tôn giả Ca Diếp, Ngài cũng chưa từng nói một chữ "Thiền". Thiền vốn là pháp môn tối thượng. Ví như sữa bò, ngày ngày bị pha trộn với nước, khiến dần dần mất chất tinh khiết. Người học Phật cũng như người thêm nước vào sữa. Thiền sư Vĩnh Minh thấy sữa Thiền đã bị nước thế tục hòa tan, nên bảo "có Thiền không Tịnh Độ, mười người tu, chín người lạc", chứ không phải nói rằng sữa Thiền sai lạc. Thiền sư Vĩnh Minh lên đảnh núi Trí Giả, bốc thăm giữa Thiền và Tịnh, rồi cầu được quẻ tu Tịnh Độ bảy lần. Nếu Thiền không hay, Ngài quyết không bốc thăm như thế. Nếu ưa chuộng pháp môn Tịnh Độ, thì Ngài đâu cần bốc thăm đến bảy lần mới quyết chắc. Điều này chứng minh rằng Ngài vốn ngưỡng mộ Thiền tông. Vả lại, Ngài xuất thân từ Thiền tông và là bậc pháp nhãn trong tông môn, có lý nào đi nói xấu Thiền tông?

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #185
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp tham thiền, phải nên quán chiếu xem bổn lai diện mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra như thế nào. Mục đích chỉ cầu minh tâm kiến tánh. Người sau tu thiền sai khác với phương pháp này. Vừa đắc được vài cảnh giới thanh tịnh, hay thân thể được nhẹ nhàng, thì tự bảo rằng mình đã có công phu. Thật ra, đã bị dính nơi ấm cảnh. Họ nào biết rằng một niệm do duyên khởi, tức vốn vô sanh; nơi cột trụ trăm thước, phải nên tiến thêm một bước. Vì thế, ngài Vĩnh Minh bảo:

    - Ấm cảnh hiện tiền, liền tùy nghiệp vãng sanh.

    Ngược lại, niệm Phật vốn có nơi nương tựa. Song, Ngài không bảo rằng chẳng cần niệm Phật mà vẫn có thể "muôn người niệm, muôn người được vãng sanh", mà là phải chân thật tu hành pháp môn Tịnh Độ thì mới có thể thấy Phật A Di Đà. Nếu dùng câu "lúc thấy Phật A Di Đà, sao lo không khai ngộ", làm chỗ nương tựa, thì đây cũng là vọng tưởng sai lầm.

    Trong Kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan bạch Phật:

    - Từ lúc theo Phật phát tâm xuất gia, con thường tự suy nghĩ rằng không cần tu hành mệt nhọc, chỉ nương oai thần của Phật, nhờ Như Lai ban ân huệ, sẽ cho thiền định tam muội. Nào biết rằng thân tâm vốn không thể tu thế được, nên khiến quên mất bản tâm của mình.

    Phật Thích Ca không thể dùng oai thần lực mà ban ân huệ thiền định tam muội cho ngài A Nan được. Như vậy, Phật A Di Đà làm sao ban ân huệ thiền định tam muội cho mình được?

    So sánh với vọng tưởng, ba độc, năm dục, thì chắc chắn niệm Phật là hay hơn. Như lúc mộng, nếu mơ thấy điềm lành, thì khi tỉnh dậy, tinh thần sảng khoái. Nếu mơ thấy ác mộng, thì khi tỉnh dậy, tâm tư bồn chồn sợ hãi mờ mịt. Thế nên, đui mù khởi vọng tưởng, không bằng nhất tâm niệm Phật. Nếu đạt đến pháp pháp đều dung thông, tức tu hành pháp cao tột "có Thiền có Tịnh Độ", thì như hổ vốn có oai thế, mà nay lại thêm sừng, càng gia tăng oai mãnh, khiến làm Phật Tổ dễ dàng. Lý này là lẽ đương nhiên.

    Đối với người không có căn lành, tức không tin Thiền cũng không tin Tịnh Độ, chỉ hàm đồ mê mờ, thì "muôn kiếp cùng ngàn đời, chẳng có nơi nương tựa".

    Suốt đời, tôi luôn khuyên người người nên niệm Phật. Song, tôi thật bất mãn những vị thường khuyên người chớ nên tu thiền. Mỗi lần nhớ lại kinh Lăng Nghiêm nói "tà sư thuyết pháp, như số cát sông Hằng", khiến tâm tư đau nhức. Nay tôi đem quyển Tứ Liệu Giản ra để lược bày. Hy vọng tất cả người tu hành, chớ nên thiên chấp vào văn cú của quyển Tứ Liệu Giản này, khiến vọng sanh phân biệt cao thấp giữa Thiền và Tịnh, thì mới không phụ lòng thiền sư Vĩnh Minh.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. The Following User Says Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoamacco (05-27-2019)

  7. #186
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    XXV. Phương tiện khai thị thuyết pháp vào ngày 19-10-1958

    Cổ nhân bảo:

    - Chớ đến những nơi chợ búa lợi danh. Ngủ trong núi cũng là vi diệu.

    Người trên thế gian luôn bị danh lợi ràng buộc, triền phược tầng tầng lớp lớp. Bỏ được một tầng thì vẫn còn tầng khác. Tập khí xấu xa, giam cầm thân tâm, không thể nào xoay chuyển được. Người có giác chiếu thì không chạy theo lợi danh. Kẻ không giác chiếu, luôn chạy đuổi theo chúng. Vì vậy, con người có biết bao khó khăn hoạn nạn. Chư cổ đức thường nhắc nhở những vị tu hành:

    - Tỳ kheo thường trụ nơi núi rừng thì Phật hoan hỷ. Ngược lại, tỳ kheo thường trú tại nơi ồn ào náo nhiệt thì Phật rất ưu sầu.

    Thật vậy, chư tỳ kheo phải thường trú nơi A Lan Nhã. Sớ kinh Đại Nhật viết: "A Lan Nhã được gọi là nơi 'Ý Lạc', tức là nơi an lạc của hành giả không tịch. Bên ngoài chùa cất những am tranh theo hạn lượng, để ở một mình hay cùng vài ba người mà trú. Những am tranh đó, có thể do các thí chủ xây cất. Hành giả lại có thể ngồi bên dưới các gốc cây cổ thụ, tại những khoảnh đất trống".

    Chư tỳ kheo thường trú nơi A Lan Nhã, chớ nên trú ở bên ngoài tự viện. Đó là hạnh bậc nhất trong mười hai hạnh Đầu Đà. Thành ấp chợ búa vốn là nơi trao đổi lừa ngựa, và là chốn của hai chữ danh lợi, khiến con người thường bị trần lao triền phược trói buộc; suốt ngày chỉ bận rộn trong thị phi khổ não.

    Vì vậy, chư Tổ Sư xưa nay, phần lớn là cư trú nơi núi rừng. Thích Ca Thế Tôn xuất gia tu đạo, nơi Tuyết Sơn tu khổ hạnh trong sáu năm trường. Tại nhà hay tại thành thị chẳng phải là nơi tu hành sao, hà tất phải đến núi tuyết tu hành? Tháng chạp tuyết rơi, băng giá lạnh lẽo, vốn là lúc vạn vật thu mình. Núi sông đất đai đều biến thành thế giới kim ngân lưu ly, khiến muôn vạn màu sắc đều tan mất. Đó vốn là cảnh giới của các bậc đạo nhân. Thật vậy, nơi Tuyết Sơn băng giá lạnh lẽo, khiến muôn niệm đều tan, nên không bị cảnh chuyển. Không trụ tại thế gian, nên gọi là xuất gia. Không khởi vọng tưởng, tức gọi là xuống tóc tu đạo. Thuở xưa, chư Phật đều đến núi tuyết để ẩn cư tu hành. Phàm phu chúng ta sao lại dám sống qua ngày tại thành ấp chợ búa nhộn nhịp. Chư cổ đức một khi đã trụ tại thâm sơn, thì không còn nhiễm duyên trần. Dẫu có ông hoàng đế nào đến thỉnh mời, các ngài cũng chẳng màng xuống núi.

    Xưa kia, thiền sư Vô Nghiệp tại Phần Châu thường bảo rằng chỗ đắc chí bậc nhất của chư cổ đức là nơi am tranh thạch đá. Ngài thường dùng nồi đá nấu cơm rau đạm bạc. Trải qua ba mươi năm, Ngài chẳng đoái hoài đến danh lợi; niệm niệm chẳng còn nghĩ về tiền tài vật báu; quên hẳn người đời, thường ẩn tích nơi rừng sâu núi thẩm. Quân vương dầu có xuống chiếu thỉnh mời vào kinh đô, mà Ngài vẫn dửng dưng, không màng đi. Chư hầu thỉnh mời mà chẳng màng đến. Nào như chúng ta, mãi tham danh ái lợi, mờ mịt trên đường đời, như những thương buôn! Ngài nói được và làm được những điều này. Vua Đường Huệ Tông xuống chiếu triệu Ngài vào kinh đô, mà Ngài chối từ, lấy cớ là già bịnh. Khi Đường Mục Tông lên ngôi, vì ngưỡng mộ đạo cao đức trọng của Ngài, nên sai hai vị tăng lục là Linh Phụ và Đẳng Tê đến núi cung ngưỡng thỉnh mời vào kinh. Hai vị tăng lục đến, thưa:

    - Hoàng Thượng lần này ân cần cung thỉnh hòa thượng vào kinh, chẳng khác bình thời. Xin Ngài hãy thuận theo thiên ý, chớ từ chối vì lý do bịnh hoạn.

    Nghe thế, Ngài chúm chím cười, bảo:

    - Bần đạo có đức độ gì mà phải lụy phiền đến thánh chúa. Xin mời quý vị hãy đi trước. Bần đạo sẽ theo sau.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #187
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nói xong, Ngài đi tắm rửa cạo đầu. Đến tối, Ngài gọi các đệ tử như Huệ Âm, v.v..., bảo:

    - Tánh thấy, nghe, hiểu, biết của các ngươi, thọ lượng đồng thái dương hư không, vốn không sanh không diệt. Tất cả cảnh giới, đều vốn tự Không-tịch. Không có pháp nào để chứng đắc. Kẻ ngu không liễu đạt, do cảnh làm mê hoặc. Một khi bị cảnh mê hoặc, thì lưu chuyển không cùng tận. Các ngươi nên biết, tâm tánh vốn tự có, chớ chẳng do tạo tác, ví như kim cương, không thể bị phá hoại. Tất cả các pháp, như bóng như âm hưởng, không có chi là thật cả. Kinh thuyết: "Chỉ có một sự thật. Còn hai tức chẳng phải chân. Thường hiểu tất cả đều là không, thì chẳng lụy tình đến vật chi". Đây là nơi dụng tâm của chư Phật. Các ngươi phải tinh cần hành theo.

    Nói xong, Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch. Ngày làm lễ trà tỳ, mây ngũ sắc hóa hiện, mùi hương lạ vi diệu bay khắp bốn phương. Xá lợi của Ngài, sáng chói như châu ngọc. Vì không thích đến những nơi chợ búa lợi danh, mà tâm hoàn toàn tại đạo, nên Ngài đến đi tự do tự tại, chẳng hề bị sanh tử xoay chuyển. Người đời thì khác biệt.

    Đời tôi rất khổ đau, nhiều nạn nhiều chướng, nhiều quỷ nhiều bịnh. Bao năm lừa lẫn ăn uống nơi cửa Không. Vào nam ra bắc, nên nay tâm rất hổ thẹn. Khi vừa sanh ra, mẹ tôi liền tạ thế. Tôi bất hiếu như thế; e sợ Thiên lôi đánh chết, nên phát tâm vì mẹ mình mà tạo công đức, bằng cách lễ bái xá lợi Phật, triều bái núi Ngũ Đài để cầu ngài Văn Thù Sư Lợi gia hộ cho mẹ hiền. Tuy những việc đó chỉ là hướng ngoại truy cầu, nhưng cũng có đôi phần tốt. Lần thứ hai trở lại triều bái núi Ngũ Đài, tôi gặp quân Nghĩa Hòa Đoàn khởi nghĩa, vào năm 1900.

    Lúc đó, tôi muốn đến Xiểm Tây, nhưng không được. Vừa trở lại Bắc Kinh thì gặp nạn liên quân tám nước vây đánh kinh thành, khiến Hoàng Đế, Hoàng Thái Hậu, cùng hoàng gia trong triều nội phải chạy lánh nạn. Mỗi ngày họ phải chạy bộ cả chục dặm, mà không có kiệu cán. Lúc đến huyện Phụ Bình, liền gặp tướng ở Cam Phiên là Sầm Xuân Huyên, dẫn ba ngàn quân đến hộ giá. Khi đó, tôi theo đoàn hộ giá đến ải Ngọc Môn, rồi qua Nhạn Môn. Nếu là thời bình, thì Hoàng Đế oai nghiêm lẫm liệt. Mỗi lần Hoàng Đế ra khỏi hoàng cung, thì pháo nổ báo hiệu chín lần. Đi trên đường, đều có quân hầu cận. Đường ra vào, không ai dám đi.

    Người người đều cung kính, mà không dám nhìn mặt vua. Lúc chạy tị nạn, Hoàng Đế lăng xăng vội vã, không còn ra vẻ oai nghi lẫm liệt, lại không có kiệu để ngồi; ăn khổ cực cũng được; ai gặp mặt cũng được; thường dân nói chuyện vãn cũng được. Chẳng có gì là tôn quý. Tất cả mọi việc đều xả bỏ được. Sầm Xuân Huyên vốn là quan tuần phủ của tỉnh Xiểm Tây. Khi đó, tại Bắc Kinh, Lý Hồng Chương nghị hòa với liên quân tám nước. Tại cửa Tây Hoa Môn, lập đài kỷ niệm đại sứ người Đức (bị phục kích chết). Liên quân lại yêu cầu phải để tám cái đầu người Tàu tại mộ phần của ông đại sứ người Đức. Sắp xếp mọi việc xong, Lý Hồng Chương liền thỉnh Hoàng Đế trở về Bắc Kinh.

    Lúc ấy, tôi đang ở tại Xiểm Tây, trú nơi chùa Ngọa Long. Từ sáng đến tối, qua lại với quan lại Tể tướng, phiêu bạc trong danh lợi, phiền phiền não não. Công phu có khi được thọ dụng, nhưng cũng có lúc đi đứng nằm ngồi lại bất an. Thường lo sợ vì nếu lỡ nói sai lời thì đầu lìa khỏi xác. Quý vị thấy không! Nơi danh lợi, có chi là tốt đẹp! Vì sợ lụy phiền não, nên phải vào núi Chung Nam, tu hành ẩn danh. Song, ẩn không được, lại phải vào núi Thái Bạch. Núi cao một trăm tám mươi dặm. Trèo lên núi đó, vẫn gặp người khác, nên tôi không thể trụ được, rồi lại chạy đến Vân Nam, muốn làm người vô sự. Chẳng bao lâu, thị phi phiền não lại đến. Thiên hạ chiếm đoạt tài sản tự viện, nên đại chúng thúc tôi lên Bắc Kinh bày tỏ sự tình. Lại thỉnh Kinh Tạng, khiến thêm nhiều thị phi. Nhân vì nhớ tình hộ giá lánh nạn lúc xưa, Hoàng Đế lại ban phát tặng phẩm, khiến tôi phải lọt vào hố danh lợi nữa.

    Vì có liên hệ mật thiết với triều Mãn Thanh, nên lúc chánh phủ Dân Quốc vừa thành lập, tôi trở thành kẻ cừu địch. Tướng Lý Căn Nguyên phái quân vào núi tìm tôi. Trên núi, tổ sư Ca Diếp hiển hiện điềm linh ứng, nên thoát được đại nạn. Sau này, tại Thượng Hải tôi thành lập Tổng Hội Phật Giáo, thiết lập pháp hội Cầu Thế Giới Hòa Bình, Tiêu Tai Miễn Nạn, rồi lại vào kinh đô để gặp Tôn Trung Sơn, Vương Thế Khải. Kế đến, tôi thiết lập phân hội Phật giáo tại vùng Quý Châu, Vân Nam, Tây Tạng. Điên ba đảo bốn, chánh phủ cũ tan rã, chánh quyền mới lên chấp chính. Họ lại nghi tôi là đảng viên của chánh phủ cũ, vì lúc xưa thường qua lại với đảng Quốc Dân tại Trùng Khánh và chủ tịch Lâm Sâm. Sau ba mươi năm, hiệp ước bất bình đẳng ký kết với liên quân tám nước được hủy bỏ. Quân Nhật vừa đầu hàng, Trung Quốc chiến thắng. Lý Nhậm Triều làm tướng đóng doanh trại tại Quế Lâm. Tôi lại vào nơi danh lợi, rối rắm mù mịt, nên dẫn đến hoạn nạn tại Vân Môn.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #188
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại Hồ Bắc tôi lại phải xuất đầu, rồi ra bắc vào kinh đô dâng kiến nghị. Vừa rời Bắc Kinh, chánh phủ lại bảo tôi phải trở lại kinh đô. Ngồi trên lưng cọp, chẳng biết nước cờ chết. Hiện tại, họ lại bảo tôi vào kinh nữa. Bộ nội vụ phái người đến mời, mà tôi không đi. Vì họ yêu cầu, nên nhờ hai vị là Từ Tạng và Tánh Phước, đại biểu tôi để ra bắc. Song, hai vị này lại chẳng chịu đi; hôm qua họ gởi thơ đến khước từ. Tâm tôi chán chường. Nhớ lại lời người xưa thường nhắc nhở là chớ chạy vào chốn danh lợi; dẫu ngủ trong núi cũng là điều vi diệu lắm rồi. Song, dầu có hối hận nhưng đầu đã lộ, thì thật vô ích. Người người ai cũng muốn kết giao qua lại với những nhà quyền quý, nhưng họ nào biết phước họa thường đi đôi, như hình với bóng. Xin khuyên quý vị trẻ tuổi, phải nên sớm nỗ lực dụng công, đạo tâm kiên cố, chớ nhiễm thế pháp, cùng nơi trường danh lợi.

    Làm người trên thế gian thật không phải chuyện dễ. Xưa kia, thiền sư Khuê Phong Tông Mật, vốn là đệ tử đời thứ tư của ngài Thần Hội. Ngài có duyên lành với tông Hoa Nghiêm. Vừa xem qua sớ sao của quốc sư Thanh Lương liền tôn sùng trì phụng. Sau này, Ngài làm môn đệ của quốc sư Thanh Lương, rồi trở thành tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm. Khi ấy, quốc gia tôn sùng Phật pháp. Vì ngài Thanh Lương làm quốc sư, nên ngài Khuê Phong cũng được trọng vọng. Do đó, ngài Khuê Phong thường qua lại với các nhân sĩ đại phu. Đương thời, Lý Phác Mạc tạo phản với triều đình, nhưng thất bại, nên chạy đến chùa của ngài Khuê Phong lánh nạn. Vì nghĩ tình thân hữu xưa kia, nên ngài Khuê Phong muốn cho ông ta lưu lại để lánh nạn, nhưng đại chúng trong chùa lại không chuẩn y. Vì vậy, ông Lý Phác Mạc phải rời chùa, nhưng khi đến Phượng Tường lại bị bắt chém. Về sau, Khuê Phong cũng bị bắt vì án quan bảo rằng Ngài qua lại với nghịch thần. Nơi phán đường, ngài Khuê Phong chẳng run sợ, bảo:

    - Đối với oán thân, nhà Phật đều xem bình đẳng. Hể thấy người bị nạn thì phải ra tay cứu giúp. Hôm nay, tôi thật có tội. Vậy hãy y theo pháp luật mà trừng phạt.

    Đại trượng phu luôn có tinh thần vô úy. Có việc gì thì nói rõ việc đó. Khi phạm tội, không chạy trốn hình phạt. Vua quan thấy việc khó xử, nên tha cho Ngài. Sau này, các Phật tử có thành kiến, nên không thích Ngài. Song, cũng có người bảo rằng việc làm và sự đến đi của Ngài phân minh rõ ràng. Chúng ta không có công phu, chí hướng, và lòng can đảm như Ngài. Đời tôi đã từng trải qua bao hiểm nạn gian nguy. Quân lính liên quân tám nước đã từng chĩa súng vào đầu tôi. Khi Lý Căn Nguyên dẫn binh lính vào núi tìm tôi, bảy tám trăm người xuất gia đều bỏ chạy trốn, chỉ còn lại một mình. Tướng quân thổ phỉ là Dương Thiên Phúc và Ngô Học Hiển gặp tôi liền tra khảo đánh đập. Sau này, Đường Kế Phiêu cùng Long Vân khởi chiến sự.

    Tăng chúng chùa Vân Môn bị bắt bớ, nên trách tôi không phân biệt cừu địch hay bạn hữu. Người Dân Quốc trách tôi thường qua lại với Hoàng Đế, quan lại đại thần của triều Mãn Thanh. Làm sao tôi phân rõ ai là bạn, ai là giặc? Họ có phân chia cách nào cũng đúng. Cuối cùng, họ lại tha tội cho tôi. Lần này, tôi không muốn vào kinh đô, nhưng các đệ tử ở khắp nơi gởi thư đến trách rằng tôi không biết thời cuộc, và không đoái hoài gì đến Phật pháp. Nghĩ đến những việc lộn xộn những khi vào kinh đô thuở xưa, nên tôi không muốn đi. Song, dầu không muốn vào kinh cũng chẳng được. Hiện tại mọi việc đã được an bày. Chiếc đại y vẫn được bảo tồn. Quy củ giới luật tại các tùng lâm vẫn còn gìn giữ. Tôi không muốn đi ra bắc nữa, vì tuổi già sức yếu lại thường bịnh hoạn, thân thể đang rã rời. Xin quý vị hãy cẩn trọng!

    (Phụ chú: Xin xem lại tiểu sử và cuộc đời tu hành của ngài Hư Vân trong quyển 'Đường Mây Trên Đất Hoa').

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #189
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    XXVI. Biểu tướng của Tăng Đồ trong đời mạt pháp

    Người thế tục có câu:

    - Tú tài là tội nhân của Khổng Tử. Tăng sĩ là tội nhân của Phật đà.

    Lời của người xưa thật rất thâm thúy. Làm mất sáu nước là do người của sáu nước, chứ chẳng phải do người nước Tần. Làm nước Tần tan rã là do thân tộc nhà Tần, chứ chẳng do thiên hạ. Diệt Phật pháp là do Tăng sĩ. Hôm nay, để bày tỏ nỗi lòng uẩn khúc, tôi tự hỏi tự đáp những lời như sau.

    Hỏi: Hiện tại có thể sửa đổi năm tháng Phật lịch, tức không dùng mồng tám tháng tư là ngày làm lễ Phật đản sinh được không?

    Đáp: Vận pháp của Phật Thích Ca có ba thời kỳ là Chánh pháp, Tượng pháp, và Mạt pháp. Đời Chánh pháp có một ngàn năm, và đời Tượng pháp cũng có một ngàn năm.

    Mạt pháp có mười ngàn năm. Đời Chánh pháp và Tượng pháp đã qua. Hiện nay là đời Mạt pháp và đã qua chín trăm năm tám mươi hai năm. Thật ra, không có mạt, vì pháp làm sao mạt được? Nếu thường được nhiều người ủng hộ, thì Phật pháp trường tồn muôn năm. Sự tướng có phân biệt là Chánh pháp, Tượng pháp, và Mạt pháp. Song, nếu con người chân chánh thì thời mạt pháp cũng là chánh pháp. Nếu tự sanh thối thất, thì tuy là đời Chánh pháp, nhưng đã trở thành Mạt pháp.

    Kinh Mạt Pháp thuyết rất nhiều biểu tướng suy vi, mà hiện nay đã xuất hiện: Tăng cưới vợ; ni lấy chồng; sắc y ca sa biến thành màu trắng. Người bạch y (cư sĩ) ngồi trên tòa, còn Tỳ kheo ngồi dưới tòa. Lúc con người thọ mạng khoảng ba mươi tuổi, thì pháp Đại Thừa sẽ bị diệt mất. Lúc con người thọ mạng chỉ còn hai mươi tuổi, pháp Tiểu thừa cũng bị diệt luôn. Lúc thọ mạng của con người là mười tuổi, thì chỉ còn sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Trong đời Mạt pháp, tất cả pháp của Phật thuyết ra, đều bị hoại diệt, mà đầu tiên là kinh Lăng Nghiêm, rồi đến kinh Ban Chu Tam Muội. Ví như ông Âu Dương Cảnh Vô dùng kiến giải của mình, viết trăm lời ngụy thuyết, để phản đối bộ kinh Lăng Nghiêm. Tại Hồng Kông, có ông Pháp sư nọ, bảo rằng kinh Hoa Nghiêm, Viên Giác, Pháp Hoa, Đại Thừa Khởi Tín Luận, v.v... đều là ngụy giả. Đây là biểu tướng của đời Mạt pháp.

    Đời quá khứ, Phật Ca Diếp vừa nhập diệt, chư Thiên liền thu góp ba tạng Thánh giáo của Ngài, mà kết thành Tam tạng Kinh điển, rồi lập tháp cúng dường. Trong đời Đường, chư Thiên xuống mách bảo luật sư Đạo Tuyên là thánh giáo tam tạng cùng Kinh tượng của Phật Ca Diếp vẫn còn lưu giữ tại kho tàng thánh tích ở núi Chung Nam, tức Nam Cao Tứ Đài. Hiện tại, có mười ba vị Bồ Tát hàng Viên Giác, đang thủ hộ trong đó. Ngày nay, vào mỗi tháng chạp, dân chúng địa phương thường nghe tiếng chuông khánh vang dội trên hư không.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  11. #190
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
    Phần 9
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lúc trước, liên hội Phật Giáo Trung Quốc vừa được thành lập. Trong những lần luận nghị, có người bảo Phật pháp đã diệt tận. Thật ra, đó là người Phật tử tự diệt. Chánh phủ không màng Phật tử đã diệt hay không, chỉ phái người đến làm chủ tọa các buổi thảo luận. Trong những buổi thảo luận, có các Phật tử phân vân rối rít bàn tán rằng trong Kinh giáo, có các bộ Kinh hại chết rất nhiều thanh niên nam nữ như kinh Phạm Võng, Tứ Phần Luật, Bá Trượng Thanh Quy, nên phải hủy diệt thủ tiêu. Họ lại bảo rằng ba y ca sa, vốn là áo quần của dân chúng đời Hán, chứ chẳng phải là Tăng y. Hiện tại, Tăng sĩ nên cải cách, chẳng cần đắp ba bộ ca sa. Nếu vẫn còn đắp mặc, tức là bảo thủ phong kiến, chống đối lại chế độ mới. Họ lại bảo rằng vì tín giáo tự do, nên Tăng Ni có quyền tự do lập gia đình, ăn thịt uống rượu. Vừa nghe qua những lời ngược ngạo, tà tri tà kiến, tôi phản đối dữ dội, chẳng nệ hà họ là người gì. Họ lại không thừa nhận ngày Phật đản sinh là mồng tám tháng tư. Tôi liền căn cứ theo bổn pháp nội truyền, cùng những lời đối đáp giữa pháp sư Ma Thắng và vua Minh Đế để cải chánh như sau:

    - Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sanh vào mồng tám tháng tư, thuộc năm Giáp Dần, tức nhằm đời Chu Chiêu Vương thứ hai mươi bốn tại Trung Thổ.

    Theo sách vở đời Ngụy, sa môn Đàm Mô Tối bảo:

    - Phật giáng sanh vào mồng tám tháng tư năm thứ hai mươi bốn của triều vua Chu Chiêu Vương, và nhập diệt vào ngày mười lăm tháng hai năm thứ năm mươi hai của triều vua Mục Vương. Năm tháng Phật đản sanh và nhập Niết Bàn, hầu hết các triều đại quân chủ đều tuân phụng như nhau mà không sửa đổi.

    Đời vua Chu Chiêu Vương, năm Giáp Dần, cách ngày nay (1952) khoảng hai ngàn chín trăm tám mươi hai năm. Hiện tại, họ muốn sửa thành hai ngàn năm trăm lẻ hai năm. Ông Khổng Tử vốn sanh sau Phật, nhưng họ lại muốn sắp đặt ngày sanh của Khổng Tử trước Phật. Trong buổi hội nghị đó, tôi cùng họ tranh luận về Giới luật, niên hiệu, Tăng y và bảo rằng không thể hủy hoại. Hai tôn giả Mã Thắng và Trúc Pháp Lan đem giáo lý của Phật đà từ Thiên Trúc sang Trung Thổ. Khi đó, Phật mới vừa diệt độ. Đương thời, phía Đông chùa Bạch Mã có ánh sáng lạ kỳ chiếu vào ban đêm. Tôn giả Mã Thắng bảo rằng xưa kia vua A Dục đã từng sai người mang Xá lợi của Phật đặt để nơi đó. Nghe điều này, vua Minh Đế liền sai người dựng tháp cúng dường. Bấy giờ Tăng sĩ cùng đạo sĩ thi thiết pháp thuật. Tôn giả Mã Thắng hiện thần thông biến hóa quảng đại, phi thân trên không trung.

    Ngài Trúc Pháp Lan xuất đại pháp âm, tuyên dương Phật pháp. Thần thông trí huệ diệu dụng của hai tôn giả, dầu kể suốt bao năm tháng cũng không thể hết. Chư cao tăng sau này như ngài Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Đạo Tuyên, v.v... tuy thuyết pháp bao ngôn từ, mà không bao giờ xác quyết sửa đổi cải biến ngày Phật đản sinh. Vào năm Dân Quốc thứ hai, cư sĩ Chương Thái Đàm cùng các vị khác, chiêu tập khai mở đại pháp hội Vô Giá tại chùa Pháp Nguyên, Bắc Kinh. Trong lần đó, họ cũng thảo luận về ngày Phật đản sinh, và đồng nghị quyết rằng mồng tám tháng tư là ngày Phật đản sinh. Hiện tại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng dương lịch. Song, chánh phủ cũng chưa bảo rằng Phật giáo đồ nên sửa đổi từ âm lịch sang dương lịch.

    Tôi chủ trương là chúng ta phải ứng dụng theo Phật Lịch, vậy có được hay không? Đó là tôn kính giới luật và giáo pháp của bậc cổ nhân, mà không thể sửa đổi. Họ lại ương ngạnh bảo rằng mồng tám tháng hai, mồng tám tháng tư, ngày mười lăm tháng hai, vốn là ngày kỷ niệm tổ tiên. Họ muốn đổi ngày Phật đản sinh từ mồng tám tháng tư qua rằm tháng tư. Kinh Phạm Võng thuộc thời Hoa Nghiêm và Tứ Phần luật thuộc thời A Hàm. Họ đều muốn hủy bỏ. Thanh Quy của Tổ Bá Trượng, từ đời Đường cho đến ngày nay, thiên hạ đều phụng hành, mà họ lại muốn sửa đổi. Tăng y ca sa từ đời Hán đến nay, họ cũng muốn cải đổi. Quý vị xem coi, có phải là đời mạt pháp không? Vì vậy, tôi phải tranh luận với họ, mà bảo rằng nếu các ông muốn cải đổi thì phải tự cải đổi chính mình.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •