Truyền Tâm Pháp Yếu
Tác giả: Hoàng Bá Hy Vận
Dịch giả: Thích Duy Lực
Truyền Tâm Pháp Yếu
Tác giả: Hoàng Bá Hy Vận
Dịch giả: Thích Duy Lực
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
Giới Thiệu Tác Giả
Hoàng Bá Hy Vận 黃 蘖 希運 (?-850)
Hòang Bá 黃蘖 Thiền Sư pháp danh Hy Vận 希運, người tỉnh Phúc Kiến. Thủa nhỏ xuất gia tại núi Hoàng Bá, thuộc Hồng Châu, trên trán có một bướu thịt giống hạt châu, giọng nói nhu nhuần trong sáng, ý chí đạm bạc.
Ngài là đệ tử nối pháp của Tổ Bá Trượng, và là thầy truyền pháp của Tổ Lâm Tế. Ngài từng được Tổ Bá Trượng khen ngợi là một đệ tử xuất sắc, đại cơ đại dụng hơn cả thầy.
Một hôm Bá Trượng bảo chúng: “Phật pháp không phải là việc nhỏ, lão tăng xưa bị Mã Tổ quát một tiếng, đến ba ngày vẫn còn ù tai.” Nghe như vậy, Sư bỗng ngộ yếu chỉ, bấc giác le lưỡi.
Bá Trượng hỏi Sư: “Ở đâu đến?” Sư thưa: “Nhổ nấm núi Đại Hùng đến.” Bá Trượng hỏi: “Lại thấy đại trùng (con cọp) chăng?” Sư làm tiếng cọp rống, Bá Trượng cầm búa thủ thế. Sư tát Bá Trượng một cái, Bá Trượng cười to bỏ đi. Sau, Bá Trượng thượng đường bảo chúng: “Dưới núi Đại Hùng có con đại trùng, các ngươi nên xem. Lão tăng hôm nay đích thân gặp và bị nó cắn.”
Ngữ lục của ngài đã được một vị sư người Anh dịch ra tiếng Anh và xuất bản năm 1975. (The Transmission of Mind)
Sau khi viên tịch, ngài được vua Đường Tuyên Tông sắc phong hiệu là Đoạn Tế Thiền Sư. Chính vị vua này thủa nhỏ đi tu, làm sa di, đã từng bị ngài bạt tai để phá cái tâm chấp “Không cần lễ Phật “. Cũng như đệ tử Ngài là Tổ Lâm Tế thì lại phá cái tâm thấp “nhất định phải lễ Phật” của một vị viện chủ, vì Phật Pháp là pháp Bất Nhị, không được chấp vào một bên là còn ở trong vòng tương đối, biên kiến.
Lời dạy bảo của Ngài rất có giá trị đối với người tham thiền.
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
Lời nói đầu cuả dịch giả
Truyền Tâm Pháp Yếu
Tác giả: Hoàng Bá Hy Vận
Dịch giả: Thích Duy Lực
Tức Tâm là Phật,
Bản pháp vốn vô pháp,
Vô pháp cũng là pháp.
Nay phó chúc vô pháp,
Pháp pháp đâu là pháp.
Qúy vị độc giả bắt đầu đọc những trang đầu tiên sẽ cảm thấy những lời vấn đáp rất lạt lẽo, không có chút mùi vị gì cả. Ấy là cốt tủy của Thiền vốn như thế. Nếu độc giả đọc đến chỗ cảm thấy không hiểu không biết thì nên nhìn thẳng chỗ không hiểu không biết đó xem cái đó là tại sao? Cái “không biết tại sao?”đó thiền tông gọi là nghi tình. Cái nghi tình này nếu giữ được mãi sẽ đưa qúy vị đến chỗ giác ngộ thành Phật. Xin chớ nên giải theo lời văn để đóng bít cửa ngộ. Nếu quí vị đọc tiếp thì sẽ phát hiện ra nhiều điều hay bất ngờ.
Thích Duy Lực
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
Khi đi đến núi Thiên Thai giữa đường gặp một vị Tăng, nói chuyện với nhau như quen biết đã lâu. Nhìn kỹ thấy ánh sáng con mắt Tăng ấy chói ngời. Cùng đi chung đến một con sông, nhằm lúc mực nước sông dâng cao nên phải chống trượng dừng lại. Tăng ấy rủ Sư cùng qua sông. Sư nói :
_ Ông qua được thì tự qua.
Tăng ấy liền bước đi trên mặt sông giống như đi trên đất bằng, rồi quay đầu lại kêu Sư :
_ Qua đây! Qua đây!
Sư hét rằng :
_ Ông tự liễu này ! (tự liễu : chỉ tự độ mình) Nếu tôi biết trước sẽ chặt chân ông.
Tăng ấy lại tán thán rằng :
_ Thực là pháp khí đại thừa, ta chẳng thể so bằng.
Nói xong liền biến mất.
-------------
Sư đến kinh đô Lạc Dương khất thực từng nhà. Có một bà lão ra cổng nói :
_ Cho bao nhiêu cũng không thấy đủ!
Sư nói :
_ Cụ chưa bố thí sao lại trách tôi như thế!
Bà lão cười rồi đóng cổng lại. Sư ngạc nhiên, xin được nói chuyện với bà lão. Lời bà lão cũng như phát thuốc đúng bệnh của Sư. Lát sau từ giã, bà lão bảo rằng :
_ Nên đi xứ Nam Xương tham bái Mã Tổ.
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
Sư đến Nam Xương thì Mã Tổ đã thị tịch, liền chuyển sang Thạch Mông bái tháp Mã Tổ. Khi ấy Bá Trượng Thiền Sư đang ở nhà lá bên cạnh tháp, Sư bèn tham bái Bá Trượng, Trượng nói :
_ Đường đường nguy nga từ phương nào đến?
_ Đường đường nguy nga từ Lãnh Nam đến.
_ Đường đường nguy nga muốn làm việc gì?
_ Đường đường nguy nga chẳng vì việc khác. Rồi lễ bái.
Sư hỏi :
_ Tông thừa từ xưa chỉ thị như thế nào?
Trượng im lặng giây lâu.
Sư nói :
_ Chẳng nên bảo người đời sau dứt tuyệt đi.
Trượng nói :
_ Tưởng ngươi là một con người.
Rồi bỏ đi về phòng.
Sư theo sau đi vào phòng nói :
_ Ông ta đặc biệt đến đây.
Trượng nói :
_ Nếu vậy thì sau này không được cô phụ ta.
Một hôm, Bá Trượng nhắc lại cái công án tái tham Mã Tổ bị hét (1), Sư ngay đó lãnh ngộ.
GHI CHÚ :
(1) Công án Bá Trượng tái tham Mã Tổ bị hét.
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
Đang đứng bên cạnh Tổ, Tổ nhìn phất trần nơi góc thiền sàng.
Trượng nói : Tức dụng này, lìa dụng này.
Tổ nói : Ngươi về sau sẽ mở miệng dạy người như thế nào?
Trượng lấy phất trần dựng đứng.
Tổ nói : Tức dụng này, lìa dụng này.
Trượng treo phất trần lại chỗ cũ. Tổ bỗng oai hùng hét một tiếng lớn, khiến cho Bá Trượng điếc lỗ tai ba ngày.
Khi Hoàng Bá vừa nghe kể lại đến đây liền le lưỡi bất giác đại ngộ.
----------
Một hôm Bá Trượng hỏi Sư :
_ Đi đâu mới về đây?
Sư nói :
_ Dưới núi Đại Hùng hái nấm mới về.
_ Có gặp con hổ không?
Sư liền kêu tiếng hổ.
Trượng cầm búa làm cái thế chém. Sư liền bạt tai Bá Trượng Bá Trượng mỉm cười rồi về phòng liền, sau đó thượng đường nói :
_ Dưới núi Đại Hùng có một con hổ, các ngươi hãy để ý xem. Lão già Bá Trượng hôm nay đã đích thân bị cắn một cái.
-----------
Một hôm. Bá Trượng vì phổ thỉnh (mời tất cả chúng cùng đi làm ) đi khai khẩn ruộng về. Trượng nói :
_ Khai khẩn ruộng chẳng phải dễ.
Sư nói :
_ Theo chúng làm việc.
_ Làm phiền dụng đạo.
_ Đâu dám từ chối lao nhọc.
Trượng hỏi :
_ Khai khẩn được bao nhiêu ruộng?
Sư đem cuốc cuốc đất ba cái. Trượng liền hét, Sư bịt tai bỏ đi.
Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã
chimvacgoidan (06-07-2018),Thanh Trúc (06-08-2018)
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)