DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3
  1. #1
    Avatar của honglien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    122
    Thanks
    82
    Thanked 79 Times in 54 Posts

    Thiền Sư Hổ Phách (Thiền sư Việt Nam tại Thái Lan)



    Thiền Sư Hổ Phách




    Thiền Sư Hổ Phách Lưu Lại Nhục Thân Xá Lợi Trong Tư Thế Chắp Tay Niệm Phật.

    Hiện nay, tại Thái Lan, ngoài nhục thân xá lợi của Thiền sư Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có nhục thân xá lợi của Thiền sư Hổ Phách tại thất Khánh Thọ(1) thuộc tỉnh Kanchanaburi, cách thủ đô Bangkok hơn 100km.

    Tiểu sử của Thiền sư Hổ Phách, được ghi bằng Hán văn, dựng ngay trong Tổ đường, nơi thờ nhục thân của ngài tại thất Khánh Thọ. “Thiền sư Hổ Phách tên là Trần Xuân Dụ, phụ thân tên Trần Chiếm và mẫu thân tên Lâm Đức Ma. Ngài là huynh trưởng trong gia đình có ba anh em trai. Ngài sinh tại tỉnh Kanchanaburi vào năm Phật lịch 2447 tức năm Giáp Thìn (1904). Năm 11 tuổi, xuất gia tại chùa Khánh Thọ (2) , thờ Hòa thượng Bạch Ngọc (3) làm bổn sư. Thiền sư Hổ Phách một đời từ bi thương người, chuyên tâm tu học, chăm chỉ hành thiền, không giữ tài vật, xả bỏ tất cả, trường trai thanh tịnh, chuyên cần tụng niệm, luôn nhập thiền định, cầu sớm ngộ đạo, liễu thoát sinh tử, quyết tâm trừ bỏ tất cả dục tình; do đó đạt được trí tuệ, đạo đức, Phật tử xa gần tôn sùng quy ngưỡng. Vào ngày 1 tháng 2 năm Phật lịch 2493 tức ngày 15 tháng 12 năm Kỷ Sửu (1949), tại thất Khánh Thọ này, Thiền sư Hổ Phách viên tịch một cách nhẹ nhàng như người đang ngủ, hưởng dương 46 tuổi, xuất gia hành đạo được 35 năm. Sau khi ngài viên tịch được 7 ngày, môn đồ đặt kim quan của ngài tại thất Khánh Thọ này, định ba năm sau tổ chức lễ hỏa táng. Nhưng ba năm sau, khi mở nắp kim quan, thân của Thiền sư không bị hủy hoại, da thịt khô sáng, mắt hơi mở, tượng giống như hồi còn sinh tiền không khác. Thiện tín xa gần đều đến tham quan và tất cả đều công nhận rằng Thiền sư Hổ Phách tu hành đắc đạo, đạt được diệu quả. Ban quản lý thất Khánh Thọ cùng nhau bàn bạc, cuối cùng quyết định phủ vàng lên nhục thân của ngài và thờ nhục thân của ngài tại Tổ đường này”.

    Trên đây là tiểu sử của Thiền sư Hổ Phách tại thất Khánh Thọ. Tiểu sử này quá sơ sài, không cho chúng ta biết nhiều về hành trạng cũng như lý do tại sao ngài lại viên tịch tại thất chứ không phải là chùa Khánh Thọ, nơi ngài xuất gia và sự khác nhau thế nào giữa chùa Khánh Thọ và thất Khánh Thọ. Rất may, vì Thiền sư mới viên tịch cách nay khoảng 60 năm nên chắc chắn còn có nhiều người đang sống biết về hành trạng của ngài. Chúng tôi tìm gặp và được nghe Hòa thượng trụ trì chùa Sắc tứ Cảnh Phước ở Bangkok, Thái Lan, là đệ tử út của Thiền sư Hổ Phách kể về cuộc đời bổn sư của mình.



  2. The Following User Says Thank You to honglien For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-06-2018)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Với tôi thiền đâu có phức tạp đến thế
      Gửi bởi masterlogin trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 05-28-2017, 05:46 PM
    2. Thiền Ngôn Cùng Nhạc Thiền Tĩnh Tâm Hay Nhất 2017 - Meditation
      Gửi bởi nhacthien trong mục Âm nhạc Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 05-13-2017, 10:14 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài cuối: 11-06-2016, 08:24 PM
    4. Pháp Đại Hoàn Thiện
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 10-18-2015, 09:18 PM
    5. Cậu Bé Ngồi Thiền
      Gửi bởi lamebay trong mục Gương sáng tu học Phật pháp
      Trả lời: 4
      Bài cuối: 08-19-2015, 08:41 AM
  4. #2
    Avatar của honglien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    122
    Thanks
    82
    Thanked 79 Times in 54 Posts


    Theo Hòa thượng trụ trì chùa Cảnh Phước: “Thiền sư Hổ Phách là người Việt, tuy sinh trưởng tại Thái Lan nhưng rất thông thạo tiếng Việt, xuất gia với Hòa thượng Bạch Ngọc tại chùa Khánh Thọ. Phái Annam Nikaya (4) tại Thái Lan ngày xưa không có nhiều Tăng sĩ nên sau khi vị trụ trì của một ngôi chùa nào đó viên tịch thì chùa thỉnh chư Tăng từ các chùa khác đến trụ trì. Cho nên khi Hòa thượng trụ trì chùa Hội Khánh (5) viên tịch, bổn sư cử Thiền sư đến đây làm trụ trì. Sau đó, các Hòa thượng lại cử Thiền sư đến trụ trì chùa Sắc tứ Khánh Vân (nơi đang thờ nhục thân của Thiền sư Phổ Sái). Rồi ngài lại được Hòa thượng Giác Mẫn cử về trụ trì chùa Long Sơn nhưng không nhận chức vị trụ trì, ngài chỉ xin được ở trong chùa như một vị Tăng sĩ bình thường và chuyên tâm hành đạo. Tại chùa Long Sơn, hàng ngày ngài lấy việc tụng Kinh, bái sám và hành thiền làm thời khóa chính. Trong thời gian này ngài cũng thường xuyên nhập thất để tọa thiền và niệm Phật, không giao tiếp với bất cứ ai. Khi nào chùa có việc gì quan trọng thì viết giấy gởi vào thất cho ngài. Nhận thấy chùa Long Sơn không phù hợp với việc tu học của mình nên cuối cùng ngài xin về thất Khánh Thọ. Tại đây, ngài nhập thất, hàng ngày tụng Kinh, niệm Phật, tọa thiền, chỉ ăn mỗi ngày một bữa vào giờ Ngọ, do thị giả mang vào thất. Trong thời gian cư ngụ tại chùa Long Sơn, dù ngài thường xuyên nhập thất nhưng lại giúp cho rất nhiều chư Tăng, Phật tử Việt cũng như Thái về mặt phong thủy trong xây dựng chùa hoặc nhà. Ngài chỉ ở trong thất, ghi trên giấy phương hướng, ngày giờ, tuổi tác xây dựng v.v... Đây là điều hiếm có nên chư Tăng và Phật tử cho rằng ngài đã chứng quả A la hán. Sau khi ngài viên tịch một tuần, da thịt của ngài không đông cứng lại mà vẫn mềm mại như người đang sống, trong tư thế ngồi chắp tay niệm Phật. Do đó các đệ tử của ngài dùng dây cột vào bụng ngài để giữ thăng bằng, giúp cho nhục thân ngài có thể ngồi bền vững (6) , sau đó đóng một quan tài hình trụ để quàn nhục thân của ngài tại thất Khánh Thọ. Hai năm sau khi mở quan tài hình trụ ra để nhập tháp thì thấy nhục thân của ngài vẫn còn nguyên vẹn trong tư thế ngồi chắp tay niệm Phật. Phật tử xa gần đến đảnh lễ và biết ngài đã đắc quả nên thờ nhục thân của ngài tại Tổ đường thất Khánh Thọ cho tới ngày nay”.



  5. The Following User Says Thank You to honglien For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-06-2018)

  6. #3
    Avatar của honglien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    122
    Thanks
    82
    Thanked 79 Times in 54 Posts


    Theo hai nguồn tư liệu trên, chúng ta biết được Thiền sư Hổ Phách tuy sanh ở Thái Lan nhưng nói thông thạo tiếng Việt. Chỉ muốn chuyên tâm hành đạo nên tuy được cử làm trụ trì nhiều ngôi chùa nhưng ngài đều từ chối, cuối cùng chọn thất Khánh Thọ làm nơi hành đạo và viên tịch tại đây. Nhục thân của ngài ngày nay được phủ một lớp vàng bên ngoài7 có lẽ do phần bụng bị hư hoại. Nhưng điều đặc biệt, tư thế ngồi của ngài hoàn toàn khác tư thế ngồi của các nhục thân mà chúng ta biết được. Nhục thân của các vị cao tăng đắc đạo chúng ta biết được từ trước đến nay ngồi theo tư thế thiền định kiết già hoặc bán già, còn tư thế ngồi của Thiền sư Hổ Phách là chắp tay niệm Phật. Như vậy, ngài viên tịch trong khi đang niệm Phật và vãng sanh.

    CHÚ THÍCH :

    1. Tên chữ Hán của thất Khánh Thọ là Khánh Thọ đường. Tuy nhiên, ngày nay cũng trở thành chùa. Nhưng để phân biệt với chùa Khánh Thọ nơi ngài Hổ Phách xuất gia, chúng tôi gọi nơi tôn thờ nhục thân của ngài là thất Khánh Thọ.

    2. Chùa Khánh Thọ nếu nói đủ là Sắc tứ Khánh Thọ tự, thuộc tỉnh Kanchanaburi, cách thất Khánh Thọ (nơi thờ nhục thân của ngài Hổ Phách) khoảng 30km.

    3. Hòa thượng Bạch Ngọc có hình thờ tại chùa Khánh Thọ và theo bài vị ghi tại Tổ đường thì Hòa thượng Bạch Ngọc thuộc đời thứ 43 tông Tào Động. Do vậy, ngài Hổ Phách thuộc đời 44 tông Tào Động.

    4. Chỉ cho các ngôi chùa Việt Nam (Bắc tông) tại Thái Lan. Ngày nay thống kê có 17 ngôi chùa nhưng không còn vị trụ trì nào là người Việt.

    5. Chùa Hội Khánh trước kia gần con sông Chaophraya của Bangkok. Theo lời của Hòa thượng trụ trì chùa Cảnh Phước thì đa số các ngôi chùa Việt Nam ở Thái Lan đều nằm gần những con sông (chùa Khánh Thọ cũng nằm gần sông) để tiện liên lạc với Việt Nam.

    6. Chính vì điều này mà sau này phần bụng của ngài bị hư hoại, không còn nguyên vẹn. Nhìn vào tấm hình chụp nhục thân của ngài ba năm sau khi viên tịch sẽ thấy phần bụng của ngài không còn nguyên vẹn.

    7. Trong khi nhục thân của Thiền sư Phổ Sái tại chùa Khánh Vân thì còn được giữ nguyên theo trạng thái nguyên thủy tức không phủ vàng như nhục thân Thiền sư Hổ Phách, không phủ lớp sơn như nhục thân của hai ngài Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường (ở Việt Nam).


    THÍCH GIÁC DŨNG



  7. The Following 2 Users Say Thank You to honglien For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-06-2018),uubatac (06-09-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •