ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 59, 60.
Diệu lý của Phật rất là viên mãn, rất nhất nguyên.
Nó ban sơ phủ định cảm giác, cho cảm giác là
hư vọng nên phủ định nó, nhưng cái cội nguồn
hư vọng này chẳng phải lỗi của bản thân cảm giác
mà do bị vô minh che khuất. Khi màn đen vô minh
mở ra thì hư vọng tiêu diệt, lúc ấy cảm giác tức
đồng với lý tánh nghĩa là với Phật tánh chẳng
khác. Cho nên cảm giác với Phật tánh ban sơ mặc
dù phân chia cuối cùng vẫn đồng một thể.
Cái cửa ải khó khăn của nhà triết học Hy-Lạp
và Tây Phương ở nơi sau khi siêu việt cảnh giới
cảm giác nhập vào cảnh giới tư tưởng thuần túy
rồi lại đọa trở lại trong gông cùm của cảnh giới
cảm giác nữa.
Phật thì siêu việt hai cảnh giới này và đạt đến
chỗ cảnh giới mà triết gia Tây Phương chưa thể
đến tức là cảnh giới Phật tánh vậy.
--------
Sau khi chứng ngộ tất cả cảm giác tư tưởng đều
không lìa Phật tánh, nên nói : “Duy có kẻ chứng
với kẻ chứng mới biết được.”
Về cảnh giới biểu thị trong Kinh và Ngữ lục Tổ
sư hoặc nói hoặc nín, kẻ chứng thì thấu hiểu rõ
ràng, kẻ chưa chứng thì suy nghĩ mãi cũng không
hiểu, cũng như phương pháp “Niêm hoa thị chúng”
của Phật và “hét gậy chửi mắng” của Tổ Sư đều vậy.
Có vô thủy vô minh rồi mới có nhất niệm vô minh
cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh
là Tương đối, có niệm thứ nhất thì có niệm thứ
nhì, có niệm thứ ba v.v…., cho đến cái niệm vô
cùng vô tận, nghĩa là từ Tương đối sanh ra vô
số Tương đối. Cho nên Tương đối là chẳng thể
cùng tận, không có chỗ dứt, chẳng thể truy cứu
như cái vòng tròn chẳng có đầu mối nên gọi là luân hồi.
59 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 60 Dai Thua Tuyet Doi.jpg