DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 4567 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 68
  1. #51
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    28. Đại Thừa Tuyệt Đối (3)

    Học giả Tây Phương xưng Phật pháp là Buddistic
    Nihlism (Thuyết Hư Vô của Đạo Phật) tức là bằng
    chứng nhận lầm phương pháp của Tiểu thừa cho
    là toàn diện của Phật pháp. Kỳ thực trung tâm
    tư tưởng của Phật pháp là Bản thể Tuyệt đối chân
    thật chẳng phải quan niệm hoặc tượng trưng, cũng
    như một vật cụ thể rất chân thật có thể dùng tay
    cầm nắm được cho nên Phật Thích Ca gọi nó là
    Thực tướng, nay đem Thực tướng xem thành hư
    vô, há chẳng phải hoàn toàn trái ngược ư !
    Đối với người Trung thừa lọt nơi hư vô, Tiểu
    thừa diệt dục dứt lục căn, Phật Thích Ca luôn
    luôn chỉ trích mắng họ vô dụng như “tiêu nha
    bại chủng” – hạt lúa bị cháy không thể làm giống
    được nữa, ý là muốn họ vượt qua hư vô để tiến
    lên Đại thừa.




    --------

    29. Đại Thừa Tuyệt Đối (4)

    Phật Thích Ca thường dùng khẩu hiệu “đại vô
    úy, sư tử rống” hiệu triệu quần chúng và thúc
    đẩy môn đồ khiến họ dũng mãnh tiến tới cho
    đến quốc độ Tuyệt đối cuối cùng, rồi cả thế giới
    ô uế đều biến thành thế giới trong sạch tự do
    bình đẳng, chẳng tiếc hy sinh tất cả để đạt đến
    mục đích này. Hành vi tích cực như thế có lẽ
    nào bị xem là tiêu cực!
    .........

    Hiện tượng (hiểu lầm) này sanh ra rồi cũng phải bị phủ
    định, chẳng dính dáng với trung tâm tư tưởng
    của Phật bởi vì sự trang nghiêm của tự tánh
    không một ảnh tượng nào của tương đối có thể
    ô nhiễm được.






    28 Dai Thua Tuyet doi.jpg 29 Dai Thua Tuyet doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  2. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-20-2021)

  3. #52
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 30, 31, 32

    Thực ra sai lầm của A. Schopenhauer là vì
    xem Tiểu thừa của Phật pháp cho là toàn
    diện của Phật pháp, ông chỉ biết phủ định
    tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất
    cả, nên ông bị chữ Vô cuốn ngã đọa vào
    hầm sâu đen tối mênh mông. Ông ấy tiếp
    thụ khổ quán của Tiểu thừa mà chủ trương
    phủ định dục vọng, phủ định tất cả, xem
    giống như hình thức Đông Phương, nhưng
    ông không tiếp thụ phương pháp dứt lục
    căn của Tiểu thừa, ông không chịu đóng bít
    cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ
    thuật âm nhạc để mong đắc Niết Bàn nghĩa
    là lại trở thành hình thức Tây Phương vậy.




    --------


    Người Tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người
    Tây Phương xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ
    không dám đi theo thử, mà lại dùng một cách khác
    với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì
    cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt
    đến Niết Bàn của tuyệt đối.
    Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm
    vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học
    Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.
    Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu,
    khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy
    vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh
    bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa
    là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy.




    -------------


    Người Tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc
    về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp
    tối cao. Người Tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng
    bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn
    cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh
    thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn
    duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông
    bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy
    nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng
    chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không
    gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời,
    thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch
    diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong
    cảnh định của Tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té
    trở lại trong gông cùm của tự ngã.





    30 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 31 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 32 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  4. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  5. #53
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 33, 34

    Người Trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã
    để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng
    biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên
    họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem
    nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ
    tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn
    tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ,
    là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng
    nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá,
    mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả.
    (Cái Vô của Arthur Schopenhauer chẳng
    qua là cái Vô trên lý luận, còn cái Vô của
    Trung thừa này là cái Vô trên thực nghiệm).




    --------


    Cái cảnh giới Vô do thực nghiệm sở đắc này tức
    là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới
    này giống như thuần nhất cho nên nhiều người
    nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của Tuyệt
    đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn
    còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao
    gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu
    giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền
    phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô
    thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương
    đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là Thể
    một là Dụng, một là tịnh một là động, từ Thể khởi
    Dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể
    là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh
    có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng,
    Bản thể Tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động
    phi tịnh.






    33 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 34 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  6. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  7. #54
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 35, 36

    Cái bản thể tuyệt đối cuối cùng này nếu chẳng
    phải chân thật đạt đến thì những lời nói kể trên
    đều biến thành hư vọng suông mất rồi. Nhưng
    tôi dám quả quyết rằng cái bản thể tuyệt đối là
    chân thật có thể chứng nhập. Phật Thích Ca đã
    đích thân chứng nhập bản thể này, về sau có rất
    nhiều tổ sư, hành giả cũng dùng phương pháp
    của Phật Thích Ca và đã chứng nhập Bản thể Tuyệt
    đối này, có Kinh điển đại thừa và Tổ sư ngữ lục
    để chứng minh đời nào cũng có chư tổ Kiến Tánh
    Thành Phật cho đến cá nhân tôi sở dĩ dám cả gan
    trình bày như thế cũng là vì sở chứng của tôi với
    sở chứng của Phật Thích Ca hoàn toàn đồng nhất.




    --------


    A. Schopenhauer chỉ biết cảnh giới cuối cùng
    là vô ý chí, vô quan niệm, vô thế giới, ấy là nhận
    lầm cảnh giới vô thủy vô minh cho là cảnh giới
    Tuyệt đối cuối cùng mà chẳng biết khi chứng nhập
    Tuyệt đối rồi thì ý chí, quan niệm, thế giới đều
    được khẳng định trở lại, đều là tồn tại của Tuyệt
    đối.
    Lịch đại tổ sư thường dùng hét gậy chửi mắng
    cũng để biểu thị Tuyệt đối. Các ngài gặp mặt trình
    nhau trọn vẹn đưa ra, chỉ đáng tiếc là ông không
    chịu thừa đương, chẳng thể lãnh ngộ mà thôi. Ví
    như Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của
    Đại thừa Tuyệt đối truyền lại cho người đời sau,
    ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng
    qua, nếu ông không chịu theo phương pháp ấy
    thực hành thì cũng như có chìa khóa mà không
    chịu mở khóa rương thì làm sao đắc được bảo vật
    trong rương vậy.





    35 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 36 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  8. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021),hoatihon (11-23-2021)

  9. #55
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 37, 38

    Hai câu danh tiếng: “Sắc tức thị không, Không
    tức thị Sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thường
    bị một số người hiểu lầm lạm dụng dẫn chứng
    giải thích bậy bạ. Theo đúng ý Kinh là: “Hiện
    tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng”,
    bởi vì lúc ấy tất cả hiện tượng và sắc chất chướng
    ngại đều biến thành Tuyệt đối mà chẳng thể phân
    chia, tinh thần và vật chất đến đây đều biến
    thành bản thể của tuyệt đối, duy tâm luận với
    duy vật luận đến đây mới bỏ hết oán thù từ xưa
    nay, hai phái hoan hỉ hòa hợp thành một chẳng
    còn gì khác biệt nữa. Ấy là công lao vĩ đại của
    Phật Thích Ca nay tôi trình lại với đại chúng
    xem cho minh bạch.




    --------


    Thiền tông cũng là từ Tương đối tiến
    vào Tuyệt đối, là pháp thiền rất trực
    tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định,
    chỉ có một phủ định sau cùng, tức là
    phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy
    vô minh thẳng vào quốc độ Tuyệt đối
    Chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào
    Tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết
    ấy ông lại có thể biết được những lời nói
    cử chỉ kỳ lạ như hét gậy chửi mắng v.v.....
    vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của
    Tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn
    sự vạn vật đều trở nên Tuyệt đối, đều
    được khẳng định lại vậy.





    37 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 38 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  10. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  11. #56
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 39, 40

    Triết học Tây Phương chỉ có hai giai
    đoạn ngã chấp, pháp chấp ở trong phạm
    vi nhất niệm vô minh tức là tư duy và
    ý niệm. Tư duy ý niệm đều là hóa thân
    của nhất niệm vô minh cũng là tác dụng
    của bộ não.
    Mục đích của Triết học Tây Phương ở
    nơi truy cứu lý, tìm hiểu biết nên không
    chịu lìa nhất niệm vô minh, tại vì hễ vào
    phạm vi vô thủy vô minh thì cảm thấy
    mênh mông trống rỗng chẳng có lý gì
    để truy cứu chẳng có điều hiểu biết gì
    để tìm, trái với mục đích của họ. Nên
    nhà triết học Tây phương từ xưa nay
    chưa ai tiến vào cảnh giới vô thủy vô
    minh, không vào cảnh giới vô thủy vô
    minh thì chẳng thể phá vỡ không chấp
    cũng chẳng thể tiến vào Tuyệt đối.






    --------


    Các thứ học thuyết của khoa học Triết
    học tung ra đủ thứ đủ loại, bề ngoài so
    với Phật pháp hình như phong phú hơn,
    nhưng đều thuộc về chân lý Tương đối,
    chẳng ai đạt đến Tuyệt đối, vì bản thân
    của nhất niệm vô minh chính là Tương đối
    Phật pháp vì xét thấy nhất niệm vô minh
    hư huyễn chẳng thật nên siêu việt nhất
    niệm vô minh thẳng vào giai đoạn vô thủy
    vô minh rồi lại phủ định giai đoạn vô
    thủy vô minh để đạt đến Bản thể Tuyệt
    đối cho nên nhà Phật rất chú trọng phương
    pháp thực hành.
    Giai đoạn ngã chấp là giai đoạn Tiểu
    thừa, người Tiểu thừa cho ngã với thế
    giới vạn vật đều là thật có, .....





    39 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 40 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  12. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  13. #57
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 41, 42

    Họ xem thế giới vạn vật đều ở trong quá
    trình thành trụ hoại không, còn loài
    người thì ở trong quá trình sanh-trụ-dị-
    diệt, tuần hoàn không dứt. Ở đây họ phát
    hiện cội nguồn của Tương đối, nghĩa là
    tất cả đều ở nơi sanh thành và hoại diệt,
    ấy là mâu thuẫn tự nhiên, là vô thường.
    Tất cả mâu thuẫn và vô thường sanh ra
    khổ não và bất an. Họ muốn vượt qua
    vòng này cho nên mong cầu “thường”,
    mong cầu bất sanh bất diệt, đối với nhân
    sanh thì mong cầu liễu sanh thoát tử.
    Họ cho rằng muốn giải thoát sự mâu
    thuẫn và khổ não của sanh tử duy có
    phủ định tự ngã, muốn phủ định tự ngã
    duy có đoạn diệt lục căn vì tất cả khổ
    não đều do lục căn chiêu tập vào vậy.




    --------


    Nhà Triết học Hòa Lan Benedick, Baruch
    de Spinoza (1632-1677) cho rằng : “Muốn
    nghiên cứu hình thái tư duy nhất định của
    tinh thần con người trước tiên cần phải
    nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể.”.
    Việc này so với người Tiểu thừa đem khổ
    não quy về trên lục căn là có chỗ giống
    nhau vậy.

    Giai đoạn Tiểu thừa này thành lập quá
    trình nhận thức là sắc thọ tưởng hành
    thức, gọi là ngũ uẩn, cũng là lấy vật làm
    đối tượng. Sắc tức là hiện tượng tự nhiên
    của ngoại cảnh, Thọ là lục căn thu nhiếp
    hiện tượng tự nhiên vào, tưởng là chịu
    ảnh hưởng rồi sanh khởi tư tưởng, hành
    là do tư tưởng mà hành động, thức là do
    kinh nghiệm hành động mà được nhận
    thức.





    41 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 42 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  14. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  15. #58
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 43, 44

    Phương pháp dứt lục căn tức là đóng
    bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến
    trong tâm thanh thanh tịnh tịnh chẳng
    bị ảnh hưởng bên ngoài. Hiện tượng
    bên ngoài là mâu thuẫn xung đột, đã
    chẳng vào được tức là không có “Thọ”,
    đồng thời đem ý căn ngưng lại thì không
    có “Tưởng”. Lúc này trong tâm chỉ còn
    nhất niệm thanh tịnh, nhất niệm này tức
    là nhất niệm vô minh, nó dù tạm thời
    ngưng lại nhưng vẫn chẳng thoát khỏi
    tác dụng của cơ thể, phải chịu hạn chế
    của thời gian. Cho nên người Tiểu thừa
    nhập định dù trải qua bao nhiêu thời
    gian đi nữa cũng chẳng thể duy trì mãi,
    cần phải xuất định, huống là khi đóng
    bít các cửa lục căn vẫn cần phải có một
    niệm thanh thanh tịnh tịnh để duy trì
    nó cũng là việc cần phải ra sức.




    --------


    Hễ xuất định thì đọa trở lại trong gông
    cùm tư tưởng cảm giác của tự ngã, cho
    nên người Tiểu thừa mặc dù muốn phủ
    định ngã chấp nhưng kết quả vẫn không
    thể vượt ra ngoài phạm vi của ngã chấp.
    Nhà triết học Hy Lạp Plato chia ra hai
    thứ hiện thực, một thứ là thế giới cảm
    giác của Tương đối, một thứ khác là thế
    giới lý niệm của Tuyệt đối (kỳ thực thế
    giới lý niệm vẫn là Tương đối, chưa vượt
    qua phạm vi nhất niệm vô minh). Ông
    mong siêu việt thế giới cảm giác mà tiến
    vào thế giới lý niệm nhưng ông chẳng
    có cách nào vĩnh viễn sinh tồn nơi thế
    giới lý niệm của ông, kết quả vẫn đọa lại
    gông cùm của thế giới cảm giác.





    43 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 44 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  16. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  17. #59
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 45, 46

    Cái mong cầu siêu việt cảm giác đó cũng
    giống như người Tiểu thừa. Người Tiểu
    thừa đem cánh cửa tư tưởng cảm giác
    hoàn toàn đóng bít mà Plato thì ở trong
    tư tưởng khai thác một thế giới khác để
    mong làm chỗ giấu thân. Nhưng nói đúng
    sự thực thì thế giới của ông vẫn còn ở
    trong phạm vi nhất niệm vô minh, chẳng
    qua chỉ là từ đầu này (cảm giác) chạy
    qua đầu kia (lý niệm), rốt cuộc vẫn chưa
    ra khỏi “chuồng người”.
    Cho nên phương pháp phủ định ngã chấp
    của Tiểu thừa đã thất bại, phải đến bàn
    tay người Trung thừa phương pháp phủ
    định ngã chấp mới được hoàn thành.




    --------


    Giai đoạn pháp chấp: người Trung thừa
    xét thấy sự hướng ngoại quan sát là không
    đúng, cái kết quả đoạn dứt lục căn của
    Tiểu thừa chẳng thể siêu việt phạm vi
    nhất niệm vô minh, do đó quay đầu lại
    hướng trong tâm quan sát thấy tất cả
    Tương đối đều từ nhất niệm vô minh sanh
    khởi. Giữa các thứ đối lập có một sự
    tác dụng liên kết làm nhân duyên với
    nhau, ly hợp vô thường, khi hợp thì sanh
    khi ly thì diệt, ví như cơ thể do tứ đại
    và ngũ uẩn hợp thành, tứ đại ngũ uẩn
    ly tán thì cơ thể liền tiêu diệt, cơ thể đã
    diệt thì cái ngã chẳng thể tồn tại, cho
    nên nói : “Tất cả vạn vật đều là “khởi
    duy pháp khởi, diệt duy pháp diệt”,
    ngoài nhân duyên ly hợp ra tất cả đều
    chẳng thể tồn tại.”





    45 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 46 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  18. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-28-2021)

  19. #60
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 47, 48

    Trung thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên
    để giải thích quá trình của nhân sanh
    (tức là vô minh – là nhất niệm vô minh
    chẳng phải vô thủy vô minh – duyên Hành,
    Hành duyên Thức, Thức duyên Danh
    sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục
    Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ
    duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên
    Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão
    Tử), mười hai nhánh này bao gồm quá
    trình tuần hoàn của tam thế (quá khứ,
    hiện tại, vị lai).
    Vô minh tức là nhất niệm vô minh (cũng
    gọi nhất niệm vọng động tánh, vì bất giác
    khởi niệm sanh ra các thứ hoạt động gọi
    là Hành, hai nhánh này là nhân sở tác
    của kiếp trước; Thức là do hành động
    mà tạo thành nghiệp thức, ví như thân
    trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai





    --------


    Danh Sắc là khi ở trong thai sắc thân
    chưa thành tựu, bốn uẩn Thọ, Tưởng,
    Hành, Thức chỉ có tên gọi chưa có sắc
    chất; Lục Nhập là chỗ nhập của lục trần
    tức là lục căn đã hoàn thành; Xúc là sau
    khi thai sanh ra lục căn tiếp xúc lục trần;
    Thọ là lãnh thọ tất cả hoàn cảnh, Năm
    nhánh này là quả sở thọ của đời này; Ái
    là đối với cảnh trần móng khởi ái dục;
    Thủ là do ái mà muốn chiếm có; Hữu
    có nghĩa là nghiệp, tức là kiếp này tạo
    nghiệp kiếp sau thọ báo, ba nhánh này
    là nhân sở tác của đời hiện tại; Sanh
    là tùy theo chủng tử nghiệp đã gieo đời
    nay mà thọ sanh đời sau; Lão Tử là khi
    đã có sanh ắt phải có lão tử, hai nhánh
    này là cái quả đời sau phải chịu. Đó là
    giải thích Thập Nhị Nhân Duyên theo
    thuyết xưa.





    47 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 48 Dai Thua Tuyet Doi.jpg
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
    Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
  2. Tuyển Tập Nhạc Thiền Phật Giáo
    Gửi bởi phuctoan trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 01-19-2016, 09:21 AM
  3. Đường Mây Qua Xứ Tuyết, bản dịch của Nguyên Phong
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 100
    Bài cuối: 10-10-2015, 07:15 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •