DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/7 ĐầuĐầu ... 23456 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 68
  1. #31
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nhà triết học Tây Phương đang sinh sống nơi thế giới tương đối, họ được mâu thuẫn tự nhiên của tương đối khơi động, lợi dụng toán học và vật lý học của tuyệt đối trong tương đối để phủ định vật chung quanh của tương đối, ấy là dùng phương pháp tương đối để phủ định tương đối vì họ chưa hoàn toàn biết rõ bản thân của Toán học và Vật lý học tức là tương đối. Nếu lìa khỏi thời gian không gian của tương đối thì Toán học và Vật lý học cho đến tất cả khoa học đều không thể hoạt động gì được nữa. Sau hết, khi Toán học và Vật lý học siêu việt thời gian không gian của tương đối tiến vào thời gian không gian của tuyệt đối, thì Toán học và Vật lý học tất cả đều thành Tuyệt đối. Lúc ấy bản thân của Toán học và Vật lý học tức là Tuyệt đối, hoàn toàn thoát khỏi bộ não ngu dại của con người mà tự tồn tại nơi vũ trụ của Tuyệt đối, họ do đó đắc được vĩnh sanh vậy.

    Tuyệt đối nguyên là đại diện cho Phật pháp Đại thừa ấy là tư tưởng tối cao của con người chẳng ai có thể vượt qua. Vì nó siêu việt không gian và thời gian nên trải qua muôn kiếp cũng như mới, vì nó chẳng lìa thời gian và không gian nên trong đời sống ứng dụng hàng ngày mà chẳng có chướng ngại. Nay muốn ở trong tự điển của Triết học Tây Phương để tìm một tên gọi cũng không thể được.

    Cái nhất nguyên luận của Tây Phương là nhất nguyên luận của tương đối, cái tuyệt đối luận của Tây Phương là tuyệt đối luận của tương đối, so với cảnh giới Tuyệt đối của Đại thừa Phật pháp thì chưa được đúng đắn. Duy có Tuyệt đối nhất nguyên của Đại thừa Phật pháp mới là Tuyệt đối luận chân chính.

    Muốn xem nó là bản thể luận thì không đúng, gọi nó là hình nhi thượng học cũng không đúng bởi vì ở cảnh giới tương đối: Chân như, bản thể và hiện tượng đã đồng một, hình nhi thượng (tư duy trừu tượng) với hình nhi hạ (hiện tượng cụ thể) cũng chẳng có khác biệt. Nói tóm lại, nào là duy tâm, nào là duy vật, nào là bản thể, nào là hiện tượng, nào là nhận thức, nào là nhân sinh v.v…. đều bao gồm hết trong đó chẳng thiếu sót, chúng ta chẳng có tên gì để gọi, tạm gọi nó là Tuyệt Đối Nhất Nguyên của Đại Thừa Phật Pháp vậy.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  2. The Following 3 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (06-07-2018),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  3. #32
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kết Luận Của Dịch Giả


    Ngài Nguyệt Khê là người đã kiến tánh, tịch năm 1965 ở Cửu Long, Hồng Kông. Đại Thừa Tuyệt Đối luận này tác giả có ý muốn giúp ích người Tây Phương, trong đó luận về pháp biện chứng của triết học Tây Phương, cho thấy hầu hết đều lẩn quẩn trong phạm vi tương đối tức là nhất niệm vô minh, cũng có người suy ra đến vô thủy vô minh, nhưng chưa có ai đạt đến chỗ tuyệt đối cuối cùng. Tất cả đều vì không biết đường lối thực hành, chỉ nhờ bộ não để suy lý mà thôi, nên Ngài Nguyệt Khê dùng pháp biện chứng của Phật Thích Ca để chứng minh và giới thiệu cách thực hành tức là pháp Thiền Trực Tiếp truyền từ Phật Thích Ca.

    Nếu người Tây Phương chịu theo đó thực hành thì sẽ được đả phá vô thủy vô minh mà tiến vào vũ trụ tồn tại tuyệt đối vậy.

    Ngoài ra, chúng tôi có ấn hành riêng Đường Lối Thực Hành và Cơ Bản Tham Tổ Sư Thiền là pháp Thiền trực tiếp của Phật Thích Ca đích thân truyền dạy, đọc giả có thể tìm xem (Từ Ân Thiền Đường có ấn tống).

    Chú Thích

    1. Ngã chấp, Pháp chấp, Không chấp :
    Chấp thật cái thân thể và sự suy nghĩ cũa bộ não là Ta gọi là Ngã chấp.
    Chấp thật vạn sự vạn vật trong vũ trụ pháp giới do ta hiểu biết được cho là có Thật Tánh Thật Tướng, gọi là Pháp Chấp.
    Phá được Ngã chấp, Pháp chấp, thấy tất cả đều không, chấp cái không này là thật Không gọi là Không Chấp.

    2. Chân Như :
    Là biệt danh của Tự Tánh, Tự Tâm. Chân thật đúng như bản thể của Tự Tánh Tự Tâm gọi là Chân Như.

    3. Trung Đạo : Nghĩa thường là không có nhị biên tương đối, nói sát nghĩa hơn là vô-sở-trụ, cũng như chẳng trụ nơi có, chẳng trụ nơi không, chẳng trụ nơi cũng có cũng không, chẳng trụ nơi chẳng có chẳng không, gọi là Trung Đạo.

    4. Phật Tánh : Phật nghĩa là giác ngộ, có tánh giác ngộ gọi là Phật tánh.

    5. Bồ Đề : là tiếng Phạn, dịch nghĩa là giác ngộ.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  4. The Following 3 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (06-07-2018),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  5. #33
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    6. Pháp môn Bất nhị :
    Bất nhị có nghĩa hiển bày thể dụng của Tự Tánh cùng khắp không gian và thời gian, chẳng thể dùng tư tưởng để suy lường nên vượt ra ngoài đối đãi và cũng chẳng phải Một. Pháp môn tu tập để đưa đến chỗ Bất nhị này gọi là pháp môn Bất nhị.

    7. Pháp Nhất thừa : tức là Phật thừa. Kinh Pháp Hoa nói chẳng hai cũng chẳng ba là nghĩa này vậy.

    8. Khổ quán : cho tất cả là khổ. Khổ tức nhiên là khổ rồi, vui lại làm nhân cho khổ nên cũng là khổ.

    9. Hoát nhiên đại ngộ : không có qua bộ óc lý giải mà chơn tâm đột ngột sáng tỏ, tự động hiểu biết đúng như thực tế trùm khắp không gian thời gian.

    10. Nhất niệm vô minh : từ nguồn gốc vô thủy vô minh (cũng là chỗ vô niệm của bộ óc) khởi lên một niệm gọi là nhất niệm vô minh.

    11. Vô thủy vô minh : nguồn gốc phát sinh ra ý thức phân biệt sai lầm gây tai hại từ lâu đời. Cũng là chỗ mịt mù đen tối.

    12. Bát Nhã : thể dụng của trí huệ Tự Tánh, không cần qua bộ óc tác ý, tự động tùy duyên hiện ra sức dụng gọi là Bát Nhã.

    13. Chân Ngã : tức là Tự Tánh, cũng gọi là chân như Phật tánh.

    14. Mười Phương chư Phật : tất cả Phật ở trong không gian.

    15. Vô dư Niết Bàn : Niết là không sanh, Bàn là không diệt. Bản thể của Niết Bàn cùng khắp không gian và thời gian chẳng còn chỗ nào lúc nào thiếu sót nên gọi là Vô dư Niết Bàn.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  6. The Following 3 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (06-07-2018),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  7. #34
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    16. Vô lậu giải thoát : lậu là tập khí phiền não. Chẳng còn phiền não được tự tại gọi là Vô lậu giải thoát.

    17. Phật nhãn : chiếu soi cùng khắp không gian thời gian không có chỗ nào lúc nào thiếu sót.

    18. Mở mắt chiêm bao : lúc ngủ chỉ một mình thức thứ 6 (ý thức) hoạt động hiện ra cảnh giới chiêm bao gọi là “nhắm mắt chiêm bao”. Lúc thức tỉnh thì thức thứ 6 cùng với tiền ngũ thức (gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức) đồng thời hoạt động hiện ra cảnh giới cuộc sống hàng ngày đều gọi là ở trong “mở mắt chiêm bao”.
    Nhắm mắt chiêm bao thì sau khi ngủ đủ rồi sẽ tự động thức tỉnh, còn "mở mắt chiêm bao" thì không bao giờ tự động thức tỉnh được, phải tham thiền đến Kiến Tánh mới được thức tỉnh, cũng gọi là Giác Ngộ.

    19. A-Lại-Da-Thức : cũng gọi là thức thứ 8 hay Tạng Thức (Tạng là kho chứa) chuyên chứa các thứ chủng tử của vạn sự vạn vật.

    20. Tham thoại đầu : Thoại là lời nói, khi chưa nổi niệm muốn nói là thoại đầu, nếu đã nổi niệm muốn nói dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vĩ rồi. Như vậy thoại đầu tức là khi một niệm chưa sanh. Tham là nghi, nghi là không hiểu không biết. Nếu một việc gì đã hiểu biết rồi thì hết nghi, hết nghi tức là không có tham.Vậy tham thoại đầu tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh, không biết đó là cái gì, Thiền Tông gọi là nghi tình, có nghi tình mới được gọi là tham thoạI đầu. Do nghi tình này đưa đến chỗ Giác Ngộ gọi là Kiến Tánh thành Phật.

    21. Định-huệ-bình-đẳng : Định là thể, huệ là dụng. Tâm chẳng loạn là định, dụng chẳng sai là huệ. Khi định thì tự động hiện ra huệ, lúc huệ thì phải ở trong định, tức là ngoài định không có huệ, ngoài huệ không có định, cho nên nói "định huệ bình đẳng".

    22. Bồ Tát : theo tiếng Phạn là Bồ Đề Tát Đỏa, nói tắt là Bồ-Tát nghĩa là giác ngộ hữu tình. Hữu tình được giác ngộ mới có thể lìa khổ được vui, chuyên độ cho chúng sanh lìa khổ được vui gọi là Bồ Tát.

    23. Bốn Thừa : gồm ba thừa (Tiểu, Trung, Đại Thừa) thêm Tối Thượng thừa nữa là bốn.

    24. Đại vô úy, sư tử hống : đây là thí dụ về uy lực thuyết pháp của Phật. Bá thú đều sợ sư tử, sư tử không sợ bá thú. Cũng vậy, khi Phật thuyết pháp thì không sợ Tà ma khuấy rối nên gọi là đại vô úy.

    25. Ngũ uẩn : là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là tế bào của cơ thể do tứ đại kết hợp thành. Thọ là lãnh thọ sự buồn, vui, thương, ghét v.v…. của cảm tình. Tưởng là tư tưởng suy lường. Hành là sự sanh diệt biến đổi của tế bào và hành vi. Thức là tác dụng của bộ óc hay nhận thức phân biệt tất cả sự vật sanh diệt trong vũ trụ.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  8. The Following 3 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (06-07-2018),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  9. #35
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    26. Hữu lậu : còn tập khí phiền não gọi là hữu lậu.

    27. Bốn tướng trong kinh Viên Giác, Kim Cương và Lăng Già : Nói chung tả sự nhận lầm bốn thứ cảnh giới nội tâm. Bốn tướng có 2 thứ :

    1. Bốn tướng mê thức của phàm phu :

    Chấp nhận cái thân ngũ uẩn này là Ta gọi là Ngã tướng
    Bỏ Ngã tướng chấp vào toàn nhân loại gọi là Nhân tướng
    Bỏ nhân loại chấp vào toàn chúng sanh gọi là Chúng sanh tướng.
    Chấp có thời gian chân thật gọi là Thọ giả tướng.

    2. Bốn tướng mê Trí của bậc Thánh :

    -Bậc Thánh, tâm biết có cơ sở chứng, dù chứng đến mức nào đều thuộc về Ngã tướng.
    -Nay ngộ thêm một bậc, biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ gọi là Nhân tướng.
    -Nay tiến thêm một bậc nữa, liễu tri năng chứng năng ngộ là Ngã tướng, Nhân tướng, chỗ Ngã tướng Nhân tướng chẳng thể đến, chỉ còn tâm liễu tri, gọi là Chúng sanh tướng.
    -Rồi tiến thêm một bậc nữa, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một Giác thể thanh tịnh, gọi là cứu kính giác, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết Bàn. Nếu còn trụ nơi Niết Bàn thì mạng căn chưa dứt, gọi là Thọ giả tướng.

    28. Vô tu vô chứng : Thể dụng của tự tánh cùng khắp không gian và thời gian, thần thông trí huệ vốn sẵn đầy đủ bằng như chư Phật. Ví như vàng thật ẩn trong quặng, quặng được bỏ tạp chất thì tự hiện vàng thật, cũng vậy, tâm được bỏ tập khí phiền não thì tự hiện thể dụng của tự tánh, chẳng do tu mới thành chẳng do chứng mới có nên gọi là Vô tu vô chứng.

    29. Diệt tận định : có 2 thứ :

    Là cõi trời tứ không, đã diệt hết tất cả vọng tưởng nhưng chưa tận gốc, còn chấp A Lại Da Thức là ngã, chưa ra khỏi luân hồi.
    Là diệt tận định của A-La-Hán, đã dứt hết kiến hoặc và tư hoặc của tam giới, chẳng còn nhân-ngã nên được ra khỏi luân hồi.

    HẾT

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  10. The Following 8 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (06-07-2018),hoangtri (06-08-2018),honglien (06-06-2018),Mây trắng (11-17-2021),Ngọc Tuấn (11-08-2021),Thanh Mai (06-05-2018),Thanh Trúc (06-05-2018)

  11. #36
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  12. The Following 6 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (11-15-2021),homeless (11-10-2021),hungcom (12-12-2021),lavinhcuong (11-11-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  13. #37
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  14. The Following 5 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (11-15-2021),homeless (11-10-2021),lavinhcuong (11-11-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  15. #38
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tiểu truyện của Pháp sư Nguyệt Khê


    Tôi với Pháp sư Nguyệt Khê quen biết đã hơn ba mươi năm, cùng ở xứ Sa Điền Hồng Kông, lúc rảnh rỗi thường qua lại thăm nhau, mặc dù tín ngưỡng chẳng đồng, nhưng tâm chúng tôi hình như có một linh tánh thông nhau, mỗi khi gặp nói chuyện, hai người đều cảm thấy rất khế hợp. Tôi rất thích Sư tánh tình ngay thẳng, tâm chẳng quanh co, tiếng nói hùng dũng, thành thật thiết tha, chẳng khách sáo, chẳng giả dối.

    Nhìn theo hình tướng bề ngoài Sư rất giống một kẻ ăn xin, mặc quần áo cũ và rách, chân chẳng giày vớ, mùa lạnh mùa nóng cũng thường mang một đôi dép cũ, cầm một cây gậy, một túi vải nhỏ, tóc dài xòe vai, còn để bộ râu thưa thớt, hình dáng là một khổ hạnh Đầu đà, khi đi xe lửa hoặc xuống bắc qua biển, thường mua vé hạng chót, không khi nào vì mình mà lãng phí đồng xu. Có người nói: “Sư chẳng phải không có tiền, Sư là một triệu phú”, Sư phải triệu phú hay không, ở đây tạm gác qua một bên, sau này sẽ bảo cho biết.

    Mỗi lần tôi gặp Sư trên xe lửa, mặc dù tôi đã mua vé hạng nhì, nhưng vẫn thích cùng ngồi ghế hạng chót với Sư để được nói chuyện với nhau. Bạn bè thường chê cười tôi rằng: “Ông không sợ bị lây con rệp của Sư kia chăng?” Sở dĩ ông bạn này cười tôi, là vì ông chẳng nhận biết cái tâm của Nguyệt Khê pháp sư. Tôi với Nguyệt Khê pháp sư, chẳng phải nhìn theo hình tướng bề ngoài mà nhìn theo nội tâm của Sư. Nội tâm của Sư rất tốt đẹp, nhân sinh quan và tư tưởng của Sư rất viên mãn, đủ cho người đời thưởng thức. Sư mười chín tuổi xuất gia, suốt đời phụng sự Thiền tông, đối với Phật pháp có kiến giải mở mang sáng tỏ.

    Khoảng năm 1933 đến Sa Điền, ban sơ ở Tây Lâm, tôi lần đầu tiên gặp Sư vào năm 1934 tại phòng khách núi Đạo Phong, năm 1949 được Phật tử triệu phú Giảng Ngọc Giai là chủ công ty thuốc lá Nam Dương cúng dường Hối Tư Viện cho Sư để sáng lập Phật học viện ở trên núi đối diện ga xe lửa Sa Điền. Viện này sau vì một việc nhỏ mà bị giải tán. Nay người du khách đến du lịch chỉ biết ấy là Vạn Phật Tự, chẳng biết nguyên danh là Hối Tự Viện, thật ra Vạn Phật Tự chẳng phải tên thiệt, chỉ vì Sư xây một ngôi điện Vạn Phật, trước cửa điện đề hai chữ lớn là “Vạn Phật”, nên du khách theo đó gọi là Vạn Phật Tự mà thôi.Muốn diễn tả tư tưởng nhân sinh quan của Sư chẳng phải là việc dễ, nghe nói Sư có những tác phẩm như Duy Ma Kinh Giảng Lục, Lăng Già Kinh Giảng Lục, Viên Giác Kinh Giảng Lục, Kim Cang Kinh Giảng Lục, Tâm Kinh Giảng Lục, Phật Giáo Nhân Sinh Quan, Phật Pháp Vấn Đáp Lục, Đại Thừa Bát Tông Tu Pháp, Đại Thừa Tuyệt Đối Luận, Nguyệt Khê Ngữ Lục, Tham Thiền Tu Pháp… Nay trong tay tôi chỉ có hai cuốn Phật Giáo Nhân Sinh Quan và Nguyệt Khê Pháp Sư Ngữ Lục.
    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 11-09-2021 lúc 08:42 AM
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  16. The Following 5 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (11-15-2021),homeless (11-10-2021),lavinhcuong (11-11-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  17. #39
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________

    Tiểu truyện của Pháp sư Nguyệt Khê

    ........

    Phật Giáo Nhân Sinh Quan do Diệp Chí Tôn là đệ tử của Ngài biên soạn, chỉ có một trăm trang nói về giáo lý thông thường, chẳng có chỗ đặc biệt. Nguyệt Khê Pháp Sư Ngữ Lục khoảng bốn trăm năm mươi trang, cũng do đệ tử của Ngài biên soạn, trong đó đều là lời khai thị nhiều lần của Ngài, nay trích ra một vài đoạn đặc sắc như sau:- Dụng công tu hành cần nhất là phá tan vô thỉ vô minh. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Phá vô minh đen tối”. Kinh Viên Giác nói: “Vô thỉ huyễn vô minh”. Kinh Thắng Man nói: “Đoạn dứt vô thỉ vô minh”. Tổ sư Thiền tông gọi là Hầm sâu vô minh, Đầu sào trăm thước… (trang 18).- Sư thượng đường thuyết pháp rằng: “Tuyệt đối chơn như đầy khắp hư không vũ trụ, ấy là chơn không, tuyệt sắc tướng, bổn lai diện mục là diệu minh, như như bất động, chẳng có phương sở, chẳng có tên gọi. Ở đây nhận được thì hoát nhiên giải thoát, liền thấy Phật tánh, tùy duyên tiêu dao, mặc ý qua lại, có Phật pháp gì để học, sanh tử gì để liễu, thiền đạo để tu, Niết bàn để chứng? Chẳng có một pháp để thành, chẳng có chúng sanh để độ. Tam tạng giáo điển đều là giấy trắng, một chữ cũng xài chẳng được, một ngàn bảy trăm công án đều là đàm giãi, tất cả đều chẳng dính dáng. Thế nào là Phật? Cây gậy của lão Tăng. Thế nào là pháp? Đôi giày cỏ của lão Tăng.

    Sau đây là mấy đoạn nhật ký của tôi: Nhật ký ngày 7 tháng 7 năm 1962.- “Tôi thấy chùa Vạn Phật có trồng nhiều cây trúc vàng, trên thân cây có sọc màu xanh, tôi viết thư nhờ người mang đến cho Sư xin tặng cho mấy cây để trồng trên núi Đạo Phong, hôm nay được thư trả lời của Sư: hẹn dẫn thêm hai ba người đi đào cây, nên tôi cùng với Tăng Quang, Ngô Hạo, Đặng Quế Lâm mang theo cây cuốc, dây thừng và đòn gánh đến chùa núi đào trúc. Lúc đó vào mùa nắng, Sư không mặc áo, chạy đi chạy lại đang đôn đốc mấy người thợ xây cất Đại Bi Điện. Điện này luôn cả trang trí và dựng tượng Phật tốn khoảng năm mươi ngàn đồng. Sư dẫn chúng tôi đến chỗ cây trúc nói: “Cây trúc có rễ thì trồng đứng, không có rễ thì trồng nằm, mỗi ngày tưới nước, vào mùa mưa trồng rất tốt”. Lại nói: “Trúc này vốn sản xuất từ Tứ Xuyên. Khi Trương Chi Động làm Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây sai người từ Tứ xuyên dời đến Quảng Đông”.Ông Đặng hỏi: Pháp sư năm nay bao nhiêu tuổi?

    Sư nói: “Tám mươi bốn mà tóc tôi chưa trắng, chỉ có mấy sợi râu đã trắng”.

    Vì Sư ở trần nên thấy trước ngực Sư có một vết sẹo lớn và bên tay trái thiếu hai ngón.

    Sư nói tiếp: “Phật giáo có người phê bình núi Đạo Phong, tôi thì cho rằng núi Đạo Phong hành đạo Bồ tát, khuyên người hành việc lành, giúp người thành gia lập nghiệp, làm một công dân tốt trên xã hội, đều là làm những việc hữu ích”. Các người đã đào trúc xong, tôi từ giã với Sư, rồi Sư tiếp tục đi xem mấy người thợ xây điện, bước chân nhanh nhẹn giống như người thanh niên. Nhật ký ngày 28 - 11 - 1962. Buổi sáng Sư đến thăm tôi, tôi dẫn Sư đi dạo khắp nơi trên núi Đạo Phong, thấy Sư tinh thần đầy đủ, tiếng nói hùng dũng; chúng tôi đến trước Tòa Thánh, Sư nói: “Viện này nhỏ quá, có hữu (nhà ăn và nhà khách) mà không có tả (vì phía bên trái là núi chẳng thể xây nhà) nên chẳng thể tụ chúng đông”. Sư đưa cho tôi một lá thư bằng tiếng Anh của Sở nhà đất Cửu Long gởi, trong thư nói về việc xây Điện Đại Bi chưa được Chánh phủ đồng ý, phải dừng lại, việc này khiến Sư rất bận tâm.Nhật ký ngày 29 – 10 – 1963. Hôm nay hẹn với ông Từ Đạo Nghị đến chùa Vạn Phật thăm Sư và trả lại cho Sư bản thảo bài “Nghiên Cứu Đại Thừa Phật Pháp Chi Yếu Điểm”, bài này là Sư nhờ tôi trao cho Lương Đạo Úy biên chép lại. Sư nói: Vương mục sư, ông là một người tốt.

    Tôi nói: Tôi cũng rất khâm phục kiến giải Phật học của Sư khác với Phật giáo đồ thông thường. Một số Mục sư thường khinh rẻ tu sĩ Phật giáo, ông thì chẳng phải vậy.

    - Chúng ta cũng là người tôn giáo, đều là đạo hữu nên làm bè bạn.

    Tôi hỏi: Trước kia Sư đốt ngón, đốt thịt trước ngực, hôm nay Sư thấy thế nào?

    Sư cười to nói: Trước kia là ngu si. -Hôm nay tôi hỏi Sư một vấn đề quan trọng: Đại thừa Phật pháp của Sư nói, cần nhất là phải minh tâm kiến tánh, muốn minh tâm kiến tánh trước tiên phải phá tan hầm sâu vô minh, theo kinh nghiệm của Sư, hầm sâu vô minh làm sao phá?

    - Nhiếp lục căn nhìn thẳng vào chỗ đen tối mịt mù, bất cứ ngày đêm, đi, đứng, nằm, ngồi, một khi hoát nhiên khai ngộ, phá tan hầm sâu đen tối liền thấy Phật tánh.

    - Khai ngộ như thế thật là khó.

    - Khai ngộ là việc lớn sanh tử, dĩ nhiên phải khó.

    - Tôi nói cho Sư biết, tin đức Chúa Giêsu thì được cứu, chẳng phải khó như thế. Con người chỉ cần thật tình nhận tội sám hối để cho bửu huyết của Giêsu rửa sạch tâm họ thì Giêsu làm sinh mạng trong tâm họ, việc này người ngu dại và con nít đều dễ hiểu.

    - Pháp sư tỏ vẻ hài hước giả vờ ngó quanh hai bên lướt qua chuyện khác rằng: Núi Đạo Phong hiện nay có bao nhiêu người?

    - Hiện nay có lãnh tụ Tin Lành miền Viễn Đông và Á Châu, đại diện trong mười bốn nước hơn bảy mươi người hội nghị trên núi bàn về vấn đề phước lợi xã hội.

    Sư nói: Ấy là việc rất tốt.

    Tôi nói: Hiện nay Phật giáo cũng có làm việc phước lợi xã hội.

    Sư nói: Ít lắm.

    Tôi hỏi: Việc xây dựng điện Quan Âm tại sao dừng lại?

    Sư nói: Vì Chính phủ không chấp thuận. Nhật ký ngày 23 – 4 – 1965. Sáng nay tôi đi Cửu Long, gần đến ga xe lửa Sa Điền gặp Sư hai tay chống ở chỗ hành lang, Sư nói mắc bệnh, nhờ tôi kêu giùm xe taxi đi khám Bác sĩ, tôi kêu xe rồi dìu Sư lên xe, cùng đi cùng có ba bà già, tôi thấy ba bà này chẳng thể chăm sóc Sư nên tôi cũng lên xe đi theo. Tôi nghĩ ở Cửu Long có nhiều bác sĩ và bệnh viện, khỏi cần qua bắc, đường xa quá. Nhưng Sư kiên trì đi xem bác sĩ quen thuộc là Tiêu Gia Hỷ. Tôi nghĩ cũng có lý, xe đến bắc, ông tài xế không chịu qua bắc, tôi dìu Sư xuống xe, đi được mấy bước, Sư nằm xuống giữa đường, tôi dùng hết sức lực mới đỡ Sư đến lề đường, nghỉ một hồi, từ từ dìu Sư đến bắc qua biển, rồi kêu taxi đưa Sư đến phòng mạch Bác sĩ, mới từ giã đi làm việc riêng của mình.

    Đâu ngờ từ giã lần này tức là vĩnh biệt. Ba ngày sau là 26 tháng 4, tôi bỗng xem báo thấy đăng tin “Trụ trì chùa Vạn Phật ở Sa Điền là Nguyệt Khê lão hòa thượng đã tịch lúc 21 giờ 00 ngày 23 – 4 – 1965 âm lịch, trụ thế 87 năm”. Sau khi Sư tịch, các đệ tử đem nhục thân của Sư thếp vàng, thờ trong điện Phật A Di Đà, nhục thân này hơi ốm, không mập mạp hồng hào bằng khi còn tại thế.


    Tác giả: Mục sư Vương Cảnh Khánh
    Dịch giả: Thiền sư Thích Duy Lực
    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 11-09-2021 lúc 08:52 AM
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  18. The Following 5 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (11-15-2021),homeless (11-10-2021),lavinhcuong (11-11-2021),Mây trắng (11-17-2021)

  19. #40
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đạo-Lâm Thiền-Sư có một thị giả tên là Hội Thông, ngày kia muốn từ giã thầy để đi nơi khác.
    Sư hỏi: “Ngươi muốn đi đâu?”
    Đáp: “Hội Thông vì pháp mới xuất gia, lâu nay Hòa thượng chẳng có dạy bảo gì, nên con muốn đi nơi khác học Phật pháp.”
    Sư nói: “Nếu là Phật pháp thì ở đây ta cũng có chút ít.”
    Hội Thông nói: “Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?”
    Sư liền ở trên áo mình nhổ một sợi lông vải thổi một cái “ù”, Hội Thông ngay đó khai ngộ.

    Công-Án này tức là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền từ Phật Thích Ca cũng là ở trong sát na, từ quốc độ tương đối bước vào quốc độ tuyệt đối vậy.
    Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v…. đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại.
    Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong Kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.


    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  20. The Following 4 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    cát bụi (01-26-2022),choconxauxi (11-15-2021),homeless (11-10-2021),Mây trắng (11-17-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
    Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
  2. Tuyển Tập Nhạc Thiền Phật Giáo
    Gửi bởi phuctoan trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 01-19-2016, 09:21 AM
  3. Đường Mây Qua Xứ Tuyết, bản dịch của Nguyên Phong
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 100
    Bài cuối: 10-10-2015, 07:15 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •