DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/7 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 68
  1. #11
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hiện nay có một số người tự cho mình là tư tưởng cao siêu, đứng trước thời đại hô to khẩu hiệu tranh thủ tự do bình đẳng. Kỳ thực, họ chưa hiểu được ý nghĩa chân chính của tự do bình đẳng, cái tự do bình đẳng trong tâm trí họ chẳng qua là một thứ tự do bình đẳng tương đối có giới hạn mà thôi. Bởi vì họ đã chịu đựng đủ thứ thống khổ đàn áp, bó buộc của tương đối cho nên mới nghĩ đến cần và quý sự tự do bình đẳng, cũng vì tầm nhìn của họ có giới hạn chẳng thể đạt đến ngoài vòng tương đối cho nên lấy tự do bình đẳng của tương đối làm thỏa mãn làm mục tiêu để tranh thủ mà thôi.

    Phật Thích Ca đã đến chỗ tự do bình đẳng tuyệt đối siêu việt tương đối nên Ngài dẫn dắt đại chúng tranh thủ nó. Ngài nhận rằng sự tự do bình đẳng của tương đối vẫn không siêu việt biển khổ của luân hồi, bị hạn cuộc ở trong không gian thời gian, chẳng thể duy trì lâu dài, là biện pháp không rốt ráo.

    Mặc dù chúng ta chẳng thể không thừa nhận sự tương đối trên thế giới, sự tự do bình đẳng của tương đối so với cái khác thì tốt đẹp hơn tiến bộ hơn, đáng khen hơn, nhưng khi chúng ta đã biết được có một thứ tự do bình đẳng tuyệt đối có thể đạt đến thì nên bỏ cái kia để lấy cái này. Nếu lấy được tuyệt đối rồi thì không còn sự bỏ và lấy của tương đối nữa.

    Câu nói tự do bình đẳng này trước tiên là từ trong miệng Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ tự do bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người ta quên mất lại cho Ngài là một vị thần hoặc chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể hiểu. Thật là không bình đẳng biết bao!
    Thật là ngu dại quên cội nguồn biết bao!

    Xin ghi nhớ rằng sự tự do bình đẳng của tuyệt đối là trung tâm tư tưởng của Phật, trong kinh điển Đại-Thừa có phát huy rằng : “Đắc đại giải thoát, đắc đại tự tại cho đến định huệ bình đẳng (20), tất cả bình đẳng v.v...” đều là nghĩa này, chẳng phải lời nói suông mà là thực tại có thể đạt đến, là lý lẽ vĩnh viễn chẳng biến đổi.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  2. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  3. #12
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chúng ta nếu thực hành theo tinh thần cứu thế của Bồ Tát (21) thì nên đưa Phật pháp vào trào lưu triết học thế giới cho nó tự phát khởi tác dụng. Dù người ta xem nó như một khúc cây vẫn còn có chỗ để dùng, cũng có thể được một đại nhân duyên xuất hiện trên đời một lần nữa cũng không chừng. Ít nhất so với việc thăng tòa giảng Kinh thâu mấy bà lão thiện lương làm đệ tử quy y còn có tác dụng khá hơn, lại có thể nối tiếp huệ mạng Phật hoặc mở rộng huệ mạng Phật. Nhưng công việc này rất phức tạp khó khăn, chúng ta vì muốn khuyến nhủ nhà triết học đối với Phật pháp sanh khởi hứng thú, chúng tôi nguyện đem Phật pháp chỉnh đốn thành một thế hệ sáng tỏ chính xác cho một số người nghiên cứu đễ tiến vào khu vườn đã bị quên lãng từ lâu này, cho nên không tránh khỏi sự trào phúng cho là miễn cưỡng theo đuổi, khổ tâm này mong sẽ được những bậc trí thức tha thứ cho.

    Phật Thích Ca dùng môn đồ phát huy pháp môn bốn thừa (22) là một quá trình biện chứng, trong quá trình này phủ định lại thêm phủ định, mâu thuẫn lại thêm mâu thuẫn, bởi vì bản thân của pháp môn này tức là tương đối mà chẳng phải tuyệt đối. Cho nên có đại thừa tiểu thừa, các tông phái đối lập với nhau, phân chia rồi lại thống nhất, nhưng trung tâm tư tưởng của Phật Thích Ca thì là bản thể tuyệt đối (chân như) và phát huy ra tự do bình đẳng tuyệt đối, nghĩa là dù trải qua vô tận thời gian cũng chẳng thể thay đổi chút nào, bởi vì nó đã đạt đến tuyệt đối tức là chân thực cuối cùng, tất cả đã được khẳng định mà chẳng thể phủ định nữa.

    Pháp môn bốn thừa chẳng qua là một thứ phương tiện đưa người đến cửa tuyệt đối mà bản thể tuyệt đối là mục đích cuối cùng, đạt đến mục đích rồi thì phương tiện cũng phải bỏ hẳn.

    Giá trị chân chính của Phật Thích Ca là đặt trên bản thể tuyệt đối cuối cùng, hễ đến bản thể tuyệt đối này thì tất cả vấn đề tương đối như sanh tử, thiện ác, tồn tại và hủy diệt v.v…. đều tự nó giải quyết xong.

    Người nghiên cứu Phật pháp trước tiên nên rõ điểm này rồi đối với Phật pháp mới khỏi sanh ra sự hiểu lầm, như phương pháp tiểu thừa là ngưng nghỉ lục căn mà trung thừa thì lại phản đối ngưng nghỉ lục căn mà ngưng nghỉ nhất niệm vô minh, phương pháp của đại thừa thì phản đối cả ngưng nghỉ lục căn và nhất niệm vô minh mà lợi dụng lục căn và nhất niệm vô minh để phá vô thủy vô minh, tối thượng thừa thì trực tiếp biểu thị Phật tánh tuyệt đối, nếu người học công phu thuần thục “chạm nhằm cơ duyên” liền được tiến vào cửa tuyệt đối.

    Bốn thừa khác biệt và đối lập thực là mâu thuẫn biết bao, nhưng hễ bước lên khu vườn tuyệt đối thì tất cả mâu thuẫn kể trên liền biến thành hoàn toàn thống nhất.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  4. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  5. #13
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xưa nay nhà triết học Tây phương và Đông phương chưa thấy rõ toàn diện của Phật pháp, thường hay lấy một bộ phận nhỏ trong quá trình Phật pháp bèn tự cho là toàn bộ Phật pháp như thế này hoặc như thế kia, từ đó phồng mang trợn mắt hồ đồ dùng ngòi bút sắc bén của họ để phê bình công kích Phật pháp tự thấy đắc ý mà chẳng biết Phật Thích Ca nghe xong cũng không nổi giận mà lại tỏ vẻ nhân từ rằng : “Chúng sanh thiếu thốn trí tuệ như thế, thô thiển như thế, hiểu lầm ý nghĩa và mục đích cuối cùng của tôi, thật là rất đáng thương xót.”

    Có người thấy sự dứt lục căn của tiểu thừa bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa diệt dục.

    Có người thấy sự dứt tư tưởng (nhất niệm vô minh) của Trung thừa lọt vào chấp “không” bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ-nghĩa hư-vô.

    Có người thấy Phật pháp phủ định tất cả bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa tiêu cực.

    Những người đánh giá như thế còn là người thông minh đáng kính và tự cho là có học thức về triết học, còn bọn thô thiển thiếu trí thức xưa nay chưa từng xem qua một cuốn kinh sách Phật nào, chỉ dựa theo con mắt ngu dại của họ, thấy một số thiện nam tín nữ cúng kiếng lễ bái liền lớn tiếng la lên rằng : “Ấy là Qủy Thần giáo, ấy là tôn giáo mê tín”.

    Học giả Tây Phương xưng Phật pháp là Buddistic Nihlism (Thuyết Hư Vô của Đạo Phật) tức là bằng chứng nhận lầm phương pháp của tiểu thừa cho là toàn diện của Phật pháp. Kỳ thực trung tâm tư tưởng của Phật pháp là bản thể tuyệt đối chân thật chẳng phải quan niệm hoặc tượng trưng, cũng như một vật cụ thể rất chân thật có thể dùng tay cầm nắm được cho nên Phật Thích Ca gọi nó là thực tướng, nay đem thực tướng xem thành hư vô, há chẳng phải hoàn toàn trái ngược ư!

    Đối với người Trung thừa lọt nơi hư vô, Tiểu thừa diệt dục dứt lục căn, Phật Thích Ca luôn luôn chỉ trích mắng họ vô dụng như “tiêu nha bại chủng” – hạt lúa bị cháy không thể làm giống được nữa – (ghi trong kinh Niết Bàn), ý là muốn họ vượt qua hư vô để tiến lên Đại thừa.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  6. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    choconxauxi (11-19-2021),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  7. #14
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật Thích Ca thường dùng khẩu hiệu “đại vô úy, sư tử rống (23)” hiệu triệu quần chúng và thúc đẩy môn đồ khiến họ dũng mãnh tiến tới cho đến quốc độ tuyệt đối cuối cùng, rồi cả thế giới ô uế đều biến thành thế giới trong sạch tự do bình đẳng, chẳng tiếc hy sinh tất cả để đạt đến mục đích này. Hành vi tích cực như thế có lẽ nào bị xem là tiêu cực!

    Nói đến phương diện mê tín nên truy cứu theo truyền thống của dân tộc tính, hiện tượng mê tín này trong quá trình biện chứng từ mê tín tiến lên đến chánh tín cũng là điều ắt phải có. Hiện tượng này sanh ra rồi cũng phải bị phủ định, chẳng dính dáng với trung tâm tư tưởng của Phật bởi vì sự trang nghiêm của tự tánh không một ảnh tượng nào của tương đối có thể ô nhiễm được.

    Phật Thích Ca dạy bảo chúng sanh bước thứ nhất là muốn chúng sanh tin rằng : “Tự kỷ tức là Phật chẳng có chúa tể khác”. Chúng ta ngày nay sở dĩ thành con người là hoàn toàn do tự mình tạo thành theo luật nhân quả “gieo nhân nào thì được quả nấy”, nếu chúng ta muốn thành Phật cũng chỉ nhờ tự mình nỗ lực tự tu tự chứng, Phật Thích Ca chẳng qua chỉ là một đạo sư mà chẳng phải chúa tể, Ngài chỉ có thể dẫn dắt ông đến trước cửa tuyệt đối, vào được hay không được là việc của ông, theo đó mà xem thì còn có ý gì gọi là thần bí và mê tín.

    Một số truyện tích kỳ lạ trong Kinh điển cũng chẳng phải mê tín hoặc thần thoại, ấy là hình thức văn học của dân tộc Ấn Độ. Người Ấn Độ từ xưa nay hay làm những tác phẩm ngụ ngôn tuyệt diệu như những sách cầm dụ, thú dụ v.v…. Bậc thánh của Phật Giáo đem lý Phật nạp vào trong hình thức của truyền thống này để mong sự truyền bá thu hoạch được hiệu quả rộng lớn hơn, vì theo lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ để biểu thị chỉ có thể nhờ những truyện tích kỳ dị mong cho con người được khai phát trí huệ phần nào. Như Kinh Lăng Nghiêm nói : “Phật bảo A-Nan : Hôm nay Như Lai nói thật với ngươi, những người có trí cần phải dùng thí dụ mà được khai ngộ.”

    Chúng ta nên ghi nhớ rằng chúng ta học Phật pháp là vì muốn phủ định sanh tử tiến vào tuyệt đối để rồi độ chúng sanh, chẳng muốn làm cho đầu óc mình bị hồ đồ thêm hoặc là cư trú trong màng lưới của pháp-chấp cho là chỗ an thân lập mạng của mình.

    Trong Đại tạng kinh có nhiều kinh điển hoàn toàn dùng phương thức ngụ ngôn viết thành như : Lục Độ Tập Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, Bá Dụ Kinh,
    Tạp Thí Dụ Kinh, Đại Trang Nghiêm Kinh, Soạn Tập Bá Duyên Kinh, Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh, Tạp Bảo Tạng Kinh v.v… giá trị văn học rất cao.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  8. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  9. #15
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tổ sư ngộ đạo Thiền Tông đối với ngụ ngôn trong Kinh đều dùng thái độ tuyệt đối để quét sạch nghi hoặc của con người. Hiện nay đề ra một chuyện để dẫn chứng : Như trong Thích Ca phả nói Thích Ca ra đời, Đông Tây Nam Bắc mỗi phương bước đi bẩy bước, mắt nhìn bốn phương một tay chỉ trời một tay chỉ đất rằng : “Trên trời dưới đất duy ngã độc tôn”, ấy là biểu thị Phật tánh từ thể khởi dụng “đứng cùng tam thế ngang khắp mười phương”, nghĩa là cùng khắp thời gian và không gian, cũng là tuyệt đối chẳng hai.

    Kẻ không hiểu ý nghĩa ngụ ngôn thường cho là thần thoại do bày đặt mà ra, hoặc cho Phật Thích Ca là chúa tể kiêu mạn hoặc độc tài không có bình đẳng, kẻ ngu dại lại cho Phật Thích Ca là sinh ra có Thần tánh đặc dị, ấy đều là không rõ cách diễn tả về văn học của ngụ ngôn Ấn Độ và trong đó có ám thị lý tuyệt đối.

    Có người đem truyện trên hỏi Vân Môn Thiền Sư, Vân Môn nói : “Khi ấy nếu tôi gặp thấy, một gậy đánh chết cho con chó ăn để mong thiên hạ được thái bình”. Sau này Lăng Nha Thiền Sư bình phẩm Vân Môn về công án này rằng : “Hết lòng phụng sự vô số cõi, ấy mới gọi là đền ơn Phật.”

    Vậy mới biết thái độ của Tổ Sư Thiền Tông đều là sáng tỏ chính xác mà không thoả hiệp với kẻ khác, bởi vì đã tiến vào tuyệt đối nên chẳng có kẻ nào làm lay động được (Phật Thích Ca ám chỉ nghĩa bất nhị, Vân Môn cũng ám chỉ nghĩa bất nhị).

    Người nghiên cứu Phật pháp chớ nên xem theo các thứ mầu sắc kỳ lạ của lớp áo ngoài, áo ngoài ấy chẳng qua là những đặc tính của dân tộc, trải qua bao nhiêu không gian thời gian kết hợp những hình thức mâu thuẫn như quan niệm truyền thống, phong tục tập quán mà thành. Trái lại nên cho ánh sáng con mắt thấu qua lớp áo ngoài mà nhìn vào tinh túy của Phật pháp, ấy mới là Chân lý của Tuyệt đối không bao giờ biến đổi.

    Các tông Đại Thừa đều có một bộ áo ngoài của họ gồm đủ mầu sắc kỳ lạ, khiến người xem cảm thấy kinh ngạc và chới với, ông chẳng nên bị nó làm cho kinh sợ mà lui sụt. Ông nên xem rõ các công năng chính xác của nó chẳng qua là muốn từ tương đối đạt đến tuyệt đối, khi đến tuyệt đối rồi liền bỏ hẳn nó đi.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  10. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  11. #16
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Các nhà triết học Tây Phương thế kỷ 18 đều cho Arthur Schopenhauer chịu ảnh hưởng nhiều của Phật pháp Đông Phương, ông ấy phủ định ý chí, phủ định khái niệm, phủ định tất cả, cuối cùng lại được một chữ Vô, vì vậy nói ông ấy là tiêu cực. Chúng ta thừa nhận A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp kết quả được chữ Vô thành tiêu cực, ấy cũng là lẽ dĩ nhiên, nhưng A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp về giai đoạn nào mà được kết quả này, điểm này rất cần chú ý, chúng ta nên xét cho rõ chớ nên hàm hồ làm cho người đời sau hiểu lầm.

    Thực ra sai lầm của A. Schopenhauer là vì xem Tiểu thừa của Phật pháp cho là toàn diện của Phật pháp, ông chỉ biết phủ định tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất cả, nên ông bị chữ Vô cuốn ngã đọa vào hầm sâu đen tối mênh mông. Ông ấy tiếp thụ khổ quán của Tiểu thừa mà chủ trương phủ định dục vọng, phủ định tất cả, xem giống như hình thức Đông Phương, nhưng ông không tiếp thụ phương pháp dứt lục căn của Tiểu thừa, ông không chịu đóng bít cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để mong đắc Niết Bàn nghĩa là lại trở thành hình thức Tây Phương vậy.

    A. Schopenhauer muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để cầu giải thoát, cầu tạm thời tiêu diệt cái ngã của cá nhân, mong tạm thời giải toả tất cả dục vọng thống khổ nhưng ông chẳng biết làm như thế cái ngã cá nhân tạm thời tiêu diệt đó khi ấy đã thấm nhập trong cái ngã của nghệ thuật âm nhạc rồi. Cái ngã của nghệ thuật âm nhạc này tức là pháp ngã, cũng gọi là pháp chấp, vẫn bị thời gian không gian hạn chế, ấy là giải thoát của tương đối chẳng phải giải thoát của tuyệt đối. Khi thời gian không gian chuyển biến thì ông sẽ lại rơi trở lại trong gông cùm của tự ngã nữa.

    A. Schopenhauer dùng phương pháp của hình thức Tây Phương để mong thu nhiếp nhất niệm vô minh vào một cảnh giới đơn thuần để được tự do an lạc, thực tế thì chẳng khác gì với chủ nghĩa ma túy. Ông dùng nghệ thuật âm nhạc để làm say mê con người, như vậy so với việc dùng rượu chè mỹ nữ cũng để làm say mê con người đâu có cao hơn bao nhiêu?

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  12. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021)

  13. #17
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người Tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người Tây Phương xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ không dám đi theo thử, mà lại dùng một cách khác với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt đến Niết Bàn của tuyệt đối.

    Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.

    Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu, khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy. Ngã và vô ngã là tương đối, thay phiên nhau không chừng cho nên chẳng phải thực tại của tuyệt đối. Âm nhạc là hóa thân của nhất niệm vô minh, nó có thể thu nhiếp cả vũ trụ tư tưởng cảm giác vào trong hơi thở của sinh mạng nhờ vậy mà nhất niệm vô minh, qua sự cảm giác của nhĩ căn, đắc được Niết Bàn của tương đối. Khi nhĩ căn đắc được Niết Bàn tạm thời thì ngũ căn kia cũng đồng thời được cùng một hiệu quả, lúc ấy, tức là nhất niệm vô minh hồi phục lại trạng thái nguyên thủy (vô thủy vô minh).

    Người Tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp tối cao. Người Tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời, thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong cảnh định của tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té trở lại trong gông cùm của tự ngã.

    Người trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ, là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá, mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả. (Cái Vô của Arthur Schopenhauer chẳng qua là cái Vô trên lý luận, còn cái Vô của trung thừa này là cái Vô trên thực nghiệm).

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  14. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021),Thanh Trúc (05-30-2018)

  15. #18
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cái cảnh giác Vô do thực nghiệm sở đắc này tức là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới này giống như thuần nhất cho nên nhiều người nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của tuyệt đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là Thể một là Dụng, một là tịnh một là động, từ thể khởi dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng, bản thể tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động phi tịnh.

    Cái lầm nhận cảnh giới vô thủy vô minh cho là bản thể tuyệt đối cuối cùng này Phật Thích Ca gọi nó là Không Chấp. Cần phải đả phá không chấp này mới có thể đạt tới bản thể tuyệt đối cuối cùng tức là chân như Phật tánh. Cái phương đả phá không chấp này chẳng phải Lý Luận mà là Thực Chứng (cần phải tham cứu Tổ Sư Thiền mới có thể thực chứng được.)

    Cái bản thể tuyệt đối cuối cùng này nếu chẳng phải chân thật đạt đến thì những lời nói kể trên đều biến thành hư vọng suông mất rồi. Nhưng tôi dám quả quyết rằng cái bản thể tuyệt đối là chân thật có thể chứng nhập. Phật Thích Ca đã đích thân chứng nhập bản thể này, về sau có rất nhiều tổ sư, hành giả cũng dùng phương pháp của Phật Thích Ca và đã chứng nhập bản thể tuyệt đối này, có Kinh điển đại thừa và Tổ sư ngữ lục để chứng minh đời nào cũng có chư tổ Kiến Tánh Thành Phật cho đến cá nhân tôi sở dĩ dám cả gan trình bày như thế cũng là vì sở chứng của tôi với sở chứng của Phật Thích Ca hoàn toàn đồng nhất.

    A. Schopenhauer tự mình chưa đạt đến cảnh giới cuối cùng, ông chẳng dùng phương pháp Đại thừa để chứng thực mà chỉ nhờ tư tưởng cảm giác suy luận, kết quả lọt nơi rỗng không. Ông chỉ biết cảnh giới cuối cùng là vô ý chí, vô quan niệm, vô thế giới, ấy là nhận lầm cảnh giới vô thủy vô minh cho là cảnh giới tuyệt đối cuối cùng mà chẳng biết khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì ý chí, quan niệm, thế giới đều được khẳng định trở lại, đều là tồn tại của tuyệt đối.

    Trong Kinh điển Đại thừa của Phật Thích Ca luôn luôn biểu thị tuyệt đối, lịch đại tổ sư thường dùng hét gậy chửi mắng cũng để biểu thị tuyệt đối. Các ngài gặp mặt trình nhau trọn vẹn đưa ra, chỉ đáng tiếc là ông không chịu thừa đường, chẳng thể lãnh ngộ mà thôi. Ví như Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau, ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng qua, nếu ông không chịu theo phương pháp ấy thực hành thì cũng như có chìa khóa mà không chịu mở khóa rương thì làm sao đắc được bảo vật trong rương vậy.

    Hai câu danh tiếng : “Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thường bị một số người hiểu lầm lạm dụng dẫn chứng giải thích bậy bạ. Theo đúng ý Kinh là : “Hiện tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng”, bởi vì lúc ấy tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối mà chẳng thể phân chia, tinh thần và vật chất đến đây đều biến thành bản thể của tuyệt đối, duy tâm luận với duy vật luận đến đây mới bỏ hết oán thù từ xưa nay, hai phái hoan hỉ hòa hợp thành một chẳng còn gì khác biệt nữa. Ấy là công lao vĩ đại của Phật Thích Ca nay tôi trình lại với đại chúng xem cho minh bạch.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  16. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021),Thanh Trúc (05-30-2018)

  17. #19
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiền Tông vốn không có áo ngoài bởi vì họ dùng “bất lập văn tự chỉ thẳng tâm người” làm tông chỉ. Nếu chúng ta nhất định muốn tìm ra cái áo ngoài của Thiền tông vậy thì những cách chư tổ thường dùng để tiếp dẫn người mậu học như phương pháp hét gậy chửi mắng và những lời nói cử chỉ kỳ lạ ghi trong lịch sử Thiền tông tức là cái áo ngoài chẳng thể biết của họ vậy.

    Thiền tông cũng là từ tương đối tiến vào tuyệt đối, là pháp thiền rất trực tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định, chỉ có một phủ định sau cùng, tức là phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy vô minh thẳng vào quốc độ tuyệt đối chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết ấy ông lại có thể biết được những lời nói cử chỉ kỳ là như hét gậy chửi mắng v.v….. vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn sự vạn vật đều trở nên tuyệt đối, đều được khẳng định lại vậy

    Sự phát triển của Phật pháp chia làm 4 giai đoạn để thuyết minh như sau :


    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  18. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Ngọc Tuấn (11-08-2021),Thanh Trúc (05-30-2018)

  19. #20
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Triết học Tây Phương chỉ có hai giai đoạn ngã chấp, pháp chấp ở trong phạm vi nhất niệm vô minh tức là tư duy và lý niệm. Tư duy ý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh cũng là tác dụng của bộ não.

    Mục đích của Triết học Tây Phương ở nơi truy cứu lý, tìm hiểu biết nên không chịu lìa nhất niệm vô minh, tại vì hễ vào phạm vi vô thủy vô minh thì cảm thấy mênh mông trống rỗng chẳng có lý gì để truy cứu chẳng có điều hiểu biết gì để tìm, trái với mục đích của họ. Nên nhà triết học Tây phương từ xưa nay chưa ai tiến vào cảnh giới vô thủy vô minh, không vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể phá vỡ không chấp cũng chẳng thể tiến vào tuyệt đối.

    Mục đích của nhà triết học Tây phương là cứu lý tìm hiểu mà mục đích của người tu trì Phật pháp ở nơi liễu sanh thoát tử.

    Triết học Tây Phương chú trọng lý luận mà Phật pháp thì chú trọng thực tiễn nghĩa là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng đến tuyệt đối.

    Các thứ học thuyết của khoa học Triết học tung ra đủ thứ đủ loại, bề ngoài so với Phật pháp hình như phong phú hơn, nhưng đều thuộc về chân lý tương đối, chẳng ai đạt đến tuyệt đối, vì bản thân của nhất niệm vô minh chính là tương đối vậy.

    Phật pháp vì xét thấy nhất niệm vô minh hư huyễn chẳng thật nên siêu việt nhất niệm vô minh thẳng vào giai đoạn vô thủy vô minh rồi lại phủ định giai đoạn vô thủy vô minh để đạt đến bản thể tuyệt đối cho nên nhà Phật rất chú trọng phương pháp thực hành.

    Giai đoạn ngã chấp là giai đoạn tiểu thừa, người tiểu thừa cho ngã với thế giới vạn vật đều là thật có, là kẻ chủ quan duy vật luận, chỉ hướng ngoại quan sát, tất cả đều lấy cảnh ngoài làm đối tượng để quan sát, cho nên phương pháp của họ cũng là lấy vật làm đối tượng.

    Họ xem thế giới vạn vật đều ở trong quá trình thành trụ hoại không, còn loài người thì ở trong quá trình sanh-trụ-dị-diệt, tuần hoàn không dứt. Ở đây họ phát hiện cội nguồn của tương đối, nghĩa là tất cả đều ở nơi sanh thành và hoại diệt, ấy là mâu thuẫn tự nhiên, là vô thường. Tất cả mâu thuẫn và vô thường sanh ra khổ não và bất an. Họ muốn vượt qua vòng này cho nên mong cầu “thường”, mong cầu bất sanh bất diệt, đối với nhân sanh thì mong cầu liễu sanh thoát tử.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  20. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    hoangtri (11-25-2021),Ngọc Tuấn (11-08-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Tuyển tập nhạc thiền Phật Giáo tỉnh tâm an lạc
    Gửi bởi bachkim24h trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-08-2016, 10:15 AM
  2. Tuyển Tập Nhạc Thiền Phật Giáo
    Gửi bởi phuctoan trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 01-19-2016, 09:21 AM
  3. Đường Mây Qua Xứ Tuyết, bản dịch của Nguyên Phong
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 100
    Bài cuối: 10-10-2015, 07:15 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •