Kính các bạn !
Để cho "sát sườn" hơn, Ngọc Quế xin hỏi tiếp câu này :
Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát, trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? Liền ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến. Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp. Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.
Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ,........
http://www.hoakhaikienphat.com/kinhd...hapbao/tua.htm
Vẫn là câu hỏi trước, câu Tổ Huệ Năng hỏi : Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?
Chúng ta đọc đi đọc lại mãi, thuộc như cháo, mà tại sao chúng ta chả có ngộ gì hết ráo, còn Huệ Minh thì cũng câu này mà NGỘ (chứng ngộ) ??? Tại vì đâu ?
Kính !
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
Kính chào bác Ngọc Quế !
Huệ Minh ngộ vì Huệ Minh đã đủ duyên, ta chưa ngộ vì ta chưa đủ duyên.
Huệ Minh như củi khô gặp mồi lửa liền cháy, ta như củi mục ngâm bùn lâu năm khó cháy.
Việc ta đọc những câu này của Tổ giống như lấy que diêm để đốt khúc củi mục ngâm bùn, dù đốt hết hộp diêm này đến hộp diêm khác cũng không kết quả, chỉ khi nào ta đủ duyên, cây củi mục được chẻ ra phơi thật khô, chỉ 1 một mồi lửa là xong.
Huệ Minh đã trải qua công phu, và hết lòng theo đạo như ai đó nói, tu là đối diện sinh tử, vì đạo chết chẳng màng, toàn tâm toàn ý vì đạo- ta sao bì được?
Cái ngộ của Huệ Minh nào khác cái ngộ của Huệ Năng?
Giống nhau ở cái điểm: đến ý muốn thành Phật cũng không có!
"Không nghỉ thiện, không nghỉ ác", làm sao không nghỉ thiện, làm sao không nghỉ ác?
Có phải làm không ham làm thiện sẽ không nghỉ thiện, không ham làm ác sẽ không nghỉ ác?
Không ham làm thiện, không ham làm ác có phải là rời bỏ tất cả các ham muốn không?
Rời bỏ tất cả các ham muốn tức không trụ vào cáo ý ưng nào không?
Vậy chẳng là "Ưng vô sở trụ" sao?
Khi 'Ưng vô sở trụ" sẽ "nhi sanh kì tâm", tức sẽ thấy được cái lẽ kì diệu, cái bản lai diện mục.
Cái khéo của Tổ là ở chổ: lấy cái phương tiện " muốn biết bản lai diện mục của thượng tọa Minh" để Huệ Minh thực hiện cái không nghĩ thiện, không nghĩ ác mà đến với cái "ưng vô sở trụ", khi đến với "ưng vô sở trụ" thì liền nhận ra cái "bản lai diện mục củ thượng tọa Minh" nhờ '' nhi sanh kì tâm".
Cho nên cái "bản lai diện mục" vừa làm phương tiện vừa là mục đích, cái pháp là "không nghĩ thiện, không nghĩ ác" (ưng vô sở trụ), cái diệu dụng là "nhi sanh kì tâm".
Tổ thực là khéo. Nhưng vodanh bàn việc này như đứa trẻ lên ba, việc gì nói cũng được, nhưng thực hành thì khó lắm. Bỏ ham muốn là việc hết sức khó khăn. Đó là công phu chứ không là lí luận.
Cái thiếu của chúng ta là thiếu công phu, dù biết hết mọi chiêu thức nhưng chưa luyện tập ngày nào thì cũng như hổ giấy mà thôi.
Thực! Nhiều đạo hữu tu đã lâu nhưng vì cái ham muốn "ăn chay" cột chặt, mãi trụ vào đó không thoát ra được, nên tâm không thấy gì ngoài ăn chay.
A di đà Phật!
Thật tán thán bài viết trên của vodanh! Ví dụ rất gần gũi thực tế mà dễ hiểu. Cây củi mục ngâm bùn lâu năm thì có mồi lửa cỡ nào cũng không thể cháy, tự ta làm sạch hết bùn, phơi khô, loại nước đi, rồi khi duyên đến chỉ mỗi lửa nhỏ thôi sẽ cháy. Tiệm với đốn tuy hai mà một muốn có đốn thì tiệm kia đã phải thực hành nhiều đời nhiều kiếp rồi. Chỉ chờ duyên mà phát đại Ngộ. Đạo Phật là đạo thực tế do đó cần phải hành, hành và chỉ hành mà thôi. A di đà Phật!
Vậy là các bạn đã tìm ra lời giải rồi đó :
1. minhdinh : _ Chúng ta học Phật mà không chịu tu Phật (hay tu rất ít.)
2. vodanh : _ Chúng ta như củi mục, cho nên không thể bắt lửa.
3. tinhnghiep: _ Chúng ta còn quá nhiều lớp vỏ bọc : tập khí, sở chấp, giới cấm thủ, sở tri kiến,.......
3. gaiden : _ Chúng ta như lá còn xanh, cho nên dù gió lớn vẫn "ôm chặt cành", Tổ xưa như lá vàng, chỉ một cơn gió thoảng là đã "buông tay".
---------
Và đây là ý kiến của Ngọc Quế :
Nếu ai học Phật chỉ để tìm một vị thế, một chỗ đứng trong xã hội, nếu ai học Phật chỉ để kiếm cơm ăn áo mặc, thì khỏi phải đọc bài này cho mất thì giờ.
Đạo Phật xuất hiện trên thế gian nhằm giải thoát chúng ta ra khỏi Sanh Tử Luân Hồi, chứ không nhằm đào tạo "những con két", cho nên chúng ta phải điều chỉnh tâm ý, có THỰC TÂM TU PHẬT MỚI MONG THỰC CHỨNG, còn những kẻ hời hợt thì sẽ mãi làm "người đếm bò cho chủ". (và N/Q hiện cũng đang là một "người đếm bò" đây).
Điều vodanh và gaiden nói, đó là THIẾU DUYÊN ! Mà cái duyên thiếu này là cái mà hành giả có thể khắc phục được : HÃY GẮNG BỔ SUNG CÔNG & HẠNH _ tức công phu và đức hạnh. Một thanh củi mục thì không thể cháy, một chiếc lá còn xanh thì khó có thể rơi rụng.
Xin tất cả chúng ta đừng tưởng rằng cứ đọc và lặp lại cho nhiều lời của Tổ rồi mình sẽ chứng ngộ. Không đâu, chứng ngộ đòi hỏi một chừng mực Công & Hạnh nào đó (với những quả vị thấp _ tức là thoạt thấy Chân lý lờ mờ).
Còn với Chân Lý Tuyệt Đối _ tức thành đạo hoàn toàn _ thì ngoài CÁI TRÍ THÔNG SUỐT còn phải CÔNG HẠNH VIÊN MÃN mới được.
------------
Thưa các bạn ! vậy còn câu :
"...nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?"
Các bạn có ý kiến gì hay không ?
Mến !
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN VƯƠNG BỒ TÁT.
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
Kính bác Ngọc Quế !Nguyên văn bởi Ngọc Quế
Dạ ! Đức Phật đã từng dạy : Một là Vọng Tâm, hai là Chân Tâm :
_ Này A Nan, một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh. Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"
http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1
Ở đâu ?
_ Dạ ! Ở đâu cũng có.
Kính !
Ngọc Quế (07-08-2015)
Cám ơn bạn hoamacco đã cho câu trả lời !
Bạn nói "Ở đâu cũng có".
Vậy bạn cho Ngọc Quế hỏi : Cái máy vi tính trước mặt bạn có "thể tánh thanh tịnh" ấy hay không ? Nếu có thì nó ở phần cứng hay phần mềm, nếu ở phần cứng thì nó ở đâu ? màn hình hay bàn phím, thanh Ram hay ổ đĩa ? nếu ở phần mềm, thì là phần mềm nào ? bạn có thể chỉ cho N/Q chiêm ngưỡng dung nhan của nó được hay không ?
Mến !
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)