DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/4 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 37

Chủ đề: Tối Thượng Thừa

  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts

    Tối Thượng Thừa

    TỐI THƯỢNG THỪA




    TỐI THƯỢNG THỪA nhằm triễn khai cái Giáo lý CHÂN THẬT NHẤT, CAO TỘT NHẤT của Phật pháp.
    Điều then chốt nhất trong TỐI THƯỢNG THỪA là Khai, Thị cho chúng sinh Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến.
    Phật Tri Kiến gồm những gì ?

    1. Phật tánh (Như Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm).

    Bạn ơi ! Dòm chung, đi đâu chúng ta cũng nghe quý Thượng Tọa, Pháp Sư, Giảng Sư lặp lại lời Phật :

    "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành"

    Đúng ! Quý Thượng Tọa, Giảng sư đã nói đúng, câu nầy là lời Phật dạy, nhưng đây chưa phải là điều CHÂN THẬT mà đức Bổn sư tha-thiết mong muốn chúng ta lĩnh hội. Câu nầy đã được nói với Phật tử bình dân bằng tấm lòng Bi mẫn _ trong tinh thần khuyến tấn _ rằng "các con hãy ráng tu đi rồi cũng sẽ thành Phật với đầy đủ sự trang nghiêm và oai đức như Phật Thích Ca vậy".

    Sự thật có như vậy hay không ? Mời các bạn hãy đọc lại Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện :

    .....
    Nếu có loài chúng sanh
    Gặp các Phật quá khứ
    Hoặc nghe pháp bố thí
    Hoặc trì giới nhẫn nhục
    Tinh tấn, thiền, trí thảy
    Các món tu phước huệ,
    Những người như thế đó
    Đều đã thành Phật đạo
    Sau các Phật diệt độ
    Nếu người lòng lành dịu
    Các chúng sanh như thế
    Đều đã thành Phật đạo.

    Các Phật diệt độ rồi
    Người cúng dường xá-lợi
    Dựng muôn ức thứ tháp
    Vàng, bạc và pha-lê
    Xa-cừ cùng mã-não
    Ngọc mai khôi, lưu ly
    Thanh tịnh rộng nghiêm sức,
    Trau giồi nơi các tháp,
    Hoặc có dựng miếu đá
    Chiên-đàn và trầm-thủy
    Gỗ mật cùng gỗ khác
    Gạch ngói bùn đất thảy,
    Hoặc ở trong đồng trống
    Chứa đất thành miếu Phật
    Nhẫn đến đồng tử giỡn
    Nhóm cát thành tháp Phật,
    Những hạng người như thế
    Đều đã thành Phật đạo.


    Nếu như người vì Phật
    Xây dựng các hình-tượng
    Chạm trổ thành các tướng
    Đều đã thành Phật đạo.

    Hoặc dùng bảy báu làm
    Thau, đồng bạch, đồng đỏ
    Chất nhôm cùng chì kẽm
    Sắt, gỗ cùng với bùn
    Hoặc dùng keo, sơn, vải
    Nghiêm sức làm tượng Phật
    Những người như thế đó
    Đều đã thành Phật đạo.

    Vẽ vời làm tượng Phật
    Trăm tướng phước trang nghiêm
    Tự làm hoặc bảo người
    Đều đã thành Phật đạo.
    Nhẫn đến đồng tử giỡn
    Hoặc cỏ cây và bút
    Hoặc lấy móng tay mình
    Mà vẽ làm tượng Phật
    Những hạng người như thế
    Lần lần chứa công-đức
    Đầy đủ tâm đại bi
    Đều đã thành Phật đạo.


    Chỉ dạy các Bồ-Tát
    Độ thoát vô lượng chúng.
    Nếu người nơi tháp miếu
    Tượng báu và tượng vẽ
    Dùng hoa, hương, phan, lọng
    Lồng kính mà cúng dường
    Hoặc khiến người trổi nhạc
    Đánh trống, thổi sừng ốc
    Tiêu địch, cầm, không-hầu
    Tỳ-bà, chụp-chả đồng
    Các tiếng hay như thế
    Đem dùng cúng dường hết
    Hoặc người lòng vui mừng
    Ca ngâm khen đức Phật
    Nhẫn đến một tiếng nhỏ
    Đều đã thành Phật đạo.

    Nếu người lòng tán loạn
    Nhẫn đến dùng một hoa
    Cúng dường nơi tượng vẽ
    Lần thấy các đức Phật
    Hoặc có người lễ lạy
    Hoặc lại chỉ chắp tay
    Nhẫn đến giơ một tay
    Hoặc lại hơi cúi đầu
    Dùng đây cúng dường tượng
    Lần thấy vô lượng Phật
    Tự thành đạo vô thượng
    Rộng độ chúng vô số
    Vào Vô dư Niết-bàn
    Như củi hết lửa tắt.
    Nếu người tâm tán loạn
    Bước vào trong tháp chùa
    Chỉ niệm Nam-mô Phật
    Đều đã thành Phật đạo.

    Nơi các Phật quá khứ
    Tại thế, hoặc diệt độ,
    Có người nghe pháp này
    Đều đã thành Phật đạo.



    Chúng ta thấy gì ?

    _ Tất cả mọi trường hợp ĐỀU ĐÃ THÀNH PHẬT ĐẠO.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015)

  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa 2

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

    _ A. CHƠN THƯỜNG:

    Thưa các bạn về Phật Tánh trong Kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật đã có giảng đi giảng lại nhiều lần, nhưng tất cả chỉ nói lên 4 đặc trưng của Đại Niết Bàn là THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH.

    Xin các bạn đừng hiểu lầm rằng Phật tánh nằm trong _ hay là ngự trị trong _ Đại Niết Bàn, mà chính Phật tánh là Đại Niết Bàn, trong Chân Lý không hề có không gian (môi trường) riêng rẻ với chủ thể Phật tánh.

    THƯỜNG là gì ? _ Là không có Vô thường !

    Vô thường là gì ?

    Trong Kinh Phật có ví dụ : một người chạy nạn rơi xuống vách núi, thời may níu được một sợi dây leo, đu tòn-ten nơi đó, sợi dây nầy sẽ đứt vì trên kia có hai con chuột một trắng một đen đang gặm nhắm sợi dây.

    Nói ví dụ nầy đức Phật muốn khuyên mọi người, chớ tham đắm cuộc sống thế gian, hãy ráng tu vì CÁI CHẾT sẽ đến trong một tương lai rất gần.
    Đó là Giáo nghĩa Khuyến tấn !

    Thực ra cái nhân vật tòn-ten trên vực thẳm ấy không phải là MÌNH, không phải là TA.
    Phật Tánh mới chính thực sự là TA, PHẬT TÁNH thì không có Vô thường.

    Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Đa-Bảo ẫn dụ cho Phật Tánh của mình, Phật Đa-Bảo đã nhập Đại-Niết-Bàn RẤT RẤT là lâu xa, nhưng ở đâu có giảng Kinh Pháp Hoa, Ngài _ Bảo tháp của Ngài _ đều hiện đến tán thán, dự pháp hội.

    Điều nầy nói lên điều gì ?

    _ PHẬT TÁNH CHƠN THƯỜNG, PHẬT TÁNH không hề Tịch diệt hay Đại Tịch Diệt bao giờ !

    Lại nữa Phẩm Như Lai Thọ Lượng cũng nhằm nói lên điều nầy :

    1.- Lúc bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại-chúng: "Các Thiện-nam-tử! Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai. Lại bảo đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".

    Lại bảo các đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".

    Lúc đó đại-chúng Bồ-tát, ngài Di-Lặc làm đầu, chắp tay bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật". Ba phen bạch như thế rồi lại nói: "Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật".

    2. - Bấy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác."

    Nhưng, Thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

    Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

    Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc Bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

    Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".

    3. - Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát:

    "Các Thiện-nam-tử ! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh".


    http://www.thuvienhoasen.org/khphaphoa-05-16.htm
    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 05-23-2015 lúc 05:10 PM

  4. The Following 3 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015),Thanh Mai (02-06-2017)

  5. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.3


    ___________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

    .....A. CHƠN THƯỜNG

    .....B. CHƠN LẠC

    _ Thời thơ ấu của võ sư Phương Thế Ngọc là một chuổi dài những năm tháng khổ luyện : cứ vài ngày mẹ của ông lại đính thêm một miếng chì vào trong trang phục trẻ thơ. Hàng ngày bé Ngọc phải sinh hoạt, luyện tập võ thuật trong bộ áo giáp nặng-nề ấy, chúng ta không biết đích xác bộ đồ "phi hành gia" ấy nặng bao nhiêu ký-lô, nhưng khi trưởng thành, khi bỏ "bộ đồ lặn" ấy ra thì P.T. Ngọc đã gần như bay được, ông chạy nhảy trên "đầu cành ngọn cỏ" như trên đất liền. Ôi thoải mái thích chí vô cùng !

    .........._ Các bạn đều biết con chồn, con sóc chúng nhanh-nhạy như thế nào rồi; trong khi đó con rùa chỉ cử động hạn chế trong cái mai cứng thì lù-đù chậm-chạp.

    _ Chúng ta từ vô thuỷ đến nay mỗi ngày trôi qua chúng ta tự đính thêm chì vào trang phục của mình mà nào hay biết, chúng ta vẫn sống hồn nhiên trong "ngục tù" do mình tự tạo. Giả sử một ngày nào đó chúng ta tự nhiên sống không có "đính kèm" bộ trang phục Nghiệp chướng thì mọi chuyện sẽ như thế nào nhĩ ?! Há không phải là ĐẠI LẠC sao ?!

    _ Đỉnh cao của khoái lạc là gì ?

    Đó là lúc "trời đất tan biến", nhưng tội nghiệp thay cho chúng ta, cái "tích tắc trời đất tan biến" ấy lại tan biến liền khi vừa chợt sanh ra, không ai níu kéo nó lại được.

    ĐẠI NIẾT BÀN là gì ?

    Là An-trụ vĩnh-viễn trong cái CHƠN LẠC "không trời đất" ấy.

    Điều này Mật Tông Tây Tạng có đề cập đến, còn các nền văn hoá ảnh hưởng sâu đậm "tư tưởng Khổng Mạnh" thì không thể nào tiếp cận Giáo-trình nầy được.

  6. The Following 3 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015),vietlong (05-13-2020)

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.4

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

    .....A. CHƠN THƯỜNG

    .....B. CHƠN LẠC

    .....C. CHƠN NGÃ


    Dĩ nhiên chúng ta chưa ai thực sự biết PHẬT TÁNH hay Đại Niết Bàn cho nên cũng không thực sự biết CHƠN NGÃ như thế nào, nhưng chúng ta cũng có thể "nương ngón tay" (là những gì Phật đã dạy) để tìm hiểu, để có một kiến thức căn bản về Phật pháp.

    Ở trình cấp 1, Phật dạy NHƠN VÔ NGÃ :

    Xác thân nầy chỉ là "cái áo khoát ngoài", tư-tưởng _ tình cảm _ sự hiểu biết, tất cả chỉ là những "chế phẫm ăn theo" do tương tác với cuộc sống mà có, chúng nó KHÔNG THỰC CÓ, KHÔNG PHẢI THỰC SỰ LÀ TA. Do lầm nhận chỗ nầy mà chúng ta mãi trôi lăn trong Sinh Tử Luân Hồi.

    Rồi Phật pháp xuất hiện tại thế gian, trải qua 28 đời Tổ, ngày ấy Thần Quang Đại Sĩ đã nhận ra CÁI KHÔNG TA bằng câu nói : "Trình Thầy ! con đã kiếm CÁI BẤT AN và không thấy nó ở đâu".

    Ngài đã học được bài học đầu tiên căn bản trong Phật pháp, dòm lại mình không thấy TA chỗ nào, Ngài "đã được TRÍ TUỆ CĂN BẢN, ai gọi là quả vị gì cũng được, gọi là chứng quả Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu) cũng được.

    Chỗ nầy chỉ là "hơi hơi thấy Chân lý VÔ NGÃ", càng tu học theo Phật pháp hành giả sẽ hiểu rõ hơn cho đến toàn chứng Giáo Lý VÔ NGÃ nầy, lúc đó có thể định danh trình tu chứng quả vị nầy là A-La-Hán cũng được.

    Nhưng bạn ơi ! A-La-Hán là gì ? A-La-Hán là VÔ SANH

    Vậy cái gì VÔ SANH ?

    _ Cái Ta thật (CHƠN NGÃ) vô sanh đó ! Do vì vô sanh nên không hề có tử đây gọi là Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi, bởi cái chuyện Sinh Tử Luân Hồi là cái chuyện "sóng lao-xao mặt nước" nó không có dính-dáng gì đến CÁI TA THẬT cả.

    Nói Giải Thoát nhưng thật ra không có giải thoát gì cả, chỉ có người trong tù ngục sau khi ra khỏi ngục tù mới gọi là mình được giải thoát, còn người biết mình vốn không có trong tù (lâu nay mình vẫn thong dong bên ngoài) thì sao gọi là "mình được giải thoát" ? Cái đang ở trong tù chỉ là "một chiếc dép cũ" mà thôi !

    Chỗ nầy rất quan trọng TỪ LẦM TA (chủ thể) ĐẾN KHÔNG LẦM TA nữa.
    Chớ không phải "lượm lại" cái Linh Hồn hay Thần Thức mà gọi là TA, là Phật Tánh được (như H.T T.K đã phát biểu tại Tịnh Tông Học Hội):

    Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.

    Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”


    Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003



  8. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015)

  9. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.5


    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    .....A. CHƠN THƯỜNG
    .....B. CHƠN LẠC
    .....C. CHƠN NGÃ
    (tiếp theo):

    Đến đây, chắc hẵn vài bạn trong chúng ta cũng hoang mang, thắc mắc :

    _ Ủa ! Bậc A-La-Hán chứng đắc Vô Ngã, có nghĩa là đã thấy "Ngũ uẫn không phải là mình", mình không có cùng Sanh Tử với Ngủ uẫn, vậy là mình "đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi", cái SỐNG THẬT CỦA MÌNH là cái khác, cái đó vốn là Bản Thể Tâm Bất Sinh Bất Diệt, cái đó là A-Lại-Da Tâm, là Chơn Tâm, là Phật Tánh là Chơn Ngã.

    Vậy thì có khác gì với cái Chơn Ngã _ Phật Tánh trong Đại Niết Bàn của bậc Phật Chánh Giác đâu ?
    Sao Phật lại quở hàng Nhị Thừa là "chồi khô mộng lép" ?
    Sao Phật lại bảo đây chỉ là "Hoá Thành" ?

    Mình xin mời bạn xem hai bức minh họa nầy :

    1.


    2.



    Bức ảnh 1 (ảnh trên) nhằm minh họa cho trình tu chứng "Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sinh" đó ! Hành giả cũng là "thấy Phật" nhưng thấy không rõ-ràng gì hết.

    Bức ảnh 2 (ảnh dưới) minh họa sự thông suốt rõ-ràng (Đại Tuệ _ Ma-Ha Bát Nhã), không chướng ngại (Đà-La-Ni Tạng _ thể Báo-Thân Tỳ-Lô-Giá-Na Phật).

    Thiền Tông bảo "Kiến tánh thành Phật" nhưng thực tế hầu hết những vị "kiến tánh" chỉ thấy Tánh lờ-mờ, không rõ-ràng (như bức hình 1) cho nên họ đều tiếp tục tu học thêm
    Attached Images Attached Images

  10. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015)

  11. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.6

    ____________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH


    Nhằm diễn giải mọi khía cạnh, làm sáng tỏ nghĩa PHẬT TÁNH mà Kinh điễn Phật học đã có ra rất nhiều cụm từ


    (1)_ Thanh-Tịnh Pháp Thân _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm _ A-Đề Phật _ Đại-Nhật-Như-Lai _ Bất Không Thành Tựu Như Lai _ Bất-Động Phật (Phật Dược-Sư), Bảo Sanh Phật, A-Di-Đà Phật....v....v....

    (2)_ Thường Tịch Quang Độ _ Đại Niết Bàn _ Pháp Giới Tạng _ ....v...v....


    Bởi vì chúng ta ở "thế giới nhị nguyên" cho nên Phật ngữ cũng rạch-ròi với chúng ta về TÂM (cụm từ nhóm 1)và CẢNH (cụm từ nhóm 2)

    Thực chất trong CHƠN NHƯ không có Tâm riêng và Cảnh riêng _ PHẬT là CÕI _ CÕI là PHẬT.

    Như Thanh Tịnh Pháp Thân thì ở Thường Tịch Quang Độ, nhưng Pháp thân chính là Quang độ, Quang Độ chính là Pháp Thân.

    Như nói Phật Thích Ca NHẬP Đại Niết Bàn, thực chất là KHÔNG CÓ NHẬP, lúc đó Phật Thích Ca chính là Đại Niết Bàn.

    Nói Vô-Lượng-Thọ Phật là muốn nhắc nhở chúng ta PHẬT TÁNH THÌ CHƠN THƯỜNG cho nên mới có tuổi thọ Vô Lượng (chữ Vô Lượng nầy vượt thoát mọi con số mà máy tính "khủng" nhất có thể vói tới) bởi thực sự KHÔNG CÓ ĐIỂM BẮT ĐẦU và ĐIỂM KẾT THÚC. Trong Thường-Tịch-Quang Độ KHÔNG CÓ THỜI GIAN.

    Trích:

    Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
    (Kinh Pháp Hoa _ Phẫm Như-Lai Thọ Lượng)

    Nói BẤT ĐỘNG NHƯ-LAI là nói PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, không có làm thêm gì nữa !

    Nói BẤT-KHÔNG THÀNH-TỰU NHƯ-LAI là nói VẪN SOI SÁNG và VẪN THU NHIẾP (không vì KHÔNG mà chìm vào VẮNG LẶNG).

    Đây là ý nghĩa CHƠN TỊNH, chớ không phải CHƠN TỊNH là HOÀN TOÀN VẮNG LẶNG

  12. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021)

  13. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.7

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :

    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH


    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN

    2. BA THÂN

    * A. PHÁP THÂN (THỂ BAO TRÙM, TỔNG THỂ)

    Khi xưa Phật có ví dụ "năm người mù rờ voi", mỗi người chỉ biết một chi tiết về con voi, chứ không ai biết toàn thể con voi, ngoại trừ bậc Đại Giác.

    Bây giờ chúng ta tạm dùng ví dụ khác các bạn nhé !

    Hãy lấy ví dụ "mặt trời ở trên không kia", Nó là một QUẢ CẦU LỬA(1) SÁNG(2) và NÓNG(3)

    "QUẢ CẦU LỬA" là nói Tổng thể, "SÁNG" và "NÓNG" là nói 2 biệt tính của cái Tổng thể ấy.

    "QUẢ CẦU LỬA" dụ cho thể Pháp Thân, biệt tính "SÁNG" (hay SOI SÁNG) dụ cho thể Hoá Thân, biệt tính "NÓNG" (hay SƯỞI ẤM) dụ cho thể Báo Thân.


    Thể PHÁP THÂN thường được gọi là CHƠN NHƯ TÂM _ THƯỜNG TỊCH TÂM _ A-ĐỀ TỐI-THƯỢNG TỐI-THẮNG PHẬT,...

    Trong Kinh Đại Thừa Diệu-Pháp Liên-Hoa, Phật Đa Bảo dụ cho Thể Pháp Thân.

    SÁNG và NÓNG không thể lìa QUẢ CẦU LỬA mà tự có.

    (Ghi chú : A-Lại-Da Tâm chỉ là chỗ chứng biết của bậc Nhị Thừa, tuy cũng là Phật Tánh nhưng rất mờ nhạt)

  14. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),lamebay (08-22-2015)

  15. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.8

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :


    *B. BÁO THÂN


    _ THỂ HÀNH DỤNG THEO CHU KỲ THU NHIẾP VẠN PHÁP VÔ MINH, HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

    _ TÍNH THU NHIẾP _ ĐÀ-LA-NI-TẠNG _ (tính "nóng", tính sưởi ấm của mặt trời) là biệt tính của Thể này, danh xưng là TỲ-LÔ-GIÁ-NA PHẬT _ 毘盧遮那佛, (phiên âm từ Vairocana)_ ĐẠI-NHẬT NHƯ-LAI _ 大日如来.

    ------------
    Đến đây vì có đọc một trang web :

    http://www.hoasentrenda.com/Buddha/TyLoGiaNa.htm
    chúng ta nên cảnh giác :

    _ Tất cả mọi tượng ảnh "minh họa" về Chư Phật đều mang tính biểu trưng, KHÔNG CÓ PHẬT NÀO HỮU TƯỚNG CẢ, thế mà người ta lại diễn tả Phật "ba cái cục thịt trên đầu lận, cái nầy chồng lên cái kia, đội mão Tỳ-Lô, .....v...v...". Trời ơi ! viết như vầy là SA-ĐỌA VÀO THẦN QUYỀN NGOẠI ĐẠO MẤT RỒI.

    _ Đành rằng Phật Giáo vẫn dùng âm thinh sắc tướng để cho Phật tử có chỗ TRỤ TÂM & QUÁN TƯỞNG, nhưng chúng ta phải NƯƠNG TƯỚNG MÀ VƯỢT LÊN TƯỚNG để thấy CHÂN THẬT TƯỚNG, chớ đừng có VÙI DẬP Phật Giáo XUỐNG BÙN như vầy !.

    Trong PHÁP GIỚI có vô số THẾ GIỚI HẢI.

    1 THẾ GIỚI HẢI là tầm hoạt dụng của 1 Thể Báo Thân.

    LIÊN HOA TẠNG THẾ GIỚI HẢI là tên gọi DỤNG ĐỘ Thể Báo Thân Đại-Nhật Phật, gồm nhiều Phật Quốc _ Hạnh Dụng khác nhau _ như Tây Phương Cực Lạc, Đông Phương Tịnh Lưu-Ly, cõi Phật Bất Động, cõi Phật Hương Tích, ...v...v...

    Cõi Ta-Bà "ngủ trược ác thế" này cũng là Phật quốc do hạnh nguyện Hoá thân Thích Ca Mưu-Ni Phật hoá hiện để độ sinh, nằm trong Liên Hoa Tạng Thế Giới Hải (Đại Nhật Phật)

  16. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021)

  17. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.9

    __________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :


    * B. BÁO THÂN
    (TIẾP THEO)

    * a. _ THẾ GIỚI HẢI


    Thưa các bạn ! Mình xin mời các bạn thưởng thức bức ảnh nầy, là Thông điệp của UFO đã để lại trên một cánh đồng của nước Anh :



    http://xaluan.com/modules.php?name=N...cle&sid=192216

    Mình cũng không biết chính xác "họ muốn diễn tả cái gì ?", nhưng mình xin tạm dùng bức ảnh nầy để diễn giải "vũ-trụ-quan của nhà Phật" _ THỂ BÁO THÂN.
    Các bạn có thấy nó giống cái "Hoa Tuyết" nầy không ?





    Dòm lên trời chúng ta thấy chi chít những vì sao tưởng chừng như đứng yên, nhưng thực chất đang vận hành theo từng nhóm, được gọi là Thiên Hà (Thiên Hà của chúng ta là "dãy Ngân-Hà").

    Trong bức hình trên, chúng ta thấy chỉ có 6 (nếu tính luôn Thiên Hà Trung tâm thì là 7), nhưng đây chỉ là tượng trưng cho rất nhiều Thiên Hà.

    Chúng ta lại thấy "Tất cả không rời-rạc mà LIÊN-KẾT NHẤT-QUÁN HÀI-HOÀ".

    Đó là "vận hành của Vũ-trụ" theo như UFO thấy chăng ?

    Mình thấy có sự tương đồng quan điểm với mình về Pháp Giới _ Pháp Thân Phật, nên đem vào bài nầy.

    Từng cụm "như Hoa Tuyết" là biểu đồ của THỂ BÁO THÂN PHẬT, xét về mặt không-gian thì là một THẾ GIỚI HẢI.

  18. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    Admin (05-29-2015),gaiden (10-22-2021)

  19. #10
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.10

    __________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :
    * B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)
    * a. _ THẾ GIỚI HẢI


    * b. _ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN



    Ở Thế Giới Hải của chúng ta thì Phật Đại Nhật là TỐI THƯỢNG, là TRUNG TÂM ĐIỂM, chung quanh có nhiều Hoá Phật _ mà Phật Thích Ca là một, mỗi Hoá Phật có một Hạnh Nguyện riêng, một Hoá Phật lại có thể có nhiều Ứng Hoá Thân.



    NAM MÔ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN ĐẠI NHẬT PHẬT

    Thể Báo Thân Phật _ nói cho đủ phải là VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN _ Là sự THÀNH TỰU viên mãn, mọi việc đã TRỌN XONG (mà CON VOI TRẮNG là ẫn dụ) của rất nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là 2 yếu tố chính :

    1. SỰ SOI SÁNG, THÔNG SUỐT đã trọn vẹn (không còn thiếu sót gì nữa).
    Được "biểu dụ" bằng hình ảnh Ngài ĐẠI-TUỆ VĂN-THÙ SƯ-LỢI BỒ-TÁT (cưỡi con Thanh Sư).

    2. SỰ AN BÀY, THU NHIẾP, ĐỘ SINH đã xong, Phật Quốc đã hoàn toàn thành tựu (không còn làm gì nữa).
    Được "biểu dụ" bằng hình ảnh NGÀI ĐẠI-HẠNH PHỔ-HIỀN-VƯƠNG BỒ-TÁT (cưỡi Bạch Tượng).

    Đây là hai yếu tố đã được ẫn dụ bằng hình ảnh trong những tranh HOA NGHIÊM TAM THÁNH hay ĐÔNG PHƯƠNG TAM THÁNH.


    Để thể hiện SỰ HỔ TRỢ HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC _ VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN PHẬT, Mật Tông Tây Tạng đã minh họa (dựa theo Kinh) một hình ảnh Phật Dược Sư với 2 vị Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát (hình mặt trời ở góc trên bên phải) và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát (hình mặt trăng lưởi liềm ở góc trên bên trái)


    Tất cả đều là Mật Ngữ


    NAM-MÔ VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT

  20. The Following 3 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021),Ngọc Quế (01-15-2017),Thanh Mai (02-07-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 6 người đọc bài này. (0 thành viên và 6 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •