Tối Thượng Thừa.11
__________________
1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)
* a. _ THẾ GIỚI HẢI
* b. _ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN
* c. _ "Xả bỏ BÁO THÂN"
Các bạn ơi ! mình rất bức xúc khi thấy các Liên hữu, các Phật tử ngoan đạo, lại xử dụng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy như là "một cái gì văn hoa bay bướm" để ám chỉ cái chết của xác thân tứ đại.
Đơn giản là "Có Sinh thì có Tử", chuyện sống chết như nước thủy triều _ nước ròng rồi nước lớn _ sóng sau xô sóng trước _ có gì quan trọng lắm đâu. Chỉ bởi chúng ta quan trọng của sống phù du nầy quá, cho nên chúng ta thích dùng những ngôn từ "quá trớn" để ám chỉ một chuyện rất đổi bình thường chăng ?!
1. Có ba trường hợp xả bỏ báo thân :
Trường hợp 1: Đối với hạng người cực thiện, tức là hạng người thân luôn luôn làm điều thiện, miệng luôn luôn nói thiện, tâm luôn luôn nghĩ thiện. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, tức khắc sinh vào cõi thiện, không qua giai đọan của Trung Ấm thân.
Trường hợp 2: Đối với hạng người cực ác, nghĩa là miệng luôn luôn nói ác, thân họ luôn luôn làm ác, tâm họ luôn luôn nghĩ ác. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, là tâm thức của họ liền rơi vào cảnh giới địa ngục như tên bắn mà không có một lực nào cản nổi.
Trường hợp 3: Đối với hạng người thiện ác xen lẫn, chánh tà không phân minh. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, phải trải qua một giai đọan của Trung ấm thân, tức là tiếp nhận cái thân sau khi chết và trước khi tái sinh. Thân ấy có thể sau ba ngày mới được tái sinh vào cảnh giới mà tùy theo nghiệp thiện ác của mình đã tạo. Hoặc một tuần, ba tuần, hoặc bốn mươi chín ngày,....
(G/s T.T.H)
2. Dẫu rằng Ta-bà là quán trọ, cõi Phật mới là quê hương, hòa thượng đã xả bỏ báo thân này trở về cố hương, đây là điều hàng hậu học chúng con phải lấy làm niềm vinh hạnh noi theo công đức tu tập của một bậc Thầy mô phạm.
3. Hòa thượng ..... tuổi cao sức yếu đến ngày đã xả bỏ báo thân để thể nhập pháp thân thường trụ,....
.......
Chúng ta thấy đa phần các Phật tử (kể cả Tăng Ni) đeo đuổi pháp môn Niệm Phật đều dùng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy, mà không để ý đến THẬT NGHĨA.
Người bình thường chúng ta thì những Nghiệp Thiện, Ác mà chúng ta đã làm trong quá khứ, hiện tại, vị lai hình thành nên NGHIỆP BÁO THÂN _ trong đó có Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp (Tội báo thân). Cái Nghiệp Báo Thân nầy nó tồn tại mãi trên bước đường tiến hoá của chúng ta, trừ khi chúng ta đắc quả A-La-Hán _ nhập Niết Bàn.
Còn các Liên Hữu Niệm Phật, tuy Phật ra điều kiện Vãng Sanh rất dễ-dàng _ chỉ cần một Niệm đến 10 niệm chí thành _ nhưng cái Nghiệp, cái Tội Báo Thân nó sẽ ngăn cản quyết liệt khi hành giả lâm chung, khiến cho 10 người chưa chắc có được 1 người THẬT SỰ VÃNG SANH.
Giả sử như đương sự thật sự vãng sanh, thì điều đó cũng không có nghĩa là "XẢ BỎ BÁO THÂN".
Mà là ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH, nghĩa là Phật A-Di-Đà cho mang cả Tội Báo, Nghiệp Chướng về Tây Phương Cực Lạc.
Cho nhập thai trong Hoa Sen hàng trăm triệu năm là bỏ vào "LÒ HẤP GIẢI NGHIỆP"(chớ lúc đó các Liên Tử chúng ta mơ mơ màng màng, chẳng có tu hành gì cả đâu !). Sau khi đương sự được nhẹ Nghiệp, thì Hoa Sen mới nở ra "Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sanh".
"Kiến Phật" là thấy Bản Thể Tâm của mình (vốn Vô Sanh), chớ không phải thấy Phật A-Di-Đà với hình tướng một "Đại Trượng Phu" như trong tranh vẽ.
Những người dày công Niệm Phật thì họ cũng mang theo _ bên cạnh Tội Báo Thân _ là Công Đức Báo Thân.
Chính nhờ Công Đức Báo Thân nầy mà họ được nhập thai trong nhưng Hoa Sen Trung phẫm, Thượng phẫm.
Kết luận : Một người chết là bỏ cái xác thúi, chớ Báo Thân _ dù là Tội Báo Thân hay Công Đức Báo Thân _ thì không có ai xả bỏ hết (Ngoại trừ Bậc Thánh A-La-Hán _ Nhập Niết-bàn).
Mà Tịnh Tông vì quy hướng Tịnh-Độ cho nên tuyệt-đối không có ai đắc quả A-La-Hán _ Nhập Niết-Bàn _ cả !
Nếu hành giả tinh-tấn được "Niệm Phật Tam-Muội" tại thế, thì khi vãng-sanh cũng mang theo Công Đức Báo Thân chớ không có ai "XẢ BỎ" được gì cả.
Trong những trích dẫn trên chúng ta còn đọc thấy cụm từ "THỂ NHẬP PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ", Ôi ! Sao chúng ta thích dùng NGOA NGÔN (phóng đại, quá trớn) như thế nhỉ ? Làm sai lạc những nghĩa lý sâu mầu của Phật pháp hết trơn, chẳng lẻ chúng ta không hiểu biết tí gì về Phật pháp hết hay sao ?
"THỂ NHẬP PHÁP THÂN" : Chỉ những Bậc Đại Giác-Ngộ đã VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN mới tuỳ ý Nhập hay không Nhập, chớ những Bồ Tát CỬU ĐỊA trở xuống không ai nhập được hết.