CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪACHƯƠNG I__________________________________________________ ______________________________________
Về Tứ Liệu Giản, trong Lâm Tế Lục ghi rằng: “Như kiến giải Thiền Tông, tử hoạt dĩ nhiên, người tham học cần nên chú ý, cũng như chủ khách gặp nhau thì có ngôn luận qua lại, hoặc tùy vật hiện hình, hoặc toàn thể tác dụng, hoặc nắm cơ tùy phương tiện mà vui giận, hoặc hiện bán thân, hoặc cỡi sư tử, hoặc cỡi tượng vương. Như tiếng hét của người học chơn chánh là đưa ra cái thau bằng keo, Thiện tri thức chẳng biết là cảnh, bèn dính mắc cảnh họ mà làm dáng làm điệu, liền bị người học hét thêm thêm tiếng nữa, Thiện tri thức chẳng chịu buông xuống, ấy là bệnh tuyệt vọng, chẳng thể trị, gọi là “khách nhìn chủ”.
Hoặc là Thiện tri thức chẳng đưa ra vật gì, tùy chỗ hỏi của người học liền đoạt, người học bị đoạt thà chết chẳng chịu buông, ấy gọi là “chủ nhìn khách”.
Hoặc có người học tỏ một cái trong sạch ra trước mắt Thiện tri thức, Thiện tri thức biết là cảnh, liền quăng vào hầm sâu, người học nói: “Tốt lắm Thiện tri thức”. Thiện tri thức liền nói: “Ngốc thay chẳng biết tốt xấu”. Người học liền lễ bái, đây gọi là “Chủ nhìn chủ”.
Hoặc có người học còng tay còng cổ ra trước mắt Thiện tri thức, Thiện tri thức lại cho còng thêm một lớp, người học hoan hỷ, hai bên đều chẳng biết, ấy gọi là “Khách nhìn khách”.
Các Đại đức! Sơn Tăng kể chuyện như thế đều là phân biệt ma quái để biết rõ chánh tà vậy.
Lại nói:
“Có khi đoạt nhơn chẳng đoạt cảnh,
Có khi đoạt cảnh chẳng đoạt nhơn,
Có khi nhơn cảnh đều đoạt,
Có khi nhơn cảnh đều chẳng đoạt”.
Tăng hỏi thế nào là đoạt nhơn chẳng đoạt cảnh?
Sư đáp: “Mặt trời phát sinh lụa trải khắp, hài nhiều tóc dài trắng như tơ”.
Hỏi thế nào là đoạt cảnh chẳng đoạt nhơn?
Sư đáp: “Lệnh vua đã ban khắp thiên hạ, tướng quân biên thùy chẳng thấy nghe”.