CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
CHƯƠNG I
__________________________________________________ ______________________________________


7.- HÀ TRẠCH THẦN HỘI ĐỊNH TÔNG CHỈ NAM TÔNG.

Lục Tổ Huệ Năng và Thần Tú Đại Sư đều là đệ tử của Ngũ Tổ, Thần Tú chủ trương Tiệm tu, chưa minh tâm kiến tánh, nên bài kệ Thân như cây Bồ đề là phát huy nơi Nhân địa. Lục Tổ đã minh tâm kiến tánh nên bài kệ “Bồ đề vốn chẳng cây” là phát huy nơi Quả điạ, ngay đó đem Niết Bàn Diệu Tâm trọn vẹn trình ra được Ngũ Tổ ấn khả, truyền cho y pháp.

Lúc Lục Tổ đang hoằng tông chỉ Đạt Ma ở Tào Khê, Thần Tú Đại Sư thì đề xướng pháp Thiền tiệm tu ở Nam Kinh, gọi là Bắc Tông. Sau khi Lục Tổ viên tịch, pháp tiệm tu của Bắc Tông ngày càng hưng thịnh, môn đồ của Thần Tú có ba vị Quốc Sư, trong đó Phổ Tịch Thiền Sư danh giá cao nhất, từng làm Quốc Sư trải qua ba đời vua Tắc Thiên, Trung Tông và Duệ Tông. Phổ Tịch tôn Thần Tú làm Lục Tổ, tự xưng là Thất Tổ, tông chỉ của Tào Khê ngày càng chìm lặng, do đó đệ tử Lục Tổ là Thần Hội Thiền Sư, phấn chấn đứng ra chỉ trích môn tiệm tu của Bắc Tông chẳng phải chánh thống của Tổ Đạt Ma, chỉ có Tông chỉ Tào Khê mới là đích truyền. Ngày 15 tháng Giêng năm thứ 20 niên hiệu Khai Nguyên, Ngài ở Hoạt Đài (hiện là Hoạt Huyện tỉnh Hà Nam) Đại Vân Tự thiết lập Vô giá đại hội, xác định pháp thống Thiền Tông do Tổ Đạt Ma truyền. Năm thứ 8 niên hiệu Thiên Hữu, một lần nữa xác định Tông chỉ Nam Tông tại Lạc Dương, từ đó chánh thống Thiền Tông là Lục Tổ Tào Khê mới được xác định.

Ngài Thần Hội xác định Tông chỉ, là công thần của Thiền Tông mà lịch sử ít ghi chuyện này, nơi thạch động Đôn Hoàng có ghi bài “Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Thị Phi Luận do Độc Cô phái soạn” hiện nay lưu tại viện bảo tàng Ba Lê, trong bài này là ghi việc định Tông chỉ của Ngài Thần Hội ở Đại Vân Tự Hoạt Đài.

Thần Hội còn có bài Hiển Tông Ký để hiển bày Tông chỉ của Tào Khê, ngoài ra tác phẩm Chứng Đạo Ca cũng làm cùng lúc xác định Tông chỉ. Nay Chứng Đạo Ca đổi tên là Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca, nhưng tôi đã từng thấy một bản đời nhà Tống ghi rõ tác giả là Thần Hội, nay trích ra mấy đoạn trong Chứng Đạo Ca để chứng tỏ: