DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 34/35 ĐầuĐầu ... 2432333435 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 331 tới 340 của 341
  1. #331
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Nếu như vậy, sao không hoà hiệp hai tâm làm một vô lượng, mà lại chia ra làm hai pháp?

    Đáp: Hành giả sơ tâm chưa nhiếp phục được, chưa có thể thương chúng sanh một cách sâu xa, nên chỉ cho vui. Khi tâm nhiếp phục, thương chúng sanh một cách sâu xa, cho nên mới cho mừng. Do vậy nên trước vui rồi sau mừng.

    Hỏi: Nếu như vậy, sao không theo thứ lớp “từ” tiếp đến “hỷ”??

    Đáp: Khi thực hành tâm từ, yêu chúng sanh như con đẻ, nguyện cho nó vui; ra khỏi từ Tam muội nên thấy chúng sanh chịu đủ thứ khổ, mới phát tâm thâm ái thương xót chúng sanh làm cho nó được cái vui sâu xa; ví như cha mẹ tuy thương yêu con, nếu con bị bệnh nguy cấp, khi ấy tâm thương yêu càng nặng. Bồ-tát cũng như vậy. Nhập vào tâm bi xem thấy chúng sanh khổ, sanh lòng thương xót bèn cho cái vui sâu xa. Do lẽ đó, tâm bi ở chặng giữa.

    Hỏi: Nếu thâm ái chúng sanh như vậy, sao lại còn thực hành tâm xả?

    Đáp: Hành giả thuờng quán sát như vậy: Thường không xả bỏ chúng sanh, mà chỉ xả bỏ ba tâm ấy; vì cớ sao, vì để phòng việc bỏ rơi các pháp môn khác. Cũng là do tâm từ muốn làm chúng sanh vui, mà thực tế không làm cho vui được; tâm bi muốn làm chúng sanh lìa khổ, mà thực tế không làm cho được lìa khổ. Khi thực hành tâm xả cũng không thể làm cho chúng sanh được đại hỷ. Đây mới chỉ là nhớ tưởng, chứ chưa có thật sự. Muốn làm cho chúng sanh được thật sự lìa khổ được vui, thì phải phát tâm làm Phật, thực hành sáu Ba-la-mật, đầy đủ Phật pháp, mới làm cho chúng sanh được thật sự vui. Do vậy nên bỏ ba tâm ấy, mà vào tâm xả này. Từ, bi, hỷ có tâm yêu thương sâu xa nên bỏ chúng sanh khó, còn tâm xả này dễ rời bỏ được.

    Hỏi: Bồ-tát thực hành sáu Ba-la-mật cho đến khi thành Phật, cũng không thể làm cho hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui; vậy tại sao chỉ nói ba tâm từ, bi, hỷ ấy chỉ là sanh tâm nhớ tưởng mà không có thật sự?

    Đáp: Vị Bồ-tát khi được làm Phật, tuy không thể làm cho hết thảy chúng sanh được vui, nhưng Bồ-tát phát thệ nguyện rộng lớn, từ đại nguyện ấy được quả báo phước đức lớn; nhờ được quả báo lớn nên có thể làm lợi ích lớn. Hàng phàm phu, Thanh-văn thực hành bốn vô lượng tâm, chỉ vì tự điều phục, tự lợi ích, cũng chỉ nhớ suông đến chúng sanh; còn các Bồ-tát thực hành tâm từ là muốn làm cho chúng sanh lìa khổ được vui. Do nhân duyên của tâm từ ấy, cũng tự được phước đức, cũng giáo hoá người khác

    làm phước đức. Khi thọ quả báo, hoặc Chuyển luân Thánh vương, làm được nhiều việc lợi ích. Bồ-tát hoặc xuất gia hành thiền, dẫn đạo chúng sanh, dạy cho hành thiền, được sanh vào thế giới thanh tịnh, thọ tâm vui vô lượng; hoặc khi làm Phật, cùng với vô lượng vô số chúng sanh, vào Vô-dư Niết-bàn. So với sự lợi ích của tâm nguyện suông, thì đây là lợi ích lớn; cho đến còn lưu lại Xá-lợi và pháp cũng làm lợi ích rất nhiều.

    Lại nữa, tính của chúng sanh từ ngu si mà có, không có thật pháp nhất định; các đức Phật trong ba đời mười phương tìm tính chúng sanh thật không thể có được, làm sao độ hết tất cả.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #332
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Nếu chúng sanh là trống không, không thể độ hết, thời một ít chúng sanh cũng đều là không; làm sao có thể độ phần ít ấy?

    Đáp: Tôi nói các đức Phật trong ba đời mười phương tìm thật tánh của hết thảy chúng sanh không thể được, nên không có độ; mà ông thì nạn hỏi rằng sao Phật không độ hết, thế là ông bị thua. Ông bị thua không tự cứu được, mà còn nạn hỏi rằng trong chỗ không có chúng sanh, thì nhiều và ít cùng một loại, cớ sao độ phần ít; thế là ông bị thua thêm một lần nữa.

    Lại nữa, trong Thật tướng đệ nhất nghĩa của các pháp thời không có chúng sanh cũng không có độ; chỉ vì theo pháp thế tục mà nói là có độ. Ông ở trong pháp thế tục tìm đệ nhất nghĩa, việc ấy không thể được; cũng như trong ngói đá tìm trân bảo là không thể được.

    Lại nữa, chư Phật từ khi mới phát tâm, cho đến khi pháp tận, ở khoảng trung gian ấy, có công đức gì đều là pháp có tạo tác, có hạn có lượng, có trước có sau; cho nên có độ chúng sanh cũng phải có lượng. Không thể đem pháp theo nhân duyên quả báo có lượng mà độ hết vô lượng chúng sanh; như đại lực sĩ, thế mạnh của cây cung tuy lớn mà mũi tên bay xa thì phải rớt; cũng như ngọn lửa lớn lúc kiếp tận, đốt cháy ba ngàn thế giới, sáng rực vô lượng, nhưng lâu cũng phải tắt. Bồ-tát thành Phật cũng như vậy. Từ khi mới phát tâm, cầm cây cung tinh tấn, dùng mũi tên trí tuệ, găm sâu vào Phật pháp, làm Phật sự to lớn cũng sẽ phải dứt. Khi Bồ-tát được Nhất thế chủng trí, thân phóng ra ánh sáng, chiếu soi vô lượng thế giới; mỗi mỗi ánh sáng biến hóa làm vô lượng thân, độ mười phương vô lượng chúng sanh. Sau khi nhập Niết-bàn, Xá-lợi và tám vạn bốn ngàn pháp tu hóa độ chúng sanh; ví như ngọn lửa lúc kiếp tận chiếu ra, lâu cũng phải dứt.

    Hỏi: Ông tự nói ánh sáng biến hóa làm vô lượng thân, để độ mười phương vô lượng chúng sanh; nay sao lại nói vì nhân duyên có lượng nên độ chúng sanh cũng có lượng?

    Đáp: Vô lượng có hai thứ: 1- Thật vô lượng. Các thánh nhân không thể lượng được; ví như hư không, Niết-bàn, tính chúng sanh; đó là không thể lường. 2- Pháp có thể lượng nhưng vì sức kém không lường được; như núi Tu-di, nước biển cả, cân lượng, số giọt nhiều ít, chư Phật Bồ-tát biết được; còn chư thiên và người đời không thể biết được. Phật độ chúng sanh cũng như vậy. Các đức Phật biết được nhưng chẳng phải các ông biết được, cho nên nói là vô lượng.

    Lại nữa, các pháp nhân duyên hòa hiệp sanh, không có tự tánh; tự tánh không có cho nên thường không; trong thường không, không thể có chúng sanh được, như Phật nói:

    “Khi ta ngồi đạo tràng,

    Trí tuệ không thể được,

    Tay không gạt trẻ nhỏ,

    Để độ thoát hết thảy.

    Thật tướng của các pháp,

    Là tướng của chúng sanh,

    Nếu nắm tướng chúng sanh,

    Thời xa lìa thật đạo.

    Thường niệm tướng “thường không”,

    Người ấy chẳng hành đạo,

    Trong pháp không sanh diệt,

    Mà khởi tướng phân biệt,

    Nếu phân biệt nhớ tưởng,

    Ấy chính là lưới Ma,

    Không động, không nương tựa,

    Ấy chính là pháp ấn”.

    Hỏi: Nếu vui có hai phần là tâm từ và tâm hỷ. Tâm bi quán khổ sao không có hai phần?
    Đáp: Vui là chỗ yêu trọng của chúng sanh nên làm hai phần; còn khổ thì chúng sanh không yêu không nhớ. Lại khi thọ vui, tâm mềm; khi thọ khổ, tâm cứng. Như Vi-đà-du em của vua A-dục, được phép làm vua cõi Diêm-phù-đề trong bảy ngày, với năm dục thượng diệu tùy ý thụ hưởng. Qua khỏi bảy ngày, vua A-dục hỏi: “vua Diêm-phù-đề hưởng vui sung sướng chăng?” Em không thấy, không nghe, không biết, vì cớ sao? Tên Chiên-đà-la cứ mỗi ngày rung linh hô lớn: “Trong bảy ngày đã qua đi một, hai v.v... ngày, quá bảy ngày thì ông phải chết”. Em nghe âm thanh ấy nên tuy làm vua Diêm-phù-đề có đầy đủ năm dục thượng diệu, nhưng vì nỗi lo khổ sâu xa mà không nghe không thấy gì cả.

    Do đó nên biết thế lực của khổ nhiều, thế lực của vui yếu. Nếu người toàn thân thọ vui, mà chỉ bị đâm một chỗ, là sự vui đều biến mất, chỉ còn thấy khổ; vì thế lực của vui yếu vậy. Sự vui có hai phần là mạnh; nhưng thế lực của khổ nhiều, nên chỉ một chỗ khổ cũng đủ thấy rõ ràng.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #333
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Thực hành bốn vô lượng tâm ấy được quả báo gì?

    Đáp: Phật nói: Vào Từ tam muội, hiện tại được năm công đức là: Vào lửa không cháy, trúng độc không chết, binh đao không tổn thương, trọn đời không bị hoạnh tử và thiện thần ủng hộ; do làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh nên được vô lượng phước đức ấy. Do tâm hữu lậu vô lượng duyên theo chúng sanh ấy nên được sanh chỗ thanh tịnh; đó là Sắc giới.

    Hỏi: Sao Phật nói quả báo của tâm từ được sanh vào cõi Phạm-thiên?

    Đáp: Vì Phạm-thiên là chỗ chúng sanh tôn qúy, ai nấy đều nghe đều biết. Phật ở nước Thiên Trúc, tại nước Thiên Trúc thường có nhiều Bà-la-môn; mà pháp của Bà-la-môn hễ có phước đức gì đều nguyện sanh cõi Phạm-thiên. Nếu chúng sanh nghe nói hành từ tâm được sanh cõi Phạm-thiên, thì đa số theo thực hành pháp từ. Do vậy Phật nói hành từ sanh Phạm-thiên.

    Lại nữa, vì trời dứt bỏ dâm dục đều gọi là Phạm vậy, và nói Phạm là gồm cả Sắc giới. Do vậy nên đoạn dâm dục gọi là phạm hạnh. Lìa dục cũng gọi là Phạm. Nếu nói Phạm thời gồm cả Tứ thiền, Tứ vô sắc định.

    Lại nữa, giác và quán khó dứt nên không nói theo tên cõi trên; ví như trong năm giới, về giới miệng chỉ có nói một điều bất vọng ngữ, là đã gồm cả ba điều kia.

    Hỏi: Tâm từ có năm công đức: tâm, bi, hỷ, xả sao không nói có công đức?

    Đáp: Như trên đã ví dụ, nói một là gồm cả ba. Đây cũng như vậy, nếu nói từ là đã nói bi, hỷ, xả.

    Lại nữa, từ là chơn vô lượng, từ ví như vua; ba sự kia là tùy tùng như nhân dân, vì cớ sao? Vì trước lấy tâm từ muốn làm cho chúng sanh được vui; khi thấy có kẻ không được vui mới sanh tâm bi muốn làm cho chúng sanh lìa khổ; tâm được pháp lạc, cho nên sanh tâm mừng. Đối với ba việc không ghét không yêu, không tham không ưu, cho nên sanh tâm xả.

    Lại nữa, Từ là đem vui cho chúng sanh, nên trong kinh Tăng-nhất A-hàm nói Từ có năm công đức. Tâm bi như trong kinh Đại thừa, nơi nơi đều nói công đức của Bi; như trong KinhVõng Minh Bồ-tát nói rằng: Bồ-tát ở giữa chúng sanh thực hành ba mươi hai thứ bi, dần dần lớn rộng chuyển thành đại bi. Đại bi là cội gốc công đức của hết thảy chư Phật, Bồ-tát; là mẹ của Bát-nhã Ba-la-mật; là tổ mẫu của chư Phật. Bồ-tát do tâm đại bi nên được Bát-nhã Ba-la-mật; được Bát-nhã Ba-la-mật nên được làm Phật. Như vậy nhiều cách tán thán tâm đại bi. Tâm hỷ, tâm xả các chỗ khác cũng có tán thán. Hai tâm từ, bi biến khắp to lớn nên tán thán công đức nó; vì từ là công đức khó có, vì bi là có khả năng thành tựu đại nghiệp.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #334
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Phật nói bốn công đức vô lượng, từ tâm giỏi tu, khéo tu, được phước cùng tột đến Biến-tịnh-thiên; bi tâm giỏi tu, khéo tu, được phước cùng tột đến Hư-không-vô-biên-xứ; hỷ tâm giỏi tu, khéo tu, được phước cùng tột đến Thức-vô-biên-xứ; xả tâm giỏi tu, khéo tu, được phước cùng tột đến Vô-sở-hữu-xứ. Sao đây nói quả báo của từ tâm được sanh cõi trời Phạm-thiên?

    Đáp: Pháp của chư Phật không thể tư nghì, tùy mỗi chúng sanh đáng được độ như thế nào thì nói như thế ấy.

    Lại nữa, từ nơi từ định khởi dậy hồi hướng đến đệ Tam thiền dễ; từ nơi bi định khởi dậy hồi hướng đến Hư-không-vô-biên-xứ dễ; từ nơi hỷ định khởi dậy mà nhập vào Thức-vô-biên-xứ dễ; từ nơi xả định khởi dậy hồi hướng mà nhập vào Vô-sở-hữu-xứ dễ.

    Lại nữa, tâm từ nguyện làm cho chúng sanh được vui, quả báo ấy tự nhiên được thọ vui. Trong ba cõi, cõi trời Biến tịnh là rất vui vậy, nên nói phước cùng tột đến Biến tịnh thiên. Bi tâm quán thấy chúng sanh bị khổ sanh già bệnh chết, tàn hại; hành giả sanh tâm thương xót, làm thế nào để họ được lìa khổ? Nếu trừ nội khổ, thì ngoại khổ lại đến. Hành giả suy nghĩ: “Có thân là có khổ; chỉ có vô thân mới là không khổ”. Hư không có thể phá sắc, cho nên phước cùng tột là đến Hư-không-vô-biên-xứ. Tâm hỷ muốn cho chúng sanh tâm thức được vui, người tâm thức được vui là tâm được lìa thân; như chim ra khỏi lồng. Tâm ở Hư-không-xứ, tuy được lìa khỏi thân mà tâm còn buộc nơi hư không. Thức xứ vô lượng, ở trong hết thảy pháp đều có tâm thức, thức được tự tại vô biên; do vậy nên phước cùng tột của hỷ tâm là ở tại Thức-vô-biên-xứ.

    Xả tâm là xả khổ lạc trong chúng sanh. Khổ lạc đã xả nên được chơn xả pháp; đó là Vô-sở-hữu-xứ. Do vậy nên phước của tâm xả cùng tột đến Vô-sở-hữu-xứ. Bốn vô lượng tâm như vậy, chỉ Thánh nhân có được; chẳng phải phàm phu có được.

    Lại nữa, Phật biết các đệ tử đời vị lai vì căn độn nên phân biệt chấp trước các pháp, nói sai về tướng của bốn vô lư ợng như vầy: “Bốn vô lượng tâm này duyên theo chúng sanh nên chỉ là hữu lậu; chỉ duyên theo Dục giới nên không có ở trong Vô sắc giới, vì cớ sao? Vì Vô sắc giới không duyên Dục giới”. Để dứt vọng kiến của hạng người ấy, nên Phật nói bốn vô lượng tâm ở trong Vô sắc giới. Phật nói vì bốn vô lượng tâm duyên khắp mười phương chúng sanh nên cũng phải duyên Vô sắc giới; như trong lời hỏi của Vô-tận-ý Bồ-tát nói: “Từ có ba thứ là chúng sanh duyên, pháp duyên và vô duyên”. Người viết luận nói: “Chúng sanh duyên là hữu lậu, vô duyên là vô lậu”. Pháp duyên hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Các nghĩa như vậy, được nói về Bốn vô lượng tâm.

    Bốn vô sắc định là Hư-không-xứ, Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ. Bốn vô sắc này có ba loại: 1- Có cấu nhiễm, 2- Sanh ra đã có được, 3- Thực hành mà có được. Có cấu nhiễm là trong Vô-sắc giới gồm có ba mươi mốt kiết sử, và tâm bất tương ưng hành pháp từ kiết sử ấy khởi lên. Sanh ra có được là thực hành vô sắc định; do nhân duyên của nghiệp báo ấy, nên khi sanh vào vô sắc giới, được có bốn uẩn vô ký không ẩn mất. Thực hành mà có được là quán sắc ấy thô xấu, khổ trọng, già bệnh, sát hại v.v... là nhân duyên của các khổ não; như trọng bệnh, như ung nhọt, như mũi độc, đều là vọng ngữ hư dối, nên phải trừ bỏ. Suy nghĩ như vậy rồi, vượt qua hết thảy các sắc tướng, dứt hết thảy tướng có đối ngại; không nghĩ nhớ đến hết thảy tướng sai khác, mà nhập vào định Vô biên hư không xứ.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #335
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Làm sao diệt được ba loại tướng ấy?

    Đáp: Ba loại tướng ấy đều do nhân duyên hoà hợp sanh, nên không có tự tánh; tự tánh không có nên ba loại tướng ấy hư dối không thật, dễ có thể diệt được.

    Lại nữa, sắc ấy phân biệt từng phần phá tan, sau đó hoàn toàn không có; do sau không có nên nay cũng không. Chúng sanh vì điên đảo nên đối với sắc hòa hiệp chấp thủ tướng nhất tướng dị, tâm nhiễm trước theo sắc tướng; ta nay không nên học theo người ngu, mà nên tìm sự thật; trong sự thật không có tướng nhất, tướng dị.

    Lại nữa, suy nghĩ rằng: Nếu ta trừ khước, xa lìa các pháp, thời được lợi ích sâu xa. Trước hết ta xả bỏ tài vât, vợ con mà xuất gia, trì giới thanh tịnh, tâm được an ổn không sợ không hãi, lìa các dục, các pháp ác bất thiện. Lìa dục sanh hỷ lạc, được vào Sơ thiền; lìa giác quán, bên trong thanh tịnh mà được vui mừng lớn trong đệ Nhị thiền, lìa thứ mừng của Nhị thiền mà ở vào đệ Tam thiền, được thứ vui đệ nhất trong các thứ vui. Bỏ thứ vui này mà được xả niệm thanh tịnh trong đệ Tứ thiền. Nay xả bốn thiền ấy nên lại được diệu định. Do vậy, vượt qua tướng sắc, diệt tướng có đối ngại, không niệm đến tướng sai khác.

    Phật nói có ba thứ sắc: Có thứ sắc có thể thấy và có đối ngại, có thứ sắc không thể thấy và có đối ngại, có thứ sắc không thể thấy và không đối ngại Vượt qua tướng sắc là chỉ cho sắc có thể thấy và có đối ngại; diệt tướng có đối ngại là chỉ cho sắc không thể thấy có đối ngại; không niệm tướng khác là chỉ cho sắc không thể thấy không đối ngại.

    Lại nữa, mắt thấy sắc biến hoại, gọi là vượt qua sắc; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc biến hoại, gọi là vượt qua tướng sắc có đối ngại. Các sắc còn lại ngoài hai sắc trên, và vô giáo sắc (vô biểu sắc) các thứ phân biệt, gọi là tướng sắc sai khác. Quán như vậy thì xa lìa phần ô nhiễm trong sắc giới mà được vào Hư-không-vô-biên-xứ. Phương tiện nhân duyên để được ba vô sắc ấy, như trong Thiền Ba-la-mật nói rõ.

    Bốn cõi định vô sắc ấy, một thường là hữu lậu (chỉ Phi-phi-tưởng-xứ), ba định kia cần phân biệt: Hư-không-xứ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Hữu lậu là bốn uẩn hữu lậu nhiếp thuộc Hư-không-xứ; vô lậu là bốn uẩn vô lậu nhiếp thuộc Hư-không-xứ, Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ cũng như vậy. Tất cả đều là hữu vi.

    Hư-không-xứ thiện hữu lậu là hữu báo; Hư-không-xứ vô ký và vô lậu là vô báo; Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ cũng như vậy.

    Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ; Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ thiện là hữu báo; Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ vô ký là vô báo.

    Bốn vô sắc định thiện là khả tu; bốn vô sắc định vô ký là không khả tu.

    Ẩn mất là có cấu nhiễm, không ẩn mất là không có cấu nhiễm. Một Phi-phi-tưởng-xứ là có cấu nhiễm; trong ba xứ kia, nếu hữu lậu thì có cấu nhiễm, vô lậu thì không có cấu nhiễm.

    Tâm tâm số pháp nhiếp thuộc bốn vô sắc định, là tương ưng nhân. Các tâm bất tương ưng hành là chẳng phải tương ưng nhân.

    Có thiện pháp chẳng ở trong bốn định vô sắc, có trong bốn định vô sắc chẳng phải thiện pháp, cũng có thiện pháp cũng ở trong bốn định vô sắc, có chẳng thiện pháp cũng chẳng phải ở trong bốn định vô sắc.

    Có thiện pháp không ở trong bốn định vô sắc là, tất cả sắc uẩn thiện và bốn uẩn thiện, và trí duyên tận đế không nhiếp thuộc bốn định vô sắc.

    Có thứ ở trong bốn định vô sắc chẳng phải thiện pháp là bốn vô sắc vô ký.

    Có thiện pháp cũng có bốn định vô sắc là bốn định vô sắc thiện.

    Có thứ chẳng phải thiện pháp cũng chẳng phải bốn định vô sắc là, tất cả năm uẩn bất thiện; và sắc uẩn vô ký; và bốn uẩn vô ký nhiếp thuộc bốn định vô sắc; và hư không, và chẳng phải trí duyên tận đế.

    Bốn định vô sắc và phép bất thiện không nhiếp thuộc nhau.

    Có pháp vô ký chẳng phải bốn định vô sắc; có bốn định vô sắc chẳng phải vô ký pháp; có cũng vô ký pháp cũng bốn định vô sắc; có chẳng phải vô ký pháp chẳng phải bốn định vô sắc.

    Có vô ký pháp chẳng phải bốn định vô sắc là sắc uẩn vô ký và bốn uẩn vô ký không nhiếp thuộc bốn định vô sắc; và hư không; và chẳng phải trí duyên tận đế.

    Có bốn định vô sắc chẳng phải vô ký pháp là bốn định vô sắc thiện.

    Có cũng vô ký pháp cũng bốn định vô sắc là, bốn định vô sắc vô ký.

    Có chẳng phải vô ký pháp cũng chẳng phải bốn định vô sắc là, năm uẩn bất thiện, sắc uẩn thiện; bốn uẩn thiện không nhiếp thuộc vô sắc và trí duyên tận đế.

    Hoặc lậu mà chẳng phải bốn định vô sắc; hoặc bốn định vô sắc chẳng phải lậu; hoặc lậu và cũng bốn định vô sắc; hoặc chẳng phải lậu cũng chẳng phải bốn định vô sắc.

    Lậu mà chẳng phải bốn định vô sắc là, một lậu (chỉ dục lậu) và một phần của hai lậu (hữu lậu, vô minh lậu).

    Bốn định vô sắc chẳng phải lậu là, bốn định vô sắc không nhiếp thuộc về lậu.

    Cũng lậu mà cũng bốn định vô sắc là, một phần của hai lậu (hữu lậu, vô minh lậu).

    Chẳng phải lậu chẳng phải bốn định vô sắc là, sắc uẩn và bốn uẩn không nhiếp thuộc bốn định vô sắc lậu, và pháp vô vi.

    Hoặc hữu lậu mà chẳng phải bốn định vô sắc; hoặc bốn định vô sắc mà chẳng phải hữu lậu; hoặc hữu lậu cũng bốn định vô sắc; hoặc chẳng phải hữu lậu chẳng phải bốn định vô sắc.

    Hữu lậu mà chẳng phải bốn định vô sắc là, sắc uẩn hữu lậu và bốn uẩn hữu lậu không nhiếp thuộc vô sắc.

    Bốn định vô sắc mà chẳng phải hữu lậu là, một phần của ba vô sắc.

    Cũng hữu lậu cũng bốn định vô sắc là, một vô sắc và một phần của ba vô sắc.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #336
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng chẳng phải hữu lậu cũng chẳng phải bốn định vô sắc là, sắc uẩn vô lậu và bốn uẩn vô lậu không nhiếp thuộc vô sắc, và ba vô vi pháp (hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi).

    Hoặc vô lậu mà chẳng phải bốn cõi định vô sắc; hoặc bốn định vô sắc mà chẳng phải vô lậu; hoặc cũng vô lậu cũng bốn định vô sắc; hoặc chẳng phải vô lậu chẳng phải bốn định vô sắc.

    Vô lậu mà chẳng phải bốn định vô sắc là, sắc uẩn vô lậu và bốn uẩn vô lậu không nhiếp thuộc vô sắc, và ba pháp vô vi.

    Bốn định vô sắc mà chẳng phải vô lậu là, một định vô sắc và một phần của ba định vô sắc kia.

    Cũng vô lậu mà cũng bốn định vô sắc là, một phần của ba định vô sắc.

    Chẳng phải vô lậu chẳng phải bốn định vô sắc là, sắc uẩn hữu lậu và bốn uẩn hữu lậu không nhiếp thuộc vô sắc.

    Hư không xứ hoặc kiến đế đoạn; hoặc tư duy đoạn; hoặc chẳng đoạn.

    Kiến đế đoạn là người hành theo lòng tin vàngười hành theo chỗ biết pháp, dùng kiến đế nhẫn (khổ pháp trí nhẫn, tập pháp trí nhẫn v.v...) mà đoạn, là thế nào? Là hai mươi tám sử và Hư-không-xứ tương ưng với hai mươi tám sử; và các tâm bất tương ưng hành khởi lên từ nó.

    Tư duy đoạn là, học theo kiến đạo và dùng tư duy mà đoạn là thế nào? Là tư duy đoạn ba sử và Hư-không-xứ tương ưng với ba sử và các tâm bất tương ưng hành khởi lên từ nó; và Hư-không-xứ vô cấu, vô lậu (không ẩn mất), hữu lậu.

    Chẳng đoạn là Hư-không-xứ vô lậu, Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ cũng như vậy

    Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ hoặc kiến đế đoạn, hoặc tư duy đoạn. Kiến đế đoạn, là người hành theo lòng tin vàngười hành theo chỗ hiểu pháp, dùng kiến đế đoạn mà đoạn là thế nào? Là hai mươi tám sử và Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ tương ưng với hai mươi tám sử , và các tâm bất tương ưng hành khởi lên từ nó.

    Tư duy đoạn là, học theo kiến đạo và dùng tư duy mà đoạn là thế nào? Là tư duy đoạn ba sử, và phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tương ưng với ba sử , và các tâm bất tương ưng hành khởi lên từ nó, và phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ vô cấu.

    Các tâm bất tương ưng hành nhiếp thuộc bốn định vô sắc là, chẳng phải tâm, chẳng phải tâm số pháp, chẳng phải tâm tương ưng. Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn tương ưng với thọ. Tưởng là tâm số pháp, cũng là tâm tương ưng; còn tâm, ý, thức thì chỉ là tâm.

    Bốn định vô sắc hoặc tùy tâm hành mà không phải thọ tương ưng; hoặc thọ tương ưng mà không phải tùy tâm hành; hoặc tùy tâm hành và cũng thọ tương ưng; hoặc chẳng phải tùy tâm hành và chẳng phải thọ tương ưng.

    Tùy tâm hành mà chẳng thọ tương ưng là, các tâm bất tương ưng hành tùy tâm hành và thọ. Thọ tương ưng mà chẳng tùy tâm hành là tâm.

    Tùy tâm hành và cũng thọ tương ưng là, tưởng uẩn và hành uẩn tương ưng với nó.

    Chẳng phải tùy tâm hành cũng chẳng phải thọ tương ưng là, trừ các tâm bất tương ưng hành tùy theo tâm hành, phần còn lại của các tâm bất tương ưng hành.

    Tưởng uẩn tương ưng, hành uẩn tương ưng, nên biết cũng như vậy.

    Hư-không-xứ hoặc do thân kiến làm nhân, không trở lại làm nhân cho thân kiến; hoặc do thân kiến làm nhân cũng trở lại làm nhân cho thân kiến; hoặc không do thân kiến làm nhân cũng không trở lại làm nhân cho thân kiến.

    Do thân kiến làm nhân không trở lại làm nhân cho thân kiến là, trừ các kiết sử do thấy Khổ đế đoạn ở đời quá khứ, hiện tại, và Hư-không-xứ tương ưng với nó; cũng trừ các biến kiết sử do thấy Tập đế đoạn ở trong quá khứ, hiện tại, và Hư-không-xứ tương ưng với nó; và trừ Hư-không-xứ tương ưng với thân kiến ở trong đời vị lai cũng trừ thân kiến sanh, già, trụ, diệt, phần còn lại của Hư-không-xứ hữu cấu.

    Do thân kiến làm nhân cũng trở lại làm nhân cho thân kiến là, những gì ở trên kia làm ra.

    Không do thân kiến làm nhân cũng không trở lại làm nhân cho thân kiến là, Hư-không-xứ vô cấu.

    Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ cũng như vậy.

    Bốn định vô sắc, tất cả đều có nhân duyên và cũng cho nhân duyên.

    Hư-không-xứ hoặc là thứ đệ duyên (đẳng vô gián duyên) mà không cho thứ đệ duyên. Hoặc là thứ đệ duyên cũng cho thứ đệ duyên; hoặc chẳng phải thứ đệ duyên cũng chẳng cho thứ đệ duyên.

    Hư-không-xứ là thứ đệ duyên mà không cho thứ đệ duyên là, trừ tâm tâm số Hư-không-xứ muốn sanh ra trong đời vị lai, và tâm tâm số Hư-không-xứ thuộc quá khứ hiện tại của A-la-hán trong lúc tối hậu chấm dứt.

    Hư-không-xứ là thứ đệ duyên cũng cho thứ đệ duyên là, từ tâm tâm số Hư-không-xứ lúc tối hậu chấm dứt thuộc quá khứ, hiện tại A-la-hán; phần còn lại của tâm tâm số như Hư-không-xứ quá khứ, hiện tại.

    Hư-không-xứ chẳng phải thứ đệ duyên cũng chẳng cho thứ đệ duyên là, tâm tâm số Hư-không-xứ muốn sanh trong đời vị lai, phần còn lại của tâm tâm số Hư-không-xứ trong đời vị lai và các tâm bất tương ưng hành.

    Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ cũng như vậy.

    Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ hoặc là thứ đệ duyên mà chẳng cho thứ đệ duyên; hoặc là thứ đệ duyên mà cũng cho thứ đệ duyên; hoặc chẳng phải thứ đệ duyên cũng chẳng cho thứ đệ duyên.

    Thứ đệ duyên chẳng cho thứ đệ duyên là, tâm tâm số trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ muốn sanh trong đời vị lai và tâm tâm số trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ đời quá khứ, hiện tại; lúc tối hậu diệt của A-la-hán và diệt thọ tưởng hoặc đã sanh hoặc muốn sanh.

    Thứ đệ duyên cũng cho thứ đệ duyên là, trừ tâm tâm số trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ lúc tối hậu diệt của A-la-hán đời quá khứ, hiện tại; phần còn lại của tâm tâm số trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ đời quá khứ, hiện tại.

    Chẳng phải thứ đệ duyên cũng chẳng cho thứ đệ duyên là, tâm tâm số trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ sắp muốn sanh trong đời vị lai, phần còn lại của tâm tâm số Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ trong đời vị lai; trừ tâm thứ đệ, các tâm bất tương ưng hành; phần còn lại của các tâm bất tương ưng hành.

    Các tâm tâm số pháp nhiếp thuộc bốn định vô sắc đều có duyên và cũng cho sở duyên duyên.

    Các tâm bất tương ưng hành nhiếp thuộc trong bốn định vô sắc chẳng phải duyên mà cho sở duyên duyên.

    Bốn định vô sắc đều là tăng thượng duyên cũng cho tăng thượng duyên.

    Các cách phân biệt bốn định vô sắc như vậy, như trong A-tỳ-đàm đã nói rộng.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #337
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Trong Đại thừa nói bốn định vô sắc thế nào?

    Đáp: Các pháp thật tướng cùng đi chung với trí tuệ, đó là bốn định vô sắc theo Đại thừa.

    Hỏi: Thế nào là thật tướng các pháp?

    Đáp: Các pháp, các pháp tự tánh không.

    Hỏi: Sắc pháp do nhân duyên hoà hợp phân biệt cho nên không, còn trong vô sắc làm sao không?

    Đáp: Sắc là thứ thô phù do mắt thấy, tai nghe được mà còn có thể thành không; huống các thứ không thể thấy, không đối ngại, không biết khổ vui, thì sao mà chẳng không?

    Lại nữa, phân chia các pháp cho đến cực nhỏ, đều tán diệt về không; huống gì tâm tâm số pháp này chỉ ở trong khoảng ngày tháng, thời tiết, giây phút cho đến chỉ một niệm cũng không thể nắm bắt được.

    Ấy gọi là nghĩa của Bốn định vô sắc.

    Các nghĩa như vậy, lược nói về Bốn định vô sắc.

    (Hết cuốn 20 theo bản Hán)



    KHÁI QUÁT SỰ TRUYỀN DỊCH KINH BÁT-NHÃ

    KINH BÁT-NHÃ PHẠN BẢN


    (Hiện còn 5 thứ)



    1. Satasahasrika Prajnaparamita sutra (Bát-nhã 10 vạn bài tụng). Năm 1902 ông Prata pacandra Glosa tục san tại Gulcutta. Ông Rajendralala Mitra cho bản kinh này do 113.670 bài tụng chia làm 72 phẩm, tạo thành.

    2. Astasahasrika Prajnaparamita (Bát-nhã 8.000 bài tụng) lấy bản chữ Phạn truyền ở Népal làm để bản. Ông Mitra xuất bản ở Gulentta (Giáp-cốc) cọng 32 phẩm, tương đương tiểu phẩm Bát-nhã.

    3. Vajrashedika Prajnamita (Kim-cang Bát-nhã) tương đương Năng đoạn Kim-cang của Huyền Tráng dịch.

    4. Paneavimsatisahasrika Prajnaparamita, hiện có 8 phẩm 28.000 bài tụng. Tương đương Đại phẩm Bát-nhã và Hội thứ hai trong Đại Bát-nhã kinh.

    5. Prajnàparamita Brdayasutre (Bát-nhã tâm kinh).


    BÁT-NHÃ HÁN DỊCH

    (Có 10 thứ)

    Kinh Bát-Nhã Hán dịch tổng cọng có 747 cuốn. Trong đó bộ Đại Bát-nhã do ngài Huyền Tráng dịch có 600 cuốn nói ở 4 chỗ gồm 16 Hội, 255 phẩm, 200.000 bài kệ. Bốn chỗ là: 1- Tại Linh-thứu sơn, 6 hội. 2- Thệ-đa-lâm, 8 hội. 3- Ma ni bảo điện ở Tha-hóa-tự-tại thiên, 1 hội. 4- Bên ao Bạch-hạc trong vườn Trúc-lâm, 1 hội.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #338
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    1. TIỂU PHẨM BÁT-NHÃ

    (Có 13 bản Hán Dịch)

    1. Đạo hành Bát-Nhã 1 cuốn 1 phẩm. Trúc pháp hộ dịch năm 172 T.L (mất).

    2. Bát-Nhã Đạo hành phẩm 10 (8) cuốn 30 phẩm. Chi-lâu-ca-sấm dịch năm 179 TL.

    3. Đại Minh Độ Vô cực 6 (4) cuốn 30 phẩm. Chi Khiêm dịch năm223-228.

    4. Ngô phẩm 5 cuốn 10 phẩm. Khang-tăng-hội dịch năm 251 (mất).

    5. Tiểu phẩm 7 cuốn. Trúc-pháp-hội dịch năm 272 (mất).

    6. Ma-ha Bát-Nhã Đạo hành, 2 cuốn. Vệ-sĩ-độ dịch năm 290-306 (mất).

    7. Đại Trí Độ 4 cuốn. Kỳ-đà-mật dịch năm 317-420 (mất).

    8. Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật sao, 5 (4) cuốn, 13 phẩm. Đàm-ma-phật-hộ dịch năm 382.

    9. Tiểu phẩm Bát-Nhã Ba-la-mật, 10 cuốn, 29 phẩm. Cưu-ma-la-thập dịch năm 408.

    10. Đại Minh Độ 4 cuốn. Đạo Cung dịch năm 397-418 (mất).

    11. Đại Bát-Nhã đệ tứ hội, 18 cuốn, 29 phẩm. Huyền Tráng dịch năm 660-663.

    12. Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát-Nhã Ba-la-mật, 25 cuốn, 32 phẩm. Thi-hộ dịch năm 980-1000.

    13. Phật mẫu bảo đức Bát-Nhã Ba-la-mật 3 cuốn, 32 phẩm. Pháp Hiền dịch năm 980-1000.

    2. ĐẠI PHẨM BÁT-NHÃ

    (Có 4 bản dịch)

    1. Phóng quang Bát-Nhã Ba-la-mật, 20 (30) cuốn, 90 phẩm, Vô-la-xoa dịch năm 291 T.L.

    2. Quang Tán Bát-Nhã Ba-la-mật, 10 (15) cuốn, 21 (27) phẩm, Trúc-pháp-hộ dịch năm 286.

    3. Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật 27 (30) cuốn, 90 phẩm, Cứu-ma-la-thập dịch năm 403.

    4. Đại Bát-Nhã kinh hội thứ hai, 78 cuốn, 85 phẩm. Huyền Tráng dịch năm 660.

    3. NHÂN-VƯƠNG BÁT-NHÃ

    (Có 2 bản dịch)

    1. Nhân vương hộ quốc Bát-Nhã Ba-la-mật, 2 cuốn, 8 phẩm, Cứu-ma-la-thập dịch năm 403.

    2. Đại Đường tân dịch Hộ quốc nhân vương Bát-Nhã kinh 2 cuốn 8 phẩm. Bất-không dịch năm 765.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #339
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    4. KIM-CANG BÁT-NHÃ

    (Có 6 bản dịch)

    1. Kim-cang Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Cưu-ma-la-thập dịch.

    2. Kim-cang Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Bồ-đề-lưu-chi dịch.

    3. Kim-cang Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Chân-đế dịch.

    4. Kim-cang Năng đoạn Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Đạt-ma-cấp-đa dịch.

    5. Năng đoạn Kim-cang Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Huyền Trang dịch.

    6. Năng đoạn Kim-cang Bát-Nhã Ba-la-mật 1 cuốn. Nghĩa Tịnh dịch năm 703.

    5. BÁT-NHÃ TÂM KINH

    (Có 11 bản dịch)

    1. Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật đại minh chú 1 cuốn. Cưu-ma-la-thập dịch.

    2. Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh 1 cuốn. Huyền Trang dịch.

    3. Phật thuyết Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm 1 cuốn. Nghĩa-Tịnh dịch.

    4. Bát-Nhã Ba-la-mật-đa 1 cuốn. Bồ-đề-lưu-chi dịch năm 693.

    5. Ma-ha Bát-Nhã tùy tâm 1 cuốn. Thật-xoa-nan-đà dịch năm 695.

    6. Phổ-thông Trí-độ Bát-Nhã Ba-la-mật đa tâm 1 cuốn. Pháp Nguyệt dịch năm 738.

    7. Bát-Nhã Ba-la-mật đa tâm1 cuốn (mất người dịch).

    8. Bát-Nhã Ba-la-mật đa tâm,1 cuốn, Bát-nhã Cùng Lợi dịch.

    9. Bát-Nhã Ba-la-mật đa tâm1 cuốn. Trí Tuệ luận dịch năm 487-859.

    10. Thánh Phật mẫu Bát-Nhã Ba-la-mật-đa 1 cuốn, Thi-hộ dịch năm 980-1000.

    11. Bát-Nhã Ba-la-mật đa-tâm 1 cuốn, Pháp Thành dịch.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #340
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 20 _
    __________________________________________________ ______________________________________


    6. NHU THỦ BÁT-NHÃ

    (Có 3 bản dịch)

    1. Nhu Thủ Bồ-tát Vô thượng thanh tịnh phân vệ, 2 cuốn. Nghiêm Phật Điều dịch năm 188.

    2. Nhu Thủ Bồ-tát Vô thượng thanh tịnh phân vệ, 2 cuốn. Tường Công dịch năm 420 đến 478.

    3. Đại Bát-Nhã kinh đệ bát hội, Huyền Trang dịch.

    Văn-thù Bát-nhã có 3 bản dịch:

    7. VĂN THÙ BÁT-NHÃ

    (Có 3 bản dịch)

    1. Văn-thù-sư-lợi sở thuyết Bát-Nhã Ba-la-mật, 2 cuốn, Mạn-đà-la dịch năm 506-511.

    2. Văn-thù-sư-lợi sở thuyết Bát-Nhã Ba-la-mật, 1 cuốn, Tăng-giàø-la dịch năm 515 đến năm 520.

    3. Đại Bát-Nhã kinh đệ thất hội, 2 cuốn, Huyền Trang dịch.

    8. THẮNG THIÊN VƯƠNG BÁT-NHÃ

    (Có 2 bản dịch)

    1. Thắng thiên vương Bát-Nhã Ba-la-mật, 7 đến 16 cuốn, Nguyệt-bà-thủ-na dịch năm 565.

    2. Đại Bát-Nhã kinh đệ lục hội, cuốn 3 đến cuốn 17, Huyền Trang dịch.

    9. LÝ THỦ BÁT-NHÃ

    (Có 5 bản dịch)

    1. Đại Bát-Nhã kinh đệ thập hội, 1 cuốn, Huyền Tráng dịch.

    2. Thật tướng Bát-Nhã Ba-la-mật, 1 cuốn, Huyền Tráng dịch.

    3. Kim-cang-đảnh-Du-già Lý-thủ Bát-Nhã, kinh đệ thất hội, Bồ-đề-lưu-chi dịch.

    4. Đại lạc kim-cang bất không chân thật Tam ma-gia kinh Bát-Nhã Ba-la-mật-đa Lý-thủ phẩm, 1 cuốn, Bất-Không dịch năm 720 đến 774.

    5. Biến chiếu Ba-la-mật, 1 cuốn, Thi Hộ dịch


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •