DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 19/35 ĐầuĐầu ... 9171819202129 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 181 tới 190 của 341
  1. #181
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    Là đấng hiệu Ứng cúng (Araha)

    Chính tri thật tướng khổ,

    Cũng thật biết khổ tập,

    Biết thật tướng khổ diệt,

    Cũng biết đạo diệt khổ,

    Chơn chánh hiểu Tứ đế,

    Định thật không thể biến,

    Cho nên trong mười phương,

    Hiệu Chánh đẳng Chánh giác.

    Được tam minh vi diệu,

    Đầy đủ hạng thanh tịnh,

    Do đó hiệu Thế Tôn (Bhagavat)

    Là đấng Minh-Hạnh-túc (Vidyà-carana)

    Biết rõ hết thảy pháp

    Tự được diệu đạo rồi.

    Hoặc thời phương tiện thuyết,

    Vì thương đến tất cả,

    Diệt trừ già, bệnh, chết,

    Dẫn đến chỗ an ổn,

    Do vậy nên gọi Phật,

    Là đấng hiệu Thiện-thệ (Sugata)

    Biết đời từ đâu đến,

    Cũng biết đường đời diệt,

    Do vậy nên gọi Phật,

    Là đấng Thế-gian-giải (Loka-vid).

    Con mắt thiền, giới, trí,

    Không ai bằng, huống hơn,

    Do vậy nên gọi Phật,

    Là đấng Vô-thượng-sĩ (Anurata).

    Đại bi độ chúng sanh,

    Khéo léo dạy, điều ngự,

    Do vậy nên gọi Phật,

    Là đấng Điều-ngự-sư (Purusa-damya Sàrathi).

    Trí tuệ, không phiền não,

    Thuyết giải thoát tối thượng,

    Do vậy nên gọi Phật,

    Là đấng Thiên-nhơn-sư (Devamanusyànàmi).

    Ba đời động, chẳng động,

    Pháp tận và chẳng tận,

    Dưới đạo thọ biết hết,

    Do vậy nên gọi Phật.



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #182
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Vượt qua Hằng hà sa thế giới chư Phật về phương Nam, ở tại mé thế giới ấy, có thế giới tên là Ly-nhất-thiết-ưu, Phật hiệu là Vô-ưu-đức, Bồ-tát hiệu là Ly-ưu. Vượt qua Hằng hà sa thế giới chư Phật về phương Tây, ở tại mé thế giới ấy, có thế giới tên là Diệt-ác, Phật hiệu là Bảo-sơn, Bồ-tát hiệu là Nghĩa-ý. Vượt qua Hằng hà sa thế giới chư Phật về phương Bắc, ở tại mé thế giới ấy, có thế giới tên là Thắng, Phật hiệu là Thắng vương, Bồ-tát hiệu là Đắc Thắng. Vượt qua Hằng hà sa thế giới chư Phật về phương dưới, ở tại mé thế giới ấy, có thế giới tên là Thiện, Phật hiệu là Thiện đức, Bồ-tát hiệu là Hoa Thượng. Vượt qua Hằng hà sa thế giới chư Phật về phương trên, ở tại mé thế giới ấy, có thế giới tên là Hỷ, Phật hiệu là Hỷ đức, Bồ-tát hiệu là Đức Hỷ. Như vậy, hết thảy đều như phương Đông.

    LUẬN:
    Hỏi: Như trong Phật pháp thật không có các "phương", vì cớ sao? Vì không nhiếp vào trong năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới? Trong bốn pháp tạng cũng không. Nói "phương" là thật pháp, mà tìm nhân duyên cũng không thể có được; nay cớ sao trong đây nói "mười phương chư Phật", "mười phương Bồ-tát đến"

    Đáp: Theo pháp thế tục lưu truyền cho nên nói "phương", chứ tìm "phương" thật không có.

    Hỏi: Vì sao lại nói "không có phương"? Trong bốn pháp tạng của các ông không nói, nhưng trong sáu pháp tạng (sáu cú nghĩa) của chúng tôi có nói. Nó không được kể đến trong năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới nhưng được kể đến trong Thật cú nghĩa (Đà-la-phiêu - Draya-Pàdarthà) của chúng tôi. Pháp "phương" ấy, vì là tướng thường, tướng hữu thường, nên cũng có, cũng thường. Như trong Kinh nói: "Chỗ mặt trời mọc là phương Đông, chỗ mặt trời lặn là phương Tây, chỗ mặt trời đi qua là phương Nam, chỗ mặt trời không đi qua là phương Bắc. Mặt trời có ba phần hợp: Hoặc trước hợp, hoặc nay hợp, hoặc sau hợp. Tùy theo phương mà mặt trời có ba phần. Đầu tiên hợp là phương Đông. Phương Nam phương Tây cũng vậy. Chỗ mặt trời không đi qua là không có phần. Kia cách đây, đây cách kia, đó là tướng trạng của "phương". Nếu không có "phương" thời không có kia, đây. Kia là tướng của "phương" nhưng nó chẳng phải phương?

    Đáp: Không phải vậy, núi Tu-di ở giữa bốn châu. Mặt trời đi quanh núi Tu-di, chiếu đến bốn châu thiên hạ. Ở châu Uất-đơn-la-việt, mặt trời đứng bóng, thì ở châu Phất-bà-đề, mặt trời mới mọc, vậy người ở châu Phất-bà-đề là phương Đông; ở châu Phất-bà-đề mặt trời đứng bóng, thì ở châu Diêm-phù-đề mặt trời mới mọc, vậy người ở châu Diêm-phù-đề là phương Đông, ấy là thật không có bắt đầu, vì cớ sao? Vì hết thảy đều là phương Đông, đều là phương Nam, đều là phương Tây, đều là phương Bắc. Vậy ông nói chỗ mặt trời mọc là phương Đông, chỗ mặt trời đi qua là phương Nam, chỗ mặt trời lặn là phương Tây, chỗ mặt trời không đi qua là phương Bắc, việc ấy không đúng

    Lại nữa, có nơi mặt trời không hợp, thế là không phải"phương", vì không có tướng "phương".

    Hỏi: Tôi nói trong một nước có bốn phương, ông lại đem bốn châu ra nạn. Vì thế nên chẳng phải là không có bắt đầu ở phương Đông?

    Đáp: Nếu ở trong một nước mà mặt trời cùng với phương Đông hợp, thế là có biên, có biên thì vô thường, vô thường thì chẳng khắp. Vì thế nên "phương" chỉ có danh mà không có thật.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #183
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Bấy giờ cả ba ngàn đại thiên thế giới đều thành trân bảo, hoa phủ khắp mặt đất, treo lụa, phướn, lọng, cây hương, cây hoa, đầy đủ trang nghiêm.

    LUẬN:
    Hỏi: Do thần lực ai mà làm cho đất thành báu?

    Đáp: Đó là do vô lượng thần lực của Phật biến hóa làm ra. Có người dùng chú thuật, huyễn pháp, và các Quỷ thần, Ma vương có thể biến hóa một ít vật, còn nếu làm cho cả ba ngàn đại thiên thế giới đều thành trân bảo, thì những người ấy và Phạm-thiên-vương đều không thể làm được. Phật vào trong bốn thiền với tâm biến hóa, khiến ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả hoa, hương, cây cỏ, đất đai đều được trang nghiêm, hết thảy chúng sanh đều hòa đồng, với tâm trở nên thiện, vì cớ sao? Trang nghiêm thế gìới này vì để thuyết Bát-nhã Ba-la-mật vậy. Cũng vì Bồ-tát khách và các chư thiên, loài người từ mười phương đến, cho nên trang nghiêm. Như người ta mời quý khách. Nếu một nhà mời thời trang nghiêm một nhà, một Quốc chủ mời thời trang nghiêm một nước, Chuyển luân Thánh vương mời thời trang nghiêm bốn châu thiên hạ, Phạm-thiên-vương mời thời trang nghiêm ba ngàn đại thiên thế giới. Phật là chủ của mười phương vô lượng hằng hà sa thế giới, vì các Bồ-tát khách và các chư thiên, loài người từ tha hương đến, cũng vì chúng nhân ở đây ở kia hễ thấy sự biến hóa trang nghiêm này thời sanh đại tâm, sanh tâm thanh tịnh hoan hỷ. Từ đại tâm phát ra đại nghiệp, từ đại nghiệp được đại báo, trong khi thọ đại báo lại sanh đại tâm, như vậy triển chuyển tăng ích, mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên biến thế giới này đều thành trân bảo.

    Sao gọi là bảo? Có bốn thứ là vàng, bạc, Tỳ-lưu-ly, Pha-lê. Lại có bảy thứ báu là vàng, bạc, Tỳ-lưu-ly, Pha-lê, Xa-cừ, Mã-não, Xích-chơn-châu (châu này rất quý, chẳng phải là San-hô). Lại còn có thứ báu là Ma-la-già-đà (báu này từ miệng chim Kim-sí mà ra, sắc lục, hay trừ độc), Nhân-đà-ni-la (báu xanh của trời), Ma-ha-ni-la (báu xanh lớn), Bát-ma-la-già (báu sáng đỏ), Việt-xà (kim-cương), Long châu, Như ý châu, Ngọc bối, San-hô, Hổ phách v.v... các thứ gọi là báu. Báu ấy có ba loại là: Nhân bảo, thiên bảo, Bồ-tát bảo. Nhân bảo năng lực ít, chỉ có sắc sáng thanh tịnh, trừ độc, trừ quỷ, trừ tội, trừ đói khát, lạnh, nóng ... các thứ khổ. Thiên bảo cũng lớn, cũng hơn thường, thường theo chân trời, có thể sai khiến, cùng nói chuyện, nhẹ mà không nặng. Bồ-tát bảo thì hơn thiên bảo, có thể gồm cả việc của nhân bảo, thiên bảo. Lại có thể khiến hết chúng sanh biết gốc ngọn nhân duyên của sự chết đây sanh kia. Thí như gương sáng, soi thấy mặt mày.

    Lại nữa, Bồ-tát bảo có thể phát ra các thứ pháp âm, hoặc làm mũ báu đội trên đầu, trời mưa xuống các đồ cúng dường, nào là tràng phan, hoa cái trên mười phương vô lượng thế giới chư Phật để cúng dường Phật. Lại mưa các vật để nuôi sống như áo, chăn, đồ nằm, mọi thứ tùy theo chỗ cần của chúng sanh mà mưa đủ cả, để cấp thí cho chúng sanh. Các thứ trân bảo như vậy, để trừ các khổ nghèo cùng của chúng sanh.

    Hỏi: Các thứ trân bảo ấy từ đâu xuất ra?

    Đáp: Vàng thì xuất từ đá cát, đồng đỏ trong núi; Trân châu thì xuất từ bụng cá, từ trong tre, từ não Rắn; Long châu thì xuất từ não Rồng; San-hô thì xuất từ cây đá trong biển; Ngọc bối thì xuất từ Mai ruà; Bạc xuất từ đá cháy; còn Lưu-ly, Pha-lê v.v... xuất từ hang núi. Ngọc Như ý xuất từ Xá-lợi của Phật. Nếu khi chánh pháp chưa tận thì các Xá lợi đều biến làm Như ý châu, thí như băng giá quá một ngàn năm thì hóa làm ngọc Pha-lê. Các thứ trân bảo như vậy là trân bảo thường trong loài người. Tất cả thế giới mà Phật trang nghiêm là thù thắng hơn cả, chư thiên không thể làm được, vì cớ sao? Ấy là từ đại công đức sanh ra.

    Các thứ tràng hoa, như trước đã nói. Cây hương gọi là A-già-lâu (cây mật hương), là Đa-già-lâu (cây mộc hương), Chiên-đàn..., các thứ cây hoa như vậy. Cây hoa gọi là hoa Chiêm-bặc (cây hoa vàng), A-du-ca (cây hoa vô ưu), Bà-ha-ca-la (cây hoa đỏ). Các thứ cây hoa như vậy.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #184
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Thí như thế giới Hoa Tích, thế giới Phổ Hoa, Bồ-tát Diệu Đức, Bồ-tát Thiện-ý-trụ, và các Bồ-tát có đại oai thần khác, đều ở nơi đó.

    LUẬN:
    Hỏi: Vì sao nói "Thí như thế giới Hoa Tích"?

    Đáp: Thế giới kia thường có tịnh hoa, thế giới này biến hóa trong nhất thời, nên lấy để thí dụ. Pháp thí dụ, là lấy cái nhỏ dụ cái lớn, như người có mặt đẹp thí như mặt trăng tròn.

    Hỏi: Còn có các thế giới thanh tịnh ở mười phương, như thế giới An lạc của Phật A-di-đà v.v..., sao chỉ lấy thế giới Phổ Hoa làm thí dụ?

    Đáp: Thế giới của Phật A-di-đà không bằng thế giới của Phật Hoa Tích, vì cớ sao? Tỳ-kheo Pháp Tích (Pháp Tạng) tuy được Phật dẫn đến mười phương xem thế giới thanh tịnh, nhưng vì công sức mỏng nên không thể thấy được thượng diệu thanh tịnh. Do vậy thế giới không bằng.

    Lại nữa, ngay khi Phật biến hóa thế giới này, chính cùng thế giới Hoa Tích giống nhau. Do vậy nói "Thí như thế giới Hoa Tích".

    Hỏi: Còn có các Bồ-tát khác như Tỳ-ma-la-cật, Quán Thế Âm, Biến-cát v.v... Sao không nói các Bồ-tát này ở tại đó mà chỉ nói Bồ-tát Văn-thù-thi-lỵ (Diệu Đức), Bồ-tát Thiện-ý-trụ?

    Đáp: Bồ-tát Biến-cát (Phổ Hiền) ấy, nơi mỗi lỗ chân lông của Ngài thường hiện ra thế giới chư Phật và chư Phật Bồ-tát đầy khắp mười phương để hóa độ chúng sanh, nên không có chỗ ở nhất định. Văn-thù-thi-lỵ phân thân biến hóa vào trong năm đường, hoặc làm Thanh-văn, hoặc làm Duyên-giác, hoặc làm thân Phật. Như trong kinh Thủ Lăng nghiêm Tam muội nói: "Bồ-tát Văn-thù-thi-lỵ đời quá khứ là Long Chủng Phật Tôn, bảy mươi hai đời làm Bích-chi Phật". Đó là có thể nói, có thể thuyết; còn Bồ-tát Biến-cát thì không thể lượng, không thể nói, không thể biết trú xứ, hoặc trú xứ ở trong tất cả thế giới. Do đó không nên nói đến.

    Lại nữa, nói "và các Bồ-tát có đại oai thần" là cũng nói chung Bồ-tát Biến-cát và các Bồ-tát lớn.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #185
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Bấy giờ, Phật biết hết thảy thế giới, hoặc thế giới Trời, hoặc thế giới Ma, hoặc thế giới Phạm-thiên, hoặc Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc Trời, hoặc Càn-thát-bà, Người, A-tu-la v.v... Và các Bồ-tát kế thừa Phật vị, tất cả đều tập hội.

    LUẬN:
    Hỏi: Thần lực của Phật vô lượng, tất cả chúng sanh trong mười phương, nếu tất cả đều đến tập hội, thì hết thảy thế giới phải trống không. Nếu không đến thì thần lực vô lượng của Phật có chỗ không làm được?

    Đáp: Không thể đến hết, vì cớ sao? Thế giới của chư Phật vô biên vô lượng, nếu đến hết thời là hữu biên. Lại, mười phương đều có Phật, cũng thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Như trong Chương 43 của kinh Bát-nhã Ba-la-mật nói" Mười phương đều có hàng ngàn vị Phật xuất hiện, đều thuyết Bát-nhã Ba-la-mật". Do đó không nên đến cả hết.

    Hỏi: Nếu có mười phương chư Phật đều thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, thế thì mười phương Bồ-tát sao còn đến đây?

    Đáp: Như đã nói trong chương Bồ-tát Phổ-Minh đến. Vì có nhân duyên với Phật Thích-ca Mâu-ni cho nên đến.

    Lại nữa, đó là vì bổn nguyện của Bồ-tát rằng: "Nếu có chỗ nào thuyết Bát-nhã Ba-la-mật thời ta sẽ nghe, lãnh thọ, cúng dường". Vì vậy nên từ xa đi đến. Vì muốn đem thân lực chứa nhóm công đức, cũng vì muốn tỏ cho chúng sanh rõ rằng: "Ta từ xa còn đi đến cúng dường pháp, sao các ngươi ở tại thế giới này mà không cúng dường?"

    Hỏi: Phật đối với pháp không còn dính mắc, tại sao lại bảy phen hiện thần lực để khiến chúng sanh tập hội đông đủ?

    Đáp: Bát-nhã Ba-la-mật ấy rất sâu xa, khó biết khó hiểu, không thể nghĩ bàn, cho nên tập hội rộng rãi các Đại Bồ-tát, làm cho người mới phát tâm được tin vui. Cũng như lời của kẻ nhỏ không đủ làm cho ai tin, lời của người quý trọng tất được tin vâng.

    Hỏi: Cớ sao nói "hoặc thế giới Trời, hoặc thế giới Ma, hoặc thế giới Phạm-thiên"? Chỉ nên nói thế giới Trời, thế giới Người là đủ, vì cớ sao? Vì trong mười hiệu của Phật có hiệu là Thiên Nhơn sư. Do vâïy chỉ nên nói Trời và Người là đủ?

    Đáp: Chư Thiên có Thiên nhãn, Thiên nhĩ, lợi căn, trí tuệ nhiều, tự biết mà đi đến. Thế nên nói là thế giới Trời.

    Hỏi: Nếu trong thế giới Trời đã gồm có Ma, Phạm; sao còn nói riêng Ma hoặc Phạm?

    Đáp: Trong chư thiên có 3 chủ lớn: Thích-đề-bà-na-dân làm thiên chủ hai nơi (Tứ thiền thiên và Tam-thập-tam thiên), Ma vương làm chủ cõi trời Lục dục, Phạm-thiên-vương làm Thiên chủ trong thế giới Phạm thiên.

    Hỏi: Như cõi trời Dạ-ma, cõi trời Đâu-suất-đà, cõi trời Hóa Lạc thảy đều có chủ, tại sao chỉ nói có ba chủ?

    Đáp: Thích-đề-bà-na-dân vương nương trên đất mà ở, Phật cũng nương trên đất đó mà ở. Vì thường đến chỗ Phật, rất có danh tiếng, nhiều người biết đến. Còn Ma vương thì thường đến quấy rầy Phật, lại là chủ của tất cả cõi Dục. Các trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa Lạc đều thuộc Ma vương.

    Lại nữa, nói thế giới Trời, thời trời của ba cõi đều thuộc về Trời. Ma là chủ của tất cả cõi Dục, nên nói riêng.

    Lại nữa, Ma thường quấy rầy Phật, mà nay đến nghe thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, thì các người khác cũng thêm lòng tín.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #186
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Trong cõi Sắc có rất nhiều cõi Trời; tại sao chỉ nói thế giới Phạm thiên tập hội?

    Đáp: Các cõi Trời cao nữa thì không có giác và quán, không thích tán tâm lại vì khó nghe. Thế giới Phạm có bốn thức (nhãn, nhĩ, thân, ý thức) vì dễ nghe được và vì ở gần.

    Lại nữa, " Phạm" nghĩa là ly dục thanh tịnh. Nay nói thế giới Phạm là đã nói chung các cõi Trời ở Sắc giới.

    Lại nữa, các cõi Trời khác chưa có dân trời, lúc kiếp sơ sanh, Phạm-thiên-vương ở một mình trong Thiên cung, vắng vẻ không ai, tâm không vui nên tự nghĩ: "Sao trong đây không có nhân dân?" Bấy giờ Quang-âm mệnh tuyệt, ứng theo ý nghĩ kia mà sanh đến. Phạm vương bèn suy nghĩ: "Chư thiên này trước không có, theo ý nghĩ của ta mà sanh ra, ta hay sanh ra chư thiên này". Chư thiên khi ấy ai cũng tự nghĩ: "Ta từ Phạm vương sanh ra. Phạm vương là cha của ta". Do vậy nên chỉ nói Phạm thế giới.

    Lại nữa, các cõi Trời Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền (các cõi cao trên Phạm-thiên) thấy Phật, nghe pháp, hoặc khuyến trợ Bồ-tát ở tại cõi Dục, nhưng nhãn thức, nhĩ thức, thân thức đều tựa vào thế giới Phạm. Do vậy nên nói riêng Phạm thế giới.

    Hỏi: Tại sao chỉ nói các Sa-môn, Bà-la-môn, mà không nói đến Quốc vương, Trưởng giả và các chúng khác?

    Đáp: Người trí tuệ có hai hạng là Sa-môn và Bà-la-môn. Xuất gia thì gọi là Sa-môn, tại gia thì gọi là Bà-la-môn. Các người khác để tâm vào sự vui ở đời, cho nên không nói. Bà-la-môn phần nhiều học trí tuệ và cầu phước, người xuất gia thì hết thảy đều cầu đạo, thế cho nên chỉ nói đến Sa-môn và Bà-la-môn. Trong hàng tại gia, người có bảy đời thanh tịnh, sanh ra đủ sáu tuổi, đều thụ giới, gọi là Bà-la-môn. Trong hàng Sa-môn, Bà-la-môn ấy, có đạo đức, trí tuệ cho nên nói.

    Hỏi: Trước đã nói thế giới Trời, sao nay còn nói đến trời?

    Đáp: Thiên thế giới là chỉ Tứ-thiên-vương , Đao-lợi thiên; Ma là chỉ cho Tha-hóa-tự-tại thiên; Phạm là chỉ cho Sắc giới. Nay nói trời là chỉ cho Dạ-ma, Đâu-suất-đà, Hóa-lạc và Ái-thân-thiên trong Dục giới. Ái-thân ở trên Lục-dục-thiên, hình sắc tuyệt đẹp, cho nên gọi là Ái-thân.

    Hỏi: Tại sao chỉ nói Càn-thát-bà mà không nói đến các Quỷ thần và Long vương khác?

    Đáp: Càn-thát-bà là nhạc Thần của chư Thiên, thường đi theo chư Thiên. Tâm nó nhu nhuyến, phước đức kém hơn chư Thiên. Các Quỷ thần thuộc trong Quỷ thần đạo; Long vương thuộc trong Súc sanh đạo. Chân-đà-la cũng là kỹ nhạc của Trời, đều thuộc vào Trời; chung ở cùng ngồi với người mà ăn uống, và kỹ nhạc thì đồng với Trời. Vua Càn-thát-bà tên là Đồng-lung-ma (Tàu dịch là Cây). Càn-thát-bà, Chân-chân-đà thường ở hai chỗ, chỗ thường ở là tại giữa núi Thập Bảo. Có khi tấu nhạc cho chư Thiên ở trên Trời. Hai loại này thường thay đổi giữa cao và thấp.

    Người sanh trong bốn châu thiên hạ. Sanh ra có bốn hạng. Sống rất lâu cho đến vô lượng tuổi, sống rất ngắn cho đến chỉ mười tuổi.

    A-tu-la là ác tâm, ưa đấu tranh mà không phá giới, tu phước bố thí lớn, sanh ở trên biển lớn, cũng có thành quách cung điện. Các vua của A-tu-la ấy tên là Tỳ-ba-chất-đa, Ba-lê, La-hầu-la v.v...

    Như có thuyết kể: "Một lúc nọ, La-hầu-la A-tu-la vương muốn nuốt mặt trăng. Nguyệt thiên tử sợ hãi, gấp đi đến chỗ Phật nói kệ:


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #187
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    "Phật Thế Tôn thành tựu đại trí

    Con nay quy mạng khể thủ lễ.

    La-hầu-la ấy não loạn con,

    Xin Phật thương xót mà cứu hộ".

    Phật nói kệ cho La-hầu-la:

    "Trăng hay soi tối lại mát mẻ,

    Là ngọn đèn trời giữa hư không.

    Sắc nó trong trắng ngàn ánh sáng,

    Người chớ nuốt trăng, mau nhả ra".


    Khi ấy La-hầu-la sợ quá toát mồ hôi, liền nhả trăng ra. Ba-lê A-tu-la vương thấy La-hầu-la sợ hãi, nhả trăng ra, nói kệ hỏi rằng:

    "Ngươi La-hầu-la vì cớ gì

    Sợ hãi run rẩy nhả trăng gấp?

    Thân ngươi mồ hôi như người bệnh,

    Tâm sợ bất an đến thế kia?"

    La-hầu-la bấy giờ nói kệ đáp rằng:

    "Thế Tôn dùng kệ mà dạy tôi,

    Tôi không nhả trăng, đầu vỡ bảy.

    Dẫu cho sống được, không an ổn,

    Vì vậy nên tôi nhả trăng này".


    Ba-lê A-tu-la vương nói kệ rằng:

    "Chư Phật rất khó gặp,

    Lâu xa mới xuất hiện,

    Nói kệ thanh tịnh này,

    La-hầu-la nhả trăng".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #188
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 10
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Tại sao không nói Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ?

    Đáp: Địa ngục đại khổ, tâm rối loạn không thể thọ pháp, Súc sanh thì ngu si che tâm, không thể thọ hóa, Ngạ quỷ thì đói khát đốt thân cho nên không thể thọ pháp.

    Lại nữa, trong loài Súc sanh, Ngạ quỷ, ít nhiều có kẻ đến nghe pháp, chỉ sanh tâm phước đức mà thôi, không tham lãnh thọ đạo, cho nên không nói.

    Hỏi: Nếu như vậy, cũng không nên nói đến Càn-thát-bà, A-tu-la, vì sao? Vì đã bao gồm trong Ngạ quỷ đạo?

    Đáp: Phật không nói bao gồm, sao nay nói bao gồm. Đó là thuyết của Ca-chiên-diên-tử v.v... Như sức của A-tu-la ngang với trời, có khi chiến đấu hơn Trời. Càn-thát-bà là nhạc công của chư Thiên, đồng thọ phước lạc với Trời, có trí tuệ phân biệt được tốt xấu, vì cớ sao không thể lãnh thọ đạo pháp? Như phẩm Thiên trong kinh Tạp A-hàm nói: "Mẹ quỷ thần Phú-na-bà-tẩu, Phật du hành nghỉ đêm nơi đó. Bấy giờ Phật thuyết về pháp thượng diệu cam lồ, hai người con trai con gái khóc lóc, mẹ nó nói bài kệ để ngăn rằng:

    "Này con Uất-đát-la chớ ồn,

    Phú-na-bà-tẩu cũng chớ khóc.

    Ta nay Nghe pháp được Chứng đạo,

    Các con cũng sẽ được như ta".


    Do việc ấy nên biết trong hàng Quỷ thần có kẻ đắc đạo.

    Lại nữa, trong Đại thừa, lực sĩ kim-cang Mật-tích trong hàng các Bồ-tát là hơn hết, hà huống các người khác.

    Như Đơn-luân-ma, vua của Chân-đà-la, vua của Càn-thát-bà, đến chỗ Phật gảy đàn ca ngợi Phật. Ba ngàn thế giới đều chấn động, cho đến Đại Ca-diếp ngồi không yên. Những người như vậy, sao không thể đắc đạo?

    Như các A-tu-la vương, Long vương, đều đến chỗ Phật, hỏi Phật về pháp sâu xa, Phật tùy câu hỏi mà giải đáp nghĩa sâu, sao nói không thể đắc đạo?

    Hỏi: Trong năm đạo chúng sanh, Phật là Thầy của Trời, Người, không nói là Thầy của ba ác đạo, vì ba ác đạo vô phước, không có phần lãnh thọ đạo pháp, mà Rồng và Quỷ đều đọa vào trong ác đạo?

    Đáp: Phật cũng không nói rõ năm đạo. Nói năm đạo, là do các thầy ở Nhất-thiết-hữu-bộ. Các vị khác ở phái Độc-tử-bộ (Bà-ta-phất-đố-lộ) nói có sáu đạo.

    Lại nữa, nên nói có sáu đạo, vì sao? Ba ác đạo một mực thuần là chỗ tội lỗi. Nếu phước nhiều tội ít, thì gọi là A-tu-la, Càn-thát-bà v.v... chỗ thác sanh phải khác, vì vậy nên có sáu đạo.

    Lại nữa, ba ác đạo cũng có lẽ lãnh thọ đạo pháp, song vì ít cho nên nói không.

    Và các Bồ-tát sắp nối ngôi vị Phật, như trước đã nói.

    (Hết cuốn 10 theo bản Hán)


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #189
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 11 _ Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cuốn 11_ CHƯƠNG 16

    GIẢI THÍCH: XÁ-LỢI-PHẤT NHÂN DUYÊN



    KINH: Phật bảo Xá-Lợi-Phất.

    LUẬN:
    Hỏi: Bát-nhã Ba-la-mật là pháp của Bồ-tát Ma-ha-tát, vì sao Phật bảo Xá-Lợi-Phất mà không bảo Bồ-tát?

    Đáp: Xá-Lợi-Phất là vì trí tuệ bậc nhất trong tất cả đệ tử, như Phật có bài kệ nói:

    "Trí hết thảy chúng sanh,

    Chỉ trừ Phật Thế Tôn,

    Muốn sánh Xá-Lợi-Phất

    Trí tuệ và đa văn,

    Ở trong mười sáu phần,

    Còn không bằng được một".


    Lại nữa, Xá-Lợi-Phất có trí tuệ đa văn và công đức lớn. Năm mới tám tuổi đã tụng mười tám bộ Kinh, thông hiểu hết thảy Kinh sách nghĩa lý. Khi ấy ở nước Ma-kiệt-đà có anh em Long vuơng, một tên là Cật-Lợi, một tên là A-già-hòa-la. Trời mưa xuống đúng thời, nước không bị mất mùa, nhân dân cảm phục, thường chọn tháng trọng Xuân, tất cả họp lại để đi đến chỗ ở của Rồng, mở đại hội, tấu nhạc, luận nghĩa trọn một ngày. Từ xưa đến nay, sự tập hội ấy chưa bỏ, bèn lấy tên Rồng để đặt tên hội này. Lệ thường trong ngày ấy, trải bốn tòa cao, một cho Quốc vương, một cho Thái tử, một cho Đại thần, một cho Luận sư. Bấy giờ Xá-Lợi-Phất với cái thân tám tuổi, hỏi mọi người rằng: "Bốn tòa cao ấy đặt cho ai?"

    Mọi người đáp: "Cho Quốc vương, thái tử, đại thần, luận sĩ".

    Khi ấy Xá-Lợi-Phất quán sát người đương thời Bà-la-môn v.v... thấy thần tình, đởm lược, chí hướng của họ, không ai hơn mình, bèn bước lên tòa dành cho luận sĩ, kiết già phu tọa. Mọi người thấy vậy nghi ngờ lấy làm lạ, hoặc bảo đó là nhỏ dại vô tri, hoặc bảo là có trí tuệ hơn người. Tuy khen cho là thần dị, nhưng vẫn ôm lòng kiêu căng, sợ xấu hổ với tuổi nhỏ kia, không tự mình nói với; mà sai đệ tử niên thiếu chuyển lời để hỏi. Xá-Lợi-Phất đáp lại đúng chỉ thú, lời lẽ nghĩa lý siêu tuyệt. Khi ấy các Luận sư tán thán là chưa từng có. Không luận kẻ ngu người trí, lớn nhỏ tất cả đều phục. Vua rất hoan hỷ, liền ra lệnh quan Hữu ty phong tặng một làng để cung cấp thường xuyên. Vua cỡi xe Voi, rung lịnh tuyên cáo cho tất cả đều rõ. Trong mười sáu đại quốc, sáu đại thành thảy đều vui mừng.

    Khi ấy, với người con thầy bói tên là Câu-luật-đà, họ Đại Mục-kiền-liên, Xá-Lợi-Phất kết làm bạn thân. Xá-Lợi-Phất thì tài trí thông minh được quý, Mục-kiền-liên thì sáng suốt khoát đạt được trọng. Hai người này tài trí ngang nhau, đức hạnh tương đồng, đi thì cùng đi, ở thì cùng ở, nhỏ lớn quyến luyến, giao ước chung thủy. Về sau cả hai nhàm chán việc đời, xuất gia học đạo, làm đệ tử của Phạm-chí. Tinh cần cầu đạo, đã lâu mà chẳng có chứng nghiệm, mới đem hỏi Thầy. Thầy tên là Sằn-xà-gia (Sànjaya) trả lời rằng: "Từ khi Ta cầu đạo, trải bao nhiêu năm, chẳng biết là đạo quả không có chăng hay Ta không phải là người cầu đạo chăng mà Ta cũng chẳng được gì?"


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #190
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 11 _ Chương 16
    __________________________________________________ ______________________________________


    Một ngày kia ông Thầy mắc bệnh, Xá-Lợi-Phất đứng ở phía trên đầu, Mục-kiền-liên đứng ở phía dưới chân, thấy thở hổn hển, mạng sắp chết, thương xót mà cười. Hai người đồng lòng cùng hỏi cười vì ý gì? Ông Thầy trả lời: "Người đời không có mắt, bị ân ái bức bách, Ta thấy vua nước Kim Địa chết, đại phu nhân của ông tự nhảy vào đống lửa, mong cùng ở một chỗ, nhưng hai người ấy hành nghiệp và quả báo khác nhau, nơi sanh đến cũng khác nhau. Khi ấy hai người lấy viết ghi lại ý thầy, muốn để nghiệm xem hư thật".

    Sau có người khách buôn nước Kim Địa, từ xa đi đến nước Ma-kiệt-đà, hai người lấy sự thật xét nghiệm, quả đúng như lời Thầy nói, mới bùi ngùi than rằng: "Chúng ta chẳng phải là hạng người cầu đạo chăng? Hay là Thầy còn giấu chúng ta chăng?"

    Hai người cùng nhau thề rằng: "Nếu ai gặp được vị Cam lồ trước, phải cho nhau cùng nếm!".

    Lúc ấy, Phật đã độ cả ngàn anh em ông Ca-diếp, đang lần lượt đi qua các nước, đến thành Vương-xá, dừng chân lại ở vườn Trúc. Hai thầy Phạm-chí nghe Phật ra đời, cùng nhau đi vào thành Vương-xá để biết tin tức. Bấy giờ có một Tỳ-kheo tên là A-thuyết-thị (Assaji - một trong năm thầy Tỳ-kheo được Phật độ đầu tiên) mặc y cầm bát, vào thành khất thực. Xá-Lợi-Phất trông thấy dung nghi y phục khác thường, các căn tịch tịnh, trầm mặc, đi đến hỏi rằng: "Ngài đệ tử ai? Người nào là thầy của ngài?" Đáp: "Thái tử dòng họ Thích nhàm chán sự khổ, già, bệnh, chết, xuất gia học đạo, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Thầy của tôi". Xá-Lợi-Phất nói: "Thầy ông dạy thế nào nói cho tôi biết với?" Tỳ-kheo đáp kệ:

    "Tuổi tôi còn trẻ nhỏ,

    Ngày thọ giới mới mẻ,

    Đâu thể diễn chí chơn,

    Nói rộng nghĩa Như Lai".


    Xá-Lợi-Phất nói: "Xin ngài hãy lược nói nghĩa cốt yếu". Bấy giờ Tỳ-kheo A-thuyết-thị nói kệ:

    "Các pháp nhân duyên sanh,

    Pháp ấy là nhân duyên,

    Pháp ấy nhân duyên diệt,

    Đại sư nói như vậy"
    .

    Xá-Lợi-Phất nghe kệ xong liền chứng được Sơ quả, trở về để báo lại với Mục--liên. Mục-liên trông thấy nhan sắc từ hòa vui vẻ, nghinh tiếp và hỏi: "Anh được vị Cam lồ ư ? Nói cho tôi biết ?" Xá-Lợi-Phất liền nói lại bài kệ vừa được nghe. Mục-liên nói: "Hãy nói lại cho lần nữa", liền nói lại. Mục-liên nghe xong cũng chứng được Sơ quả.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •