DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/35 ĐầuĐầu ... 91011121321 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 341
  1. #101
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quả báo của các nghiệp,

    Không ai lay chuyển được,

    Cũng không chỗ trốn tránh,

    Cũng không thể van xin (mà khỏi).

    Nghiệp theo đuổi không rời,

    Chúng sanh trong ba cõi,

    Như kha-lê-la-bạt,

    Nghiệp ấy, Phật đã nói.

    Như gió qua chỗ trống,

    Như nước không chảy ngược,

    Hư không không thọ hại,

    Không nghiệp cũng như thế.

    Lực các nghiệp vô lượng,

    Không theo kẻ không tạo,

    Khi quả báo đến thời,

    Không mất cũng không tiêu.

    Từ đất bay lên trời,

    Từ trời vào núi tuyết,

    Từ núi Tuyết vào biển,

    Không chỗ nào tránh được.

    Thường mãi đuổi theo ta,

    Không lúc nào rời nhau,

    Cho đến lúc thọ báo,

    Như sao hiện theo trăng"

    Vì vậy nên nói "Hết thảy các nghiệp chướng đều được giải thoát".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    vivi (02-17-2022)

  3. #102
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Khéo nói Pháp nhân duyên.

    LUẬN: Pháp Mười hai nhân duyên sanh với đủ thứ pháp môn mà khéo léo giảng thuyết phiền não, nghiệp và sự (khổ). Thứ lớp triển chuyển tương tục mà sanh; ấy gọi là Mười hai nhân duyên. Trong ấy, Vô minh, Ái, Thủ ba thứ, gọi là Phiền não; Hành và Hữu hai thứ, gọi là Nghiệp; bảy thứ còn lại gọi là Sự. Trong Mười hai nhân duyên ấy, hai thứ đầu thuộc đời quá khứ, hai thứ cuối cùng thuộc đời vị lai, tám thứ giữa thuộc đời hiện tại. Ấy là lược nói ba việc: Phiền não, nghiệp, khổ. Ba sự ấy triển chuyển làm nhân duyên cho nhau, ấy là phiền não làm nhân duyên cho nghiệp, nghiệp làm nhân duyên cho khổ, khổ lại làm nhân duyên cho khổ. Khổ làm nhân duyên cho phiền não, phiền não làm nhân duyên cho nghiệp, nghiệp làm nhân duyên cho khổ, khổ lại làm nhân duyên cho khổ, ấy gọi là triển chuyển làm nhân duyên cho nhau.

    Tất cả phiền não thuộc đời quá khứ gọi là Vô minh. Từ Vô minh sanh nghiệp, có thể tạo thành quả cho một thế giới nên gọi là Hành. Do từ Hành sanh tâm cấu nhiễm, nhân của thân đầu tiên, như Trâu nghé biết mẹ. Vì tự tướng thức gọi là Thức. Thức ấy cùng sanh với bốn uẩn vô sắc và sắc của nó trú ở; ấy gọi là Danh sắc. Từ trong Danh sắc sanh ra Sáu trần (căn) là mắt, tai v.v…; ấy gọi là Lục nhập. Căn, trần, thức hòa nhập gọi là Xúc. Từ Xúc sanh Thọ. Trong Thọ có tâm đắm trước gọi là Khát ái. Do nhân duyên Khát ái nên tìm cầu, ấy gọi là Thủ. Từ Thủ nên có nghiệp làm nhân cho đời sau, ấy gọi là Hữu. Từ hữu trở lại chịu ngũ ấm (uẩn) trong đời sau, ấy gọi là Sanh. Từ sanh cho đến khi ngũ chúng (uẩn) chín mùi rồi hoại diệt, ấy gọi là Lão tử. Lão tử sanh buồn thương khóc lóc, đủ các thứ sầu não và các khổ tập họp.

    Nếu nhất tâm quán thật tướng thanh tịnh của các pháp, thời Vô minh hết, Vô minh hết nên Hành hết, cho đến các thứ khổ tập họp đều hết. Đối với tướng của Mười hai nhân duyên ấy, năng dùng phương tiện, không dính mắc tà kiến mà vì người diễn nói, ấy gọi là khéo léo (thiện xảo).

    Lại nữa, trong sự quán Mười hai nhân duyên ấy, đoạn hết pháp ái, tâm không dính mắc, biết rõ thật tướng; ấy gọi là khéo léo. Như phẩm Bất Khả Tận (Akạyaparirarta) trong Bát-nhã Ba-la-mật, Phật nói với Tu-bồ-đề: "Si" như hư không không thể cùng tận; "hành" như hư không không thể cùng tận; cho đến "các khổ hòa tập" như hư không không thể cùng tận. Bồ-tát nên hiểu như vậy. Hiểu như vậy là xả bỏ nguồn mê ngu si, mà được vô sở nhập. Quán Mười hai nhân duyên khởi ấy, thời là ngồi ở đạo tràng, chứng được Tát-bà-nhã (Sarvajnn�� tức Nhất thiết trí).


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #103
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________



    KINH: Từ A-tăng-kỳ kiếp trở lại phát thệ nguyện lớn.

    LUẬN: Nghĩa chữ A-tăng-kỳ đã nói rõ trong chương giải thích Bồ-tát nghĩa. Nghĩa chữ Kiếp, Phật thí dụ rằng: "Như núi đá bốn mươi dặm, có một người sống rất lâu, cứ một trăm năm cầm một chiếc áo mỏng mịn đến phất một lần cho đến khi núi đá hết mà một kiếp vẫn chưa hết. Lại, trong thành lớn bốn mươi dặm, chứa đầy hạt cải, không san bằng được. Có một người sống rất lâu, cứ một trăm năm đến lấy một hạt cải, hạt cải hết mà một kiếp vẫn chưa hết.

    Bồ-tát trải qua vô số kiếp như vậy, phát chánh đại nguyện, độ thoát chúng sanh. Nguyện là lời thề ước của đại tâm, phải độ hết thảy chúng sanh, dứt hết các kiết sử, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ấy gọi là Nguyện.

    KINH: Nhan sắc hòa vui, thường hỏi han trước, lời nói không thô.

    LUẬN: Vì đã nhổ gốc sân nhuế, trừ bỏ tật đố, thường tu đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, đã dứt bốn thứ tà ngữ, nên được nhan sắc hòa vui, như kệ nói:

    "Nếu gặp người xin đạo,

    Lấy bốn điều tiếp đãi:

    Vừa thấy, mắt nhìn ưa,

    Nghinh đón, kính hỏi thăm.

    Cúng dường sàn tọa tốt,

    Thí đủ điều cần muốn.

    Tâm bố thí như vậy,

    Phật đạo như trên tay.

    Nếu trừ được bốn tà,

    Miệng lời độc nói dối,

    Hai lưỡi, dữ, thêu dệt,

    Được quả báo lớn đẹp.

    Kẻ nhu hòa cầu đạo,

    Muốn độ các chúng sanh,

    Trừ bốn khẩu nghiệp tà,

    Ví như Ngựa có cương".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #104
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________



    KINH: Ở giữa đại chúng không hề sợ hãi.

    LUẬN: Vì đức lớn, công đức trí tuệ chắc thật, được Tối thượng biện Đà-la-ni, nên ở giữa đại chúng không có sợ hãi, như kệ nói:

    "Trong tâm trí đức mỏng,

    Ngoài khéo dùng lời đẹp,

    Ví như tre bộng ruột,

    Chỉ có tướng bề ngoài.

    Trong tâm trí đức dày,

    Ngoài khéo nói lời Pháp,

    Ví như diệu Kim-cương,

    Trong ngoài đầy đủ sức".


    Lại nữa, vì thành tựu pháp vô úy, đoan chánh thuộc quý tộc, có sức lớn, trì giới, thiền định, trí tuệ, nói năng luận nghị đều thành tựu, nên không sợ hãi; vì vậy nên giữa đại chúng không có sợ hãi, như kệ nói:

    "Thiểu đức, không trí tuệ,

    Không nên ngồi tòa cao.

    Như Sói thấy Sư tử,

    Núp hang không dám ra.

    Đại trí không sợ gì,

    Đáng ngồi tòa Sư tử.

    Ví như Sư tử rống,

    Muôn thú đều sợ hãi".


    Nhóm đủ vô lượng vô biên trí tuệ phước đức lực nên không sợ hãi, như kệ nói:

    "Nếu người dứt các ác,

    Cho đến không tội nhỏ,

    Bậc đại đức như thế,

    Không nguyện gì chẳng đủ.

    Bậc Đại trí tuệ ấy,

    Trong thế gian không não,

    Cho nên người như vậy,

    Sanh tử tức Niết-bàn".


    Lại nữa, vì là hàng độc nhất được Vô sở úy của Bồ-tát, như trong kinh Tỳ-na-bà Ma vương nói: "Bồ-tát độc nhất được bốn vô sở úy", như trên đã nói.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #105
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________



    KINH: Vô số ức kiếp thuyết pháp khéo léo vượt ra.

    LUẬN: Tự thân khéo léo tu các thiện căn không phóng dật v.v…, ấy là các Bồ-tát chẳng phải một đời, hai đời, ba đời cho đến vô lượng A-tăng-kỳ kiếp tập họp công đức trí tuệ, như kệ nói:

    "Vì chúng sanh nên phát đại tâm,

    Nếu có người bất kính kiêu mạn,

    Tội ấy rất lớn khôngthể nói,

    Huống gì còn gia thêm điều ác".


    Lại nữa, Bồ-tát ấy trong vô số vô lượng kiếp tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, ở trong sanh, diệt, trói, mở tự biết rõ thật tướng các pháp. Có ba thứ hiểu: Hiểu do nghe, hiểu do nghĩa, hiểu do đắc đạo. Trong nhiều cách giảng thuyết pháp môn, không chỗ nào ngăn ngại, đều được trí tuệ Ba-la-mật về phương tiện thuyết pháp. Lời các Bồ-tát ấy thuyết đều như Thánh nhân nói đều nên tín thọ, như kệ nói:

    "Có tuệ, không đa văn,

    Thì không biết thật tướng,

    Như trong chỗ tối tăm,

    Có mắt, không thấy gì.

    Đa văn, không trí tuệ,

    Cũng không biết thật tướng,

    Như trong chỗ sáng suốt,

    Có đèn mà không mắt.

    Đa văn, trí tuệ bén,

    Lời người ấy đáng tin,

    Không đa văn, không trí.

    Là Trâu trong lốt Người".


    Hỏi: Nên nói vô số ức kiếp khéo thuyết pháp, sao lại còn nói vượt ra?

    Đáp: Ở giữa người vô trí và đệ tử, thuyết pháp dễ, nếu đối với người đa văn lợi trí giỏi luận nghị thì thuyết pháp khó. Khi đó, nếu là Pháp sư tiểu trí thì phải rút lui, nếu là bậc Đại học đa văn, thì ở trong vấn nạn sẽ mạnh dạn vui vẻ, ở giữa hết thảy chúng có đại oai đức. Như trong kinh Thiên Hội (Deva-samàjasutra) thuyết kệ rằng:

    "Mặt, mắt, răng sáng ngời,

    Chiếu khắp cả đại hội,

    Cướp ánh sáng chư thiên,

    Tất cả đều không hiện".


    Vì vậy nên gọi là "Vô số ức kiếp trong sự khéo thuyết pháp có thể vượt ra được".

    (Hết cuốn 5 theo bản Hán)



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #106
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 6 _ Chương 10 _ GIẢI THÍCH: MƯỜI DỤ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Cuốn 6

    Chương 10

    GIẢI THÍCH: "MƯỜI DỤ"

    KINH: Hiểu rõ các Pháp như huyễn, như sóng nắng, như trăng dưới nước, như hư không, như thành Càn-thát-bà, như mộng, như ảnh, như tiếng vang, như bóng trong gương, như hóa.

    LUẬN: Ấy là mười thí dụ để giải thích pháp Không.

    1- Như huyễn. Hỏi: Nếu tất cả pháp Không ví như huyễn thuật, vì sao các pháp lại có thể thấy, có thể nghe, có thể ngửi, có thể nếm, có thể xúc, có thể biết? Nếu thật không có thì không có thể thấy cho đến có thể biết? Lại nữa, nếu không mà vọng kiến là có, thế vì sao không thấy tiếng, nghe sắc? Nếu hết thẩy đều không có gì, thế vì sao có cái thấy được, có cái không thấy được? Như một ngón tay, móng thứ nhất không, móng thứ hai cũng không, thế tại sao không thấy móng thứ hai mà chỉ thấy móng thứ nhất? Vậy cho biết móng thứ nhất thật có nên có thể thấy, móng thứ hai thật không nên không thể thấy?

    Đáp: Các pháp tướng tuy không, cũng có phân biệt có thể thấy và không thể thấy. Ví như Voi, Ngựa huyễn hóa và các thứ khác tuy biết nó không thật, nhưng sắc có thể thấy, tiếng có thể nghe, đối với sáu căn không tạp loạn. Các pháp cũng như vậy, tuy không mà có thể thấy, có thể nghe, không tạp loạn. Như kinh Đức Nữ (Therisutra) thuyết: "Đức Nữ bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, như Vô minh có ở bên trong chăng?"

    Phật nói: "Không phải".

    - Bạch, có ở bên ngoài chăng?

    - Không.

    - Bạch, có ở bên trong bên ngoài chăng?

    - Không.

    - Bạch Thế Tôn, Vô minh ấy từ đời trước mà đến chăng?

    Phật nói : "Không".

    - Bạch, từ đời này đến đời sau chăng?

    - Không.

    - Bạch, Vô minh ấy có sanh có diệt chăng?

    - Không.

    - Bạch Thế Tôn, có một pháp nhất định có thật tánh gọi là Vô minh chăng?

    - Không.

    Bấy giờ Đức Nữ lại bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn, nếu Vô minh không ở trong không ở ngoài; cũng không ở trong ở ngoài; không từ đời trước đến đời nay, từ đời nay đến đời sau; cũng không có tánh chơn thật; vậy sao nói từ Vô minh làm duyên mà có Hành cho đến các khổ tập? Bạch Thế Tôn ! ví như cỏ cây, nếu không có gốc làm sao sanh cọng, đốt, cành, lá, hoa, quả được?"

    Phật nói: "Các pháp tướng tuy không, nhưng vì kẻ phàm phu vô văn vô trí đối với các pháp sanh đủ thứ phiền não, do phiền não làm nhân duyên tạo nghiệp thân khẩu ý, do nghiệp làm nhân tác thành thân đời sau, do thân làm nhân duyên mà thọ khổ thọ vui. Ở trong đó, không có phiền não tạo tác thật sự, cũng không có thân khẩu ý nghiệp, cũng không có kẻ thọ khổ thọ vui, ví như huyễn sư huyễn làm ra các vật, ý ngươi nghĩ sao? Các vật huyễn ấy có ở bên trong chăng?"


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #107
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 6 _ Chương 10 _ GIẢI THÍCH: MƯỜI DỤ
    __________________________________________________ ______________________________________



    - Bạch Thế Tôn, không phải.

    - Có ở bên ngoài chăng?

    - Bạch Thế Tôn, không.

    - Có ở bên trong bên ngoài chăng?

    - Bạch, không.

    - Từ đời trước đến đời nay, từ đời nay đến đời sau chăng?

    - Bạch, không.

    - Các vật huyễn có sanh có diệt chăng?

    - Bạch, không.

    - Thật có một pháp gọi là vật huyễn chăng?

    - Bạch, không.

    Phật nói: "Ngươi có thấy có nghe kỹ nhạc do huyễn thuật làm ra chăng?"

    - Bạch, con cũng có nghe có thấy.

    Phật hỏi Đức Nữ: "Nếu huyễn thuật không, dối trá, không thật; làm sao từ huyễn thuật làm ra kỹ nhạc?"

    Đức Nữ bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! huyễn tướng ấy là như vậy, tuy vốn không có căn bản, mà vẫn có thể nghe, thấy". Phật nói: "Vô minh cũng như vậy, tuy không có ở bên trong, không ở bên ngoài, không có ở bên trong bên ngoài, không từ đời trước đến đời nay, từ đời nay đến đời sau, không có thật tánh, không có sanh diệt, nhưng Vô minh làm nhân duyên mà có các Hành sanh, cho đến các khổ tập hợp. Như khi huyễn dứt thì vật huyễn cũng dứt. Vô minh cũng vậy, Vô minh hết thì Hành cũng hết, cho đến các Khổ và Tập cũng hết".

    Lại nữa, thí dụ về huyễn là chỉ cho chúng sanh hay rằng hết thảy pháp Hữu vi là trống không không bền chắc. Như nói: các Hành như huyễn, dối gạt trẻ con, hệ thuộc vào nhân duyên, không tự tại, không trụ lâu. Thế cho nên nói các Bồ-tát biết các pháp như huyễn.

    1- Như ráng nắng. Ráng nắng là khi mặt trời chiếu vào bụi trần do gió thổi động, thấy như Ngựa chạy giữa đồng hoang, người vô trí trông thấy bảo đó là nước, tướng nam tướng nữ cũng vậy. Ánh mặt trời của kiết sử phiền não chiếu vào bụi trần các Hành do gió tà ức niệm thổi lên, xoay chuyển trong đồng hoang sanh tử. Người không có trí tuệ cho đó là một tướng, là nam, là nữ. Thế gọi là như ráng nắng.

    Lại nữa, nếu ở xa trông thấy ráng nắng tưởng là nước, đến gần không có tướng nước. Người vô trí cũng như thế. Nếu xa rời Thánh pháp, không biết lý Vô ngã, không biết các pháp không, thời với pháp ấm, giới, nhập tánh Không, sanh ra tướng người, tướng nam, tướng nữ. Nếu gần gũi Thánh pháp thời biết thật tướng các pháp, bấy giờ các thứ vọng tưởng hư cuống trừ sạch. Thế nên nói các Bồ-tát biết các pháp như ráng nắng.

    2- Như trăng dưới nước: Thí như trăng thật ở giữa hư không mà ảnh hiện dưới nước. Trăng thật pháp tướng ở giữa hư không của như pháp tánh, thật tế, mà trong nước tâm của người phàm lại hiện ra tướng ngã, ngã sở. Thế nên gọi là như trăng dưới nước.
    Lại nữa, như trẻ con thấy trăng dưới nước, vui mừng muốn nắm lấy, người lớn thấy vậy thì cười. Người vô trí cũng như thế, do thân kiến mà thấy có tự ngã, do không có thật trí mà thấy đủ thứ pháp, thấy rồi hoan hỷ muốn nắm lấy các tướng: Tướng nam, tướng nữ v.v… Các Thánh nhân đắc đạo thì cười, như kệ nói:


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #108
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 6 _ Chương 10 _ GIẢI THÍCH: MƯỜI DỤ
    __________________________________________________ ______________________________________



    "Như trăng dưới nước, nước trong nắng.

    Trong mộng được tiền, chết cầu sống.

    Nếu ai thật muốn được như vậy,

    Là kẻ ngu si bị Thánh cười".


    Lại nữa, như trong nước đứng lặng trông thấy bóng trăng, khuấy nước lên thời không thấy nữa. Trong nước tâm vô minh, đứng lặng thấy có bóng tự ngã và các kiết sử kiêu mạn. Dùng gậy trí tuệ chơn thật khuấy nước tâm lên thời không còn thấy bóng các kiết sử, tự ngã nữa. Vì thế nên nói các Bồ-tát biết các pháp như trăng dưới nước.

    3- Như hư không: Chỉ có danh mà không có thật pháp, hư không chẳng phải là pháp có thể thấy, nhìn ở xa, do nhãn quan mà thấy thành màu xanh bạc. Các pháp cũng như thế, rỗng không, không có gì, do xa rời thật trí tuệ vô lậu, bỏ thật tướng nên thấy bỉ, ngã, nam, nữ, ốc xá, thành quách, các thứ tạp vật, tâm đắm vào, như trẻ con ngửa xem trời xanh, cho là có sắc thật, có người bay lên thật xa thì hoàn toàn không thấy gì, chỉ vì nhìn xa, bảo là sắc xanh. Các pháp cũng như thế, vì thế nên nói là như hư không.
    Lại nữa, như hư không tánh thường thanh tịnh nhưng vì khí u ám mà cho là bất tịnh. Các pháp cũng như thế, tánh thường thanh tịnh, vì dâm dục, sân nhuế che ám mà cho là bất tịnh, như kệ nói:

    "Như trời mùa hạ, sấm chớp mưa,

    Mây mờ che khuất không trong sáng.

    Phàm phu vô trí cũng như thế,

    Các thứ phiền não thường che tâm.

    Như mặt trời mọc về mùa đông,

    Thường bị hôn khí, tuyết che ám.

    Tuy được Sơ quả và Nhị quả.

    Còn bị dục nhiễm làm che lấp.

    Hoặc như mặt trời mọc mùa xuân,

    Thường bị bóng mây làm u ám,

    Tuy lìa dục nhiễm được Tam quả,

    Si, mạn dư tàn còn che tâm.

    Hoặc như mặt trời thu không mây,

    Cũng như biển cả nước thanh tịnh,

    Việc làm đã xong tâm vô lậu,

    La-hán được thanh tịnh như vậy".


    Lại nữa, hư không không có đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối; các pháp cũng như vậy.

    Lại nữa, như trong kinh Đại thừa, Phật nói với Tu-bồ-đề: Hư không không đời trước, cũng không đời giữa, cũng không đời sau; các pháp cũng như vậy. Kinh kia, được nói rộng trong đó. Thế nên nói các pháp như hư không.

    Hỏi: Hư không thật có pháp, vì sao? Vì nếu hư không không thật pháp thì các động tác đưa lên, hạ xuống, đến, đi, co duỗi, ra, vào v.v… cũng không có, vì không có chỗ để chuyển động?

    Đáp: Nếu pháp hư không thật có, thời hư không phải có chỗ trú, vì sao? Vì không có chỗ trú thì không có pháp. Nếu hư không trú trong lỗ trống, ấy là hư không trú trong hư không, vì vậy không phải trú trong lỗ trống. Nếu ở trong vật đặc, mà vật đặc chẳng phải làhư không, thì không thể trú được, vì nó không dung nạp.

    Lại nữa, ông nói chỗ trú là hư không, như trong vách đá đặc không có chỗ trú. Nếu không có chỗ trú thì không có hư không. Vì hư không không có chỗ trú, cho nên không có hư không. Vì vô tướng nên không có hư không. Các pháp mỗi mỗi đều có tướng, vì tướng có nên biết có pháp; như tướng cứng của đất, tướng ướt của nước, tướng nóng của lửa, tướng động của gió, tướng biết của thức, tướng hiểu của tuệ, tướng sanh tử của thế gian, tướng vĩnh diệt của Niết-bàn; còn hư không không có tướng cho nên không.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #109
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 6 _ Chương 10 _ GIẢI THÍCH: MƯỜI DỤ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Hỏi: Hư không có tướng, ông không biết nên nói là không. Chỗ không có sắc tướng ấy là tướng của hư không.

    Đáp: Không phải! Không sắc tướng, ấy gọi là phá trừ sắc, không còn pháp gì khác, như đèn tắt; vì thế nên không có tướng hư không.

    Lại nữa, pháp hư không ấy không có, vì sao? Vì ông nhân nơi sắc mà nói chỗ không sắc tướng là tướng hư không. Nếu vậy khi sắc tướng chưa sanh thời không có tướng hư không.

    Lại nữa, ông cho sắc là pháp vô thường, hư không là pháp thường, vậy khi sắc tướng chưa sanh phải trước có pháp hư không, vì là thường có. Nếu sắc tướng chưa có, thời không có chỗ vô sắc; nếu không có chỗ vô sắc, thời không có tướng hư không. Nếu không có tướng thời không pháp, vì vậy nên hư không chỉ có danh mà không có thật. Các pháp cũng như thế, chỉ có giả danh mà không thật. Vì thế nên nói các Bồ-tát biết các pháp như hư không.

    5- Như tiếng vang: Ở trong núi sâu, hang hẹp, khe cùng, mà có tiếng nói, tiếng đánh đập, từ tiếng đó mà có tiếng dội lại, gọi là tiếng vang. Kẻ vô trí cho là có tiếng người nói, người trí thì suy nghĩ tiếng đó không phải là tiếng người phát ra mà chỉ do tiếng xúc chạm nên có vang dội lại. Tiếng vang không thật mà có thể lừa dối lỗ tai. Như người khi sắp muốn nói thì trong miệng có gió tên là Ưu-đà-na, nó trở vào đến rún, xúc chạm rún có tiếng vang phát ra, khi tiếng vang phát ra xúc chạm bảy chỗ rồi lui lại, ấy là ngôn ngữ, như kệ nói:

    "Gió tên Ưu-đà-na

    Chạm rún rồi đi lên,

    Gió ấy chạm bảy chỗ:

    Gáy, lợi răng, răng môi.

    Lưỡi, cổ họng và ngực,

    Trong ấy phát lời nói,

    Người ngu không hiểu thế,

    Mê đắm khởi sân si.

    Người bậc trung có trí,

    Không sân cũng không đắm,

    Cũng lại không ngu si,

    Chỉ tùy các pháp tướng.

    Cong, thẳng và co duỗi

    Đi, lại hiện ngữ ngôn,

    Đều không có tác giả,

    Việc ấy là huyễn ư?

    Hay là người gỗ máy,

    Hay là việc trong mộng,

    Hay bị bệnh nóng buồn,

    Có hay là không có?

    Việc ấy ai biết được?

    Người xương ấy gân buộc,

    Mà phát ra tiếng nói,

    Như vàng chảy xuống nước".


    Vì thế nên nói các Bồ-tát biết các pháp như tiếng vang.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  11. #110
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 6 _ Chương 10 _ GIẢI THÍCH: MƯỜI DỤ
    __________________________________________________ ______________________________________



    5- Như thành Càn-thát-bà: Khi mặt trời mới mọc, thấy các cửa thành, lầu gác, cung điện có người đi ra đi vào, mặt trời càng lên cao nó càng mất. Thành ấy chỉ có thể mắt trông thấy mà không có thật, ấy gọi là thành Càn-thát-bà. Có người từ trước chưa thấy thành Càn-thát-bà, sáng sớm nhìn hướng Đông thấy nó, ý cho là thật vui, chạy mau đến đó, càng gần càng mất, mặt trời càng lên cao nó càng mất . Lúc rất đói khát sầu muộn, thấy khí nóng bốc lên chạy nhảy như ngựa hoang, cho đó là nước, chạy mau đến đó càng gần càng mất, mệt nhọc cùng cực, khi đi đến trong hang hẹp núi cùng, cả kêu than khóc, nghe có tiếng dội lại cho là có cư dân, tìm kiếm hết sức mệt mà không thấy, suy nghĩ rồi tự ngộ, thời tâm mong ước thèm khát liền lặng dứt. Người vô trí cũng như thế, ở trong ấm, giới, nhập, không thật mà thấy tự ngã và các pháp, tâm đắm trước tham dâm, sân hận, chạy cuồng khắp nơi cầu vui tự mãn, điên đảo dối trá, cùng cực áo não. Nếu lấy trí tuệ biết không thật ngã không thật pháp, bấy giờ điên đảo mơ ước chấm dứt.

    Lại nữa, thành Càn-thát-bà chẳng phải thành, tâm người tưởng là thành. Phàm phu cũng như vậy, chẳng phải thân tưởng là thân, chẳng phải tâm tưởng là tâm.

    Hỏi: Một việc cũng đủ biết, sao dùng nhiều ví dụ làm gì?

    Đáp: Trước tôi đã đáp, pháp Ma-ha-diễn như nước trong biển cả, nhiếp hết tất cả các pháp. Ma-ha-diễn có nhiều nhân duyên nên nêu nhiều ví dụ, không lỗi gì.

    Lại nữa, Bồ-tát vì lợi trí sâu xa, đủ các pháp môn, các nhân duyên, các thí dụ, hoại diệt các pháp, vì người mà giả thuyết nên cần nhiều thí dụ.

    Lại nữa, trong hết thảy pháp Thanh-văn, không có thí dụ thành Càn-thát-bà, chỉ có các thí dụ về vô thường như: Sắc như bọt nước, thọ như bóng nước, tưởng như ngựa đồng, hành như cây chuổi, thức như huyễn và thí dụ về Không trong kinh HuyềnVõng; vì thí dụ về thành Càn-thát-bà có khác nên nói trong đây.

    Hỏi: Trong pháp Thanh-văn lấy thành thí dụ thân, sao trong đây nói thí dụ thành Càn-thát-bà?

    Đáp: Trong pháp Thanh-văn, thành là để thí dụ cho các duyên là thật có, chỉ thành là giả danh; còn thành Càn-thát-bà, chính các duyên cũng không có, như vòng lửa quay chỉ mê hoặc mắt người. Trong pháp Thanh-văn, vì để phá vô ngã nên lấy thành thí dụ. Còn trong đây Bồ-tát lợi căn thâm nhập trong các pháp Không, nên lấy thành Càn-thát-bà để thí dụ; vì vậy nên nói như thành Càn-thát-bà.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  12. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    vivi (03-03-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •