DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 173
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 591 đến quyển 600

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 591

    PHẦN TĨNH LỰ BA-LA-MẬT-ĐA 01


    Tôi nghe như vầy:

    Một thuở đức Bạc-già-phạm cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Bí-sô trú trong núi Thứu Phong, tại thành Vương Xá.

    Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm cách nào để an trụ vào tĩnh lự Ba-la-mật-đa?

    Phật dạy:

    - Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trước nên vào sơ tĩnh lự. Ðã vào sơ tĩnh lự như vậy rồi, nên nghĩ như vầy: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay luôn luôn nhập tĩnh lự như thế, làm việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên ta có ơn đối với tĩnh lự này. Nay lại làm việc nên làm, đây là chỗ nương tựa tất cả công đức.

    Kế đến nên nhập tĩnh lự thứ hai. Ðã vào tĩnh lự thứ hai như vậy rồi, nên nghĩ như vầy: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay luôn luôn nhập tĩnh lự như thế, làm việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên ta có ơn đối với tĩnh lự này. Nay lại làm việc nên làm, đây là chỗ nương tựa tất cả công đức.

    Kế đến nên nhập tĩnh lự thứ ba. Ðã vào tĩnh lự thứ ba như vậy rồi, nên nghĩ như vầy: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay luôn luôn nhập tĩnh lự như thế, làm việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên ta có ơn đối với tĩnh lự này. Nay lại làm việc nên làm, đây là chỗ nương tựa tất cả công đức.

    Kế đến nên nhập tĩnh lự thứ tư. Ðã vào tĩnh lự thứ tư như vậy rồi, nên nghĩ như vầy: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay luôn luôn nhập tĩnh lự như thế, làm việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên ta có ơn đối với tĩnh lự này. Nay lại làm việc nên làm, đây là chỗ nương tựa tất cả công đức.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. Chủ đề tương tự

    1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 271 đến quyển 280
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 141
      Bài cuối: 11-01-2016, 09:07 AM
    2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 143
      Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
    3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 112
      Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
    4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 135
      Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
    5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 146
      Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM
  3. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đã nhập bốn tĩnh lự như thế rồi, Đại Bồ-tát lại nên suy nghĩ: Bốn tĩnh lự này đối với chúng Đại Bồ-tát có ơn đức lớn, và cũng là nơi nương tựa cho chúng Đại Bồ-tát. Nghĩa là khi sắp đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chúng Đại Bồ-tát đều lần lượt nhập bốn tĩnh lự này. Ðã nhập bốn tĩnh lự như vậy rồi, nương vào tĩnh lự thứ tư phát ra năm thần thông, chiến thắng ma quân, thành Vô thượng giác.

    Đại Bồ-tát này nghĩ như vầy: Xưa kia, chúng Đại Bồ-tát đều tu tập tĩnh lự Ba-la-mật-đa, ta cũng nên tu. Xưa kia, chúng Đại Bồ-tát đều học tĩnh lự Ba-la-mật-đa, ta cũng nên học. Xưa kia, chúng Đại Bồ-tát đều nương tĩnh lự Ba-la-mật-đa, theo ý thích phát ra Bát-nhã ba-la-mật-đa, ta cũng nên nương tĩnh lự Ba-la-mật-đa như thế, theo ý thích phát ra Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nương tĩnh lự thứ tư, phương tiện hướng đến Chánh tánh ly sanh, chứng ngộ chơn như, xả tánh phàm phu. Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nương vào tĩnh lự thứ tư, phương tiện phát ra định Kim cương dụ, trừ sạnh các lậu hoặc, chứng trí Như Lai.

    Thế nên phải biết tĩnh lự thứ tư có ơn đức lớn đối với chúng Đại Bồ-tát, hay làm cho chúng Đại Bồ-tát ban đầu nhập vào Chánh tánh ly sanh, chứng nhập chơn như, xả tánh phàm phu, cuối cùng chứng đắc sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do đó, chúng Đại Bồ-tát luôn nhập vào tĩnh lự thứ tư.

    Như vậy, tuy đang nhập bốn tĩnh lự này nhưng chúng Đại Bồ-tát không đắm trước vào sự an vui của bốn tĩnh lự, cho đến những nơi tốt đẹp thù thắng của quả Đẳng lưu.

    Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Tất cả chúng Đại Bồ-tát an trụ vào bốn thứ tĩnh lự như thế, làm phương tiện thù thắng dẫn dắt đến các công đức. Như vậy, chúng Đại Bồ-tát nương vào tĩnh lự thứ tư sanh tưởng Không vô biên xứ, dẫn đến định Không vô biên xứ. Như vậy, chúng Đại Bồ-tát nương vào định Không vô biên xứ, sanh tưởng Thức vô biên xứ, dẫn đến định Thức vô biên xứ.

    Như vậy, chúng Đại Bồ-tát nương vào định Thức vô biên xứ, sanh tưởng Vô sở hữu xứ, dẫn đến định Vô sở hữu xứ.

    Như vậy, chúng Đại Bồ-tát nương vào định Vô sở hữu xứ, sanh tưởng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, dẫn đến định Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.

    Tuy đang nhập bốn định vô sắc nhưng chúng Đại Bồ-tát không đắm nhiễm vào bốn định vô sắc, cho đến sanh nơi tốt đẹp thù thắng của định này.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát vì quán nghĩa nào mà hiện nhập định Diệt thọ tưởng nhưng lại không nhập?

    Phật dạy:

    - Xá-lợi Tử! Vì các Đại Bồ-tát sợ rơi vào địa vị Thanh văn, Ðộc giác nên không nhập vào định Diệt thọ tưởng. Rồi đắm nhiễm vào sự an vui vắng lặng của định này, liền vui mừng chứng nhập quả A-la-hán hay quả Ðộc giác, vào Bát Niết-bàn.

    Các Đại Bồ-tát quán sự việc như vậy, nên tuy hiện nhập định Diệt thọ tưởng nhưng lại không hiện nhập.

    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thật hiếm có thay! Các Đại Bồ-tát hay làm việc khó làm, nghĩa là dù đang nhập các định như vậy nhưng không đắm trước vào các định. Dù đang nhập các định hay sanh công dụng thù thắng nhưng lại không lìa nhiễm.

    Phật dạy:

    - Này Xá-lợi Tử! Đúng vậy, đúng như lời thầy nói. Thật hiếm có! Các Đại Bồ-tát hay làm việc khó làm.

    Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Thật hiếm có thay! Các Đại Bồ-tát, nghĩa là dù đang nhập vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an vui nhưng lại không đắm trước, cũng không lìa nhiễm. Nay Ta nói tóm lược bằng ví dụ cho thầy được hiểu trọn vẹn nghĩa này.

    Như có người sanh ở châu Thiệm-bộ này, tuy đối với cõi Dục chưa được lìa nhiễm, nhưng được qua châu Bắc Câu-lô, nhân thấy người nữ châu kia không bị ràng thuộc, dung mạo đoan chính, dạo chơi tự tại. Lại thấy châu kia y phục và vật trang sức xinh đẹp trang nghiêm đều từ cây sanh ra. Lại thấy châu kia có gạo thơm mùi vị ngon ngọt, không phải trồng trọt mà tự mọc lên.

    Lại còn thấy châu kia, chạm vào chỗ nào cũng có các loại ngọc báu rất xinh đẹp và người ở châu đó tùy ý thọ dụng các vật dụng như thế một cách tự do, khi đang thọ dụng không chút đắm nhiễm, đã thọ dụng rồi liền vứt bỏ mà không luyến tiếc. Người ở châu Thiệm-bộ ấy tuy chưa lìa nhiễm, nhưng khi thấy đầy đủ các sự việc tốt đẹp kia vẫn không tham đắm, mà vứt bỏ quay về. Nên biết người này rất hiếm có.

    Như vậy, dù đang nhập bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an vui, đã thấy trong ấy phát sanh các công đức thù thắng vắng lặng, vi diệu nhưng các Đại Bồ-tát không đắm trước mà còn trở lại cõi Dục, dùng phương tiện thiện xảo nương thân cõi Dục, siêng năng tinh tấn tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    hoangtri (12-04-2021)

  6. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________


    Siêng năng tinh tấn tu học quán pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, Không Không, đại Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh Không, vô tế Không, tán Không, vô biến dị Không, bản tính Không, tự tướng Không, cộng tướng Không, nhất thiết pháp Không, bất khả đắc Không, vô tính Không, tự tính Không, vô tính tự tính Không.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử diệt.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán Thánh đế khổ: Hoặc khổ, hoặc vô thường, hoặc Không, hoặc vô ngã. Siêng năng tinh tấn tu học quán Thánh đế tập: Hoặc nhân, hoặc tập, hoặc sanh, hoặc duyên.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán Thánh đế diệt: Hoặc diệt, hoặc tịnh, hoặc diệu, hoặc ly. Siêng năng tinh tấn tu học quán Thánh đế đạo: Hoặc đạo, hoặc như, hoặc hành, hoặc xuất.

    Siêng năng tinh tấn tu học quán bốn vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Siêng năng tinh tấn tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Siêng năng tinh tấn tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ. Siêng năng tinh tấn tu học pháp môn giải thoát Không, vô tướng, vô nguyện.

    Siêng năng tinh tấn tu học trí Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa. Siêng năng tinh tấn tu học Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.

    Siêng năng tinh tấn tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Siêng năng tinh tấn tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông. Siêng năng tinh tấn tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt. Siêng năng tinh tấn tu học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Siêng năng tinh tấn tu học ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Siêng năng tinh tấn tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Siêng năng tinh tấn tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    hoangtri (12-04-2021)

  8. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________
    Siêng năng tinh tấn tu học các trí thiện xảo phân biệt quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề. Siêng năng tinh tấn tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Siêng năng tinh tấn tu học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, cũng khuyên hữu tình tu các pháp lành. Những việc như thế rất là hiếm có.

    Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Vì lý do gì Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hứa cho các Đại Bồ-tát bỏ bậc thắng định vắng lặng an vui, trở lại thọ thân hèn kém cõi Dục?

    Phật bảo Xá-lợi Tử!

    - Này Xá-lợi Tử! Pháp của chư Phật là vậy, không cho chúng Đại Bồ-tát sanh trời Trường thọ. Vì sao? Này Xá-lợi Tử! Không cho chúng Đại Bồ-tát sanh trời Trường thọ, vì ở đó họ xa lìa việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô biên các pháp phần Bồ-đề khác. Do đây, chậm chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu. Cho nên, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hứa cho chúng Đại Bồ-tát bỏ bậc thắng định vắng lặng an vui, trở lại thọ thân hèn kém cõi Dục mà không cho chúng Đại Bồ-tát sanh trời Trường thọ bỏ mất bản nguyện.

    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát rất là hiếm có, hay làm được việc khó làm, nghĩa là bỏ thắng định vắng lặng an vui, trở lại thọ thân hèn kém ô uế. Ví như có người chưa lìa dục nhiễm, trông thấy người nữ quí phái ở trong rừng vắng, có hình dáng đoan trang xinh đẹp rất đáng yêu, mặc dù xem thấy đầy đủ các dáng dấp trên thân thể nhưng điều phục được tâm nên chẳng hành động buông lung. Về sau ở nơi khác trông thấy người nữ, hình dáng xấu xí, dơ dáy hèn hạ, lại sanh tham ái, liền hành động buông lung. Như vậy, chúng Đại Bồ-tát tuy thường an trụ bốn thứ tĩnh lự và bốn định vô sắc vắng lặng mầu nhiệm, nhưng có thể vứt bỏ tất cả để trở lại thọ thân hèn kém đủ thứ tạp uế cõi Dục, nên nói rất hiếm có, làm được việc khó làm.

    Phật dạy:

    - Này Xá-lợi Tử! Đúng vậy, chúng Đại Bồ-tát bỏ thắng địa, thọ thân cõi Dục, nên biết đó là phương tiện thiện xảo. Vì sao? Này Xá-lợi Tử! Vì chúng Đại Bồ-tát này cần cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, xả thân thắng địa trở lại sanh cõi Dục, phát sanh ý tốt, phương tiện thiện xảo, dù quán tánh sắc uẩn thường, vô thường đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn thường, vô thường cũng đều bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn vui, không vui đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn vui, không vui cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn ngã, vô ngã đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn ngã, vô ngã cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    hoangtri (12-04-2021)

  10. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 591
    __________________________________________________ ______________________________________


    Dù quán tánh sắc uẩn tịnh, bất tịnh đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịnh, bất tịnh cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn Không, bất Không đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn Không, bất Không cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn tướng, vô tướng đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn tướng, vô tướng cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn nguyện, vô nguyện đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn nguyện, vô nguyện cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn viễn ly, không viễn ly đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn viễn ly, không viễn ly cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh sắc uẩn vắng lặng, không vắng lặng đều bất khả đắc và quán tánh thọ, tưởng, hành, thức uẩn vắng lặng, không vắng lặng cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh nhãn xứ thường, vô thường đều bất khả đắc và quán tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thường, vô thường cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh nhãn xứ vui, không vui đều bất khả đắc và quán tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vui, không vui cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh nhãn xứ ngã, vô ngã đều bất khả đắc và quán tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ngã, vô ngã cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh nhãn xứ tịnh, bất tịnh đều bất khả đắc và quán tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịnh, bất tịnh cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí nhất thiết trí.

    Dù quán tánh nhãn xứ Không, bất Không đều bất khả đắc và quán tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ Không, bất Không cũng bất khả đắc, nhưng không lìa bỏ trí Nhất thiết trí.

    Quyển 591

    HẾT

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •