KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 594__________________________________________________ ______________________________________
Như vậy, từ bỏ không sự tu tập, không sự từ bỏ. Đối với sự tu tập và sự từ bỏ đều không có đắc, không có nương cậy, không có chấp trước. Tuy không thấy có tánh tâm Bồ-đề nhưng có thể phát khởi tâm đại Bồ-đề. Nếu có thể phát tâm Bồ-đề thì mới gọi là chơn thật Bồ-tát. Tuy họ phát tâm Bồ-đề như vậy nhưng đối với Bồ-đề không có sự phát sanh.
Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì họ đã an trụ vào đại Bồ-đề. Nếu không có sự chấp trước như vậy thì hoàn toàn không thấy có tâm và Bồ-đề sanh diệt sai khác. Cũng không thấy có sự phát tâm hướng đến đại Bồ-đề. Nếu không thấy, không chấp, không phân biệt thì phải biết đã trụ Vô thượng Bồ-đề. Hoặc nếu có sự chấp trước mà phát sanh thắng giải và tâm giải thoát, thì gọi là chơn thật Bồ-đề.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát không lìa tưởng tâm và tưởng Bồ-tát, mà phát tâm Bồ-đề là họ đã xa Bồ-đề, chẳng gần Bồ-đề.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát không thấy Bồ-đề có xa có gần, thì biết họ đã gần Vô thượng Bồ-đề, cũng gọi là người chơn phát tâm Bồ-đề. Ta nương nghĩa này mật ý nói rằng, nếu ai có thể tự biết có tướng không hai thì họ biết như thật tất cả pháp Phật.
Vì sao? Vì họ có thể chứng biết ngã và hữu tình đều không có tự tánh, tức có thể biết khắp các pháp không hai. Do có thể biết khắp các pháp không hai, nên nhất định thấu suốt được ngã và hữu tình, cùng tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, lý không sai khác. Nếu có thể biết rõ tất cả các pháp không hai, thì có thể biết rõ tất cả pháp Phật. Nếu biết khắp các pháp không hai, tức có thể biết khắp tất cả pháp Phật. Hoặc có thể biết khắp ngã, tức biết khắp ba cõi.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu biết khắp ngã họ liền đến được bờ kia của các pháp. Vì sao gọi là bờ kia của các pháp? Nghĩa là tất cả pháp thật tánh bình đẳng, không đắc pháp này, cũng không chấp pháp này. Hoặc không đắc bờ kia, cũng không chấp bờ kia, đó gọi là người biết khắp đến bờ kia. Tuy nói như vậy mà như không nói.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các chúng Bồ-tát nên hướng tới các bậc Bồ-tát như thế, nên chứng các bậc Bồ-tát như thế. Phải biết tức là Bồ-tát Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là ở trong ấy không một chút pháp nào có thể hướng tới, có thể chứng. Vì ở trong ấy không thể thiết lập, có thể đến đi.